Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc hiểu được.
Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!
TIẾNG VIỆT
31. Tại sao chúng ta ít khi được rước cả Mình Thánh và Máu Thánh Chúa?
Giáo Hội khuyến khích việc chịu lễ Mình và Máu Thánh Chúa, vì hoàn toàn phù hợp với lời mời của Chúa Giêsu: “Hãy cầm lấy mà ăn”, “Hãy cầm lấy mà uống”.
Nhưng khi có nhiều người tham dự thánh lễ, việc cho rước lễ dưới hai hình bánh và rượu gặp nhiều khó khăn cụ thể. Đó là lý do giải thích tại sao hiếm khi chúng ta được rước lễ dưới hai hình thức. Mong rằng trong các dịp lễ trọng, và khi có nhiều thừa tác viên cho rước lễ, giáo dân được rước cả Mình và Máu Thánh Chúa.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây, là khi chúng ta chỉ rước Mình Thánh Chúa hoặc chỉ rước Máu Thánh Chúa, chúng ta đều rước Chúa Giêsu Kitô trọn vẹn. Người hiện diện thật sự và trọn vẹn ngay chỉ dưới một hình thức (Sắc lệnh của Công Đồng Trentô (hoặc Triđentinô), khóa họp 13, năm 1551).
Có người đặt câu hỏi: có thể rước lễ nhiều lần trong ngày được không? Theo Giáo Luật mới (1983), số 917, ai đã rước lễ rồi thì có thể rước lễ một lần nữa trong ngày đó, nhưng chỉ ở trong thánh lễ mà họ tham dự mà thôi.
ENGLISH
31. Why do we seldom receive both the Body and Blood of the Lord?
The Church encourages the receiving of the Body and Blood of the Lord, because it completely conforms to the invitation of Jesus: “Take this, and eat of it”, “Take this, and drink from it”.
But when many people attend Mass, the giving of communion under the species of host and wine meets with many specific difficulties. That is the reason why we seldom receive communion under both species. It is hoped that in solemnities, and upon availability of many communion ministers, laymen may receive both the Body and the Blood of Christ.
The important point to make here is that when we receive either the Holy Body or the Holy Blood, we do receive the full Jesus Christ. He is really and fully present even under one species only (Decree of the Council of Trent (or Trento), Session 13, in 1551).
A question is posed: is it possible to receive the blessed Eucharist many times within a day or not? Pursuant to Canon 917 of the new Canon Law (1983), one who has received the blessed Eucharist may receive it again on the same day provided that he does so within the celebration of Mass in which that person participates.
FRANÇAIS
31. Pourquoi communie-t-on rarement sous les deux espèces?
Après la consécration, le pain et le vin deviennent le corps et le sang du Christ. L’apparence du pain et du vin demeure (les « espèces », disent les théologiens, c’est-à-dire l’aspect, ce que la vue peut percevoir des choses), tandis que leur substance (c’est-à-dire étymologiquement « ce qui se tient au-dessous ») devient celle du corps et du sang du Christ (et les théologiens parleront ici de « transsubstantiation »)
La communion sous les deux espèces est à encourager! Elle correspond plus pleinement à l’offre faite par Jésus: « Prenez et mangez », « Prenez et buvez ».
Lorsqu’il y a beaucoup de participants à une eucharistie, la communion sous les deux espèces pose des problèmes pratiques d’organisation. Ce sont ces difficultés très concrètes qui expliquent la rareté de la communion sous les deux espèces. Il est souhaitable que dans les célébrations dominicales où des laïcs sont appelés à donner la communion, ceux-ci communient sous les deux espèces.
Il est important de souligner que communier au corps du Christ seul ou au sang du Christ seul c’est recevoir le Christ tout entier. Sa présence est réelle et complète même sous une seule espèce (Décret du concile de Trente, 13e session, 1551).