Thánh Giaxintô Odrowaz (Thánh Gia Thịnh)

0

THÁNH GIAXINTÔ ODROWAZ

Hình ảnh: ĂN CHAY, HÃM MÌNH, BÁC ÁI THỨ THA CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC</p><br />
<p>Phần II<br /><br />
Thiếu nữ rời cửa sổ, bước vội qua sân, lẻn ra đường cái sau bức tường.</p><br />
<p>Giaxintô ngồi chờ, cánh cửa mở, viên sĩ quan cách mạng bước vào lễ độ chào tù nhân, cho chàng biết theo lệnh cấp trên, mời chàng đi dự tiệc chiều nay mừng sinh nhật của chàng. Chàng nhận lời. Ăn uống xong, một nhóm quân cách mạng tiến vào bắt chàng đi. Chàng ngồi bình tĩnh phân trần:</p><br />
<p>- Bởi tôi trung thành với nhà vua, nên tôi bị xử như các bạn đồng đội, tôi không phàn nàn, nhưng xin cho tôi xin ít phút để sửa soạn trước khi chết.</p><br />
<p>Lời xin của chàng bị từ chối. Chàng khảng khái quay lại nói:</p><br />
<p>- Ðược, tôi sẵn sàng đi.</p><br />
<p>Chàng bị dẫn ra bãi xử.</p><br />
<p>Thình lình cô Hermania em chàng, từ đâu vụt chạy đến ôm lấy chàng khóc lóc thảm thiết. Người cai bắn hô:

Thánh Giaxintô, mà các tác giả của Giáo hội quen gọi là tông đồ của miền Bắc và là một trong những người thợ tuyệt vời của thế kỷ lúc bấy giờ, thuộc dòng dõi Odrowaz, giới bá tước Konski, một gia đình quí tộc Ba lan. Tổ tiên người đã được hưởng những quyền lợi từ triều đình. Dòng dõi của người cũng thuộc quan chức quân đội. Sự dũng cảm và lòng ái quốc của dòng tộc người đã hơn một lần chứng minh rằng họ là thành trì vững chắc của quốc gia chống lại sự xâm lược của đám người man di. Ông cố nội của người là Saul Odrowaz, người đã đánh bại quân thù trong những trận chiến đẫm máu. Ông nội của người là Saul Odrowaz cũng nổi danh khiến ai cũng thèm muốn sự dũng cảm của ông qua những thành tích chiến tranh chói lọi vào thế kỷ XII. Ông có hai người con trai. Ivo là người con thứ làm giáo sĩ và giữ chức chưởng ấn cho vua Ba Lan, sau trở thánh Giám mục vùng Kraków và qua đời với danh tiếng vĩ đại về sự thánh thiện. Eustachius là người con trưởng, kết hôn với một tiểu thư có đời sống mộ đạo ngay từ nhỏ. Thiên Chúa dường như đã chúc phúc cho sự kết hợp này. Giaxintô, người mà chúng tôi viết ở đây, là con trai cả của Eustachius. Theo nhiều ý kiến công luận. Giaxintô chào đời vào năm 1285, ở lâu đài Lanka, vùng Kamin, thuộc nước Balan.  

Chính từ gốc gác gia đình như vậy, nên đức hạnh của Giaxintô xem ra đã được định hình từ bé. Song thân người không chỉ nuôi dưỡng thiên hướng tốt lành này, mà còn quan tâm nhiều đến việc tìm kiếm những thầy dậy, nhằm bảo vệ sự thuần khiết cho con trai của họ. Theo chiều hướng đó, người được giáo dục cẩn thận về các trách nhiệm tôn giáo mà người đã học được qua những lớp học cao cấp ở Kraków, Praha, và Bologna. Do vậy, không chút nhơ bẩn nào gây ảnh hưởng cho tâm hồn thanh khiết của người. Rõ ràng, chính đời sống mẫu mực này đã giúp người chiếm được cảm tình của tất cả các giáo sư và các bạn sinh viên khác. Thiên Chúa cũng đã ban cho người trí óc tuyệt vời. Vì thế, qua việc học hành chăm chỉ, người đã có được bằng tiến sĩ giáo luật và thần học ở Bologna.

Từ nước Ý, vị tông đồ tương lai này đã quay về Kraków. Đức Giám mục Kraków – chân phước Vinh Sơn Kadlubek đã xem người như là ơn phúc Thiên Chúa ban tặng khi người được gởi đến Giáo phận của Ngài. Ngay tức khắc, cha Giaxintô được chọn là một trong những kinh sĩ ở Nhà thờ Chính tòa, và không lâu sau người trở thành thành viên của hội kinh sĩ đoàn Giáo phận. Theo đó, người không chỉ giữ vai trò quản trị các công việc của một Giáo phận lớn, mà con là nguồn an ủi thiêng liêng to lớn cho vị Giám mục cao tuổi và thánh thiện này. Khi được ủy thác làm bất cứ công việc gì, vì Linh mục trẻ này bộc lộ sự khôn ngoan và tài năng hiếm có. Hơn nữa, người luôn hăng say và nhiệt thành.

Tùy nhiên, dù có bao nhiêu công việc bề bộn đi chăng nữa, nhưng người anh em giảng thuyết tương lai này đã không để chúng ảnh hưởng đến những công việc tốt đẹp của mình. Chúng không thể làm nản chí tinh thần cầu nguyện, hay làm giảm bớt việc thực hành suy gẫm của người. Và không có ai giữ đúng giờ kinh thần vụ bằng các kinh sĩ. Người đã hãm mình khổ chế bằng nhiều cách. Người thường viếng thăm các bệnh viện, và là một con người an ủi đầy cảm thông. Là bạn của người nghèo, người đã chia cho họ lương bổng những gì người có, vì người cảm nhận rằng tiền nhận được từ Giáo hội không thể đóng góp cho việc sử dụng nào tốt hơn là cho người nghèo.

Trong khi Giaxintô làm nhiệm vụ được giao là trở thành gương sáng cho giới Giáo sĩ và giáo dân trong Giáo phận thì Đức Giám mục Kadlubek đã quyết định từ chức để có thêm thời giờ gặp gỡ Thiên Chúa. Biến cố này diễn ra vào năm 1218. Linh mục Ivo Odrowaz, là chưởng ấn của Balan và cũng là chú của Giaxintô, đã được chọn làm vị kế nhiệm chân phước Vinh sơn Kadlubek. Vinh Sơn đã sang Rôma để xin bổ nhiệm của Đức Giáo hoàng Honorius III. Rõ ràng, cuộc hành trình này được vua Leszek, Đức cha Vinh Sơn Kadlubek, hội kinh sĩ đoàn Nhà thờ Chính tòa Kraków và ngay cả nhiều vị thuộc phẩm trật của Balan thúc đẩy. Một đàng, vị Giám mục vừa từ chức này có nhiều uy tín với Đức Giáo hoàng Honorius III, cho nên Giáo hoàng khó lòng để sẵn sàng chấp nhận cho ông từ nhiệm; đàng khác, những nhà cầm quyền Balan không những nghĩ rằng con người thánh thiện này nên được phép nghỉ ngơi như mong muốn của ông, mà còn rằng Giáo phận Kraków nên có một người lãnh đạo thích hợp khác để thay thể ông.

Chú Ivo Odrowaz đã đưa thánh Giaxintô và chân phước Ceslas cùng đến Ý. Vì lòng sùng mộ, nhiệt tâm, óc phán đoán tốt, và sự uyên bác của họ, cho nên cả hai là những Giáo sĩ có ảnh hưởng nhất trong Giáo phận. Vì vậy, vị Giám mục được tuyển chọn này đã chọn họ để có thể tận dụng sự trợ giúp và tri thức vốn cố của họ. Trong đoàn tùy tùng có cả Henry Moravia và Herman người Đức. Cuộc hành trình dường như còn mang thêm tính cách của cuộc hành hương. Nhưng trong ánh sáng những biến cố sắp sửa xảy ra, chúng ta có thể nói được rằng cuộc hành hương này là do ý Chúa quan phòng.

Tại Rôma, phái đoàn nhỏ này đã gặp được Đức cha Henry von Guttenstein, Giám mục Praha. Họ cũng sớm tiếp xúc với thánh Đa Minh, và người ta kể rằng nhiều phép lạ đã vang dội khắp thủ đô của thế giới Kitô giáo, đặc biệt về sự xuất hiện của Napoleon Orsini trẻ. Sự kiện này diễn ra vào năm 1218. Hai vị Giám mục cũng hài lòng với con người  thánh thiện này đến nỗi họ khẩn khoản xin cha thánh cho thành lập Dòng ở Ba Lan và Bohemia, nơi mà mọi niềm hy vọng của điều thiện hảo có thể được thực hiện. Điều này cũng hợp với ước vọng của thánh Đa Minh. Tuy nhiên, cha Đa Minh nhận thấy rằng, trước mắt cha nên đóng góp cho những nhu cầu cần thiết của đất nước này; và anh em của cha vẫn chưa đủ năng lực và nhân lực để đáp ứng cho mọi yêu cầu. Một khó khăn khác đó là trong Dòng lúc đó không ai biết chút gì về ngôn ngữ và phong tục của Ba Lan hay Bohemian. Vì vậy, thánh nhân đã thuyết phục hai Đức Giám mục hãy đợi cho đến khi cha có thể thực hiện được ước vọng của các ngài.

Giám mục Henry von Guttenstein dường như đã hài lòng với lời hứa này. Nhưng Giám mục Ivo Odrowaz đã nhấn mạnh rằng ngài muốn các nhà truyền giáo hiện ở những nơi đó ngay tức khắc. Ngòai ra, ngài tuyên bố sẽ che chở nhiều hơn nữa, và họ sẽ được ngài quan tâm chăm sóc ở Ba Lan như ở chính quê hương của họ. Ngài nhấn mạnh rằng ai hiểu được nhu cầu của Giáo phận này hơn ngài. Những nhu cầu này thật khẩn cấp.

