Loving with your mind – Part 2

0

Tác giả: Gary Zimbabwe
Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương chuyển ngữ

Theo Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: https://wau.org /resources/article/ loving_with_your_mind/

 

Top of Form

Bottom of Form

Loving with Your Mind, Part 2

Reflecting on God and his kingdom is a way of loving him.

Learning to Ponder. No discussion of loving God with our minds would be complete without addressing meditation, or mental prayer. Don’t let the word intimidate you. “Meditation” simply means thinking attentively about God, or something pertaining to him, in order to deepen our faith. Whenever we do this, we perform an act of love. Sometimes referred to as pondering, this practice of consciously dwelling on God and his actions was one of the specialties of Mary, the mother of Jesus.

The story of the annunciation in the Gospel of Luke brings Mary’s experience of pondering, or meditation, to light. The angel Gabriel appeared to Mary and informed her that she had been chosen for a special role: to be the mother of the Messiah.

And coming to her, he said, “Hail, favored one! The Lord is with you.” But she was greatly troubled at what was said and pondered what sort of greeting this might be. (Luke 1:28-29)

As soon as the angel greeted her, Mary began to think about the implications of his visit. Based on her knowledge of the Hebrew Scriptures, she knew that angels didn’t visit people just to say, “Hi.” Mary knew something big was up, and she sought to discern what it could be. This is the first time the Bible records Mary pondering the mysteries of God. It isn’t the last.

When Jesus was born, an angel of the Lord announced the good news to shepherds watching their flock (see Luke 2:9-11). Wanting to see for themselves, they decided to travel to Bethlehem.

And they went with haste, and found Mary and Joseph, and the baby lying in a manger. And when they saw it they made known the saying which had been told them concerning this child; and all who heard it wondered at what the shepherds told them. But Mary kept all these things, pondering them in her heart. (Luke 2:16-19)

The shepherds made known what the angel told them about Jesus, and everyone who heard their words wondered -“marveled” or “admired,” in the original Greek – at what the angel said. Mary kept all these things in her mind so that she wouldn’t forget, as the Greek manuscript makes clear. She pondered them. Wanting to enter more deeply into her relationship with God and his Son, she would continue to meditate on what the angel revealed to the shepherds.

Finally, when Jesus was twelve years old, Mary and Joseph left him behind in Jerusalem when they journeyed back to Nazareth. Realizing their mistake, the frantic parents returned to Jerusalem and, after searching for three days, found Jesus in the Temple, sitting among the teachers. Once again, faced with a confusing set of circumstances, Mary pondered.

When his parents saw him, they were astonished, and his mother said to him, “Son, why have you done this to us? Your father and I have been looking for you with great anxiety.” And he said to them, “Why were you looking for me? Did you not know that I must be in my Father’s house?” But they did not understand what he said to them. He went down with them and came to Nazareth, and was obedient to them; and his mother kept all these things in her heart. (Luke 2:48-51)

Mary certainly expressed her love from God through her words and actions, but she also loved him with her mind. By choosing to think about him, to ponder his attributes and greatness, we can do the same.

Obstacles. There are several obstacles that can block us from loving God with our mind. We could argue that our fast-paced and technology-driven world fuels these obstacles, but similar challenges have always been around. For centuries people have had to struggle to find time for meditation, drown out the noise of the world, and look past the instant gratification promised by materialism. So let’s look at a few of these challenges and explore ways to take back control of our minds. 

Not Enough Time. One of the more memorable individuals from my software development days was a man named Lou. Our mutual dislike of the deadlines and pressure of the job helped us become friends almost as soon as we met. Lou was about ten years older than I and often drew on his prior work experiences when trying to make a point. He passed away over a decade ago, but many of these “Lou-isms” are permanently etched in my memory.

One of my favorites involves the time he questioned his boss on a proposed solution to a technical problem. The supervisor’s response was short and to the point: “We don’t pay you to think; we pay you to work. Just do it!”

The world encourages the “just do it” mentality, and to be fair, that might be the right approach when we’re under pressure: don’t waste time thinking; just get busy and start working. This mindset, however, doesn’t carry over when it comes to meditation. The “just do it” approach, with its emphasis on frenetic activity, seriously undermines the value of sitting quietly with Jesus or the Father or the Holy Spirit.

Choosing to be still and spend time with the Lord is a good thing. Jesus commended Mary of Bethany for sitting at his feet and listening to his teaching (see Luke 10:38-42). He invited Peter, James, and John to keep him company in the Garden of Gethsemane (see Matthew 26:36-37; Mark 14:32-33). No matter what anyone tries to tell you, time spent attentively reflecting on the words or presence of the Lord is always time well spent.

