Unless you repent you will perish – Suy niệm song ngữ Anh – Việt, Chúa Nhật III Mùa Chay – C

0

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD 
– chuyển ngữ

Sunday (March 20)
“Unless you repent you will perish”

Gospel Reading:   Luke 13:1-9   

1 There were some present at that very time who told him of the Galileans whose blood Pilate had mingled with their sacrifices. 2 And he answered them, “Do you think that these Galileans were worse sinners than all the other Galileans, because they suffered thus? 3 I tell you, No; but unless you repent you will all likewise perish. 4 Or those eighteen upon whom the tower in Siloam fell and killed them, do you think that they were worse offenders than all the others who  dwelt in Jerusalem? 5 I tell you, No; but unless you repent you will all likewise perish.” 6 And he told this parable: “A man had a fig tree planted in his vineyard; and he came seeking fruit on it and found none. 7 And he said to the vinedresser, `Lo, these three years I have come seeking fruit on this fig tree, and I find none. Cut it down; why  should it use up the ground?’  8 And he answered him, `Let it alone, sir, this year also, till I dig about it and put on manure. 9 And if it bears fruit next year, well and good; but if not, you can cut it down.'”

Chúa Nhật ngày 20.3.2022
Các ngươi cũng sẽ chết nếu không sám hối ăn năn
Lc 13,1-9

1 Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng.2 Đức Giê-su đáp lại rằng: “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao?3 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.4 Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao?5 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”6 Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy,7 nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?8 Nhưng người làm vườn đáp: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó.9 May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.”

Meditation: What causes suffering or affliction and what does God want to teach us through it? The people of Israel suffered greatly under the oppressive rule of Egypt for more than 400 years. Did they suffer unjustly or was God angry with them? God was faithful to his people Israel even in the midst of their affliction and ill treatment by their Egyptian taskmaster. God in his mercy did not forget them nor forsake them. Throughout their long history of exile and suffering God made them strong and they grew in number. God listened to their plea for mercy and freedom. And God raised up a savior for them, called Moses, whom he taught and tested in the wilderness until he was ready to hear and obey God’s call. 

The fire of God’s purifying love and deliverance

When Moses came near the mountain of God at Horeb (which is also named Sinai), God made his presence and will known to Moses through an extraordinary sign  – a bush inflamed with a fierce fire that did not harm or destroy the bush. This burning bush was a sign of God’s presence and power to save his people from destruction. The fire of God’s presence always demonstrates his purifying love and mercy that burns away sin and refashions us in his holiness and righteousness (moral goodness). Just as gold is tested through fire, God tests and purifies his people and fills them with the fire of his love and holiness.

When Jesus preached the coming of God’s kingdom of peace and righteousness to his people, he called them to repent and believe in the gospel – the good news of pardon, peace, and new life in the Holy Spirit. His numerous signs and miracles demonstrated the power of God’s kingdom breaking into the lives of all who turned to Jesus with faith and obedience. Many recognized that Jesus was the Messiah whom God had promised would come and do even greater signs and wonders than Moses has done.

Jesus addresses the issue of suffering and sin

Jesus on a number of occasions warned the people turn away from sin before it was too late to repent and receive God’s mercy and pardon. Luke recounts two current disasters which Jesus addressed with the people. The first incident occurred in the temple at Jerusalem. Pilate, who was the Roman governor of Jerusalem at the time, ordered his troops to slaughter a group of Galileans who had come up to Jerusalem to offer sacrifice in the Temple. We do not know what these Galileans did to incite Pilate’s wrath, nor why Pilate chose to attack them in the holiest of places for the Jews, in their temple at Jerusalem. For the Jews, this was political barbarity and sacrilege at its worst! 
The second incident which Jesus addressed was a natural disaster, a tower in Jerusalem which unexpectedly collapsed, killing 18 people. The Jews often associated such calamities and disasters as a consequence of sin. Scripture does warn that sin can result in calamity! Though the righteous fall seven times, and rise again; the wicked are overthrown by calamity (Proverbs 24:16).

The time for repentance and forgiveness is right now!

