Tác giả: Joe Difato
Theo Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: https://wau.org /resources/article /live_in_jesus_triumph/
Live in Jesus’ Triumph
For the past forty days of Lent, we have spent a lot of time reading and praying about Jesus’ passion and death. We reflected on his entry into Jerusalem on Palm Sunday.
We joined him at the Last Supper on Holy Thursday. We wept with the Virgin Mary at the foot of his cross on Good Friday. Then we rejoiced to see him risen on Easter Sunday.
But is that the end of the story? Do we just get back to business as usual? Not at all! While Matthew and Mark end their Gospels at the resurrection and Jesus’ command to take the good news to the ends of the earth, Luke and John go further. They give us detailed stories about Jesus’ encounters with Mary Magdalene, Thomas, the Emmaus disciples, and Peter. They tell how seeing the risen Lord revived their flagging faith, filled them with peace, and inspired them to go out and preach.
When Jesus called Mary Magdalene by name, her faith was restored: Mary stayed outside the tomb weeping. . . . She said . . . , “They have taken my Lord, and I don’t know where they laid him.” When she had said this, she turned around and saw Jesus there, but did not know it was Jesus. Jesus said to her, “Woman, why are you weeping? Whom are you looking for?” She thought it was the gardener and said to him, “Sir, if you carried him away, tell me where you laid him, and I will take him.” Jesus said to her, “Mary!” She turned and said to him in Hebrew, “Rabbouni,” which means Teacher. (John 20:11, 13-16) The Emmaus disciples, upon seeing Jesus in the breaking of the bread, hurried back to Jerusalem to tell everyone what had happened: Now that very day two of them were going to a village seven miles from Jerusalem called Emmaus, and they were conversing about all the things that had occurred. And it happened that while they were conversing and debating, Jesus himself drew near and walked with them, but their eyes were prevented from recognizing him. . . . And he said to them, “Oh, how foolish you are! How slow of heart to believe all that the prophets spoke! Was it not necessary that the Messiah should suffer these things and enter into his glory?” Then beginning with Moses and all the prophets, he interpreted to them what referred to him in all the scriptures. As they approached the village to which they were going, he gave the impression that he was going on farther. But they urged him, “Stay with us, for it is nearly evening and the day is almost over.” So he went in to stay with them. And it happened that, while he was with them at table, he took bread, said the blessing, broke it, and gave it to them. With that their eyes were opened, and they recognized him, but he vanished from their sight. Then they said to each other, “Were not our hearts burning [within us]while he spoke to us on the way and opened the scriptures to us?” So they set out at once and returned to Jerusalem where they found gathered together the eleven and those with them who were saying, “The Lord has truly been raised and has appeared to Simon!” Then the two recounted what had taken place on the way and how he was made known to them in the breaking of the bread. (Luke 24:13-16, 25-35) Invited to probe Jesus’ wounds, Thomas proclaimed, “My Lord and my God.” On the evening of that first day of the week, when the doors were locked, where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and stood in their midst and said to them, “Peace be with you.” When he had said this, he showed them his hands and his side. The disciples rejoiced when they saw the Lord. [Jesus] said to them again, “Peace be with you. As the Father has sent me, so I send you.” And when he had said this, he breathed on them and said to them, “Receive the holy Spirit. Whose sins you forgive are forgiven them, and whose sins you retain are retained.” Thomas, called Didymus, one of the Twelve, was not with them when Jesus came. So the other disciples said to him, “We have seen the Lord.” But he said to them, “Unless I see the mark of the nails in his hands and put my finger into the nail marks and put my hand into his side, I will not believe.” Now a week later his disciples were again inside, and Thomas was with them. Jesus came, although the doors were locked, and stood in their midst and said, “Peace be with you.” Then he said to Thomas, “Put your finger here and see my hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving, but believe.” Thomas answered and said to him, “My Lord and my God!” Jesus said to him, “Have you come to believe because you have seen me? Blessed are those who have not seen and have believed.” (John 20:19-29) No one had a more dramatic encounter with the risen Jesus than Peter. Seeing him on the shore of the Sea of Galilee, Peter must have felt guilty, ashamed, and unworthy. He was supposed to be the “rock” of the Church, yet he had denied Jesus three times. But Jesus looked beyond the turmoil to see the potential in Peter and all his disciples. He knew that they would turn back once they saw him, and that’s exactly what happened: When they had finished breakfast, Jesus said to Simon Peter, “Simon, son of John, do you love me more than these?” He said to him, “Yes, Lord, you know that I love you.” He said to him, “Feed my lambs.” He then said to him a second time, “Simon, son of John, do you love me?” He said to him, “Yes, Lord, you know that I love you.” He said to him, “Tend my sheep.” He said to him the third time, “Simon, son of John, do you love me?” Peter was distressed that he had said to him a third time, “Do you love me?” and he said to him, “Lord, you know everything; you know that I love you.” [Jesus] said to him, “Feed my sheep. Amen, amen, I say to you, when you were younger, you used to dress yourself and go where you wanted; but when you grow old, you will stretch out your hands, and someone else will dress you and lead you where you do not want to go.” He said this signifying by what kind of death he would glorify God. And when he had said this, he said to him, “Follow me.” (John 21:15-19) The Greatest Story Ever Told. We are just like these first believers. Jesus knows our weaknesses and our failures, but he doesn’t dwell on them. He sees us as children of the resurrection, as people for whom sin and death are destroyed. And that’s how we should see ourselves. Jesus knows we have flaws; he knows we commit sins. But he also knows there is so much more to us than our failings. He sees all the goodness and love in us, even when we have a hard time seeing it ourselves. And so instead of condemning us, he tells us, “Peace be with you” (John 20:19). He calls us by name (20:16). He tells us that he is with us-always (Matthew 28:20).