Lời mời ấy đã làm thánh Đa Minh xúc động. Có lẽ Thiên Chúa đã cho cha một ý tưởng mới. Và cha nói: “ Thưa Đức Giám mục, nếu ngài cho con có được những Linh mục trẻ đạo đức này, con tin những ước nguyện của ngài sẽ sớm được thực hiện. Con sẽ trao cho họ tu phục; và hy vọng rằng, cùng với sự trợ giúp của ơn Chúa, trong một thời gian ngắn họ sẽ được đào luyện đầy đủ về đời sống tu trì để đảm nhận các hoạt động tông đồ của Dòng. Khi đó có con sẽ giao họ cho ngài. Chắc chắn họ sẽ làm ở Ba Lan những gì mà anh em của con đang thực hiện ở Ý, Pháp, Tây Ban Nha, và những nơi khác nữa”.

Đề nghị này đã làm hài lòng Giám mục Giáo phận Kraków. Ngài nói với Giaxintô, Ceslas (hai người cháu của ngài), Henry, và Herman rằng những cảm tình và những mối quan tâm cá nhân muốn ngài giữ họ lại, và rằng ông sẽ trao cho đất nước một sự phục vụ lớn lao nhờ việc hy sinh chính bản thân họ cho Dòng mới này, nếu họ muốn gia nhập. Khi sự việc xảy ra, cả bốn người này đều chịu ảnh hưởng từ thánh Đa Minh không thua kém gì chính Giám mục Odrowaz. Tinh thần của cha Đa Minh đã chiếm đoạt linh hồn họ. Vì thế, với niềm hy vọng và khao khát làm việc như những Tu sĩ Giảng Thuyết, họ đã quyết định gia nhập Dòng. Họ đã nhận tu phục từ tay Đấng sáng lập ở Tu viện Sabina trên đồi Aventine.

Cha Touron đặt sự kiện này vào khoảng tháng 3 năm 1218. Một số khác cho rằng sự kiện này diễn ra một năm sau đó; trong khi một số khác nữa lại cho là hai năm, tức năm 1220. Chuyện ngày tháng là quan trọng, song ngày chính xác cũng không quan trọng cho bằng lời kêu gọi của bốn anh em được khởi đi từ chính Thiên Chúa. Họ đã được chuẩn bị chu đáo cho thiên chức Linh mục, và có nhiều kinh nghiệm. Điều này có ích cho họ; vì nhờ ân sủng Thiên Chúa, và tài hướng dẫn của cha Đa Minh, họ đã thực hiện một tiến trình tuyệt vời trong việc chuẩn bị cho đời sống mới. Thánh nhân đã giữ lời hứa với Đức Giám mục Kraków. Cha đã không đợi mãi cho đến khi họ hoàn thành năm tập. Khi nhận thấy rằng họ đã được chuẩn bị cho sứ vụ của Dòng, cha đã dùng quyền đặc biệt mà Đức Giáo hoàng Honorius ban và cho phép họ tuyên khấn. Kế đến, cha đã sai họ ra đi, có lẽ cùng với một số anh em khác nữa đến vùng truyền giáo đã định.

Khi đọc truyện thánh Đa Minh gặp gỡ thánh Giaxintô và các anh em đồng môn, hẳn người ta sẽ đặt câu hỏi: Làm thế nào mà Đấng sáng lập Dòng  Anh Em Giảng Thuyết lại có thể chuẩn bị cho các anh em chỉ trong một thời gian ngắn để loan báo Lời Chúa với sự thành công to lớn, trong khi việc đào tạo như thế đòi hỏi phải mất nhiều năm? Không có ai trong số những con người này được nói đến trong bản tiểu sử, dù học hành giỏi giang đi chăng nữa, nhưng chưa có ai được đào luyện trong nghệ thuật giảng thuyết thánh. Thế mà, sau vài tháng trong nhà tập ở Tu viện Santa Sabina, tài giảng thuyết của họ không ai có thể cưỡng lại được, và nhiều đám đông dân chúng từ khắp nơi đến để nghe họ giảng.

Đối với tác giả, hiện tượng như vậy không thể cắt nghĩa theo cách tự nhiên được, ngay cả việc thừa nhận rằng thánh Đa Minh đã sở hữu được một hấp lực cá nhân phi thường, và hẳn là Thiên Chúa đã phú ban những ân sủng cho người trong việc thúc đẩy kẻ khác bằng lòng nhiệt thành của mình. Lời giải thích thỏa đáng cho sự kiện này là sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ của ơn Chúa. Như các tông đồ xưa, sau ngày lễ Ngũ Tuần, họ đã trở thành những con người hoàn toàn khác.

Khi được 33 tuổi, Giaxintô được bổ nhiệm làm Bề trên của một nhóm truyền giáo nhỏ. Không biết là Giám mục Ivo Odrowaz còn ở lại Rôma hay về trước rồi, khi các Anh Em Giảng Thuyết mới này khấn Dòng, nhưng cha Touron cho rằng, họ đã không tham gia vào hội kinh sĩ đoàn trên hành trình quay trở lại. Nhưng họ đã qua khỏi lãnh thổ Cộng hòa Venice xưa, rồi đi vào Carinthia và lập Tu viện ở Fridsach, một phần phía Bắc thuộc lãnh địa bá tước. Đức cha Eberhard von Truchsen, Tổng Giám mục Giáo phận Salzburg, đã đón chào họ rất thân ái bởi vì Đức cha đã gặp thánh Đa Minh ở Công đồng Lateran IV, Rôma, vào năm 1215, và đã xin một số anh em của người đến giúp. Như vậy, chính lời đề nghị của Đức Tổng Giám mục này mà Tu viện đã được thiết lập ở Friesach.

Trong suốt sáu tháng ở lại Carinthia, thánh Giaxintô thực sự bắt đầu sứ vụ tuyết vời của người. Dân chúng qui tụ lại rất đông đảo để nghe người giảng dạy. Người đã trao tu phục cho nhiều người, trong đó phần lớn là hàng Giáo sĩ. Kế đến, với những quyền hạn do thánh Đa Minh trao cho, người đã đặt cha Herman người Đức làm Bề trên nhà; vì vậy, như các sử gia Ba Lan cho biết, người có đời sống mô phạm, cũng như sự nhiệt thành và khả năng diễn thuyết.

Giaxintô, Ceslas, Henry và một số anh em khác tiếp tục con đường của họ hướng đến Kraków theo như lời họ đã hứa. Tuy vậy, họ đã làm việc khi đi qua Ktyria, Austria, Moravia, và Silesia. Tiếng đồn về tài hùng biện và sự thánh thiện của họ đã vang đến tất cả những nơi này trước khi họ đến. Như cha Gioan Croiset, S.J. nói cách chính xác rằng nhiệt tâm rao giảng của họ lớn đến mức dân chúng ở khắp nơi sớm nhận ra rằng Dòng mới này được khởi phát bởi những vị tông đồ chân chính.

Đời sống phi thường của vị thánh chúng ta đã bắt đầu vào thời điểm đó. Không chỉ ở Kraków, mà còn trên khắp quê hương, người ta truyền tụng cho nhau những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã thực hiện cho sứ vụ của người. Vì thế, khi người đi ngang qua Ba Lan, đám đông dân chúng đã đến gặp người bằng mọi biểu lộ vui mừng và kính phục. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy người ta kính trọng người như vị đặc sứ của Chúa Kitô, chứ không phải là một quí tộc. Trong sự khiêm tốn đúng mực. Giaxintô chưa bao giờ được đón tiếp niềm nở như thế khi còn trẻ vì vậy người đã qui hết về cho Thiên Chúa, còn người chỉ là dụng cụ Thiên Chúa dùng mà thôi.

Tại địa phận Kraków, Đức Giám mục, Giáo sĩ và các đàm đông thuộc mọi tầng lớp xã hội đã coi vị kinh sĩ xưa kia của Nhà thờ chính tòa như là một sứ giả từ trời. Theo đề nghị của Đức Giáo hoàng Honorius III, họ đã hoàn thành mọi sự hầu làm cho sứ vụ của các Anh Em Giảng Thuyết được dễ dàng hơn. Ngay từ ban đầu, Thiên Chúa đã chúc phúc cho các bài giảng của người. Thái độ thù nghịch, sự kiêu ngạo, ganh đua đã được gạt sang một bên. Các tội nhân đã từ bỏ con đường tội lỗi của mình. Những ai từ lâu chểnh mảng trong các bổn phận đạo đức đã bắt đầu dự lễ và hiệp lễ. Kraków sớm trở thành một thành phố với một diện mạo khác. Giám mục Ivo Odrowaz chắc hẳn đã rất tự hào về người cháu của mình, cũng như đã xác tín rằng ơn gọi của Giaxintô được khởi đi từ chính Thiên Chúa.

Tác giả Adrian Baillet viết rằng những kết quả tuyệt diệu như thế là do công việc của Thiên Chúa hơn là của con người. Thật không thể viết tiểu sử cuộc đời của thánh Giaxintô một cách có giá trị nếu người viết sử không đóng vai trò vừa là sử gia, vừa là người viết lại tiểu sử các thánh. Thực vậy, những lời nói dù có hấp dẫn mấy đi nữa chắc chắn rằng những công trình của người sẽ không mang nhiều kết quả nếu không có các phép lạ. Các sử gia đề cập nhiều đến những điều mang lại vinh quang rực rỡ cho sứ vụ tông đồ của người ngay từ khởi đầu.

Tuy nhiên, chính thánh nhân bao giờ cũng tìm cách choàng lên chúng tấm áo choàng của sự khiêm tốn. Ở đây, chỉ cần nói rằng Giaxintô không hài lòng khi loại bỏ những hạt giống xấu mà kẻ thù đã gieo vào, xen lẫn với những hạt giống tốt của Thiên Chúa. Người luôn luôn củng cố công việc, bằng cách thay thế những tính xấu bằng các nhân đức. Đây là điều người đã thực hiện trong thành phố và Giáo phận Kraków. Tại đây, ngay cả nhiều người thuộc dòng dõi quí phái cũng được hoán cải đến độ họ trở thành những người gương mẫu đạo đức.

Trong khi Giaxintô dấn thân trong công việc cải cách, thì Đức Giám mục, kinh sĩ đoàn Giáo phận, và các quan chức thành phố cùng nhất trí tặng Nhà thờ Chúa Ba Ngôi cho Dòng Ở Kraków, đồng thời xây một Tu viện, và cung cấp những nhu cầu cần thiết cho cộng đoàn tù trì này. Tuy nhà rất rộng lớn nhưng chẳng bao lâu đã đầy người tới xin gia nhập. Nhờ được Giaxintô hướng dẫn, và được đổ đầy tinh thần của người, họ mở rộng công việc cải cách với những thành công nổi bật tới các vùng xa xôi nhất của Ba Lan.

