Thi hành ý muốn của Cha

0

THI HÀNH Ý MUN CA CHA

CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN NĂM A

Mt 21,28-32

I. LỜI CHÚA

28 Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.”29 Nó đáp: “Con không muốn đâu! ” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi.30 Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đây! ” nhưng rồi lại không đi.31 Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha? ” Họ trả lời: “Người thứ nhất.” Đức Giê-su nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.32 Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.

II. SỐNG LỜI CHÚA

Khi nói về dụ ngôn hai người con, Chúa Giêsu muốn đề cập đến hai loại người khác biệt nhau trong xã hội Do thái lúc bấy giờ. Loại thứ nhất đó là các thượng tế, kỳ lão, tự cho mình là người công chính và loại thứ hai bị coi là những người tội lỗi, sống bên lề xã hội như những người thu thuế và gái điếm. Là Đấng cứu độ, Chúa Giêsu muốn mời gọi tất cả mọi người vào Nước Trời, nhưng các thượng tế và kỳ lão lại nhạo cười Chúa. Vì thế, dụ ngôn cho họ hiểu rằng: người con thứ nhất đại diện cho những người tội lỗi. Tuy họ đã từ chối lời mời gọi đón nhận ơn cứu độ để sống theo đam mê riêng của mình. Nhưng sau đó họ đã ân hận và trở về theo đường lối của Chúa, nên họ cũng được vào Nước Thiên Chúa. Còn người con thứ hai đại diện cho lớp người nghiêm túc giữ lề luật, trong chức vụ họ công khai thề hứa làm việc cho Chúa nhưng trong thực tế họ không làm theo ý Chúa, không tiếp nhận Nước Chúa. Tuy nhiên sứ điệp chính yếu của Chúa Giêsu hôm nay không loại trừ lớp người nào nhưng nhấn mạnh đến lòng  sám hối. Sám hối là ân huệ, là lối vào kho tàng Nước Trời. Ai cũng có thể nghĩ lại, trở về với mối tương quan tràn đầy niềm vui, tự do, và bình an trong nhà của Cha. 

1. Lời nói và hành động

Có hai lời nói chúng ta thường dùng trong ngày sống của mình, đó là: “Có” và “Không”. Tuy rất đơn giản nhưng nó cũng rất quan trọng vì nó thể hiện ý muốn của chúng ta trước lời đề nghị của một ai đó. Nhưng trong thực tế, điểm thiết yếu hơn để làm nên phẩm giá của mình chính là lúc chúng ta thực hiện điều chúng ta đã hứa. Trong cuộc sống, có một số người rất hào phóng trong lời hứa nhưng không thể tin cậy được vì họ không thực hiện điều họ nói. Lời nói của họ tan ra như muối gặp nước để lại cho chúng ta cảm giác đau khổ vì bị coi thường. Trong khi đó cũng có một số người không dễ dàng nói lên lời hứa của mình, thậm chí có khi họ còn trả lời rõ ràng là không thể, nhưng khi suy nghĩ lại, họ đã âm thầm làm điều họ đã từ chối vì sợ gây tổn thương đến mối tương quan thân thiện với người họ yêu mến và tôn trọng. 

Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền tự do để có thể nói “Có” hay “Không” với Ngài. Đồng thời, Chúa Giêsu cũng cho biết: chỉ trong hành động chúng ta mới thực thi ý Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là lời hứa không bao giờ có thể thay thế cho việc thực hiện; và một lời nói đẹp cũng không thể thay thế cho một hành động tốt. Vì thế, chúng ta phải giữ lời hứa của mình trước Thiên Chúa vì mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về thái độ sống của mình và bị phán xét tùy theo việc mình làm. (Ez 18,25-28).

2. Những giây phút nghĩ lại

Nhìn lại đời sống đức tin, ai trong chúng ta cũng đều nhận thấy mình đã từng đóng vai người con thứ hai. Chúng ta tuyên xưng đức tin trọng thể, thề hứa từ bỏ tất cả để tôn thờ Chúa, sống yêu thương tha nhân như Chúa đã yêu mình. Nhưng rồi, chúng ta cũng đã thấy rõ con người thật của mình với những sai lỗi lập đi lập lại mỗi ngày. Vì thế cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thi hành nghiêm túc ý muốn của Thiên Chúa. Cụ thể, chúng ta chưa thực sự từ bỏ mình, chưa thực sự yêu thương, phục vụ, chia sẻ, cảm thông với tha nhân như Chúa mời gọi. Một điều nên nhớ rằng: không phải khi chúng ta làm một điều gì sai lỗi hay xấu xa chúng ta mới phạm tội, nhưng đối với Chúa Giêsu, tội lớn nhất là chúng ta đã không làm điều tốt cho bản thân và cho anh em. Khi đó, cũng như người con thứ hai, chúng ta ù lì không làm điều Cha dạy bảo để nên thánh và giúp cho tha nhân được nên thánh.

Tuy nhiên, cũng như người con thứ nhất, chúng ta đã có những giây phút biết nghĩ lại, biết mở lòng ra trước ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, để có thể đón nhận ơn sám hối trở về với tình yêu tha thứ của Thiên Chúa cứu độ. Thiên Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu, Người luôn nhẫn nại chờ đợi chúng ta. Bao lâu chúng ta còn sống, chúng ta còn có cơ hội để nghĩ lại, sám hối lỗi lầm và thực hiện ý muốn của Thiên Chúa.

3. Những cuộc đời lầm lỗi trở về

Sứ điệp sám hối là nội dung chính trong lời loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu: “Thi k đã mãn, và Triu Đại Thiên Chúa đã gn. Anh em hãy sám hi và tin vào Tin Mng” ( Mc 1,15). Hình ảnh người con thứ nhất là mẫu gương cho chúng ta trong thái độ sám hối và tin vào Đức Kitô. Tất cả mọi người đều mang tội nguyên tổ, từ chối ơn cứu độ của Thiên Chúa, nhưng Đức Kitô đã đến để hòa giải chúng ta với Cha, trả lại cho chúng ta quyền làm con Thiên Chúa. Vì thế, trong Đức Kitô, biết bao tội nhân đã đổi đời từ bỏ nếp sống cũ với thái độ nô lệ cho những giá trị trần gian, để tận hiến cho sứ mạng loan báo tình yêu cứu độ của Đức Kitô. Những bản văn Tân Ước  đã cho chúng ta chiêm ngưỡng gương mặt của thánh sử Matthêu và các thánh tông đồ: Phêrô, Gioan, Giacôbê, Tôma… và nhiều đời sống lầm lỗi khác như Madalêna, Gia kêu, anh trộm lành, Phaolô….Tất cả đều có những giây phút nghĩ lại, trở về với mối tương quan yêu thương của Thiên Chúa, Đấng đến trần gian không phải để cứu người công chính nhưng là đi tìm những gì đã hư mất.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết chúng con cũng đã nhiều lần nói “Không” với Chúa, nhưng Chúa vẫn cho chúng con thời gian để trở về thi hành ý muốn của Chúa, xây dựng nước Tình Yêu của Chúa. Chúng con cảm tạ đã ban Thánh Thần nhắc nhớ chúng con “sám hối và tin” mỗi khi chúng con đi lạc xa đường lối Chúa. Amen.

 Sr. Têrêsa Phạm Thị Oanh

 

Comments are closed.

phone-icon