Jesus’ resurrection is the story of life triumphing over death, a triumph that continues today. We see it every time our faith is rejuvenated. We see it every time God frees us from pride or guilt or worry. The Easter story is the greatest story ever told. May we keep it close to our hearts. Every day, may we hear Jesus tell us, “Peace be with you.”
Joe Difato is the former publisher of The Word Among Us. |
Hãy sống trong Chiến Thắng của Chúa Giêsu Hằng ngày, Chúa Giêsu nói: “Bình an cho các con”. Trong bốn mươi ngày của Mùa Chay vừa qua, chúng ta đã dành nhiều thời gian đọc và cầu nguyện về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Chúng ta đã suy niệm về việc Người bước vào Giêrusalem vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Chúng ta đã tham dự với Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh. Chúng ta đã khóc với Đức Trinh Nữ Maria dưới chân thập giá của Chúa vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Rồi chúng ta đã vui mừng khi thấy Chúa sống lại vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Nhưng đó là kết thúc của câu chuyện phải không? Chúng ta lại trở về với những công việc như thường lệ sao? Không phải thế! Trong khi Thánh Mátthêu và Máccô kết thúc Phúc Âm của mình ở việc sống lại và lệnh truyền của Chúa Giêsu là đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất, thì Thánh Luca và Gioan còn đi xa hơn. Các ngài cho chúng ta những câu chuyện chi tiết về những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với chị Maria Mađalêna, Tôma, các môn đệ Emmau và Phêrô. Các ngài kể lại việc nhận ra Chúa sống lại đã củng cố niềm tin đang giảm sút của họ, đã ban tràn đầy bình an cho họ và truyền cảm hứng cho họ để ra đi rao giảng Tin Mừng như thế nào. Khi Chúa Giêsu gọi Maria Mađalêna bằng chính tên chị, lòng tin của chị đã được hồi sinh: Bà Maria Mađalêna đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc… Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Đức Giêsu nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giêsu gọi bà: “Maria!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Hípri: “Rápbuni!”, nghĩa là “Lạy Thầy” (Ga 20,11.13-16). Các môn đệ trên đường về Emmau, nhận ra Chúa Giêsu khi Người bẻ bánh, đã vội vã trở lại Giêrusalem để kể cho mọi người về những gì đã xảy ra:
Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người… Bấy giờ, Đức Giêsu nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ, Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”
Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn.” Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh (Lc 24,13-16;25-35).
Được mời kiểm chứng những vết thương của Chúa Giêsu, Tôma đã thốt lên: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,19-29).
Không ai đã có một cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu phục sinh ấn tượng hơn Phêrô. Thấy Chúa trên biển hồ Galilê, Phêrô hẳn phải cảm thấy tội lỗi, xấu hổ và bất xứng. Ông được đặt làm là “tảng đá” của Giáo Hội, vậy mà ông đã chối Chúa Giêsu ba lần. Nhưng Chúa Giêsu đã nhìn vượt lên khỏi sự rối loạn, bất ổn đó để thấy được tiềm năng nơi Phêrô và nơi tất cả các môn đệ. Người biết rằng họ sẽ trở lại một khi họ đã nhận ra Người. Và điều đó chính xác là những gì đã xảy ra:
Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy” (Ga 21,15-19).
Câu Chuyện Tuyệt Vời Nhất Từng Được Kể. Chúng ta cũng chỉ giống như những người tín hữu đầu tiên. Chúa Giêsu biết những yếu đuối và những thất bại của chúng ta, nhưng Người không quan tâm đến chúng. Người nhìn chúng ta như những người con của sự phục sinh, như những người mà vì đó tội lỗi và sự chết đã bị hủy diệt. Và đó là cách chúng ta nên nhìn chính mình. Chúa Giêsu biết chúng ta có những khuyết điểm; Người biết chúng ta phạm tội. Nhưng Người cũng biết còn có quá nhiều điều khác đối với chúng ta hơn là những thất bại của chúng ta. Người biết tất cả sự tốt lành và tình yêu nơi chúng ta, ngay cả khi chính chúng ta khó mà nhận ra điều đó nơi mình. Và vì thế thay vì kết án chúng ta, Người nói với chúng ta: “Bình an cho các con” (Ga 20,19). Người gọi đích danh chúng ta (x. Ga 10,16). Người nói với chúng ta rằng Người luôn luôn ở cùng chúng ta (x. Mt 28,20). Sự sống lại của Chúa Giêsu là câu chuyện về sự chiến thắng của sự sống trên sự chết, một sự chiến thắng tiếp tục cho đến ngày nay. Chúng ta thấy sự chiến thắng ấy mỗi lần lòng tin của chúng ta được củng cố thêm. Chúng ta thấy sự chiến thắng ấy mỗi lần Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự kiêu ngạo hoặc mặc cảm tội lỗi hay sự lo lắng. Câu chuyện Phục Sinh là câu chuyện tuyệt vời, vĩ đại nhất từng được kể. Ước mong chúng ta giữ được câu chuyện ấy trong tâm hồn chúng ta. Mỗi ngày, ước mong chúng ta nghe Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Bình an cho con”. Joe Difato là nhà xuất bản trước đây của Tạp chí The Word Among Us. |