Trong số những người được Giaxintô nhận vào Dòng ở Kraków, đáng chú ý là anh Giacôbê Crescenzi, một tiến sĩ Rôma nổi tiếng, có người chú là Hồng Y Gregory Crescenzi. Giacôbê Crescenzi với tư cách là thư ký và cố vấn được bổ nhiệm làm sứ thần Tòa thánh tới Bohemia và Ba Lan. Những bài giảng của Giaxintô đã chiếm được lòng ngưỡng mộ của vị Giáo sĩ trẻ này, hun nóng lòng nhiệt thành của anh, và rồi anh đã quyết định trở thành một người anh em giảng thuyết. Anh cảm nhận được rằng chỉ có cuộc sống mới này mới có thể giữ linh hồn mình hay càng làm cho vương quốc của Đức Kitô thêm rộng mở trên trần gian này. Hồng y Greogory Crescenzi, dĩ nhiên hơi buồn vì mất đi một người cháu giúp đỡ mình nhưng vì là người đạo đức nên ngài đã không can thiệp vào ơn gọi tu Dòng của cháu, và anh Crescenzi sau này đã trở thành một nhà giảng thuyết lừng danh.

Lới hứa của thánh Đa Minh với Đức Giám mục von Guttenstein, Giáo phận Praha vẫn chưa được thực hiện. Vì thế, khi Tu viện KraKów đã đứng vững, Giaxintô đã bổ nhiệm Ceslas, Henry Moravia, và những anh em khác đến làm việc ở Bohemia. Chính người đã tiếp tục công người đã tiếp tục công việc củng cố họ ở Ba Lan, nơi mà Thiên Chúa đã chúc phúc cho những nỗ lực của  người cùng với phép lạ xảy ra thường xuyên. Ở mọi nơi, người đều gặt hái được nhiều thành quả như trước đây đã thu lượm được ở Kraków.

Nhiều nơi khác nhau đã xin các Anh Em Giảng Thuyết đến. Vì lý do này, Giaxintô đã lập một Tu viện ở Sandomir, thủ phủ của một lãnh địa có cùng tên ở Ba Lan. Người đã xây dựng một Tu viện khác ở Plock bên dòng sông Vistula ở tỉnh  Warsaw của những người Ba Lan. Tại hai nhà này, người đã trao tu phục cho nhiều anh em mà qua việc giảng thuyết, đời sống thánh, và các phép lạ của người đã đưa họ vào Dòng. Thế nên, như ở Kraków, hai Tu viện này trở thành những trung tâm cung cấp các nhà truyền giáo.

Ở tỉnh Warsaw, lần đầu tiên chúng ta thấy Giaxintô chân đi trên mặt nước mà không ướt. Trình thuật về phép lạ này được tìm thấy trong án phong thánh đệ trình Đức Giáo hoàng Clement VIII. Trong khi trên đường đi giảng ở Vissegrad cùng với ba anh em khác, người đã thấy sông Vistula trong tình trạng lụt lội. Những người chèo thuyền đã không dám băng qua. Bằng niềm tin vững mạnh, và không muốn làm thất vọng người khác, người đã cầu nguyện, làm dấu thánh giá, thúc giục anh em theo người, và bắt đầu đi trên sóng như thể chúng là đất vậy. Vì họ đã sợ hãi không dám làm theo người, nên người quay trở lại bờ. Ở đó, người đã cởi bỏ áo choàng ra, trải trên mặt nước, và nói bằng một giong thành tâm nhất: “Nhân danh Đức Kitô, xin anh em đừng sợ. Nào anh em. Áo choàng này sẽ như một chiếc cầu để anh em đi”.

Không chỉ ba anh em truyền giáo này vâng lời, mà cả bốn người đã băng qua dòng sông dữ dội này như thể nó là một con đường bằng phẳng nhất. Biến cố phi thường ấy xảy ra lúc có nhiều người ở Vissegrad chứng kiến rõ ràng. Vì thế, người ta có thể dễ dàng hình dung tầm ảnh hưởng khi người giảng cho dân thành phố. Đó là một trong những phép lạ nổi tiếng được kể lại vào lúc phong thánh cho người.

Giaxintô đã say mê cách sâu xa tinh thần của thánh Đa Minh. Giống như Đấng sáng lập Dòng, người đã mơ ước về nhiều cuộc chinh phục các linh hồn cho Giáo hội và cứu được thêm nhiều linh hồn khác nữa. Vì vậy, khi tôn giáo được canh tân ở Ba Lan, người để cho anh em tiếp tục sứ vụ tốt đẹp tại đó và người hướng đến phía Bắc xa xôi và man di hơn. Người nhận ra rằng có rất nhiều người vẫn còn bị chôn vùi trong bóng đêm của việc sùng bái tà thần, hay những môn đồ của phái ly giáo phương Đông. Không có bất kỳ khoảng cách, hiểm nguy, gian khó, thiếu thốn điều kiện tiện nghi hay khí hậu có thể làm giảm đi lửa nhiệt thành của người, vì người mong muốn mở rộng vương quốc Đức Kitô. Người sẵn sàng vui mừng để chịu bất cứ điều gì nhằm phục vụ Thiên Chúa và ích lợi cho tha nhân.

Từ Ba Lan, vị tông đồ đã dẫn theo một số Anh Em Giảng Thuyết trong hành trình này. Thiên Chúa đã chúc phúc cho những nỗ lực của họ bằng nhiều cuộc hoán cải. Bất cứ nơi đâu có điều kiện thuận lợi, người lập Tu viện, và để lại một số anh em hầu mở rộng ánh sáng Tin mừng ở đó. Thường trong các cuộc hành trình, người chỉ đi có một mình. Mặc dù chẳng biết ngôn ngữ của các dân tộc ở đó, nhưng người giảng dạy chẳng cần phiên dịch, và mọi người vẫn hiểu như thể người nói ngôn ngữ của họ vậy. Điều này như tái diễn thời các tông đồ. Có thể nói như vậy, các phép lạ xảy ra theo những bước chân của người. Mặc dù các phép lạ không mang đến việc hoán cải, nhưng ít ra chúng cũng nối kết với tính hiền dịu của người và làm cho người được yêu mến.

Trong số các Tu viện mà Giaxintô đã thiết lập ở những thành phố quan trọng như Pomerania, prussia và các vùng khác dọc theo bờ biển Baltic thì một số đã trở thành trung tâm nổi tiếng. Chẳng hạn, một Tu viện tại Kammin bên dòng sông Oder (trung tâm của Châu Âu). Một Tu viện khác ở Przemysl, bên dòng sông San. Kuln, Elbing, Ko¨nigsberg, và Dantzic cũng có những Tu viện lớn của Anh Em Giảng Thuyết, cung cấp nhiều anh em truyền giáo cho vườn nho của Chúa. Chúng ta không nên quên một Tu viện tọa lạc trên đảo Ru¨gen, ngoài biển Baltic, cách khỏi lục địa Prussia. Và hơn thế, tất cả sự nghiệp này là công khó của vị tông đồ miền Bắc. Chúng ta sẽ sớm thấy ở Dantzic có một mẩu chuyện hấp dẫn gắn với những sự kiện này.

Chắc chắn, đối với không ít độc giả, đây sẽ là một ngạc nhiên khi biết rằng trong lúc thánh Giaxintô đến Prussia, người đã khám phá ra sự sùng bái của sự truyền bá tà thần. Mặc dù có những chỉ dụ chống lại những hành động vô đạo, phạm thánh, và vô vàn những người vẫn còn chìm trong bóng đêm của việc sùng bái tà thần, ngoan cố bám vào các tượng thần của họ, thờ phượng chúng bằng cách dâng những lễ tế hay những lời tung hô, ngay cả ca ngợi chúng bằng những lễ vật ghê tởm. Đã có những người khác cố gắng khai sáng và biến đổi những con người bị giam hãm trong bóng tối này, nhưng tất cả đã thất bại, người anh em giảng thuyết của chúng ta đã tiếp nhận công việc này và đã thành công. Ở đây, một lần nữa, ngay lúc khởi đầu, các phép lạ là vũ khí hiệu quả nhất chống lại các quyền lực của tà thần. Trước hết, những việc chữa bệnh phi thường của người đã chiếm được lòng tin và cảm tình đối với những người man di này. Kế đến, nhờ vào những bài giảng và những hướng dẫn, người không chỉ khiến họ phá hủy các đền thờ và thiêu hủy tượng thần, mà còn đón nhận niềm tin chân chính. Đây chính là một thành quả to lớn.

Để công việc này tiếp tục qua việc giáo huấn bền vững cho dân chúng, Giacintô đã xin công tước vùng Pomerania một mảnh đất gần hòn đảo. Nó gần như là một hòn đảo; và tại nơi hẻo lánh này, Giaxintô đã mong ước lập một Tu viện để các anh em có thể cống hiến đời mình cho việc khai sáng những con người mới được cứu thoát khỏi việc sùng bái tà thần này. Đầu tiên, vị công tước nói với người nơi này không thích hợp vì nó bị bỏ hoang và không cập bến được. Nhà quí tộc này nói rằng các cha có thể gây ảnh hưởng mạnh hơn khi Tu viện được đặt ở gần những nơi có đông dân chúng.

Thế nhưng, Giaxintô không chỉ bảo vệ quan điểm của mình mà còn giữ khu đất này. Người tiên đoán vùng đất hoang này sẽ mọc lên thành một trong những thành phố quan trọng nhất ở miền Bắc. Điều này đã thực sự xảy ra khi năm 1295, Przemyslaw, vua Ba Lan, đã bắt đầu thiết lập thành phố Dantzic, nổi tiếng về thương mại và sản xuất. Nên lưu rằng, vào thế kỷ XVI, đây là nơi đáng chú ý khi giáo phái Luther sở hữu Dantzic, trong khi họ phá hủy tất cả các Nhà thờ Công giáo ở thành phố này, hoặc biến chúng thành các Nhà thờ của họ, nhưng họ chỉ tôn trọng duy nhất Nhà thờ mà vị thánh của chúng ta lập. Vào năm 1739, khi cha Touron xuất bản cuốn sách này, các Anh Em Đa Minh vẫn phục vụ nơi thánh này, như là một Giáo họ. Họ đã ở đó cho đến khi đế quốc Đức trục xuất các Dòng tu.