Too Much Noise. We live in a noisy world. No matter where we go, the noise seems to follow. In order to hear God speak and then reflect on his words, we must find a way to escape from the noise.

This must be a deliberate choice on our part. As Jesus said, “Go into your room and shut the door and pray to your Father who is in secret” (Matthew 6:6). Mark’s Gospel records that Jesus “rose and went out to a lonely place, and there he prayed” (1:35). The message for us? Find a quiet place, and spend time with God.

Thinking about Worldly Things. It’s easy for me to think about worldly things. I’ve done so ever since I was a small child, and I’m really good at it! Thinking about God, heaven, and other spiritual things is a little more difficult.

John warns against loving the world or the things of the world (see 1 John 2:15), but sometimes that’s easier said than done. Is there a solution?

Fortunately, Jesus knew we would struggle in this area. He sent the Holy Spirit to dwell in us so that we can think with “the mind of Christ” (1 Corinthians 2:16). Tapping into the power of the Spirit will help us rise above the desire to dwell on worldly things and help us meditate instead on the invisible kingdom. The simple invitation “Come, Holy Spirit” is a great way to lift our minds to heavenly things.

When the days for his being taken up were fulfilled, he resolutely determined to journey to Jerusalem. (Luke 9:51)

Looking Back, Looking Ahead. Before we can love God with our actions, we must first love him with our thoughts and our will. Any time spent reflecting on him and the mysteries of his kingdom is time spent loving him.

There is overlapping between loving God with the mind and loving him through our actions, but there are differences as well. Give the Holy Spirit permission to inspire your thoughts, words, and actions today. The Spirit will help you think with the mind of Christ, focusing more on the invisible kingdom of God than on the visible world. He will strengthen your will so that you can resist the distractions around you and choose instead to “waste time” by reflecting on the mysteries of God.

This is an excerpt from Journey with God by Gary Zimak (The Word Among Us Press, 2021), available at www.wau.org/books.

Yêu Bằng Tâm Trí (Yêu Hết Trí Khôn), phần 2

Suy gẫm về Thiên Chúa và vương quốc của Người là một cách để yêu mến Người.

Học cách Suy gẫm. Hẳn không có cuộc thảo luận nào về việc yêu mến Thiên Chúa bằng tâm trí của chúng ta nếu hoàn toàn không có việc suy gẫm hoặc cầu nguyện bằng tâm trí. Đừng để cho từ ngữ làm bạn hoảng sợ. “Suy niệm (Suy gẫm)” đơn giản nghĩa là suy nghĩ cách cẩn thận về Thiên Chúa, hoặc về điều gì đó có liên quan đến Người, để đào sâu đức tin của chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta làm điều này, chúng ta thực hiện một hành động của tình yêu. Đôi khi việc suy gẫm, thực hành cách ý thức về Thiên Chúa và những hành động của Người được cho là một trong những nét đặc biệt của Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu.

Câu chuyện về biến cố truyền tin trong Tin Mừng theo Thánh Luca đưa kinh nghiệm về việc suy gẫm hoặc suy niệm của Đức Maria ra ánh sáng. Sứ thần Gáprien đã hiện ra với Đức Maria và báo cho Mẹ rằng Mẹ đã được chọn cho một vai trò đặc biệt: để làm mẹ của Đấng Cứu Thế.

“Và khi đến với Mẹ, sứ thần nói: ‘Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà’. Nhưng nghe lời ấy, Mẹ rất bối rối và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì” (Lc 1,28-29).

Ngay khi sứ thần chào, Đức Maria đã bắt đầu suy nghĩ về những điều ngụ ý của cuộc viếng thăm của sứ thần. Dựa vào những kiến thức của mình về Thánh Kinh Do Thái, Mẹ biết rằng sứ thần đã không viếng thăm con người chỉ để nói “Xin chào”. Đức Maria đã biết điều gì đó lớn lao sắp xảy ra và Mẹ đã tìm cách phân định điều đó có thể là gì. Đây là lần đầu tiên Thánh Kinh ghi lại Đức Maria suy gẫm các mầu nhiệm về Thiên Chúa. Đó không phải là lần cuối cùng.

Khi Chúa Giêsu được sinh ra, một thiên thần của Thiên Chúa đã loan báo Tin Mừng cho các mục đồng đang chăn chiên (x. Lc 2,9-11). Muốn đích thân nhìn thấy tận mắt, họ đã quyết định đi tới Bêlem.