The real danger and calamity which Jesus points out is that an unexpected disaster or a sudden death does not give us time to repent of our sins and to prepare ourselves to meet the Judge of heaven and earth. The Book of Job reminds us that misfortune and calamity can befall both the righteous and the unrighteous alike. Jesus gives a clear warning – take responsibility for your actions and moral choices and put sin to death today before it can destroy your heart, mind, soul, and body as well. Unrepentant sin is like a cancer which corrupts us from within. If it is not eliminated through repentance – asking God for forgiveness and for his healing grace – it leads to a spiritual death which is far worse than physical destruction. 

 

The sign of the barren fig tree

Jesus’ parable of the barren fig trees illustrates his warning about the consequences of allowing sin and corruption to take root in our hearts and minds. Fig trees were a common and important source of food for the people of Palestine. A fig tree normally matured within three years, producing plentiful fruit. If it failed, it was cut down to make room for more healthy trees. A decaying fig tree and its bad fruit came to symbolize for the Jews the consequence of spiritual corruption caused by evil deeds and unrepentant sin. 

The unfruitful fig tree symbolized the outcome of Israel’s indifference and lack of response to God’s word of  repentance and restoration. The prophets depicted the desolation and calamity of Israel’s fall and ruin – due to her unfaithfulness to God – as a languishing fig tree (see Joel 1:7,12; Habbakuk 3:17; and Jeremiah 8:13). Jeremiah likened good and evil rulers and members of Israel with figs that were either good for eating or rotten and wasteful (Jeremiah 24:2-8). Jesus’ parable depicts the patience of God, but it also contains a warning that we should not presume upon God’s patience and mercy. God’s judgment will come in due course – very soon or later.

Why God judges

Why does God judge his people? He judges to purify and cleanse us of all sin that we might grow in his holiness and righteousness. And he disciplines us for our own good, to inspire a godly fear and reverence for him and his word. God is patient, but for those who persistently and stubbornly rebel against him and refuse to repent and change their course, there is the consequence that they will lose both their soul and body to hell. Are God’s judgments unjust or unloving? When God’s judgments are revealed in the earth, the inhabitants of the world learn righteousness (Isaiah 26:9). To pronounce God’s judgment on sin is much less harsh than what will happen if those who sin are not warned to repent and turn back to God.

Don’t tolerate sin

God, in his mercy, gives us time to get right with him, but that time is now. We must not assume that there is no hurry. A sudden and unexpected death leaves one no time to prepare to settle one’s accounts when he or she must stand before the Lord on the day of judgment. Jesus warns us that we must be ready at all times. Tolerating sinful habits and excusing unrepentant sin and wrongdoing will result in bad fruit, painful discipline, and spiritual disease that leads to death and destruction. The Lord in his mercy gives us both grace (his gracious help and healing) and time to turn away from sin, but that time is right now. If we delay, even for a day, we may discover that grace has passed us by and our time is up. Do you hunger for the Lord’s righteousness (moral goodness) and holiness?

 

“Lord Jesus, increase my hunger for you that I may grow in righteousness and holiness. May I not squander the grace of the present moment to say “yes” to you and to your will and plan for my life.”

Suy niệm: Điều gì gây ra đau khổ và Thiên Chúa muốn dạy chúng ta điều gì qua nó? Dân Israen đã đau khổ nhiều dưới sự cai trị nặng nề của người Aicập hơn 400 năm. Họ đã đau khổ cách bất công hay Thiên Chúa nổi giận với họ? Thiên Chúa trung tín với dân Người là Israel ngay cả lúc hoạn nạn và bị đối xử khắc nghiệt bởi người đốc công Aicập. Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã không quên họ cũng không bỏ rơi họ. Qua lịch sử dài thời lưu đày và đau khổ, Thiên Chúa làm cho họ mạnh mẽ và gia tăng dân số. Thiên Chúa lắng nghe lời cầu xin lòng thương xót và tự do của họ. TC đã gởi tới vị cứu tinh là Moisen, người được Thiên Chúa dạy dỗ và thử thách trong sa mạc cho tới khi sẵn sàng lắng nghe và vâng theo tiếng gọi của TC.