Sự thành công của Giaxintô và các anh em của người, lòng nhiệt thành, đời sống thánh thiện, và sự tuân thủ nếp sống tu trì mà họ đã lập trong các Tu viện là nguồn vui và hạnh phúc sâu xa nhất của Đức Giáo hoàng Gregory IX. Đối với sự kiện này, ngoài chứng tích của các sử gia, chúng ta còn có được chứng tích trong nhiều chỉ dụ của Đức Giáo hoàng gửi cho các Anh Em Giảng Thuyết. Trong một đoản dụ (1231) gửi cho các quí tộc vùng Pomerania và các nơi khác ở miền Bắc, Đức Giáo hoàng đã diễn tả niềm vui mà ngài nhận được từ sự hoán cải của rất nhiều người nhờ vào công khó của những vị truyền giáo này, và thúc đẩy cả các nhà lãnh đạo xã hội trong các vùng này mau mắn đón nhận lời giảng dạy của các cha.

Giả như Giaxintô đã nghỉ ngơi sau công việc ở tỉnh Pomerania và Prussia, thì người vẫn mãi là một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất trên thế giới. Nhưng xem ra sự khát khao vinh quang Thiên Chúa và ơn cứu độ các linh hồn vẫn thôi thúc người hơn nữa. Không bao lâu sau khi thực hiện xong những sứ vụ mà chúng ta vừa nói đến, thì người đã tiếp tục dấn thân hơn nữa trong các vùng rừng phía Bắc. Đan mạch, Thụy điển, Gothland, Na uy, và cả các lãnh thổ Phần Lan hiện nay trở thành những vùng hoạt động của người. Thiên Chúa luôn đồng hành khi ban cho người những phép lạ. Người cũng chẳng do dự khi sử dụng những phép lạ này để củng cố cho những bài giảng hùng hồn để chống lại tội lỗi, việc sùng bái ngẫu tượng, cũng như trong việc bảo vệ Giáo hội Chúa Kitô.

Vì thế, một lần nữa, sự thành công đã tôn vinh những nỗ lực của Giaxintô. Nhưng thánh nhân dường như đã đi nhanh hơn các vùng trước đây. Có thể là do người cảm nhận được tuổi già đang đến gần, trong khi thế giới thì đang rộng mở, và người vẫn tìm kiếm để chinh phục những vùng đất tinh thần khác. Tuy nhiên, vì luôn hướng đến tương lai, nên thánh Giaxintô đã quan tâm xây dựng các Tu viện ở các vùng ngoại ô thuộc nền văn minh này, và giao lại những công việc đó cho các Tu sĩ nhiệt tâm đảm nhận, khi người đến các vùng khác.

Đến đây, chúng ta phải tạm dừng ở phần lịch sử của câu chuyện, và xem xét phẩm cách tiêu biểu của thánh Giaxintô. Đây là điểm không nên bỏ qua, nhưng cho đến nay hiếm khi nào chúng ta chú ý đến. Đó là tinh thần khiêm tốn, cầu nguyện, sám hối, và khổ chế. Thiên Chúa càng chúc phúc cho những nỗ lực của người, thì người lại càng cầu nguyện và cố gắng dìm mình trong sự tự hủy. Như thánh Phaolô, người khao khát vinh quang đến độ người đã làm tất cả để đạt đến thiên đàng. Cũng như thánh Phaolô, người đã hành hạ và chế ngự thân xác trong khi rao giảng cho người khác và chính mình lại trở thành người bị ruồng bỏ.

Không nên quên rằng Giaxintô đã đi bộ trên những cuộc hành trình này. Gần như người luôn ngủ trên đất, hay trên thuyền. Ngay cả trong những vùng giá lạnh của Nam cực. Trong suốt các hành trình, người thường đi cả ban đêm, và ngủ ngay trên tuyết. Điều kỳ lạ là người vẫn có thể chịu đựng được. Hơn nữa, người đã không hề chểnh mảng trong việc tuân giữ kỷ luật, hay trong việc thực hành sám hối và khổ chế.

Từ vùng Tây Bắc xa xôi của lục địa Châu Âu, người của Thiên Chúa đã để lại những dấu chân ở phía Đông, và đã chuyển qua nước Nga. Cũng vậy, tại đó người đã hoán cải được nhiều người, đáng ghi nhớ và hữu ích nhất phải kể đến Daniel, vua Ruthenia và là một tín đồ nhiệt thành của Giáo hội Hy Lạp (Chính Thống Giáo). Chẳng có gì phải ngờ vực khi Giaxintô đưa một vị quân vương này trở lại niềm tin Công giáo đích thực. Điều này là hỗ trợ rất lớn trong việc thi hành sứ vụ của Giaxintô, dù rằng trước đó vua đã để cho những công việc chính trị nặng nề dẫn dắt mình theo con đường lầm lạc. Lúc bấy giờ, xem ra chỉ có vị tông đồ như Giaxintô mới có thể thành công rực rỡ với những người Ruthenians, vì sự ngoan cố ly khai, băng hoại đạo đức, và sự vô tri cùng cực đã ăn sâu trong họ. Song, sự kiên nhẫn và lòng nhiệt thành của người đã chiến thắng các trở ngại. Ban đêm người cầu nguyện, ban ngày người rao giảng, dạy dỗ và giải tội.

Rôma đã trao cho vị tông đồ mọi đặc quyền trong khi thi hành sứ vụ, người đã không do dự khi sử dụng chúng vì lợi ích của các linh hồn. Người đã chẳng bao giờ lãng phí thời gian. Vì vậy, khi Thiên Chúa luôn đến trợ giúp qua các phép lạ, thì người có thể hoàn thành trong thời gian vài tháng. Đây là điều mà đối với người khác phải mất vài năm. Người đã không lưu lại lâu ở đất nước của vua Daniel. Tuy nhiên, người đã thiết lập được một Tu viện ở Lemberg (hay Leopold), ở Peltew và Tu viện khác ở Haliez, ở Dniester. Cả hai Tu viện này không chỉ trở thành mẹ của các Tu viện khác, nhưng chúng còn là nơi sản sinh nhiều nhà truyền giáo để rao truyền niềm tin khắp nơi. Nhiều người trong số các vị đã được đội triều thiên tử đạo. Số khác cũng được trở thành các Giám mục tiên khởi trong các Giáo phận sau này được Tòa thánh thiết lập.

Tới đây, các độc giả có lẽ đã cho rằng lòng nhiệt thành của Giaxintô đã đặt được đỉnh cao nhưng theo chúng tôi đây chỉ là sự bắt đầu. Từ đất nước Tiểu Nga hay Hồng Nga (Little or Red Russia),54 người đã vượt qua hướng Đông đến các bờ biển Đen hay biển Euxine. Từ đó, người đã đi về hướng Nam vào các quần đảo lớn của Hy Lạp ở biển Aegean, nằm giữa Hy Lạp và Tiểu Á. Cuối cùng, người lại tiến đến phương Bắc, và vào Muscovy cổ, được gọi là Hắc Nga và Đại Nga (Great anh Black Russia).

Thật khó có thể nói được những hoa trái mà Giaxintô đã mang lại, vì chúng ta không có tài liệu gì để nói về người trong giai đoạn này. Chính cha Touron không hề cho chúng ta biết điều này, nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng thánh nhân đã làm hết sức mình để đưa các linh hồn đến với Chúa và Giáo hội. Chúng ta có thể tưởng tượng những gian khổ người đã gặp phải trong các cuộc hành trình này, cũng như những khó khăn người đã phải nỗ lực vượt qua khi chống lại những mê tín, sai lầm, và những con đường tội lỗi mà các dân ngoại đã chìm ngập trong nhiều thế kỷ.

Xem ra nhà truyền giáo của chúng ta đã rời bán đảo Hy Lạp để đến Hắc Nga hay Đại Nga theo sự chỉ dẫn từ Rôma. Đây là điều mà Rôma rất quan tâm để đưa những người Kitô hữu thuộc vùng đất phía Bắc về hiệp nhất với Giáo hội. Dù thế nào đi nữa, người, người cảm thấy sự hỗn tạp của những người ngoại giáo, Hồi giáo, và những người Hy Lạp có khuynh hướng lạc giáo. Cho dù họ có Giám mục, nhưng những người Công giáo lại ít và không gây ảnh hưởng gì. Họ đã không có được một nơi thờ phượng công cộng, cũng không dám tuyên xưng niềm tin của mình. Chính hoàn cảnh này đã hun đúc lòng nhiệt thành của thánh Giaxintô. Mặc dù rất khó để giáo hóa những dân tộc phía Bắc này, nhưng điều này không thể không làm được, chỉ cần người có thể đưa được vua, Vladimir của họ vào Giáo hội. Vì thế, bằng việc gia tăng cầu nguyện mãnh liệt và sám hối, người anh em Đa Minh này đã yết kiến riêng với hoàng tử, hay có sự hiện diện của triều đình, về các vấn đề linh hồn. Tuy nhiên, điều này là một nỗ lực vô ích. Nền giáo dục, ly giáo, đời sống chính trị và những ảnh hưởng của các vị cố vấn vua Vladimir đã đan xen lại với nhau để cản trở cuộc gặp gỡ này. Chưa bao giờ trong sứ vụ của mình, vị đặc sứ của Chúa Kitô lại gặp phải sự chống đối mạnh đến như vậy. Trong trường hợp này, người ta có thể theo lời khuyên của Chúa, giũ sạch bụi đất của nước Nga khỏi chân mình, và đi tìm một nơi nào đó hứa hẹn hơn. Thánh Giaxintô đã không đánh mất đi lòng can đảm. Có thể trong việc vậng phục Hội thánh, người đã quyết tâm đón nhận những gì xem ra là bất khả thể, đó là được phép rao giảng công khai cho những người Công giáo.

