All ate and were satisfied – SN song ngữ Lễ Mình Máu Chúa Kitô

0

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD 
– chuyển ngữ

Sunday – Feast of the Body and Blood of Christ (June 19)

“All ate and were satisfied”

Gospel Reading: Luke 9:11-17 

11 When the crowds learned it, they followed him; and he welcomed them and spoke to them of the kingdom of God, and cured those who had need of healing.12 Now the day began to wear away; and the twelve came and said to him, “Send the crowd away, to go into the villages and country round about, to lodge and get provisions; for we are here in a lonely place.” 13 But he said to them, “You give them something to eat.” They said, “We have no more than five loaves and two fish — unless we are to go and buy  food for all these people.” 14 For there were about five thousand men. And he said to his disciples, “Make them sit down in companies, about fifty each.” 15 And they did so, and made them all sit down. 16 And taking the five loaves and the two fish he looked up to heaven, and blessed and broke them, and gave them to the disciples to set before the crowd. 17 And all ate and were satisfied. And they took up what was left over, twelve baskets of broken pieces.

Chúa Nhật ngày 19.6.2022
Lễ Mình Máu Chúa 

Mọi người được ăn no nê

Lc 9,11-17

11 Đám đông dân chúng biết thế, liền đi theo Người. Người tiếp đón họ, nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.12 Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.”13 Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.”14 Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.”15 Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống.16 Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.17 Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.

Meditation: Do you hunger for God and for the abundant life he offers you through Jesus Christ? Jesus’ feeding of the five thousand is the only miracle recorded in all four Gospels. What is the significance of this miracle? The miraculous feeding of such a great multitude pointed to God’s provision of manna (bread) in the wilderness for the people of Israel under Moses’ leadership. When the people complained to Moses that they would die of hunger in the barren wilderness, God told Moses that he would “rain bread from heaven” for them to eat (Exodus 16:4,11-12). The miraculous provision of bread foreshadows the true heavenly bread which Jesus offers his followers who believe in him. Jesus makes a claim only God can make: He is the “bread of life” (John 6:35) and the “true bread of heaven” that sustains us now and for all eternity (John 6:58). 

A sign of God’s great generosity and goodness towards us

Jesus’ feeding of the five thousand is a sign of God’s generous care and provision for his people. When God gives, he gives abundantly. He gives more than we need for ourselves so that we may have something to share with others, especially those in need. God takes the little we have and multiplies it for the good of others. Do you trust in God’s provision for you and do you share freely with others, especially those who lack what they need?

Jesus feeds us with the true bread of heaven

Jesus’ feeding of the five thousand points to the superabundance of the Lord’s Supper or Eucharist. In the Old Covenant bread and wine were offered as a sacrifice of thanksgiving to the Creator who made the earth fruitful to nourish and strengthen all his creatures. Melchizedek is an important Old Testament figure because he was both a priest and a king who offered a sacrifice of bread and wine to God on behalf of Abraham and his future offspring (Genesis 14:18; Hebrews 7:1-4). His offering prefigured the offering made by Jesus, our great high priest and king who gave a new and distinctive meaning to the blessing of the bread and the cup of wine when he instituted the “Lord’s Supper” or “Eucharist” on the eve of his sacrifice on the cross (Hebrews 7:26; 9:11; 10:12). 

On the eve of  the exodus of the Jewish people from bondage in Egypt, God commanded his people to celebrate the Passover meal, with the blessing of unleavened bread and wine, and the sacrificial offering of an unblemished lamb (Exodus 12:5-8). The blood of the lamb was sprinkled on the doorposts as a sign of God’s protection from the avenging angel of death who passed over the homes sealed with the blood of the passover lamb (Exodus 12:7,13). Every year in commemoration of the Exodus deliverance the Jewish people celebrate a Passover meal with unleavened bread as a pledge of God’s faithfulness to his promises (Exodus 12:14; see Paul’s description of the Christian Passover in 1 Corinthians 5:7-8). The “cup of blessing” at the end of the Jewish Passover meal points to the messianic expectation when the future Redeemer, the Messiah King will come to rebuild his holy city Jerusalem. 

Jesus poured out his blood for us

At Jesus’ last supper meal, after he had poured the final blessing cup of wine and had given thanks to his Father in heaven, he gave it to his disciples and said, “Drink of it, all of you, for this is my blood of the covenant which is poured out for many for the forgiveness of sins” (Matthew 26:27-28). Jesus did this as a memorial of his death, which would take place the next day on the cross of Calvary, and his resurrection which occurred on the third day – Easter morning. The shedding of Jesus’ blood on the cross fulfilled once and for all the old covenant sacrifice of the paschal lamb at Passover time (Hebrews 10:11-14; 1 Corinthians 5:7: 1 Peter 1:18-19). That is why John the Baptist had prophetically called Jesus the “Lamb of God who takes away the sin of the world” (John 1:29). 

