Phó tế GREG KANDRA
Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương chuyển ngữ
Theo Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: WAU
Let there be light
God is Creator, Artist, Builder, and Dreamer. God looked at everything he had made, and found it very good. – Genesis 1:31 “Let there be light” (Genesis 1:3) may be one of the best opening lines a character in an epic story could ever speak—and it’s fitting that the character is God. His first recorded words in all of Scripture literally set the stage for everything that will follow. First, they tell us that he didn’t intend for us to dwell in darkness. He meant for his creation to be a place where there was, first and foremost, light. What he was setting out to create would be something that was radiant. Luminous. Bright with possibility. And that gives us the second important idea, which we easily neglect or overlook: God is a creator, in fact, he is the Creator. An angel once reminded a questioning young girl that “nothing will be impossible for God” (Luke 1:37). Put another way, everything is possible with him. Like any artist throughout history, at the beginning of time, God needed light so he could see what he had to work with; he was setting out to craft, shape, mold, imagine, build. And what he was doing was nothing less than the definitive act of creation: he was summoning up something-everything!-out of nothing. How did it turn out? Critics today may look around and quibble. But Genesis tells us that in the beginning, it was “very good” (1:31). Really, it was. And it is. Now, countless millennia later, we are continually uplifted and sometimes thunderstruck to realize that creation didn’t end with Genesis. God’s creation continues all around us-and, in fact, through us. The greatest of all artists has endowed us with the skills, talents, and temperaments to take the raw elements of the world-everything from mud and wood to our own heartbreak and joy-and continue to express the Creator’s endless creativity with our own hands, eyes, voices, and minds. Art is one of God’s enduring and often surprising gifts. What a wonder it is! That is the power of art and the artist. Michelangelo’s David, Van Gogh’s Starry Night, Beethoven’s symphonies, a Jessye Norman aria . . . the heart and the head can barely contain it all. (Not to mention the exquisite balance of color and light that a five-year-old captures with crayon and that is preserved in the permanent collection of the gallery on the family refrigerator. That is art!) The art we give, and that is given to us, manages to connect us in a powerful way to the source of all art, affirming again and again with every trumpet blast and brushstroke that God just can’t stop creating. And his ultimate creations, we mere mortals, make all that possible, despite our flat notes and botched colors, because “nothing will be impossible for . . .” Well, you know. So what is a busy person to do with so much wonder to see, hear, and experience? Whatever we do, first of all, we need to be amazed. Not just tickled or impressed. Amazed. The simple fact that God has taken the time to create this creation and create creators to create more creation is . . . amazing. Each of us, however we can, need art and God’s gift of art for that simple reason: we need it to take us somewhere. If we want to help make our lives extraordinary, we ought to look for opportunities to experience that kind of amazement and joy-and thank God for it. And then we need to repay him in the only way we can: with our lives. Pope St. John Paul II, an artist himself-in his early life, he was a playwright, actor, and poet-wrote a Letter to Artists in 1999 that explained this beautifully: “Not all are called to be artists in the specific sense of the term,” he wrote. “Yet, as Genesis has it, all men and women are