Để đền đáp những đức hạnh sáng ngời của thánh nhân, điều chẳng ai có thể tin trừ khi nhìn thấy, vì người không ngừng khẩn nài, hoàng tử đã ban cho người ngay cả ân huệ này. Giờ đây, Giaxintô không chỉ bắt đầu giảng thuyết, nhưng còn thành công khi việc giảng dạy của mình được củng cố bằng các phép lạ. Danh tiếng của người ngay tức khắc thu hút những đám đông người ngoại giáo, Hồi giáo, và những người Hy Lạp có khuynh hướng ly giáo đến với các bài giảng của người. Chẳng cần phải nói, điều này cũng cho biết rằng một số người Công giáo Nga và Giám mục của họ vui mừng biết bao. Cho dù, rõ ràng, những người đến nghe phần đông do hiếu kỳ nhiều hơn là muốn biết chân lý, nhưng ân sủng của Thiên Chúa cuối cùng đã bắt đầu nhen nhóm ánh sáng của niềm tin trong nhiều linh hồn. Nhiều người ngoại giáo đã trở lại đạo, trong khi không ít người khác từ bỏ sự ly giáo để được đón nhận vào Giáo hội Công giáo.

Ngay khi những hoán cải như vậy diễn ra, người Anh em của chúng ta bắt đầu ổn định công việc của mình và tạo ra những sự chuẩn bị lâu dài bằng việc thiết lập một Tu viện ở Kiev, lúc đó là thủ đô của cả vương quốc Nga. Tiếp đến, nhờ sự giúp đỡ của các anh em được gởi tới cho người từ khắp nơi, người đã nhận những người trở lại và chuẩn bị cho họ để duy trì sứ mạng tông đồ của mình.

Trong khi đó, thánh nhân tiếp tục sứ vụ loan truyền ánh sáng đức tin. Một ngày kia, khi người đi dọc theo bờ sông Borysthenes, nay gọi là sông Dnieper, người thấy đám đông dân chúng, đầu để trần và quì trước cây sồi, trên một hòn đảo ở ngoài sông. Ngay tức khắc, người biết rằng họ là những người ngoại giáo đang cầu nguyện và cúng tế thần của họ. Do tình thương thôi thúc, khi đó tuy không có chiếc thuyền nào gần bờ, nhưng người đã vượt qua nhánh sông tách người với họ, bước đi trên mặt nước như thể đi trên đất liền. Một cảnh tượng quá phi thường đến độ không chỉ làm cho những người dốt nát này nhận ra vị sứ giả của Chúa Kitô; mà còn chuẩn bị lòng trí của mình để lắng nghe những lời hướng dẫn của người. Quả thật, trước khi người rời khỏi họ, họ đã thiêu hủy tất cả tượng thần của mình, đốn chặt cây sồi mà họ đã xem là thần thánh, vì niềm tin lầm lạc, và họ đã tin nhận Kitô giáo.

Nhiều sự hoán cải chịu tác động bởi người Giaxintô và các cộng sự của người, đã làm cho hoàng tử Vladimir cảm thấy khó chịu và bất an. Ông là một thành viên ngang ngược của Nga hay chính thông Nga, vì địa vị là người đứng đầu với tư cách là lãnh tụ các hầu quốc, nên ông có quyền hành rất lớn. Nhiều người tin nhận niềm tin Công giáo đã làm ông lo sợ bị giảm quyền lực trong nhiều vấn đề cả về tâm linh lẫn thế tục. Dĩ nhiên, đây là một ý niệm sai lầm. Tuy vậy, điều này đã khiến ông rút lại phép, không cho Giaxintô giảng dạy nữa, và bắt đầu bách hại Giáo hội để phá hủy công việc tốt lành mà thánh nhân đã thực hiện. Việc này ông được sự hậu thuẫn của các nhà chính trị và của các Giáo sĩ có khuynh hướng lạc giáo nhắm mắt lại với ánh sáng.

Nhưng thánh Giaxintô và các cộng sự của người đã không hề khiếp sợ trước những thử thách. Các ngài sẵn sàng đổ máu để minh chứng cho niềm tin của mình, và tiếp rao truyền chân lý đã minh chứng bằng các phép lạ. Như các tông đồ, các ngài tuyên bố: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa, hơn là vâng lời người ta”. Hình phạt của Thiên Chúa đã nhanh chóng đổ xuống đầu những nhà lãnh đạo trong cuộc bách hại này. Các sử gia đầu tiên cũng thống nhất ý kiến rằng tai họa sớm xảy đến cho Kiev là sự trừng phạt của trời. Bất ngờ, quân đội hùng mạnh, đông đúc của người Tartar mở biên giới qua Châu Âu vào thế kỷ 13, đã vây hãm thành phố này. Thành phố đã được bảo vệ cách anh hùng. Tuy nhiên, cuối cùng nó đã bị thất thủ, bị cướp bóc, và bị thiêu hủy thành đống tro tàn.

Các nhà truyền giáo được phép lạ che chở. Trong khi những người man di đã dồn ép cư dân vào thành phố Kiev và tàn sát họ, sau khi thành phố bị chiếm đóng, thánh Giaxintô, một mặt mang bình đựng Mình Thánh, mặt khác người đưa tượng Đức Trinh Nữ Maria bằng thạch cao khá nặng. Bức tượng này đã bảo vệ và che chở cộng đoàn của người, dẫn đưa họ an toàn đến bờ sông Dnieper. Lúc đó, người kêu gọi họ hãy theo người. Người đã dẫn đường, và mọi người đã bước đi trên mặt nước của dòng sông sâu thẳm mà vẫn khô chân. Và họ đã thoát khỏi sự giận dữ của người Tartar. Tất cả các sử gia Ba Lan đều ghi lại sự kiện kỳ lạ này, tuy rằng một số tác giả sau này không đồng ý với sự kiện vượt sông tương tự ở sông Vistula được nói trước đó trong bản tóm lược của chúng ta.

Một phép lạ khác, được ghi lại nối kết phép lạ này, diễn tả ấn tượng hơn. Người ta cho rằng dấu chân của thánh nhân còn lưu lại trên mặt nước, ngay cả sau khi người đã qua sông; và rằng, khi dòng sông phẳng lặng, những dấu chân vẫn có thể được thấy trong nhiều thế kỷ sau này. Rất có thể, điều này hoàn toàn đúng, vì khi người của Thiên Chúa được xem xét để phong thánh,  thì 408 nhân chứng khi được hỏi nghiêm túc về vấn đề này, tất cả họ đã tuyên thệ rằng chính họ đã tận mắt thấy những dấu chân này; họ nói những người thuộc đất nước này gọi phép lạ này là “ Lối đi của thánh Giaxintô”. Lời chú giải của các nhà biên soạn uyên bác Dòng Tên trong bộ tác phẩm “Hạnh các thánh” (Acta Sanctorum) dựa theo quan điểm này thì đáng được trưng dẫn ở đây. Họ cho rằng:

Có thể việc còn lưu lại những dấu chân của thánh Giaxintô trên mặt nước sông Dnieper, cũng vẫn được thấy trên mặt nước của con sông khác nữa, điều đó đối với một số người xem ra không thể tin được. Nhưng, như nói về cha Phêrô Ribadenera,55 đối với Thiên Chúa thì không có gì là không thể. Cho dù phép lạ này xem ra quá phi thường và kỳ lạ, nhưng nó không vượt khỏi quyền của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta biết rằng cánh tay Thiên Chúa không bị rút ngắn lại, và đông đảo các chứng nhân đã đưa ra lời thề chứng thực rằng họ đã thấy những dấu chân này, nên chúng ta không thể chối bỏ việc diệu kỳ này, dù nó quá phi thường.

Những Anh em giảng thuyết ở KraKów khẳng định rằng họ còn giữ bức tượng Đức Trinh Nữ Maria mà thánh Giaxintô mang về từ Kiev. Tuy nhiên, một số sử gia lại cho rằng người đã để bức tượng ở Tu viện Halicz. Tu viện này được xây vào năm 1234, và đã được dời tới Lemberg vào năm 1414, khi tòa Tổng Giám mục được chuyển từ Halicz về đây. Dù thế nào đi nữa, rất có thể vì thánh nhân là Giám tỉnh ở các vùng phía Bắc này, nên người đã để ở Halicz một người anh em Tu sĩ trẻ nhất mà người đã đưa về từ Kiev. Còn những anh em khác người đã sai đi giảng ở các nơi khác. Thế rồi, người tiếp tục hành trình đến Ba Lan, rao giảng ở các thành phố khác nhau dọc theo lộ trình của mình.

Vào năm 1241, khi đến Kraków trong hành trình quay trở lại này, thì Giaxintô đã đến tuổi 56. Người đã lưu lại Tu viện Chúa Ba Ngôi gần hai năm, có lẽ một phần để nghỉ ngơi sau khi làm việc quá vất vả, và một phần để tĩnh tâm trong bầu khí yên tĩnh hơn của nội vi. Người đã hoan hỉ khi biết số anh em đi truyền giáo, rộng mở biên cương qua sự nhiệt thành của cha Giacôbê Crescenzi, đã gia tăng rất nhiều khi người rời khỏi nơi này, và tinh thần kỷ luật mà người đã thiết lập ở đó vẫn tiếp tục phát triển. Một đàng, người đã được nêu gương sáng, đàng khác người cũng gây cảm kích cho anh em. Tất cả anh em xem người như mẫu gương để noi theo. Ngay cả trong suốt lần nghỉ ngơi này, vì sự nhiệt thành và tình thương thúc bách người tiếp tục giúp đỡ tha nhân, nên người đã giảng dạy cho những tín hữu, và an ủi những người ưu phiền cả về tinh thần lẫn thể xác.

Dường như hai phép lạ khác nữa cũng xảy ra vào giai đoạn này, chúng ta có thể đề cập đến như việc minh họa chung về đời sống của vị thánh này. Khi người vào Nhà thờ chính tòa Kraków để rao giảng, một người mẹ đau buồn đặt trước người hai đứa con bị mù bẩm sinh. Người của Thiên Chúa đã làm dấu thánh giá trên chúng, và lập tức cả hai nhìn thấy.