Jesus made himself an offering and sacrifice, a perfect gift that was truly pleasing to the Father in heaven. He “offered himself without blemish to God” (Hebrews 9:14) and “gave himself as a sacrifice to God” (Ephesians 5:2). Jesus established the Lord’s Supper and Eucharist as a memorial of his death and resurrection and he commanded his disciples to celebrate it until his return again in glory. 

“The food that makes us live for ever in Jesus Christ”

When we receive from the Lord’s table we unite ourselves to Jesus Christ, who makes us sharers in his body and blood. Ignatius of Antioch (35-107 A.D.) calls it the “one bread that provides the medicine of immortality, the antidote for death, and the food that makes us live for ever in Jesus Christ” (Ad Eph. 20,2). This supernatural food is healing for both body and soul and strength for our journey heavenward. 

When you approach the Table of the Lord, what do you expect to receive? Healing, pardon, comfort, and rest for your soul? The Lord has much more for us, more than we can ask or imagine. The principal fruit of receiving the Eucharist is an intimate union with Christ. As bodily nourishment restores lost strength, so the Eucharist strengthens us in charity and enables us to break with disordered attachments to creatures and to be more firmly rooted in the love of Christ. Do you hunger for the “bread of life”?

“Lord Jesus, you nourish and sustain us with your very own presence and life. You are the “Bread of Life” and the “Cup of Salvation”. May I always hunger for you and be satisfied in you alone.”

Suy niệm: Bạn có đói khát Thiên Chúa và sự sống sung mãn Người ban cho bạn qua Đức Giêsu Kitô không? Việc nuôi năm ngàn người ăn của Ðức Giêsu là phép lạ duy nhất đã được thuật lại trong tất cả bốn Tin mừng. Ý nghĩa của phép lạ này là gì? Việc nuôi ăn lạ lùng cho một đám đông lớn như thế nhắm tới sự quan phòng về bánh manna của Thiên Chúa trong hoang địa cho dân Israel dưới sự lãnh đạo của Môisen. Khi dân chúng kêu trách Moisen rằng họ sẽ chết đói trong hoang địa khô cằn, Thiên Chúa đã nói với Moisen rằng Người sẽ “ban bánh từ trời” cho họ ăn (Xh 16,4.11-12). Sự quan phòng lạ lùng của bánh này tiên báo bánh đích thật từ trời mà Đức Giêsu ban cho những ai theo Người, những ai tin vào Người. Đức Giêsu đã nói lời mà chỉ có mình Thiên Chúa mới nói: Người là “Bánh sự sống” (Ga 6,35) và là “bánh từ trời” để nuôi dưỡng chúng ta bây giờ và mãi mãi (Ga 6,58).

Dấu chỉ quảng đại và tốt lành nhất của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Việc nuôi năm ngàn người ăn của Đức Giêsu cho thấy lòng quảng đại và quan phòng của Thiên Chúa dành cho dân Người. Khi Thiên Chúa ban, Người ban cho cách dư dật. Người ban cho hơn cả những gì chúng ta cần cho mình, để chúng ta có thể có điều gì đó để chia sẻ với người khác, đặc biệt với những ai thiếu thốn các nhu cầu cần thiết. Thiên Chúa đón nhận sự ít ỏi chúng ta có và nhân nó lên vì lợi ích của người khác. Bạn có tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa dành cho bạn và bạn có chia sẻ với người khác cách nhưng không, đặc biệt với những người thiếu thốn không?

Đức Giêsu nuôi chúng ta bằng bánh từ trời

Việc nuôi năm ngàn người ăn của Ðức Giêsu hướng tới sự sung mãn Bữa tiệc của Chúa hay  Thánh Thể. Trong Giao ước Cũ, bánh và rượu được tiến dâng làm hy lễ tạ ơn Đấng Tạo Hóa đã làm cho trái đất màu mỡ để nuôi dưỡng và bổ sức cho mọi thụ tạo của Người. Menkisêđê là một nhân vật quan trọng trong Cựu ước vì ông vừa là tư tế vừa là vua (St 14,18), đã tiến dâng của lễ bánh và rượu lên Thiên Chúa thay cho Abraham và hậu duệ tương lai của ông (St 14,18; Hr 7,1-4). Của lễ của ông tiên báo của lễ Ðức Giêsu thực hiện, vị Thượng tế và là Vua của chúng ta, Đấng đã ban cho một ý nghĩa mới và khác biệt cho sự giáng phúc của bánh chúc tụng và chén rượu khi Người thiết lập “Bữa Tiệc của Chúa” hay “Bí tích Thánh Thể” vào tối hôm Người hy sinh trên thập giá (Hr 7,26; 9,11; 10,12).

Trong đêm xuất hành của người Do thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Thiên Chúa ra lệnh cho dân ăn mừng lễ Vượt Qua, với bánh chúc tụng không men và rượu, và dâng lễ hy sinh của con chiên vẹn sạch (Xh 12,5-8). Máu của chiên được đánh dấu trên cửa như dấu chỉ bảo vệ của Thiên Chúa khỏi vị thần chết đi qua nhà có máu con chiên vượt qua (Xh 12,7.13). Mỗi năm để tưởng nhớ biến cố xuất hành này, người DoThái ăn mừng lễ Vượt Qua với bánh không men như sự cam kết với sự trung thành của Thiên Chúa đối với các lời hứa của Người (Xh 12,14; xem sự diễn giải của thánh Phaolô về lễ Vượt Qua của Kitô giáo trong 1Cor 5,7-8). “Chén chúc tụng” vào cuối bữa ăn Vượt Qua của người Do Thái nhắm tới sự mong đợi Đấng Messia khi Đấng Cứu chuộc tương lai, Vua Messia sẽ đến để tái thiết thành thánh Giê rusalem của Người.

Đức Giêsu đã đỗ máu ra vì chúng ta

Vào bữa tiệc ly của Đức Giêsu, sau khi Người rót chén rượu chúc tụng cuối cùng và dâng lời tạ ơn lên Cha trên trời, Người trao nó cho các môn đệ và nói “Tất cả các con hãy cầm lấy nó mà uống, này là máu giao ước của Ta sẽ đỗ ra cho nhiều người được ơn tha tội” (Mt 26,27-28). Đức Giêsu đã làm điều này như sự tưởng niệm cái chết của Người, sẽ xảy ra vào ngày sau đó trên thập giá ở đồi Canvê, và sự sống lại của Người sẽ xảy ra vào ngày thứ ba – sáng Phục Sinh. Việc đỗ máu ra của Đức Giêsu trên thập giá hoàn thành một lần thay cho tất cả lễ hy sinh của giao ước cũ của con chiên vượt qua vào ngày lễ Vượt Qua (Hr 10,11-14; 1Cor 5,7; 1Pr 1,18-19). Ðó là lý do tại sao Gioan tẩy giả đã tiên báo Người là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29).

Ðức Giêsu biến mình thành lễ vật và hy tế, một món quà tuyệt hảo thật sự làm hài lòng Cha trên trời. Người “đã tự hiến tế mà không làm ô danh Thiên Chúa” (Hr 9,14) và “tự hiến mình như của lễ dâng cho Thiên Chúa” (Ep 5,2). Đức Giêsu đã thiết lập Bữa ăn của Chúa và Bí tích Thánh Thể như lễ tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Người và Người truyền cho các môn đệ phải cử hành nó cho tới khi Người trở lại trong vinh quang.

Lương thực làm cho chúng ta sống mãi trong Đức Giêsu Kitô

Khi chúng ta đón nhận lương thực từ bàn tiệc của Chúa, chúng ta kết hiệp mình với Đức Giêsu Kitô, Đấng cho chúng ta được chia sẻ mình và máu của Người. Thánh Ignatius thành Antioch (35-107 AD) gọi đó là “bánh ban thần dược bất tử, là thuốc giải độc của cái chết, và là lương thực làm cho chúng ta sống mãi trong Đức Giêsu Kitô” (Ad Eph 20,2). Lương thực thần linh này là sự chữa lành cho cả xác và hồn và tăng sức cho cuộc hành trình của chúng ta trên đường về quê trời.

Khi bạn tới gần Bàn tiệc của Chúa, bạn mong đợi đón nhận điều gì? Sự chữa lành, ơn tha thứ, sự an ủi, và sự an nghỉ cho linh hồn? Chúa còn có nhiều hơn cho chúng ta, nhiều hơn chúng ta có thể xin hay nghĩ tới. Hoa trái chính của việc đón nhận Thánh Thể là sự kết hiệp mật thiết với Đức Kitô. Như của ăn phần xác phục hồi sức khỏe, thì Thánh Thể cũng tăng sức cho chúng ta trong đức ái và giúp chúng ta cắt đứt những dính bén lăng loàn với thụ tạo và gắn bó chặt chẽ hơn trong tình yêu của Đức Kitô. Bạn có đói khát “bánh sự sống” không?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa nuôi dưỡng và duy trì chúng con với sự hiện diện và sự sống đích thật của Chúa. Chúa là “Bánh Sự Sống” và là “Chén Cứu Ðộ”. Xin cho con luôn đói khát Chúa và chỉ thỏa mãn trong Chúa mà thôi.

Comments are closed.

phone-icon