entrusted with the task of crafting their own life: in a certain sense, they are to make of it a work of art, a masterpiece.” How is your masterpiece going? God called man into existence, committing to him the craftsman’s task. Through his “artistic creativity” man appears more than ever “in the image of God,” and he accomplishes this task above all in shaping the wondrous “material” of his own humanity and then exercising creative dominion over the universe which surrounds him. With loving regard, the divine Artist passes on to the human artist a spark of his own surpassing wisdom, calling him to share in his creative power. Obviously, this is a sharing which leaves intact the infinite distance between the Creator and the creature, as Cardinal Nicholas of Cusa made clear: “Creative art, which it is the soul’s good fortune to entertain, is not to be identified with that essential art which is God himself, but is only a communication of it and a share in it.” Try This Let’s just admit it. Everybody is a critic. Does anybody not have an opinion about books, movies, TV shows, hairstyles? Listen to any conversation in a bar, pizza parlor, or local diner after a late showing of a movie has let out on a Saturday night. Or hear the debate in any living room after spending a couple of hours with friends watching Netflix. But how often do we ask ourselves, after watching a movie or listening to an album or reading a book, “What is God revealing here? What is he trying to tell me, others, the world?” It may not be deep; it may not be profound. But if something affects us, moves us, or challenges us, there is something (or Someone) at work. The fact is, so much of what we see in our created world came from human hands and our limited imagination and skills—but behind much of it was another Creator. Are we able to set aside our cynicism, our criticism, and see that? Do we appreciate that? If nothing else, we can cultivate a sense of appreciation, even thankfulness, for the creative impulse behind every work of art-even if we can’t stand it. It came, after all, from one of us, another of God’s creatures. Try to see the world around us, and all the created things within it, as God continuing his “very good” creation in a thrilling, baffling, sometimes infuriating, and delightfully unpredictable way. To try and do that, I think, is to try and see the world, not through our eyes, but through God’s. It can serve as a prayer of thanksgiving, a living psalm of love, to the One who made it all possible. It can open our hearts and broaden our minds, helping each of us to realize just how varied God’s palette really is. It is also a way to appreciate even more this extraordinary life we have been given-and that has been given, of course, to others as well. This is an excerpt from The Busy Person’s Guide to an Extraordinary Life by Deacon Greg Kandra (The Word Among Us Press, 2020), available from www.wau.org/books. |
Hãy có ánh sáng
Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, họa sĩ, người xây dựng và người ước mơ. “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1,31). “Hãy có ánh sáng” (St 1,3) có thể là một trong những câu mở đầu hay nhất mà một nhân vật trong câu chuyện thiên sử thi có thể đã từng nói – và điều đó thật thích hợp rằng nhân vật đó chính là Thiên Chúa. Những lời đầu tiên của Người đã được ghi lại trong tất cả Thánh Kinh theo nghĩa đen chuẩn bị cho mọi thứ sẽ theo sau đó. Trước hết, Thánh Kinh cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không có ý định để chúng ta ở trong bóng tối. Người muốn cho công trình tạo dựng của Người phải là một nơi mà ở đó, trước hết và trên hết có ánh sáng. Những gì Người đang đặt ra để tạo dựng sẽ là điều gì đó rực rỡ. Sáng chói. Sáng chói bao nhiêu có thể. Và điều đó cho chúng ta ý tưởng quan trọng thứ hai, điều mà chúng ta dễ dàng