Con Đường dẫn tới Đức Tin Kiên Vững

0

Vẻ Đẹp của Việc Cầu Nguyện

Trong tất cả các cách mà tông đồ Phaolô đã được mô tả qua các thế kỷ, một từ vẫn vẫn còn giá trị qua mọi thời đại: “tin cậy”.

Một số người đã gọi Phaolô là gan dạ, những người khác là thô lỗ, còn những người khác thì vẫn cho Phaolô là năng nổ, nhưng căn bản tất cả những đặc điểm này là sự tin tưởng của Phaolô vào Chúa và vào lời kêu gọi của Người. Phaolô không chỉ can đảm khi rao giảng Tin Mừng nhưng ngài còn có một niềm tin tưởng lớn lao vào tình yêu của Thiên Chúa và sự chăm sóc của Người.

Trong thư ngài gửi cho các tín hữu Rôma, Thánh Phaolô đã rút ra từ những kinh nghiệm của mình với tư cách là một nhà truyền giáo khi ngài hỏi: Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, bắt bớ, đói rách, trần truồng, hiểm nguy, và gươm giáo” (Rm 8,35)? Đối với các tín hữu Corintô, ngài đã nói cách cởi mở về cuộc sống của mình khi ngài đã giải thích về lòng tin tưởng của mình vào Thiên Chúa đã nâng đỡ mình trong mọi hoàn cảnh như thế nào: “Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt” (2 Cr 4,8-9). Đối với các tín hữu Thêxalônica, Thánh Phaolô đúc kết triết lý của mình bằng cách cho họ cùng một lời khuyên rằng ngài đã học cách đón nhận chính mình: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1Tx 5,18). Chính lời khuyên này đã giúp cho sự tin tưởng của ngài mạnh mẽ và tinh thần của ngài bất khuất.

Thách Đố Lý Trí Con Người

Bởi vì đây là những đoạn tương tự, nên chúng có khuynh hướng làm mất tính thuyết phục. Nhưng trong mỗi đoạn, Phaolô đang nói điều gì đó hầu như là thách đố lý trí của con người. Chúng ta có thực sự nên tạ ơn Chúa mọi lúc – ngay cả khi mọi sự đang trở nên tồi tệ hay không? Thực sự chúng ta có thể hy vọng rằng những lúc phiền não và hoang mang sẽ không bao giờ làm chúng ta chán nản? Và thậm chí còn quan trọng hơn nữa, chúng ta có thực sự tin rằng không một thế lực nào trên trời hay dưới đất có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu mà Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta hay không?

Một mặt, chúng ta cần nhận ra rằng những lời tuyên bố này của Phaolô là lý tưởng, được viết để khuyến khích các độc giả của ngài kiên vững trong những nghịch cảnh. Phaolô biết rất rõ thật khó khăn biết chừng nào để có thể duy trì cảm thức về niềm hy vọng hoặc sự bình an trong suốt những thời gian thử thách. Ngay cả ngày nay, chúng ta có thể thấy thật khó để có thể bám chặt vào Chúa Giêsu giữa những bi kịch như cái chết của một người thân yêu, một cuộc ly dị hoặc một thảm họa tự nhiên giống như một cơn động đất hay lũ lụt. Thiên Chúa biết những điều này mang lại quá nhiều nỗi đau đớn. Người không mong chúng ta phải giả vờ rằng chúng không làm tổn thương chúng ta hay khiến chúng ta sợ hãi, buồn phiền và lo lắng.

Mặt khác, chúng ta nên cẩn thận đừng phủ nhận sự tin tưởng của Thánh Phaolô thì quá duy tâm. Dù cuộc sống của chúng ta trở nên khó khăn thế nào, Thiên Chúa vẫn luôn là Người Cha yêu thương của chúng ta. Người luôn ở với chúng ta và sẵn sàng ban cho chúng ta sự an ủi và sức mạnh của Người. Người luôn luôn mời gọi chúng ta tin tưởng vào Người mỗi ngày thêm một chút nữa, và cũng hãy bước thêm một bước nữa trong đức tin, để sự tin tưởng của chúng ta ngày càng mạnh mẽ như sự tin tưởng của Thánh Phaolô và niềm xác tín của chúng ta sẽ ngày càng gần hơn với những lý tưởng mà Thánh Phaolô đã mô tả trong các lá thư của Người.

Tin nhờ Cầu Nguyện. Những lời tuyên bố của Phaolô có thể dường như quá khó đối với chúng ta để thực hành trong cuộc sống. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể tiếp tục lớn lên và cảm nghiệm ngày càng nhiều hơn về sự tin tưởng mà Thánh Phaolô đã trình bày. Trong những phân tích cuối cùng, đó là loại đức tin phi lý nhưng vững vàng, mà Thánh Phaolô đã có, đức tin đó sẽ giúp chúng ta nhận biết sự an ủi và đỡ nâng của Thiên Chúa – ngay cả khi dường như chúng ta đã đánh mất tất cả mọi sự.