Trong cùng một thành phố, có một đôi vợ chồng quý tộc, giống như ông Encana và bà Anna (1 Sm 1), họ không có con. Hoàn cảnh này làm cho cuộc sống hôn nhân trở nên bất hạnh, vì họ không có con nối dõi để thừa kế của cải. Trong đau buồn, người vợ, Madam Felicia Gruszouska, đã đến với Giaxintô để xin người cầu nguyện giúp, hầu Thiên Chúa có thể ban cho bà một đứa con trai. Làm dấu thánh giá trên bà, người bảo bà hãy vui lên, vì Thiên Chúa sẽ cho bà một đứa con trai nối dõi, cậu sẽ là cha của nhiều Giám mục và hoàng tử. Lịch sử đã minh chứng sự thật về lời tri này.

Các Tu viện mà chính thánh nhân đã thiết lập, hay sai những anh em khác thiết lập, ở Ba Lan và các quốc gia phía Bắc (đặc biệt ở Hắc Nga và Đại Nga) đã được chia thành hai Tỉnh dòng đáng ghi nhớ, và người được xem như là một người cha. Một sử gia Ba Lan đã viết về tiểu sử của người từ những nguồn đáng tin cậy, đã khá chắc chắn trong tuyên bố của mình rằng nhân vật trong suốt ký thuật của chúng ta chi phối tất cả những Tu viện này trong cương vị của vị Giám Tỉnh; và lời phát biểu này được minh chứng bởi một tài liệu cổ trong Tu viện Lemberg.

Thực vậy, một vài tác giả của thế kỷ XVII không chấp nhận kết luận này. Nhưng lý chứng mà họ dựa vào lại có khuynh hướng phi bác ý kiến của họ. Họ cho rằng những cam kết và hành trình tông đồ của người sẽ không cho phép người tham dự vào những trách nhiệm của một vị Giám tỉnh. Tuy nhiên, trái lại, đó là một sự mau lẹ mà người đã đi từ nơi này đến nơi khác, khiến người có thể viếng thăm rất nhiều Tu viện rải rắc trong các nơi tách biệt rộng lớn như vậy. Hầu như bất cứ ai cũng kinh hoàng về chính ý nghĩ của cuộc hành trình vô tận mà chức vụ này đòi buộc.

Thực tế là sau gần hai năm ở Kraków và vùng phụ cận, người anh em giảng thuyết tràn đầy sinh lực này lại bắt đầu một hành trình đến phía Bắc và tận cùng phía Tây Bắc, nơi người đã thiết lập, phục hồi, hay củng cố niềm tin. Thụy điển, Đan mạch, và các quốc gia khác, mà chúng ta đã tìm thấy các dấu chân của người, thì không thể bị lãng quên. Nơi đâu người ta cũng giữ ký ức về người. Sự hiện diện của người đã giúp đỡ những anh em cộng sự của mình gia tăng niềm tin. Nhờ lời giảng dạy của người, các thành viên mới ngày càng gia tăng trong các Tu viện, và đàn chiên của Chúa Kitô cũng được gia tăng. Có lẽ một số các Tu viện của Dòng mọc lên theo đường người đi.

Giaxintô là một nhân vật mà thánh Đa Minh thế nào cũng bày tỏ ước muốn của mình về việc tận hiến chính mình để truyền giáo cho dân tộc Mandi. Họ là một dân tộc du mục, sống từ Đông Bắc Hungary và Romani đến các vùng lân cận của nước Nga. Ước muốn làm cho dân này trở thành đàn chiên của Chúa Kitô được thừa kế bởi hơn môt trong số những anh em tiên khởi của Đấng sáng lập. Cha Phaolô Hungary (được chính thánh Đa Minh tuyển chọn) và các anh em của mình đã truyền giáo ở đó. Giaxintô cũng để tâm đến việc ấy khi trở về từ vùng truyền giáo được mô tả ở đoạn trên. Có lẽ người đã từ chức Giám tỉnh do nhiệm vụ đó.

Với lòng nhiệt thành vốn có, người bắt đầu làm việc cần cù cùng với các anh em cộng sự. Nhưng, khi người nhận thấy chỗ này không cần nữa vì đông số người làm việc rồi nên người sớm đi tìm trung tâm hoạt động xa hơn. Trước đây, những người Tartar đẩy người ra khỏi Kiev, và phá hủy hầy hết những thành quả của người ở khu vực nước Nga, nơi mà mọi thứ đầu hàng trước vũ khí của chúng. Người nghĩ rằng tại sao mình không nghĩ đến việc dùng gươm thánh giá để vào quốc gia của họ? Được phép của các Bề trên, người tiến thẳng đến các đồn lũy của dân man di và hiếu chiến này. Chúng ta biết rằng qua các phép lạ và đời sống thánh thiện, người đã làm cho hàng ngàn người trong số họ trở lại niềm tin Kitô giáo.

Cha Micaen Pio kể lại rằng một hoàng thân của Tartary cũng ở trong số những người trở lại đạo, và nhà lãnh đạo này cùng với nhiều tùy tùng của ông, đã tham dự Cộng đồng Lyon I (1245), và đã chịu phép rửa tại đó. Trong lịch sử Công đồng không có nói về chi tiết này. Trái lại, chúng ta biết rằng Công đồng đã nghĩ tới những biện pháp nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công bất ngờ đẫm máu và liên tục của những người man di này vào Châu Âu đặc biệt là ở Ba Lan, Nga và Hungary. Thật vậy, vào năm 1248, đoàn đại sứ của hoàng đế Tarta đã viếng thăm vua nước Pháp, thánh Louis, trên đảo Cyprus. Họ nói rằng hoàng đế của họ đã trở thành một Kitô hữu, và đã sai họ đến giúp vua chống lại những người Hồi giáo, vì giống như Kitô giáo, những người Hồi giáo cũng chính là kẻ thù của người Tarta. Bức thư của hoàng đế Tarta được đưa tới cho cha Anrê de Longjumeau, O.P. đọc; vì ngài là đặc phái viên của Đức Giáo hoàng và ngài quen với một trong những người của đoàn đại sứ, đồng thời cũng biết ngôn ngữ của họ.

Sự kiện này, được ghi lại trong cả lịch sử Giáo hội và “Đời sống của thánh Louis”, cho thấy rằng Kitô giáo đã được rao giảng cho những quân hung dữ mà cả thế giới run sợ vào trước năm 1248. Đó cũng là bằng chứng cho thấy Giaxintô không phải là đầu tiên và cũng không chỉ là Tu sĩ Đa Minh duy nhất lo cho phần rỗi của họ. Các tác giả thường cho rằng một mình người thi hành sứ vụ này. Tuy nhiên, hiếm khi con cái của thánh Đa Minh thực hiện cuộc hành trình dài mà thiếu các anh em cộng sự. Nhưng trong mọi trường hợp, gần như chắc chắn rằng người vẫn hiện diện giữa những người cứng cỏi này lâu hơn tất cả những anh em khác. Ngoài ra cũng chắc chắn rằng người có lòng nhiệt thành không biết mệt mỏi. Cùng với các phép lạ, người đã làm cho nhiều người trở lại hơn bất kỳ ai khác.

Người anh em giảng thuyết của chúng ta đã đi qua một phần lớn lãnh thổ của Tartar. Sau đó người đến Vương quốc cổ kính của Tây Tạng và tiếp tục cuộc hành trình của mình đến Đông Bắc của Cathay, hoặc phần thượng du của Trung Quốc. Ở khắp nơi người tông đồ đã rao giảng ơn cứu độ thông qua việc Đức Kitô chịu đóng đinh và tranh đấu với tất cả sức lực của mình để hồi sinh ánh sáng đức tin mà các nhà truyền giáo đã thắp lên trong những thế kỷ đầu, nhưng đã bị dập tắt bởi chiến tranh, khủng bố, ngoại giáo, và thời kỳ tồi tệ. Các sử gia của Chúa Kitô, khi đi qua những khu vực này vào thời gian sau, họ đã tìm thấy những dấu vết của Giáo hội Công giáo.

Chúng tôi có thể tưởng tượng rằng các độc giả đã ngạc nhiên trước những hoạt động phi thường và những chuyến du hành của thánh Giaxintô, mặc dù chúng tôi chỉ cho họ biết ít ỏi. Những công lao kéo dài trong thời gian gần bốn mươi năm, và đưa người qua một phần lớn lãnh thổ châu Âu và châu Á. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu những công lao đó đã được ghi lại chi tiết, và theo trình tự thích hợp, chúng sẽ gây ngạc nhiên gấp mấy lần những điều kỳ diệu. Duy chỉ có người mới có thể kể lại hết những gì đáng nói ra. Tuy nhiên, trên thực tế người không bao giờ nghĩ rằng để cho hậu thế biết về cuộc đời của mình. Người chỉ biết có một chuyện là sau khi cứu rỗi linh hồn của chính mình, người giúp cho phần rỗi của những người khác, làm cho họ biết Thiên Chúa, và để mở rộng vương quốc của Chúa Kitô. Cũng một tư tưởng ấy đã lấp đầy suy nghĩ của anh em, những  người thường đồng hành với ngươì trong sứ vụ. Do đó, qua một số chi tiết ít ỏi mà chúng ta thấy ở các thành phố và các Tu viện khởi mà các sử gia có thể cho chúng ta biết chút ít về người. Tuy nhiên có lẽ không bao giờ có thể có một bản tiểu sử đầy đủ chi tiết về đời sống của người.

Từ phía Đông nhà truyền giáo thực hiện cuộc hành trình trở lại Ba Lan, đi lại và giảng dạy như người đã thực hiện trên cuộc hành trình ra nước ngoài. Chẳng bao lâu chúng ta lại một lần nữa thấy người ở Hồng Nga, nơi mà những nỗ lực của người dường như đã sinh ra nhiều hoa trái người đã từng làm từ thời còn trẻ. Trong những cuộc hoán cải giờ đây có cả hoàng tử Coloman (hay Koloman) và phu nhân, công chúa Salomea. Các vị thánh không chỉ đơn thuần mang họ ra khỏi ly giáo mà còn dẫn họ đến việc thực hành nhân đức anh hùng.

Trong giai đoạn này, Giaxintô đã dành tất cả sự chú ý về Volhynia, Podolia, và Lithuania. Người dân đổ xô đến với số lượng rất lớn để nghe bài giảng của vị Tu sĩ này. Các Tu viện được dựng lên dưới sự ảnh hưởng của người. Ở Vilna, hồi đó là tiểu quốc của Lithuania, Tu viện này trở thành nhà chính của một Tỉnh dòng Đa Minh rộng lớn, mà các thành viên đã hoạt động tha thiết nhất cho sự triển nở hoặc gìn giữ đức tin ở những phần phía Bắc mà Giaxintô đã truyền giáo. Danh tiếng của sự nhiệt thành, thánh thiện và sự hy sinh vì tôn giáo của thánh Giaxintô cùng với những gì người đã làm cho Giáo Hội, cùng với lòng yêu mến và sự tôn kính dành cho người không những đã gợi lên trong những Tu sĩ này lòng hăng say hơn trong công việc của họ mà còn khiến cho dân chúng đáp ứng lại những nỗ lực của người.

Vì thế không lạ gì mà những người Công giáo trong số các chủng tộc Slave nhìn nhận thánh Giaxintô như vị tông đồ của quốc gia. Chính lòng sùng kính người đã góp phần không nhỏ giúp cho người dân Ba Lan trung thành với đức tin. Sự ảnh hưởng từ những công lao của người ở Nga có thể được nhìn nhận từ thực tế đó, từ 1320-1439, tất cả các Giám mục của Kiev được chọn từ Dòng Giảng Thuyết và trong đó có 6 người liên tiếp.

Trong cả ba tỉnh đã đề cập đến ở trên, người anh em giảng thuyết của chúng ta đi quãng đường dài 19 313 km. Sau đó người trở lại Kraków vào năm 1257. Lúc ấy người bước vào tuổi 72 và bị suy yếu bởi những lao nhọc vất vả liên tục. Vì vậy người khát khao kết thúc cuộc đời ở nơi mà người đã khỏi đầu cuộc hành trình sáng ngời. Khi trở về đến nơi, ai ai cũng vui mừng đón chào con người thánh thiện này. Cả Tu viện và thánh phố mở rộng vòng tay chào đón người. Mọi tầng lớp gọi người là thiên thần hộ mệnh vì sự thánh thiện và những gì người đã làm vì đời sống đạo của Giáo phận. Quốc vương Boleslaw V và hoàng hậu Cunegunda quý trọng người bậc nhất. Nhờ sự linh hướng của người, họ đã sống một cuộc đời Kitô hữu gương mẫu, vì thế mà quốc vương được gọi với biệt danh là “Boleslaw thanh khiết”.

Mọi người tuyệt đối tin tưởng vào tấm lòng cao cả và quyền năng các phép lạ của thánh nhân. Một minh chứng cho thấy là công nương Przybislauka, một người sùng đạo đã gửi đứa con duy nhất của mình đến nhờ người giảng đạo ở Zernitz, gần KraKów. Giaxintô đã chấp nhận và nói rằng người sẽ bắt đầu đến đó trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trên đường trở về nhà, người thanh niên trẻ đột nhiên rơi xuống sông Raba và chết đuối. Khi đến bờ sông, người anh em giảng thuyết của chúng ta nhận thấy công nương đang tuyệt vọng vì mất đứa con đã vớt lên từ dòng nước. Chạnh lòng thương, thánh nhân đã cầu nguyện. Sau đó, bế cậu trai trẻ trên tay, người ra lệnh cho cậu trỗi dậy và trao lại cho mẹ cậu. Đây có lẽ là phép lạ cuối cùng của thánh nhân.

Người biết rõ rằng những ngày lao nhọc đã qua rồi và người cũng đã ở cuối cuộc hành trình dương thế. Tương tự như thánh Phaolô, người biết rằng thân xác sẽ qua đi và rồi linh hồn sẽ nên một với Thiên Chúa, Đấng mà người đã phục vụ lâu năm. Việc kết hiệp với Thiên Chúa, và Mẹ Maria thì thâm sâu và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Các sử gia nói cho chúng ta biết lòng sùng kính lớn lao của người đối với Mẹ Thiên Chúa đảm bảo cho chúng ta rằng người đã được nhận lãnh nhiều ân huệ cao cả nhất nhờ Mẹ. Bây giờ, người tự đặt mình dưới sự che chở đặc biệt của Mẹ. Căn bệnh cuối cùng của người không kéo dài. Vào ngày 14 tháng 08 năm 1257, người gọi cộng đoàn Tu viện Chúa Ba Ngôi, Kraków đến bên giường bệnh. Rồi người nhắn nhủ họ vài điều.

“Các anh em rất thân mến của tôi, sau cùng giờ mà tôi phải xa lìa anh em đã đến rất gần. Thiên Chúa gọi tôi và tôi phải đi với Người, anh em đừng buồn vì tôi chỉ đi để kết hợp với Đức Kitô, Chúa chúng ta. Khi sống trên mặt đất tôi đã luôn luôn yêu mến anh em. Trên trời, tôi cũng sẽ không ngừng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy tiếp tục phấn đấu để chuẩn bị cho mình một chỗ trên đó; vì tôi biết Đấng Cứu Độ chúng ta không bao giờ từ chối một phúc lành như thế đối với những ai tin vào ân sủng và kiên nhẫn phục vụ Người cho đến cùng. Đó là những gì cha thánh Đa Minh đã để lại cho tôi và tôi truyền lại cho anh em.

“Hãy yêu thương nhau. Hãy cố gắng tuân thủ các luật lệ của Dòng. Bất cứ điều nào trong luật đều quan trọng; vì bất cứ vấn đề nhỏ nhất cũng mang lại nhiều sự trợ giúp hoàn hảo. Hãy yêu thương và thực hành đức thanh bần, sống bác ái và giữ đức tuân phục. Hãy nhớ rằng ơn gọi của anh em đòi hỏi anh em phải nỗ lực không ngừng vì vinh quang Thiên Chúa và ơn cứu độ các linh hồn. Hãy luôn luôn hăng hái giảng thuyết và nhiệt tâm trong việc truyền bá Dòng cho đến cùng để có thể mang nhiều linh hồn hơn nữa trở về với tình yêu và phục vụ Thiên Chúa”.

Tuy rằng đã yếu như vậy, thánh Giaxintô vẫn tham dự trong các buổi kinh đêm, kinh sáng và kinh giờ trưa, trong cung nguyện vào sáng ngày 15-08. Khi đó, vì người không thể dâng lễ được, nên người hiện diện trong thánh lễ công đoàn, sau đó người rước lễ tại chân bàn thờ. Đó cũng chính là của ăn đàng của người. Thực ra, cha Bề trên nghĩ rằng người đang hấp hối nên đã xức dầu cho người ngay tại đó. Con người thánh thiện này mong muốn được chết ngay tại đó nhưng các anh em thuyết phục để mang người về phòng, và sau đó vài giờ, người qua đời trong cơn xúc động khi hát Thánh vịnh: “ Trong Ngài, lạy Chúa, con xin phó thác hồn con. Đừng bao giờ để con tuyệt vọng. Xin giải thoát con theo lẽ công minh của Ngài”. Người hoàn toàn tỉnh táo cho đến khi qua đời.

Ngay khi nghe về cái chết của người, chân phước Gioan Prandota, khi đó là Giám mục của Kraków, đến nhà thờ các Anh Em Giảng Thuyết để kính viếng người mà cha đã xem như một vị thánh và đối xử như một người bạn. Thực ra, không chỉ ở thành phố nhưng là toàn thể Giáo phận Kraków bày tỏ sự buồn sầu, gồm cả người giàu lẫn người nghèo, người thượng lưu, tự do lẫn nông nô.

Các phép lạ bắt đầu diễn ra ngay lập tức tại phần mộ của thánh nhân. Từ Ba Lan các phép lạ dần dần lan rộng ra khắp thế giới Kitô giáo khi các tín hữu cầu khẩn cùng người. Khi còn sống, người được gọi là người hay làm những việc kỳ diệu. Sau cái chết, nhiều điều kỳ diệu được thực hiện qua sự chuyển cầu của người làm cho danh người càng xứng đáng hơn nữa. Chúng tôi không muốn thuật lại tất cả những phép lạ đã được các sử gia ghi lại hay được chứng nhận trong tiến trình phong thánh. Một phác thảo sơ lược về chúng thôi, cũng cần phải có nhiều trang hơn bản phác thảo này. Các việc làm của người đã được ghi đầy hết trang này đến trang khác trong bộ sách “Hạnh các thánh”56 Điều đó cũng đủ cho các học giả uyên bác ghi chép đoạn kết trong khảo luận của họ về người giảng thuyết vĩ đại này, trong đó họ nói như sau:

Thưa độc giả, chúng tôi đưa ra những sự kiện trên để chiêm ngắm con người nhiệt tình này cũng như để tôn vinh con người thánh thiện của Thiên Chúa là Giaxintô. Mỗi hành động của người đều được tận hiến cho việc truyền bá và duy trì chân lý thánh, hoặc để khơi lên lòng đạo đức nơi trái tim các tín hữu. Những sự kiện này được rút ra từ những nguồn nguyên khởi và chính thức đã được dùng từ hồ sơ phong thánh của người. Chúng tôi đã cố gắng trình bày vắn tắt về các dấu lạ người làm, vì kể quá đầy đủ thì nó có thể quá dài nên việc chứng minh chúng chỉ thêm phiền hà. Tuy nhiên chúng tôi cố gắng đưa ra một số vừa đủ để trình bày một tư tưởng đúng đắn về con người kỳ diệu này và cho thấy Thiên Chúa đã luôn luôn ở với người như thế nào. Sau cùng, mặc dầu trong khoảng ngắn ngủi, chúng tôi đã cố gắng trình bày sao cho tương xứng với người để có thể góp phần tôn vinh Đấng Tối Cao.

Vì sự ngắn gọn này chúng tôi đã lược bỏ những thị kiến và các cuộc hiện ra của thánh Giaxintô với nhiều bệnh nhân trong những thời điểm khác nhau. Chúng tôi đếm được ba mươi sáu sự kiện như thế trong các tài liệu gốc trong hồ sơ phong thánh. Cũng vì mục đích tương tự như thế, chúng tôi đã bỏ qua ba mươi lời chứng về đời sống thánh thiện của người. Chúng tôi thấy việc bỏ qua này là hợp lý vì nghĩ rằng các lời chứng đã được các Anh Em trong Dòng và nhiều người khác, những người đáng tin cậy, đề cập đến trong hồ sơ phong thánh vô số những việc lạ lùng mà người tôi tớ phúc lành của Thiên Chúa đã thực hiện vì hạnh phúc tinh thần của các tín hữu. Những việc lạ lùng này cũng được viết thêm vào và thường được các chứng nhân của tiến trình phong thánh tuyên thệ như đã ghi trên văn bản. Nói cách khác, chính chúng tôi tự giới hạn lại phần lớn những dấu lạ đã được chúng thực về mặt pháp lý. Tuy nhiên chúng tôi xác tín rằng chúng tôi không bỏ qua những gì thiết yếu để nhận biết về đời sống, tính cách và nhân đức của thánh nhân.57

Người ta có thể nghĩ rằng đức tin sống động và thiết thực của người Ba Lan, quê hương của Giaxintô cũng như những nơi khác là một dấu lạ xuyên suốt của người. Công trạng của người trong việc này là không hề nhỏ. Để có đức tin sâu sắc như thế, chúng ta phải quy gán những trường học lớn, cơ sở bác ái, cơ sở từ thiện và điều tương tự, cũng như các Nhà thờ, Tu viện, và các dinh thự tương tự được thành lập khắp nơi ở Ba Lan. Những cơ sở này phần lớn ảnh hưởng tinh thần của người mà dân chúng cho rằng phát xuất từ người mà ra. Dân chúng hoàn toàn xúc động với tình yêu và lòng tri ân dành cho người. Chúng ta nên nhớ rằng tinh thần Công giáo này của họ, đã được gìn giữ liên tục suốt nhiều thế kỷ qua các cuộc chiến tranh, chia rẽ, thử thách, bách hại và sự ngược đãi phần nào giống như những thế giới đã nhìn thấy. Dường như những gì chúng ta có ở đây là một dấu lạ lớn về cuộc đời của vị tông đồ nhiệt thành. Ít nhất nó cũng góp phần vào việc tôn vinh Thiên Chúa, xây dựng Giáo hội và cứu độ các linh hồn hơn là bất cứ dấu lạ nào người đã thực hiện.

Vị thánh của chúng ta nhận thấy lạc giáo, việc thờ ngẫu tượng hay phiếm thần, luân lý đồi truy, ly giáo hay mê tín ở khắp các nước phía Bắc. Một vài nơi gồm cả các hình thức này trà trộn với nhau. Ngay lập tức người rút được kinh nghiệm những chuyện này phần lớn đều là hậu quả của sự u mê dốt nát, vì thế những người hoán cải luôn xấu hổ vì những lầm lỗi của họ trước kia. Cho nên con người thánh thiện này cho phép những người  lầm lạc gỡ bỏ điều mà họ có thể được khai sáng. Đây là một trong các lý do tại sao người rất ưu tư để thiết lập các Tu viện ở bất cứ nơi nào. Giống như thánh Đa Minh, nhờ ơn Chúa, người chuẩn bị cho những anh em mà người trao tu phục để tiếp tục công việc huấn giáo. Vì vậy người là một thiên tài lỗi lạc.

Việc tổ chức tốt các cơ sở này và huấn luyện kỹ lưỡng những người mà Giaxintô đã nhận vào Dòng như thế nào, thì có thể được nhìn thấy từ những gì chúng ta sẽ kể ra đây. Không chỉ là một vài người trong số họ chịu tử đạo nhưng còn một vài người là Giám mục trong các miền phía Bắc. Quả thực hai trăm năm sau khi người đã qua đời, các thành viên của Tu viện vẫn được chọn làm Giám mục. Do đó, trong số những mộn đệ được tôn kính, chúng ta kể đến là cha Vitus, người mà Mindowe, quận công của Lithuania, đã chỉ định làm Giám mục cho tiểu quốc của mình. Sau khi Mindowe bị ám sát, con trai trưởng của ông là Vaisvikas bắt đầu một cuộc bách hại đạo Công giáo và ép buộc vị Giám mục phải rời bỏ quê hương. Ngài đã lánh đến Tu viện Chúa Ba Ngôi ở Kraków, nơi mà ngài sẽ chết trước thánh Giaxintô. Bzovius kể lại rằng các dấu lạ đã được thực hiện tại ngôi mộ của Vitus.58

Thực ra, phần lớn các Anh Em Giảng Thuyết xuất phát từ các Tu viện và trường học của thánh Giaxintô, cả trước và sau cái chết của người, đã ra đi truyền bá ánh sáng Tin Mừng, hay để chết cho đức tin ở những miền đất xa xôi và rộng lớn. Như đã lưu ý, các chỉ dụ của Đức Giáo hoàng Gregory IX và của Đức Giáo hoàng Innocent IV đã đưa ra những chứng ngôn hùng hồn về lòng nhiệt tâm sốt sắng và những nỗ lực to lớn của những người anh em đã gắng công trong chính thời gian sống của Giaxintô.

Tán thành với giới chức và giới quý tộc Ba Lan, các anh em ở phía Bắc bắt đầu thúc đẩy tiến trình phong thánh ít lâu sau cái chết của người. Tuy nhiên vì sự ngăn cách, sự liên lạc chậm trễ và khó khăn, chiến tranh, cái chết của các Giáo hoàng, và những nguyên nhân trở ngại khác, tiến trình này đã kéo dài hơn hai trăm năm. Cuối cùng, quan điểm lên án việc tôn kính và cầu khẩn các thánh của giáo phái Luther, và mối nguy hiểm mà nó đe dọa đất nước Ba Lan, đã khơi gợi lại lòng nhiệt thành của vua Sigismund I và người kế vị ngai vàng của ông. Chính biến cố này hơn là nhờ các phẩm trật giáo sĩ Ba Lan, là nguyên nhân đưa đến sự ủng hộ nhiệt tình đối với vụ phong thánh Giaxintô. Mọi người đều khao khát thấy người được tôn kính trên bàn thờ.

Đức Giáo hoàng Clement VII đã phong chân phước cho nhà truyền giáo vĩ đại này và cho phép Dòng Giảng Thuyết và tất cả các Giáo phận của Ba Lan đọc kinh thần vụ và mừng lễ kính người, vào năm 1527. Như vậy, Đức Giáo hoàng khó có thể ban cho các Giáo hội phía Bắc niềm vui nào lớn hơn nữa. Năm 1543, nhân dịp di chuyển hài cốt Giaxintô lần đầu tiên, Đức cha Phêrô Gamrat, Tổng Giám mục Gnesen đã xây một nhà nguyện trong Tu viện Chúa Ba Ngôi của Anh Em Đa Minh ở Kraków. Đây thật là một dịp của hội hè, không chỉ cho thành phố và Giáo phận nhưng còn cho toàn bộ đất nước. Năm 1583 là dịp long trọng di chuyển hài cốt người lần thứ hai, dưới sự chủ tọa của Đức cha Phêrô Miszkowski, Giám mục của Kraków. Lần này, di hài được đặt ở nhà nguyện của tòa Tổng Giám mục Gamrat để đám đông tôn kính.

Niềm vui tinh thần dành cho Giáo hội Công giáo ở phía Bắc lục địa Âu châu, không thua gì niềm vui của những người nói tiếng Ba Lan, cuối cùng cũng được lấp đầy qua việc thánh nhân được chính thức phong thánh. Sự kiện này diễn ra vào ngày 17-04-1594 thời Đức Giáo hoàng Clement VIII. Không phải là không có lý do khi chỉ dụ của Giáo hoàng nhân dịp này tuyên bố rằng các dấu lạ được thực hiện bởi Giaxintô là “hầu như không đếm xuể”. Rất có thể rằng vô số những dấu lạ này cùng với tính chất khác lạ của một số trong những phép lạ ấy là một phần của nguyên do của sự trì hoãn lâu dài phù hợp với Giaxintô, một đấng đáng kính như thế; vì Rôma, theo sự khôn ngoan thông thường của mình, muốn cẩn thận kiểm chứng chúng trước khi phê chuẩn.

Dù thế nào đi nữa, hành động của Đức Giáo hoàng Clement VIII gặp phải sự đồng thuận của số đông. Những lời nguyện tri ân dâng lên trời ở khắp nơi. Theo lẽ đương nhiên, lúc này đất nước Ba Lan và Dòng Anh Em Giảng Thuyết tổ chức trọng thể biến cố này. Những dấu lạ khác bây giờ được thêm vào để làm nổi bật vị thánh mới. Kết quả là ngày 01-02-1625, Đức Giáo hoàng Urban VIII mở rộng ngày lễ kính người ra toàn Giáo hội và mừng kính vào ngày 16-08 hằng năm; nhưng sau đó được dời sang ngày 17-08. Sau cùng, thánh Giaxintô được đặt làm quan thầy của Giáo hội Ba Lan như là sự vinh quang lớn dành cho Dòng Anh Em Giảng thuyết.

Trích từ Victor F. O’ Daniel, Những môn đệ tiên khởi của thánh Đa Minh, tập I, Học việc Đa Minh, 2011, tr 170 – 204.

 ————

GHI CHÚ:

53 Acta Sanctorum, XXXVII (third vol. for August), 309 ff; Alberti, fol. 175 ff; Bzovius (Bzowski), XIII, passim; Castillo, pp. 103 ff Flavigny, Comtesse de, Saint Hyacinthe et Ses Conpagnons; Longinus (Dlugosz), John, Historia Polonica, Book 6; Malveda, pp, 216 ff; Mamachi, pp 580 ff; Marchese, IV, 389 ff; PIO, col. 38 ff; Severinus, Father, O.P., of Kraków, De Vita, Miraculis, et Actis, Canonizitionis Sancti Hyacinthi—cited in Acta, as above; Stanislaus, Father, O.P., of Kraków, manuscript Vita Sancti Hyacinthi.

54 Những danh từ này được đặt ra thời Trung cổ, để gọi miền đất của dân Rus’: Tiểu Nga ám chỉ vùng ở phương Nam (tương đương với vùng Ukren, với thủ đô là Kiev); Đai Nga ở phương Bắc tương đương với nước Nga ngày nay.

55 Flores Sanctorum, PartII — Vita  Sancti Hyacinthi–, page 418.

56 Acta Sanctorum, XXXVIII, 344 ff.

57 Ibid., 379.

58 Bzovius, XIII, col. 629.

 

 

 

Comments are closed.

phone-icon