Và khi họ hối hả ra đi, họ tìm thấy Đức Maria, Thánh Giuse và hài nhi đang nằm trong máng cỏ. Và khi họ thấy điều đó họ nhận ra rằng lời đã được loan báo cho họ có liên quan đến hài nhi này; và tất cả những người đã nghe điều đó đều ngạc nhiên về những điều mà các mục đồng kể cho họ. Còn Đức Maria thì ghi nhớ tất cả những điều này và suy gẫm trong lòng (x. Lc 2,16-19).

Các mục đồng đã được biết những điều mà sứ thần đã nói với họ về Chúa Giêsu và mọi người nghe những lời họ kể đều ngạc nhiên – “kinh ngạc” hoặc “ngưỡng mộ”, theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp – về những gì sứ thần đã nói. Đức Maria ghi nhớ tất cả những điều này trong tâm trí để Mẹ không quên, như bản viết tay tiếng Hy Lạp nói rõ. Mẹ suy gẫm những điều đó. Muốn bước vào trong mối tương quan của mình với Thiên Chúa và Con của Người cách sâu sắc hơn, Mẹ đã tiếp tục suy niệm về những gì thiên thần đã mạc khải cho các mục đồng.

Cuối cùng, khi Chúa Giêsu được 12 tuổi, Đức Maria và Thánh Giuse đã để Người ở lại Giêrusalem khi họ trở về Nadarét. Nhận ra thiếu sót của mình, hai cha mẹ hết sức lo lắng trở lại Giêrusalem và sau khi tìm kiếm ba ngày, các ngài đã tìm thấy Chúa Giêsu trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy. Một lần nữa, đối diện với một loạt những hoàn cảnh gây bối rối, Đức Maria đã suy đi nghĩ lại.

Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: ‘Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!’ Người đáp: ‘Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?’ Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2,48-51).

Đức Maria chắc chắn đã biểu lộ tình yêu của Mẹ với Thiên Chúa qua lời nói và hành động của Mẹ, nhưng Mẹ cũng đã yêu mến Người bằng tâm trí. Bằng việc lựa chọn để suy nghĩ về Người, để suy gẫm các thuộc tính và sự vĩ đại của Người, chúng ta có thể làm điều tương tự.

Những Chướng Ngại. Có nhiều chướng ngại có thể cản trở chúng ta yêu mến Thiên Chúa bằng tâm trí. Chúng ta có thể tranh cãi rằng thế giới công nghệ và phát triển với tốc độ nhanh càng thúc đẩy những chướng ngại này, nhưng những thách đố tương tự cũng luôn ở xung quanh. Qua bao thế kỷ, người ta đã phải đấu tranh để tìm thời gian cho việc suy niệm, lấn át tiếng ồn của thế gian và nhìn lại sự thỏa mãn tức thời được hứa hẹn bởi chủ nghĩa duy vật. Vì thế, chúng ta hãy nhìn vào một vài thách đố này và tìm kiếm những cách thức để lấy lại việc kiểm soát tâm trí của chúng ta.

Không Đủ Thời Gian. Một trong những cá nhân đáng ghi nhớ hơn cả từ những ngày phát triển phần mềm của tôi là một người đàn ông có tên là Lou. Chính quan điểm không thích về giới hạn thời gian và áp lực công việc đã giúp chúng tôi trở nên những người bạn hầu như ngay khi chúng tôi gặp nhau. Lou lớn hơn tôi khoảng mười tuổi và anh thường dựa vào những kinh nghiệm công việc trước đây của mình khi cố gắng đưa ra một quan điểm. Anh đã qua đời cách đây hơn một thập kỷ, nhưng nhiều trong số “những nguyên tắc của Lou” đã được ghi khắc sâu trong ký ức của tôi.

Một trong những điều tôi ưa thích có liên quan đến thời gian mà anh ta đã hỏi sếp của mình về một giải pháp được đề xuất cho một vấn đề về kỹ thuật. Câu trả lời của người giám sát thật ngắn gọn và đại khái là: “Chúng tôi không trả lương cho anh để suy nghĩ; chúng tôi trả lương cho anh để làm việc. Cứ làm việc đi!”

Thế giới khuyến khích trí lực “cứ làm việc đi” và để trở nên công bằng, điều đó có thể là sự tiếp cận đúng đắn khi chúng ta sống dưới áp lực: không lãng phí thời gian để suy nghĩ; chỉ bận rộn và bắt đầu làm việc. Tuy nhiên, thái độ này không ứng dụng khi đề cập đến việc suy niệm. Phương pháp “cứ làm việc đi”, với việc nhấn mạnh vào hoạt động điên cuồng, làm suy giảm cách nghiêm trọng giá trị của việc ngồi thinh lặng với Chúa Giêsu hoặc với Chúa Cha hoặc với Chúa Thánh Thần.

Việc lựa chọn ngồi thinh lặng và dành thời gian với Chúa là một điều tốt đẹp. Chúa Giêsu đã khen ngợi chị Maria làng Bêtania về việc ngồi dưới chân Chúa và lắng nghe giáo huấn của Người (x. Lc 10,38-42). Người đã mời gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan cùng đi với Người vào Vườn Giêtsimani (x. Mt 26,36-37; Mc 14,32-33). Không quan trọng bất cứ ai cố gắng nói với bạn, thời gian được dùng để suy niệm một cách chăm chú về những lời nói hoặc về sự hiện diện của Chúa luôn luôn là thời gian được sử dụng tốt.

Quá Nhiều Tiếng Ồn. Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào. Không quan trọng chúng ta đi đâu, tiếng ồn ào dường như cũng đi theo chúng ta. Để nghe Chúa nói và sau đó suy niệm lời của Người, chúng ta phải tìm một cách để thoát khỏi tiếng ồn. Điều này phải là một lựa chọn có ý thức của chúng ta. Như Chúa Giêsu đã nói: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Mt 6,6). Tin Mừng theo Thánh Máccô tường thuật lại việc Chúa Giêsu “đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó” (Mc 1,35). Sứ điệp này có dành cho chúng ta chăng? Hãy tìm một chỗ thinh lặng và dành thời gian cho Chúa.

Suy Nghĩ về Những Chuyện Thế Gian. Thật dễ dàng cho chúng ta để suy nghĩ về những chuyện thế gian. Tôi đã từng làm như thế từ khi tôi còn nhỏ, và tôi thực sự rất giỏi về điều đó! Suy nghĩ về Thiên Chúa, về Thiên Đàng và những điều thiêng liêng khác thì khó hơn một chút.

Gioan cảnh cáo chống lại việc yêu mến thế gian hoặc những thứ thuộc về/của thế gian (x. 1 Ga 2,15), nhưng đôi khi nói dễ hơn là làm. Có giải pháp gì không?

May thay, Chúa Giêsu biết chúng ta phải chiến đấu trong lĩnh vực này. Người đã gửi Thánh Thần đến ở trong chúng ta để chúng ta có thể suy nghĩ bằng “tâm trí (tư tưởng) của Chúa Kitô” (1 Cr 2,16). Tháp nhập vào quyền năng của Thánh Thần sẽ giúp chúng ta vượt lên trên khát vọng sống trên những sự trần tục và thay vào đó giúp chúng ta suy niệm về vương quốc vô hình. Lời mời gọi đơn sơ: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến” là một cách để nâng tâm trí của chúng ta lên những điều trên trời.

Khi đã tới ngày Đức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51).

Nhìn Trở Lại, Nhìn Về Phía Trước. Trước khi chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa bằng các hành động của mình, trước hết chúng ta phải yêu mến Người bằng những tư tưởng và ý chí của chúng ta. Bất cứ thời gian nào được dùng để suy niệm về Người và các mầu nhiệm về vương quốc của Người đều là thời gian dành để yêu mến Người.

Có sự  đan kết giữa việc yêu mến Chúa bằng tâm trí và yêu mến Chúa qua những hành động của chúng ta, nhưng cũng có những sự khác biệt. Hãy để cho Chúa Thánh Thần truyền cảm hứng cho những ý tưởng, lời nói và hành động của bạn hôm nay. Thánh Thần sẽ giúp bạn suy nghĩ bằng tư tưởng của Chúa Kitô, tập trung nhiều hơn vào vương quốc vô hình của Thiên Chúa hơn là vào thế gian hữu hình. Người sẽ củng cố ý chí của bạn để bạn có thể chống lại những sự phân tâm xung quanh bạn và thay vào đó lựa chọn “lãng phí thời gian” bằng cách việc suy niệm các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Đây là một đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề “Hành Trình với Thiên Chúa”, của tác giả Gary Zimak (The Word Among Us Press, 2021), có thể truy cập tại bookstore.wau.org.

Comments are closed.

phone-icon