Nguồn: The Word Among Us, March, 2023
Phó tế Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ
This generation… seeks a sign, but no sign will be given, except the sign of the prophet Jonah (Lk 11:29) When we think of Jonah, what often comes to mind is a childhood tale of a man who spent time in the belly of a whale. Yet we know that this story resonated deeply with Jesus because he refers to Jonah several times in the Gospels, including in today’s passage. So what was it about Jonah that spoke to the heart of Jesus? Perhaps Jesus saw some similarities in their missions. Like Jonah, Jesus was sent by the Father to invite people to repentance. In this way, both men were prophets. And like Jonah, Jesus would spend time in the darkness of a place that should have swallowed him up. For Jonah, it was the stomach of a great fish. For Jesus, it would be the darkness of death, which he would overcome on the third day. Yet Jesus was also well aware that his mission went beyond that of a prophet. Jonah, or any prophet, points outside himself to God. Jesus pointed to himself as the Messiah. No more sin offerings to make some partial reparation with God were needed. No more sackcloth, as the Ninevites wore to signify their repentance. Now, repentance meant turning to Jesus, believing in him, and accepting his invitation to be reconciled to his Father. Neither did Jesus ever try to run away from his calling the way Jonah did (Jonah 1:3). Rather, he loved and fully embraced the will of his Father by inviting us to receive God’s forgiveness and mercy. That was, and still is, his mission-to call each of us, God’s beloved children, to turn back to the Father. That’s what Jesus meant by the “sign of Jonah” (Luke 11:29): God himself, in the midst of his people, calling them to return to him. The sign isn’t just the miracles of healing or the multiplication of fish and loaves. It’s not even people being raised from the dead. All those point us to Jesus, the perfect sign of the Father’s love. Just as he did for that crowd all those years ago, he is inviting you to turn to him, be forgiven, and receive him as your Lord. “Jesus, I accept your invitation! I want to receive your mercy and forgiveness today.” |
Thế hệ này… tìm kiếm dấu lạ, nhưng sẽ không có dấu lạ nào được ban cho, ngoại trừ dấu lạ ngôn sứ Giôna (Lc 11, 29)
Khi chúng ta nghĩ về ngôn sứ Giôna, điều thường xuất hiện trong tâm trí là câu chuyện thời thơ ấu về một người đã trải qua thời gian sống trong bụng cá voi. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng câu chuyện này ảnh hưởng sâu sắc đối với Chúa Giêsu vì Ngài đề cập đến ngôn sứ Giôna nhiều lần trong các sách Tin mừng, kể cả trong phân đoạn hôm nay. Vậy điều gì về Giôna đã có sự tác động đến Chúa Giêsu? Có lẽ Chúa Giêsu đã nhìn thấy một số điểm tương đồng trong sứ mệnh của họ. Giống như Giôna, Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến để mời gọi mọi người ăn năn. Theo cách này, cả hai người đều là nhà tiên tri. Và giống như Giôna, Chúa Giêsu sẽ ở trong bóng tối của một nơi đáng lẽ phải nuốt chửng Ngài. Đối với Giôna, đó là dạ dày của một con cá lớn. Đối với Chúa Giêsu, đó sẽ là bóng tối của sự chết mà Ngài sẽ vượt qua vào ngày thứ ba. Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng nhận thức rõ rằng sứ mệnh của Ngài vượt xa sứ mệnh của một nhà tiên tri. Giôna, hay bất kỳ một tiên tri nào, đều chỉ ra bên ngoài mình khi nói về Thiên Chúa. Còn Chúa Giêsu chỉ chính mình là Đấng Mêsia. Không cần thêm hy lễ đền tội để đền đáp một phần nào đó với Thiên Chúa. Không còn mặc áo nhặm như người Ninivê mặc để biểu thị sự ăn năn của họ. Giờ đây, sự ăn năn có nghĩa là quay về với Chúa Giêsu, tin vào Ngài và chấp nhận lời mời làm hòa với Cha Ngài. Chúa Giêsu cũng không bao giờ cố gắng chạy trốn khỏi sự kêu gọi của Ngài như cách Giôna đã làm (Gn 1, 3). Đúng hơn, Ngài yêu mến và hoàn toàn chấp nhận ý muốn của Cha Ngài bằng cách mời gọi chúng ta đón nhận sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó là, và vẫn là sứ mệnh của Ngài – kêu gọi mỗi người chúng ta, những người con yêu dấu của Thiên Chúa, quay về với Cha. Đó là ý của Chúa Giêsu qua “dấu lạ của Giôna” (Lc 11, 29): Chính Thiên Chúa ở giữa dân Ngài, kêu gọi họ trở về với Ngài. Dấu lạ không chỉ là phép lạ chữa bệnh hoặc hóa cá và bánh ra nhiều. Nó thậm chí không phải là người được sống lại từ cõi chết. Tất cả những điều đó đều hướng chúng ta đến Chúa Giêsu, dấu chỉ hoàn hảo của tình yêu của Chúa Cha. Cũng giống như những gì Ngài đã làm với đám đông đó những năm trước, Ngài cũng đang mời gọi bạn quay về với Ngài, để được tha thứ và tiếp nhận Ngài làm Chúa của bạn. “Lạy Chúa Giêsu, con xin chấp nhận lời mời gọi của Chúa! Con muốn nhận được lòng thương xót và ơn tha thứ của Chúa ngày hôm nay.” |
Gn 3, 1-10
Dân thành Ninivê tin tưởng Thiên Chúa (Gn 3,5)
Amazing! After hearing Jonah’s call to repentance for just one day, the people of Nineveh “believed God” and “proclaimed a fast” as a sign of their repentance (Jonah 3:5). Why were this man’s words so effective? One reason was that Jonah was not just speaking what was on his mind. He was saying what God had asked him to say! “Forty days more and Nineveh shall be destroyed,” he repeated as he walked through the city (3:4).