Vấn đề là làm cách nào chúng ta đạt lòng tin này? Làm cách nào chúng ta có thể vượt qua cảm giác là chúng ta chỉ có một mình trên trần gian này, hoặc nỗi sợ hãi là Thiên Chúa sẽ không chăm sóc chúng ta trong những lúc chúng ta gặp khó khăn? Chắc chắn điều đó không chỉ đến từ suy nghĩ viển vông của chúng ta hoặc từ sự sự nỗ lực để tin vào một điều gì đó không có ý nghĩa đối với chúng ta!

Sự thật là loại đức tin này chỉ có được khi chúng ta chạm được Chúa Giêsu trong cầu nguyện và để cho Người thuyết phục rằng Người luôn đặt chúng ta trong lòng bàn tay Người. Chúng ta hãy xem điều này có thể xảy ra cho chúng ta như thế nào.

Một Trái Tim Cảm Thương. Một ngày nọ, một người đàn ông bước vào Đền Thờ ở Giêrusalem với lòng nặng trĩu. Anh ta thất vọng về sự bất hạnh của chính mình và ghen tỵ với những người đã trở nên giàu có nhờ sự bất lương và gian dối. Anh bắt đầu băn khoăn về vấn đề tại sao Thiên Chúa lại cho phép những kẻ xấu thì sống thịnh vượng trong khi những người ngay thẳng, giống như anh, chẳng gặp gì ngoài đau khổ và khốn khó. Tất cả những điều đó dường như quá bất công và anh bắt đầu nghĩ rằng anh đang lãng phí thời gian của mình để cố gắng trung thành với những mệnh lệnh của Thiên Chúa. “Lạy Chúa, như thế là con đã uổng công giữ lòng trong trắng, giữ tay thanh sạch!” Anh nghĩ: “Suốt ngày con bị đòn bị đánh, mỗi sớm mai hình phạt sẵn chờ” (Tv 73,13.14)

“[Khi] con cố gắng để hiểu chuyện này, nhưng đối với con thật là vất vả; cho tới ngày được vào trong thánh điện, con mới am tường hậu vận chúng ra sao” (Tv 73,16-17). Và đó là khi mọi sự đã thay đổi. Trong sự hiện diện của Thiên Chúa, điều gì đó đã xảy ra làm tan chảy trái tim người đàn ông này và xoa dịu những lo lắng của ông. Bị bỏ lại với những ý định trong tâm trí, anh nhận ra chính mình đang ở trong một hố sâu của bối rối, tủi thân và lo lắng. Nhưng một khi anh đặt mọi suy nghĩ qua một bên và nâng tâm trí lên cùng Chúa trong cầu nguyện, các thút nắt trong suy nghĩ và trong lòng anh đã bắt đầu được tháo cởi:

Khi anh cầu nguyện, câu hỏi tại sao những người xấu lại thịnh vượng trong khi anh lại không trở nên thứ yếu so với đặc ân mà anh có được khi ở với Đấng Giavê và biết Người cách thân mật. Đứng trong Đền Thờ, được bao phủ bởi sự hiện diện của Chúa, anh thú nhận: “Thật con ở với Chúa luôn, tay con Ngài nắm chẳng buông chẳng rời …  Con còn ai chốn trời xanh? bên Ngài thế sự thật tình chẳng ham” (Tv 73,23.25).

Vẻ Đẹp của Lời Cầu Nguyện. Chuyện gì đã xảy ra cho người đàn ông này? Nói một cách đơn giản, Thiên Chúa đã làm tan chảy trái tim anh ta. Người đàn ông này đã gạt qua một bên lý trí hạn hẹp của bản thân trong một thời gian ngắn và để Thiên Chúa ban cho anh một góc nhìn rộng hơn và sâu hơn về chính cuộc đời của anh – một viễn tượng đưa anh đến niềm an ủi lớn lao và giải thoát anh khỏi nỗi lo lắng của anh. Những hoàn cảnh bên ngoài của anh không có gì thay đổi, nhưng điều đó dường như không quan trọng. Bản thân người đàn ông đã thay đổi và điều đó mới là tất cả những gì đáng nói. Anh nhận ra rằng Thiên Chúa đã không quên anh và cuối cùng trong bình an, anh đã cầu nguyện: “Còn hạnh phúc của con là ở kề bên Chúa, chốn ẩn thân đặt ở Chúa Trời. Mọi việc Ngài làm, con xin kể lại” (Tv 73,28).

