Giải đáp thắc mắc về Thánh lễ (3 ngôn ngữ): 32 – Nên rước lễ bằng tay hay bằng miệng?

0

Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc hiểu được.

Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.

Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!

TIẾNG VIỆT

32. Nên rước l bng tay hay bng ming?

Đối với một số người, rước lễ bằng tay có vẻ thiếu tôn kính với Mình Thánh Chúa Kitô. Hôm trước ngày chịu nạn, trong lúc lập phép Thánh Thể, Chúa Giêsu “cầm ly bánh, đọc li t ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ(Lc 22, 19). Chắc chắn là các môn đệ đã cầm bánh thánh trong tay của mình. Và Giáo hội cũng đã tiếp tục làm như thế trong suốt mười thế kỷ đầu. Sử liệu không thiếu để minh chứng việc này.

Việc rước lễ bằng miệng chỉ xuất hiện sau đó. Một đàng, việc Giáo Hội chống mọi hình thức ma thuật và tục lệ mê tín dị đoan (thí dụ : chôn bánh thánh trong đất ruộng để mùa gặt được tốt) dẫn đến việc rước lễ bằng miệng. Đàng khác, do người ta ngày càng nhạy cảm về tính chất thiêng liêng của Mình Thánh để rồi đi đến suy nghĩ cho rằng chỉ có linh mục mới có quyền đụng đến bánh thánh.

Rước lễ bằng tay và rước Máu thánh Chúa được tái lập bởi Công Đồng Vaticanô II.

Ngày nay người tín hữu được tự do chọn một trong hai cách rước lễ. Cách nào hay hơn đối với từng người ? Điều cốt yếu là mỗi người tham dự bữa tiệc Thánh Thể và đón rước Mình Thánh Chúa Kitô với tất cả lòng cung kính.

ENGLISH

32. Should the Eucharist be received by hand or by the tongue?

For some people, receiving the Eucharist by hand seems not to show full respect to the Holy Body of Christ. The day before the day He suffered, in instituting the Eucharist Sacrament, Jesus “took the bread, said the blessing, broke it, and gave it to the disciples” (Lk 22: 19). Surely the disciples took the holy host in their hands. And the Church also did the same during the first ten centuries. Historical materials are not lacking to prove this.

Only after that did the taking of the Eucharist on the tongue appear. On the one hand, the Church fought against every form of magic and superstitious habits (for example: burying the host in a field in order to have a good harvest), which resulted in the receiving of the Eucharist on the tongue. On the other hand, it is due to the fact that people are more and more sensitive to the sacredness of the Holy Body to such extent that they think that only a priest is entitled to touch the host.

Receiving the Eucharist by hand and receiving the Holy Blood of the Lord was reinstituted by the Second Vatican Council.

Now the faithful are liberal at choosing either of these two ways of receiving communion. Which way is better for each person? The essential thing is that everybody participate in the Eucharist banquet and receive the Holy Body of Christ with all respect and adoration.

FRANÇAIS 

32. La communion dans la main ou dans la bouche?

La communion dans la main paraît à certains un manque de respect à l’égard du corps du Christ. Jésus, en instituant l’eucharistie la veille de sa passion, «prit le pain, et après avoir rendu grâce, le rompit et le donna à ses disciples» (Lc 22, 19). Il est tout à fait vraisemblable que les disciples ont tenu le pain eucharistique dans leurs mains. Il en fut ainsi pendant les dix premiers siècles de l’Église. Nous en avons de multiples témoignages.

Le rite de la communion dans la bouche n’est apparu que bien plus tard. Les prêtres et les diacres portaient la communion aux absents. Petit à petit on devint plus sensible au caractère sacré de l’eucharistie, on en vint à penser que seuls les prêtres avaient le droit de toucher le pain eucharistique.

Actuellement les chrétiens ont le choix entre les deux manières de faire. Peut-on dire que l’une soit préférable à l’autre ? L’essentiel, c’est de participer au repas eucharistique avec respect, en y accueillant le corps du Christ ressuscité.

Comments are closed.

phone-icon