Lửa yêu thương thanh tẩy và giải thoát của TC

Khi Moisen đến gần núi Thiên Chúa ở Horeb (còn gọi là núi Sinai), Thiên Chúa đã tỏ mình và ý định của Người cho Moisen qua dấu chỉ lạ thường – bụi gai cháy rực lửa mà không hư hại hay tiêu hủy bụi cây. Bụi cây bốc cháy này là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa và quyền lực giải cứu dân Người khỏi sự hủy diệt. Ngọn lửa sự hiện diện của Thiên Chúa luôn luôn bày tỏ tình yêu và lòng thương xót thanh tẩy của Người xóa tan tội lỗi và tái sinh chúng ta trong sự thánh thiện và công chính của Người (sự tốt lành về luân lý). Giống như vàng được thử luyện trong lửa thế nào, thì Thiên Chúa cũng thử thách và thanh luyện dân Người và ban cho họ tràn đầy ngọn lửa tình yêu và thánh thiện như vậy.

Khi Đức Giêsu rao giảng về sự bình an và công chính của nước Thiên Chúa sắp đến cho dân Người, Người kêu gọi họ sám hối và tin vào Tin mừng – Tin mừng của ơn tha thứ, bình an, và sự sống mới trong Chúa Thánh Thần. Vô số các điềm thiêng dấu lạ của Người đã minh chứng quyền năng nước Thiên Chúa đã can dự vào đời sống của tất cả những ai hướng về Đức Giêsu với niềm tin và sự vâng phục. Nhiều người nhận ra rằng Đức Giêsu là Đấng Messia mà Thiên Chúa đã hứa sẽ đến để thực hiện ngay cả những điềm thiêng dấu lạ lớn lao hơn những gì Moisen đã làm.

Đức Giêsu nói về vấn đề đau khổ và tội lỗi

Vào một số dịp, Đức Giêsu đã cảnh báo người ta hãy từ bỏ tội lỗi trước khi quá muộn để sám hối và đón nhận lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa. Luca kể lại hai thảm họa đương thời mà Đức Giêsu nói với dân chúng. Tai họa thứ nhất xảy ra trong đền thờ ở Gierusalem. Pilato là thống đốc Roma thành Roma vào lúc đó, đã ra lệnh cho quân lính tàn sát nhóm người Galile đến Gierusalem để dâng lễ tế trong Đền thờ. Chúng ta không biết những người Galile này đã làm gì khiến cho Pilato nổi giận, cũng không biết tại sao Pilato lại muốn tấn công họ trong nơi thánh thiêng nhất dành cho người Dothái, trong đền thờ ở Gierusalem. Đối với người Dothái, đây là hành động chính trị dã man nhất và sự phạm thánh kinh khủng nhất.

Tai họa thứ hai mà Đức Giêsu nói tới là một thảm họa tự nhiên, một cái tháp ở Gierusalem bổng dưng bị sụp đỗ, giết chết mười tám người. Người Dothái thường liên kết các thảm họa và tai ương như thế như là hệ quả của tội lỗi. Kinh thánh đã cảnh báo rằng tội lỗi có thể gây ra tai họa! Vì chính nhân có ngã bảy lần cũng đứng lên được, còn kẻ ác cứ lảo đảo hoài trong cảnh tai ương (Cn 24,16).

Thời gian cho sự sám hối và tha thứ là chính lúc này!

Nguy hiểm và thảm họa thật sự mà Ðức Giêsu nhắm đến là tai họa hay cái chết bất ngờ không cho chúng ta thời gian để sám hối tội lỗi của mình và chuẩn bị mình để gặp gỡ Ðấng thẩm phán trời và đất. Sách Gióp nhắc nhở chúng ta rằng sự bất hạnh và tai ương có thể xảy đến trên kẻ lành cũng như người dữ. Ðức Giêsu đưa ra lời cảnh báo rõ ràng – hãy nhận trách nhiệm cho những hành động và chọn lựa luân lý của mình và đoạn tuyệt với tội lỗi ngay hôm nay, trước khi nó có thể hủy diệt tâm trí, linh hồn, và thân xác chúng ta nữa. Tội lỗi không thống hối giống như bệnh ung thư phá hủy chúng ta từ bên trong. Nếu nó không được loại trừ qua sự thống hối – cầu xin Thiên Chúa tha thứ và ban ơn sủng chữa lành của Người, nó sẽ dẫn tới cái chết thiêng liêng, còn tệ hại hơn cả sự hủy hoại thể lý.

Dấu chỉ của cây vả không sinh trái

Dụ ngôn của Ðức Giêsu về cây vả không sinh trái bày tỏ sự cảnh báo của Người về những kết quả của sự cho phép tội lỗi và sự hủy hoại ăn rễ trong tâm trí chúng ta. Cây vả là nguồn thực phẩm phổ biến và quan trọng đối với người Palestine. Cây vả thường sinh hoa kết trái vào năm thứ ba với nhiều hoa trái. Còn nếu không, người ta sẽ cắt bỏ để tạo khoảng trống cho những cây lớn mạnh hơn. Một cây vả sâu bọ với những hoa trái xấu đối với người Dothái mang biểu tượng về hệ quả của sự hủy hoại thiêng liêng gây ra bởi những việc làm xấu xa và tội lỗi không sám hối.

Cây vả không sinh hoa trái mang biểu tượng về hệ quả của sự thờ ơ không đáp trả của dân Israel đối với lời Chúa. Các ngôn sứ mô tả sự điêu tàn và tai họa của Israel do sự bất trung của nó đối với Thiên Chúa, như một cây vả héo tàn (Ge 1,7.12; Kb 3,17; Gr 8,13). Giêrêmia so sánh những người lãnh đạo và thành phần xấu và tốt của Israel với những cây vả tốt để ăn và những cây vả thối rữa và vô ích (Gr 24,2-8). Dụ ngôn của Ðức Giêsu mô tả sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, nhưng nó cũng hàm chứa lời cảnh báo rằng chúng ta không được lạm dụng sự kiên nhẫn và lòng thương xót. Vì sự xét xử của Thiên Chúa sẽ đến – không sớm thì muộn – đúng thời đúng lúc.

Tại sao Thiên Chúa xét xử

Tại sao Thiên Chúa xét xử dân Người? Người xét xử để thanh tẩy chúng ta khỏi mọi tội lỗi để chúng ta có thể lớn lên trong sự thánh thiện và công chính của Người. Người đào luyện chúng ta vì lợi ích của chúng ta để khơi dậy lòng kính sợ và tôn kính đạo đức đối với Chúa và lời của Người. Thiên Chúa rất kiên nhẫn, nhưng đối với những ai cố tình và bướng bỉnh chống lại Người và từ chối ăn năn, sẽ đi đến chỗ phải mất linh hồn trong Hoả ngục. Những phán xét của Thiên Chúa có bất công và vô lý quá không? Khi sự xét xử của Thiên Chúa được tỏ hiện trên trái đất, mọi người sẽ học biết sự công chính (Is 26,9). Công bố sự xét xử của Thiên Chúa về tội lỗi thì ít khắt khe hơn những gì sẽ xảy ra nếu các tội nhân không được cảnh báo để ăn năn.

Đừng khoan hồng với tội lỗi

Thiên Chúa trong sự thương xót ban cho chúng ta thời gian để làm hòa với Người, nhưng thời gian đó chính là bây giờ. Chúng ta không được nghĩ rằng không có gì phải vội vã. Một cái chết bất ngờ không cho ai có thời gian để chuẩn bị tính sổ của mình khi phải đứng trước Chúa vào ngày phán xét. Ðức Giêsu cảnh báo chúng ta rằng chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng. Nhượng bộ những thói quen tội lỗi và biện minh cho tội lỗi không thống hối sẽ đưa tới hoa trái xấu xa và sự hủy hoại cuối cùng. Chúa giàu lòng thương xót ban cho chúng ta cả ơn sủng và thời gian để từ bỏ tội lỗi, những nó chính là lúc này. Nếu chúng ta trì hoãn, thậm chí chỉ một ngày, chúng ta có thể nhận ra rằng ơn sủng đã qua đi và thời giờ của chúng ta kết thúc. Bạn có đói khát sự công chính (sự tốt lành về luân lý) và thánh thiện của Chúa không?

Lạy Chúa Giêsu, xin gia tăng khát vọng của con đối với Chúa để con có thể lớn lên trong sự công chính và thánh thiện. Chớ gì con không lãng phí ơn sủng của giây phút hiện tại để thưa “xin vâng” với Chúa và với ý Chúa dành cho cuộc đời con.

Comments are closed.

phone-icon