Đây là vẻ đẹp của lời cầu nguyện. Bất kể chúng ta là ai và không quan trọng chúng ta đã làm gì, chúng ta có thể bước đi trước Chúa bất cứ lúc nào và để cho tình yêu và lòng từ bi của Người thanh tẩy chúng ta. Chúng ta có thể mang những vết thương, những nỗi sợ hãi và lo lắng sâu sắc nhất của chúng ta đến với Người và biết rằng Người sẽ trả lời chúng ta với sự bình an và  niềm an ủi của Người. Chúng ta có thể mang tội lỗi của mình đến với Người và biết rằng Người sẽ tha thứ cho chúng ta và lôi kéo chúng ta đến gần Người hơn. Chúng ta có thể mang những nhu cầu của chúng ta cho Người và biết rằng Người sẽ ban cho chúng ta sự  khôn ngoan, sự hướng dẫn và sức mạnh mà chúng ta cần để tiến về phía trước trong hy vọng.

Ba Bước Tiến Đến Sự Tự Do. Không ai muốn trải qua thảm kịch cá nhân hoặc một thảm họa tự nhiên. Tất cả chúng ta đều biết điều đó có thể đau đớn như thế nào và chúng ta có lẽ sẽ tự hỏi làm cách nào chúng ta sẽ đứng vững trước thử thách. Nhưng đó không phải để chúng ta xác định toàn bộ tiến trình của cuộc sống chúng ta. Có quá nhiều thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Đồng thời, có những bước chúng ta có thể thực hiện – cho dẫu chúng ta đã cầu nguyện nhiều năm qua hay cho dẫu chúng ta chỉ mới bắt đầu dành thời gian để ở Chúa.

Bước đầu tiên là quay trở về với Chúa Giêsu và thưa với Người rằng bạn cần sự trợ giúp và sự bình an của Người. Đừng sợ thú nhận những nhu cầu của bạn với Người. Thiên Chúa yêu thích nó khi chúng ta đến với Người với tâm hồn chân thành, tin tưởng.

Bước thứ hai là tin tưởng rằng bất kể có khó khăn thế nào, chúng sẽ tốt hơn. Hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa ở với bạn, ngay cả nếu bạn không thể thấy Người hoặc cảm thấy Người ngay bây giờ. Hãy tin tưởng rằng Người biết nỗi đau khổ của bạn và Người có một kế hoạch để mang điều tốt lành ngay cả trong những tình huống xấu nhất. Bạn hãy cố gắng hết sức để bắt chước đức tin phi lý, không lay chuyển của Thánh Phaolô, Phêrô và tất cả các Thánh khác.

Và bước cuối cùng là tiến về phía trước. Thiên Chúa không muốn chúng ta trở nên bất lực trước những vấn đề của mình. Ngay cả nếu đó là một bước rất nhỏ, hãy cứ thực hiện nó. Sau đó, bạn hãy xem Thiên Chúa xây dựng sự tin tưởng của bạn như thế nào và sẽ giúp bạn thực hiện bước kế tiếp. Thánh Kinh có đầy những câu nguyện về các nam và nữ anh hùng đã đối diện với một số loại thất bại nhưng họ vẫn tiến bước và cuối cùng đã chiến thắng. Chẳng hạn, hãy suy nghĩ về việc Phêrô ở trong tù (x. Cv 12,1-17), hoặc của Étte ở Persia (x. Es 2,8), hoặc của Giuđa Macabê và các bạn đồng hành với ông (x. 1 & 2 Mc). Tất cả nhữung con người này đều đã gặp những thử thách lớn lao nhưng đã không để cho chính mình quá áp lực. Bạn cũng có thể làm như thế.

Mọi việc đều tốt đẹp. Chúng ta có thể không bao giờ biết tại sao những bi kịch nhất định đến với chúng ta. Và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đối phó với chúng theo những cách dễ chịu nhất. Nhưng theo như tìm hiểu Thánh Vịnh 73, Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Bất kể chúng ta đang cảm thấy gì trong thời gian bị thử thách, Người sẽ giúp chúng ta. Và cuối cùng, khi đã trải qua với Chúa Giê-su, chúng ta sẽ nhìn lại cuộc đời mình và cuối cùng hiểu được là mọi việc thực sự diễn tiến cùng nhau như thế nào để đem lại lợi ích cho những người yêu mến Thiên Chúa (Rô-ma 8:28).

Theo Word Among Us, Prayer Resources
Nguồn:https://wau.org/resources/article/the_way_to_unshakable_faith/
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Comments are closed.

phone-icon