Jonah was a prophet, one chosen to hear God’s voice and speak it to those around him. And just as he had done with the other prophets of the Old Testament, God “backed up” Jonah’s words with power. His words didn’t just inform the people; they helped bring about deep, lasting change in their hearts-something today’s reading shows us in a very dramatic fashion! The Church calls each of us-baptized Catholics-to “share also in Christ’s prophetic office” and to “spread abroad a living witness to him” (Lumen Gentium, 12). Like Jonah, we, too, are called to hear God’s word and proclaim it. And like Jonah, we, too, can expect God to bring about changes in the people around us when we speak his words! So when you come to prayer, be sure to listen for the Lord’s voice. He might speak to you through a Scripture passage or with a thought that comes to you that you know isn’t your own. He might speak to you through the words of someone else or through the beauty of nature. The Lord can use countless ways to speak to you; your part is to still the noise around you, listen carefully, and expect to hear from him. If you feel that God has spoken to you, don’t be afraid to share it, especially if your words are for someone’s “building up, encouragement, and solace” (1 Corinthians 14:3). You never know how your words could make a difference in the lives of the people around you. And if you’re not sure you are hearing God clearly, don’t get discouraged. Keep praying, keep listening, and keep believing that God is at work and wants to speak to you and through you. “Jesus, I thank you that I can hear your voice and share it with others.” |
Kinh ngạc thay! Sau khi nghe ngôn sứ Giôna kêu gọi sám hối chỉ trong một ngày, dân thành Ninivê “tin tưởng Thiên Chúa” và “tuyên bố ăn chay” như một dấu hiệu của sự ăn năn (Gn 3,5). Tại sao lời nói của người này lại có hiệu quả như vậy? Một lý do là Giôna không chỉ nói những gì ông nghĩ. Ông đang nói những gì Thiên Chúa yêu cầu ông phải nói! “Bốn mươi ngày nữa Ninivê sẽ bị hủy diệt,” ông lặp lại khi đi ngang qua thành phố (3,4).
Giôna là một tiên tri, người được chọn để nghe tiếng Thiên Chúa và nói với những người xung quanh. Và giống như Ngài đã làm với các tiên tri khác trong Cựu Ước, Thiên Chúa “hậu thuẫn” lời của Giôna bằng uy quyền. Lời nói của ông không chỉ thông báo cho mọi người; chúng đã giúp mang lại sự thay đổi sâu sắc, lâu dài trong lòng họ – điều mà bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy một cách rất ấn tượng! Giáo hội kêu gọi mỗi người chúng ta – những người Công giáo đã chịu phép rửa tội – “cũng chia sẻ chức vụ tiên tri của Đức Kitô” và “lan rộng khắp nơi chứng tá sống động về Ngài” (Lumen Gentium, 12). Giống như Giôna, chúng ta cũng được mời gọi để nghe và công bố lời Chúa. Và giống như Giôna, chúng ta cũng có thể mong đợi Thiên Chúa thay đổi những người xung quanh chúng ta khi chúng ta nói lời của Ngài! Vì vậy, khi bạn đến cầu nguyện, hãy chắc chắn lắng nghe tiếng Chúa. Ngài có thể nói chuyện với bạn qua một đoạn Kinh thánh hoặc với một ý nghĩ đến với bạn mà bạn biết không phải của riêng bạn. Ngài có thể nói chuyện với bạn qua lời nói của người khác hoặc qua vẻ đẹp của thiên nhiên. Chúa có thể dùng vô số cách để nói với bạn; phần của bạn là làm yên lặng tiếng ồn xung quanh bạn, lắng nghe cẩn thận và mong đợi nhận được phản hồi từ Ngài. Nếu bạn cảm thấy rằng Thiên Chúa đã nói với bạn, đừng ngại chia sẻ điều đó, đặc biệt nếu lời nói của bạn là để “xây dựng, khích lệ và an ủi” ai đó (1Cor 14,3). Bạn không bao giờ biết lời nói của mình có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào trong cuộc sống của những người xung quanh bạn. Và nếu bạn không chắc là mình đang nghe rõ tiếng Thiên Chúa, đừng nản lòng. Hãy tiếp tục cầu nguyện, tiếp tục lắng nghe và tiếp tục tin rằng Thiên Chúa đang làm việc và muốn nói chuyện với bạn và thông qua bạn. “Lạy Chúa Giêsu, con cảm ơn Chúa vì con có thể nghe thấy tiếng nói của Chúa và chia sẻ nó với những người khác.” |