sao lãng hoặc bỏ qua: Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, thực vậy, Người là Đấng Hóa Công. Một sứ thần đã từng nhắc nhớ một thiếu nữ trẻ đang thắc mắc rằng “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37). Nói cách khác, mọi thứ đều có thể đối với Thiên Chúa. Giống như bất cứ họa sĩ nào trong suốt dọc dài lịch sử, lúc khởi đầu thời gian, Thiên Chúa đã cần ánh sáng để Người có thể nhìn thấy những gì Người phải làm với; Người đã bắt đầu chế tạo, tạo hình, nhào nặn, tưởng tượng, xây dựng. Và những gì Người đang làm thì không gì hơn là hành động dứt khoát của việc tạo dựng: Người đang triệu tập cái gì đó – mọi thứ! – ra khỏi cái hư không. Làm sao điều đó xảy ra được? Ngày nay các nhà phê bình có thể nhìn quanh và ngụy biện. Nhưng Sách Sáng Thế nói với chúng ta rằng lúc khởi đầu, điều đó “rất tốt đẹp” (St 1,31). Thực sự, đúng như thế. Và nó đúng như vậy. Giờ đây, vô số nghìn năm sau đó, chúng ta không ngừng ca ngợi và đôi khi kinh ngạc nhận ra rằng công trình tạo dựng đã không kết thúc với Sách Sáng Thế. Công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục xung quanh chúng ta – và, thực vậy, qua chúng ta. Vị họa sĩ vĩ đại nhất trong tất cả các họa sĩ đã ban cho chúng ta những kỹ năng, tài năng và những khí chất để dùng những yếu tố thô trong thế giới này – mọi thứ từ bùn đất và gỗ đến nỗi buồn và niềm vui của chính chúng ta – và tiếp tục biểu lộ sự sáng tạo vô tận của Đấng Tạo Hóa bằng chính bàn tay, đôi mắt, tiếng nói và khối óc của chúng ta. Nghệ thuật là một trong những ân huệ bền vững và thường là những món quà đáng kinh ngạc của Thiên Chúa. Thật là một điều kỳ diệu! Đó là sức mạnh của nghệ thuật và của người họa sĩ. David của Michelangelo, Đêm đầy sao của Van Gogh, các bản giao hưởng của Beethoven, bản aria của Jessye Norman… trái tim và cái đầu hầu như không thể chứa tất cả. (Chưa tính đến sự cân bằng tinh tế giữa màu sắc và ánh sáng mà một đứa trẻ năm tuổi giành được bằng bút chì màu và nó được lưu giữ vĩnh viễn trong bộ sưu tập vĩnh viễn của phòng trưng bày trên tủ lạnh gia đình. Đó là nghệ thuật!) Nghệ thuật mà chúng ta trao tặng và điều đó được trao tặng cho chúng ta, sắp xếp để liên kết chúng ta cách mạnh mẽ với nguồn mạch của tất cả nghệ thuật, khẳng định đi khẳng định lại với mỗi tiếng kèn và nét vẽ mà Thiên Chúa không thể ngừng tạo nên. Và những tác phẩm cuối cùng, tối hậu của Người, chúng ta những con người đơn thuần, biến tất cả thành có thể, cho dầu những nét vẽ đơn điệu và những màu sắc vụng về của chúng ta, bởi vì “sẽ không có gì là không thể…” Đúng vậy, bạn biết mà. Vậy thì một người bận rộn phải làm những gì với quá nhiều điều kỳ diệu để thấy, để nghe và để trải nghiệm? Bất cứ điều gì chúng ta làm, trước hết, chúng ta cần phải ngạc nhiên. Không chỉ thích thú hay ấn tượng. Ngạc nhiên. Sự thật đơn giản mà Thiên Chúa đã dành thời gian để kiến tạo nên công cuộc tạo dựng này và tạo nên những con người sáng tạo để tạo nên nhiều sự sáng tạo hơn nữa… thật kỳ diệu. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta cần nghệ thuật và quà tặng về nghệ thuật của Thiên Chúa vì lý do đơn giản đó: chúng ta cần nó để đưa chúng ta đến nơi nào đó. Nếu chúng ta muốn giúp làm cho cuộc sống của chúng ta nên phi thường, chúng ta nên tìm kiếm những cơ hội để trải nghiệm sự ngạc nhiên và niềm vui đó, rồi hãy tạ ơn Thiên Chúa về điều đó. Và rồi chúng ta cần đáp lại Người trong cách duy nhất chúng ta có thể: bằng chính cuộc sống của chúng ta. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngay từ thời niên thiếu, chính ngài là một họa sĩ, một nhà soạn kịch, một diễn viên và và nhà thơ đã viết một Lá Thư cho các nhà Họa sĩ vào năm 1999 giải thích điều này rất hay/rất tuyệt vời. Ngài viết: “Không phải tất cả mọi người đều được mời gọi để trở thành họa sĩ theo nghĩa đen. Tuy nhiên, như sách Sáng Thế đã viết, tất cả những người nam và người nữ đều được trao phó cho nhiệm vụ sáng tạo cuộc sống của chính mình: trong một ý nghĩa nhất định nào đó, họ phải làm cho nó thành một tác phẩm nghệ thuật, một kiệt tác”. Kiệt tác của bạn sẽ như thế nào? Thiên Chúa đã mời gọi con người hiện hữu, giao phó cho họ nhiệm vụ của người thợ thủ công. Qua “sự sáng tạo nghệ thuật của mình” con người xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết “theo hình ảnh của Thiên Chúa”, và Người thực hiện nhiệm vụ này trên hết bằng việc tạo hình những “chất liệu” kỳ diệu của chính tính nhân loại mình và rồi thực hành việc thống trị sáng tạo trên vũ trụ xung quanh mình. Với sự quan tâm yêu thương, người Họa Sĩ thần thánh chuyển trao cho người họa sĩ nhân loại một tia sáng khôn ngoan vượt trội của chính mình, mời gọi anh ta chia sẻ quyền năng sáng tạo của Người. Rõ ràng, đây là một sự chia sẻ để lại khoảng cách vô tận nguyên vẹn giữa Đấng Tạo Hóa và thọ tạo, như Đức Hồng y Nicôla xứ Cusa xác định rõ ràng: “Nghệ thuật sáng tạo, thứ mà linh hồn may mắn có được để giải trí, không được đồng nhất với nghệ thuật thiết yếu đó là chính Thiên Chúa, nhưng chỉ là sự truyền đạt của nó và sự chia sẻ trong nó”. Hãy thử điều này Chúng ta hãy thừa nhận điều đó. Mọi người ai cũng là một nhà phê bình. Có ai không có quan điểm về sách, phim, những biểu diễn truyền hình, những kiểu tóc? Hãy lắng nghe bất cứ cuộc trò chuyện nào tại một quán bar, tiệm bánh pizza hoặc quán ăn địa phương sau khi bộ phim mới được trình chiếu vào tối thứ Bảy. Hoặc hãy nghe cuộc tranh luận trong bất kỳ phòng khách nào sau khi dành vài giờ cùng bạn bè xem Netflix[1]. Nhưng sau khi xem một bộ phim hoặc nghe một album nhạc hay đọc một cuốn sách, chúng ta có thường xuyên hỏi chính mình: “Thiên Chúa đang mạc khải điều gì ở đây? Người đang cố gắng nói điều gì với tôi, với những người khác và với thế giới?” Điều đó có thể không sâu sắc; không thâm thúy. Nhưng điều gì đó ảnh hưởng đến chúng ta, đánh động chúng ta hoặc thách đố chúng ta, có điều gì đó (hoặc ai đó) để làm việc. Sự thực là, quá nhiều điều chúng ta thấy trong thế giới đã được tạo dựng của chúng ta đến từ bàn tay con người cũng như sự tưởng tượng và kỹ năng giới hạn của chúng ta – nhưng đằng sau đó chính là một Đấng Tạo Hóa khác. Chúng ta có thể đặt qua một bên chủ nghĩa chỉ trích, chủ nghĩa phê bình của chúng ta để thấy điều đó không? Chúng ta có đánh giá cao điều đó không? Nếu không có gì khác, chúng ta có thể nuôi dưỡng một cảm thức đánh giá cao, thậm chí là lòng biết ơn, đối với động lực sáng tạo phía sau mỗi công trình nghệ thuật – ngay cả nếu chúng ta không thể hiểu điều đó. Rốt cuộc, nó đã đến từ một người trong chúng ta, từ một trong những thọ tạo khác của Thiên Chúa. Hãy cố gắng nhìn thế giới xung quanh chúng ta và tất cả những gì đã được tạo dựng trong đó, khi Thiên Chúa đang tiếp tục “công cuộc tạo dựng tốt đẹp” của Người trong sự xúc động, bối rối, đôi khi trong cách đang giận dữ hay vui vẻ không thể biết trước được. Tôi nghĩ để thử và làm điều đó thì phải cố gắng nhìn thế giới này, không phải bằng đôi mắt của chúng ta, nhưng bằng đôi mắt của Thiên Chúa. Điều đó có thể ích lợi như một lời cầu nguyện tạ ơn, một thánh vịnh sống động về tình yêu, đối với Đấng đã làm cho mọi sự trở nên có thể. Điều đó có thể mở rộng tâm hồn chúng ta và tâm trí chúng ta, giúp mỗi người chúng ta nhận ra gam màu của Thiên Chúa thực sự đa dạng như thế nào. Đó cũng là một cách để trân quý, đánh giá cao hơn nữa cuộc sống kỳ diệu, phi thường mà chúng ta đã được ban tặng và tất nhiên cuộc sống đó cũng đã được ban cho những người khác nữa. Đây là một đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề: “Sách Hướng dẫn cho Người Bận Rộn để sống một Cuộc Sống Phi thường”. Tác giả Thầy Phó tế Greg Kandra (The Word Among Us Press, 2020), có thể truy cập từ www.wau.org/books. |
———————————————–
[1] Netflix: Dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ.