God’s incredible gift of love for the world – Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Phó tế Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Sunday, June 4, 2023

God’s incredible gift of love for the world

Gospel Reading: John 3:16-18

16 For God so loved the world that he gave his only Son, that whoever believes in him should not perish but have eternal life. 17 For God sent the Son into the world, not to condemn the world, but that the world might be saved through him. 18 He who believes in him is not condemned; he who does not believe is condemned already, because he has not believed in the name of the only Son of God.

Chúa Nhật, ngày 04.06.2023

Quà tặng yêu thương lạ lùng của Thiên Chúa dành cho thế gian

Ga 3,16-18

16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.

Meditation: What does Scripture tell us about God and how he relates to us? When God met with Moses on Mount Sinai and made a covenant with the people of Israel, he revealed the nature of his character and his personal love for them:

“The LORD passed before him, and proclaimed, “The LORD, the LORD, a God merciful and gracious, slow to anger, and abounding in mercy and faithfulness'” (Exodus 34:6).

God is all-loving, faithful, merciful, and forgiving by nature. God’s love is supreme because it directs, orders, and shapes everything he does.

Love and judgment

Scripture tells us that God is all just and all loving. How does his love and justice go together? God opposes sin and evil with his just wrath (his righteous anger) and right judgment – and he approaches sinful people and evil doers with mercy (“slow to anger” and “ready to forgive”) and discipline (“fatherly correction” and “training in righteousness”). John the Evangelist tells us that the Father sent his Son into the world – not to condemn but to redeem – not to destroy but to heal and restore. Paul the Apostle tells us that “the wages of sin is death, but the free gift of God is eternal life in Christ Jesus our Lord” (Romans 6:23). God does not desire the death of anyone (Ezekiel 18:23,32, Ezekiel 33:11, Wisdom of Solomon 1:13). Instead he gives us the freedom to choose between life and death – good and evil.

When we choose to sin and to go our own way apart from God, we bring condemnation upon ourselves. Sin draws us away from God and leads to a spiritual death – a death that is worse than physical loss of life because it results in a hopeless life of misery and separation from God’s peace and joy. Jesus was sent on a rescue mission to free us from slavery to sin and death and to bring us the abundant life which will never end. His death brought us true freedom and abundant new life in his Spirit – as well as pardon, reconciliation and adoption as sons and daughters of God.

Jesus took upon himself all of our sins and nailed them to the cross (Colossians 2:14). His death was an atoning sacrifice for our sins and a perfect offering to the Father on our behalf. We can find no greater proof of God’s love for fallen sinful humanity than the cross of Jesus Christ. “To ransom a slave God gave away his Son” (from an early Christian hymn for the Easter vigil liturgy). Jesus’ mission was motivated by love and obedience. That is why he willingly laid down his life for us. Jesus told his disciples that there is no greater love than for a person to willingly lay down his or her life for a friend (John 15:13). Jesus loved us first – even while we were captives to sin and Satan – in order to set us free and make us friends and beloved children of God.

Believing in the Son of God

Do you believe that Jesus personally died for you – for you alone – simply because he loved you? Scripture tells us that God knew each one of us even before we were knit in our mother’s womb (Psalm 139:13, Jeremiah 1:5). We were created for a purpose – to be united with God and to share in his love and glory now and forever. Augustine of Hippo wrote: “God loves each one of us as if there were only one of us to love.” God’s love is complete and perfect because it is wholly directed towards our greatest good – to make us whole and to unite us in a perfect bond of love and peace. That is why God was willing to go to any length necessary to save us from slavery to sin and death.

How does God’s love bring healing, pardon, and wholeness to our lives? God’s love has power to set each one of us free from every form of bondage to sin – whether it be bondage to fear and guilt, pride and greed, envy and hatred. We can only know the love of God and experience his healing power to the degree that we put our faith in him and surrender our lives to his will. Faith is the key that opens the door to Christ and to his healing power in our lives. But for faith to be effective we must act and do our part. That is why faith requires repentance and obedience – turning away from unbelief  and disobedience – and turning to the Lord with a believing heart and listening ear. That is why Jesus said, “whoever believes in me is not condemned” (John 3:18).

To believe that Jesus is the only Son of God who died for our sins is the key that opens the door to his presence and work in our lives. Jesus said, “Behold, I stand at the door and knock. If anyone hears my voice and opens the door, I will come in and eat with him, and he with me” (Revelation 3:20). The Lord Jesus knocks at the door of your heart – will you listen today and open at once?

Triune nature of God

The Lord Jesus has revealed to his disciples the great mystery of our faith – the triune nature of God and the inseparable union of the eternal Father, Son, and Holy Spirit. Jesus’ mission is to reveal the glory of God to us – a Trinity of persons – God the Father, Son, and Holy Spirit – and to unite us with God in a community of love. The ultimate end, the purpose for which God created us, is the entry of God’s creatures into the perfect unity of the blessed Trinity.

The Jews understood God as Creator and Father of all that he made (Deuteronomy 32:6) and they understood the nation of Israel as God’s firstborn son (Exodus 4:22). Jesus reveals the Father in an unheard of sense. He is eternally Father by his relationship to his only Son, who, reciprocally, is Son only in relation to his Father (see Matthew 11:27). The Spirit, likewise, is inseparably one with the Father and the Son.

The mission of Jesus and of the Holy Spirit are the same. That is why Jesus tells his disciples that the Spirit will reveal the glory of the Father and the Son and will speak what is true. Before his Passover, Jesus revealed the Holy Spirit as the “Paraclete” and Helper who will be with Jesus’ disciples to teach and guide them “into all the truth” (John 14:17,26; 16:13). In baptism we are called to share in the life of the Holy Trinity here on earth in faith and after death in eternal light.

Clement of Alexandria, a third century church father, wrote: “What an astonishing mystery! There is one Father of the universe, one Logos (Word) of the universe, and also one Holy Spirit, everywhere one and the same; there is also one virgin become mother, and I should like to call her ‘Church’.”

We can know God personally

How can we grow in our understanding and experience of God the Father, Son, and Holy Spirit? It is the Holy Spirit who reveals the Father and the Son to us and who gives us the gift of faith to know and understand the truth of God’s word. Through baptism we receive the gift of the Holy Spirit. The Lord renews the gift of the Spirit in each one of us as we open our hearts with expectant faith and yield to his work in our lives. Jesus promised his disciples that he would send them the Spirit of truth who would be their Teacher and Guide. Ask the Lord Jesus to renew in you the gift of the Holy Spirit who strengthens us in the seven-fold gifts of wisdom and understanding, right judgment and courage, knowledge and reverence, and holy fear in God’s presence (Isaiah 11:2-3).

“May the Lord Jesus put his hands on our eyes also, for then we too shall begin to look not at what is seen but at what is not seen. May he open the eyes that are concerned not with the present but with what is yet to come, may he unseal the heart’s vision, that we may gaze on God in the Spirit, through the same Lord, Jesus Christ, whose glory and power will endure throughout the unending succession of ages.” (prayer of Origin, 185-254 AD)

Suy niệm: Kinh thánh nói gì với chúng ta về Thiên Chúa và làm thế nào Người liên hệ với chúng ta? Khi Thiên Chúa gặp gỡ Môisen trên núi Sinai và lập giao ước với dân Israen, Người đã mặc khải bản tính về mình và tình yêu cá vị của Người dành cho họ:

ĐỨC CHÚA đi qua trước mặt ông và xướng: “ĐỨC CHÚA! ĐỨC CHÚA! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6).

Thiên Chúa là toàn ái, trung tín, thương xót, và tha thứ tự bản chất. Tình yêu của Thiên Chúa thì vượt trổi bởi vì nó chi phối, sắp đặt, và thành hình mọi sự Người làm.

Tình yêu và phán quyết

Kinh thánh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa thì toàn công và toàn ái. Làm thế nào tình yêu và công lý của Người đi với nhau? Thiên Chúa chống lại tội lỗi và sự xấu với cơn thịnh nộ công minh (cơn giận chính đáng của Người) và phán quyết ngay thẳng – Người tiếp cận tội nhân và người xấu với lòng thương xót (“chậm giận” và “mau tha thứ”) và rèn luyện (“sự sửa dạy của người cha” và “dạy dỗ trong sự công chính”). Thánh sử Gioan nói với chúng ta rằng Cha sai Con của Người đến thế gian – không phải để lên án nhưng để cứu chuộc – không phải để tiêu diệt nhưng để chữa lành và phục hồi. Thánh Phaolô tông đồ nói với chúng ta rằng “Thù lao của tội lỗi là sự chết nhưng ân huệ nhưng không của Thiên Chúa là sự sống đời đời nơi Đức Kitô Giêsu Chúa chúng ta” (Rm 6,23). Thiên Chúa không muốn một ai phải chết (Ed 18,23.32; 33,11; Kn 1,13). Thay vào đó, Người ban cho chúng ta sự tự do để lựa chọn giữa sống và chết, tốt và xấu.

Khi chúng ta quyết định phạm tội và đi theo con đường riêng của mình xa cách Thiên Chúa, chúng ta mang lấy án phạt vào mình. Tội lỗi lôi kéo chúng ta xa cách Thiên Chúa và dẫn tới cái chết thiêng liêng – cái chết còn tệ hơn cả mất mát sự sống thể lý bởi vì nó ảnh hưởng tới cuộc sống đau khổ tuyệt vọng và tách rời sự bình an và niềm vui của Thiên Chúa. Đức Giêsu được sai tới với sứ mệnh giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ cho tội lỗi và sự chết và đưa chúng ta tới sự sống sung mãn sẽ không bao giờ cùng. Cái chết của Người đem lại cho chúng ta sự giải thoát đích thật và sự sống mới sung mãn trong Thần Khí – cùng với ơn tha thứ, hoà giải, và được làm nghĩa tử của Thiên Chúa.

Đức Giêsu mang trên mình tất cả tội lỗi của chúng ta và đóng đinh chúng vào thập giá (Col 2,14). Cái chết của Người là hy lễ đền bù cho những tội lỗi của chúng ta và là lễ tế hoàn hảo dâng lên Cha thay cho chúng ta. Chúng ta không thể tìm thấy bằng chứng tình yêu nào của Thiên Chúa đối với loài người tội lỗi sa ngã  lớn hơn là thập giá của Đức Giêsu Kitô. “Để cứu chuộc người nô lệ Thiên Chúa đã thí mạng Con của mình” (trích từ bài thánh ca cổ xưa cho phụng vụ đêm vọng Phục sinh). Sứ mệnh của Đức Giêsu được thúc đẩy bởi tình yêu và sự vâng phục. Đó là lý do tại sao Người sẵn sàng hiến mạng sống mình vì chúng ta. Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng không có tình yêu nào lớn hơn người thí mạng sống mình vì bạn hữu (Ga 15,13). Đức Giêsu yêu thương chúng ta trước, thậm chí khi chúng ta đang bị tội lỗi và Satan giam hãm, để giải thoát chúng ta và cho chúng ta trở nên bạn hữu và con cái đáng yêu của Thiên Chúa.

Tin tưởng vào Con Thiên Chúa

Bạn có tin rằng Đức Giêsu đã chết cho riêng bạn – cho một mình bạn – đơn giản bởi vì Người yêu thương bạn không? Kinh thánh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa biết mỗi một người chúng ta thậm chí trước khi chúng ta được hình thành trong bụng mẹ (Tv 139,13; Gr 1,5). Chúng ta được tạo dựng cho một mục đích – để kết hiệp với Thiên Chúa và chia sẻ tình yêu và vinh quang của Người bây giờ và mãi mãi. Thánh Augustine thành Hippo viết: “Thiên Chúa yêu thương mỗi một người chúng ta như thể chỉ có một người trong chúng ta để yêu thương”. Tình yêu của Thiên Chúa thì trọn vẹn và hoàn hảo bởi vì nó hoàn toàn hướng tới lợi ích lớn nhất của chúng ta – để cho chúng ta nên thành toàn và để kết hiệp với chúng ta trong mối dây yêu thương và bình an trọn hảo. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa bằng mọi cách để cứu chúng ta khỏi ách nô lệ cho tội lỗi và sự chết.

Làm thế nào tình yêu của Thiên Chúa đem lại sự chữa lành, ơn tha thứ, và sự thành toàn cho đời sống chúng ta? Tình yêu của Thiên Chúa có sức mạnh để giải thoát mỗi người chúng ta khỏi mọi hình thức giam hãm của tội lỗi – nó có thể bị bó buộc bởi sợ hãi, tội lỗi, kiêu ngạo, tham lam, ghen tị, và thù hận. Chúng ta chỉ có thể nhận biết tình yêu của Thiên Chúa và cảm nghiệm sức mạnh chữa lành của Người theo mức độ chúng ta đặt niềm tin của mình vào Người và quy phục đời sống của chúng ta trước ý Người. Đức tin là chìa khoá để mở cánh cửa Kitô và sức mạnh chữa lành của Người trong đời sống chúng ta. Nhưng để đức tin có được hiệu quả, chúng ta phải hành động và đóng góp phần của mình. Đó là lý do tại sao đức tin đòi hỏi sự sám hối và vâng phục – từ bỏ sự vô tín và bất tuân – và quay về với Chúa với tấm lòng tin tưởng và đôi tai biết lắng nghe. Đó là lý do Đức Giêsu nói “Ai tin vào tôi sẽ không bị kết án” (Ga 3,18).

Để tin rằng Đức Giêsu là Con một Thiên Chúa, Đấng đã chết cho tội lỗi chúng ta, là chìa khoá mở cánh cửa sự hiện diện và hoạt động của Người trong đời sống chúng ta. Đức Giêsu nói “Này, Ta đứng ở cửa và gõ cửa. Nếu ai nghe tiếng Ta và mở cửa, Ta sẽ vào và dùng bữa với nó, và nó sẽ ở với Ta” (Kh 3,20). Chúa Giêsu gõ cửa tâm hồn bạn – bạn có lắng nghe hôm nay và mở cửa cho Người ngay lập tức không?

Bản tính Ba Ngôi của Thiên Chúa

Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ mầu nhiệm cao cả cho đức tin của chúng ta – bản tính Ba Ngôi của Thiên Chúa và sự hiệp nhất bất khả phân ly của Cha, Con, và Thánh Thần. Sứ mệnh của Đức Giêsu là mặc khải vinh quang của Thiên Chúa cho chúng ta – Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần – và sự hiệp nhất chúng ta với Thiên Chúa trong cộng đồng yêu thương. Mục đích cuối cùng, mục đích mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta là sự đi vào của các thụ tạo của Thiên Chúa sự hiệp thông hoàn hảo của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Người Do Thái hiểu Thiên Chúa là Đấng tạo hoá và Cha của mọi người mà Người đã dựng nên (Đnl 32,6) và họ hiểu dân tộc Israen là con đầu lòng của Thiên Chúa (Xh 4,22). Đức Giêsu mặc khải Chúa Cha trong sự vô thức của cảm giác. Người là Cha vĩnh cửu bởi mối quan hệ của Người với Con một, Đấng trong sự hỗ tuơng, là Con một trong mối quan hệ với Cha Người (Mt 11,27). Tương tự, Thần Khí là Đấng không thể tách biệt với Chúa Cha và Chúa Con.

Sứ mệnh của Đức Giêsu và của Chúa Thánh Thần thì giống nhau. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng Thần Khí sẽ mặc khải vinh quang của Cha và Con và sẽ nói những gì là sự thật. Trước lễ Vượt Qua của Người, Đức Giêsu đã mặc khải Chúa Thánh Thần là Đấng “Paráclê” và Đấng phù trợ, sẽ ở cùng các môn đệ để dạy dỗ và hướng dẫn họ “đi vào mọi chân lý” (Ga 14,17.26; 16,13). Trong phép rửa tội, chúng ta được kêu gọi để chia sẻ sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa ở đây trên trái đất trong đức tin và sau cái chết trong ánh sáng vĩnh cửu.

Clement thành Alexandria, một giáo phụ ở thế kỷ thứ ba của Giáo hội viết “Thật là một mầu nhiệm quá cao vời! Có một Chúa Cha của vũ trụ, có một Ngôi Lời của vũ trụ, và cũng có một Thánh Thần, một Thiên Chúa ở khắp nơi và bằng nhau. Cũng có một trinh nữ trở thành mẹ và tôi thích gọi người mẹ đó là “Giáo hội”.

Chúng ta có thể biết Thiên Chúa cách cá vị

Làm thế nào chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết và cảm nghiệm về Chúa Cha, Con, và Thánh Thần? Chính Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ mặc khải Cha và Con cho chúng ta và ban cho chúng ta ân huệ đức tin để nhận biết và hiểu sự thật của lời Chúa. Qua bí tích rửa tội, chúng ta đón nhận ân huệ của Chúa Thánh Thần. Chúa canh tân ân huệ của Chúa Thánh Thần nơi mỗi người chúng ta khi chúng ta mở lòng với niềm tin kiên vững và nhượng bộ trước tác động của Người trong cuộc đời chúng ta. Đức Giêsu hứa với các môn đệ rằng Người sẽ sai Thần Khí sự thật đến với họ, Đấng sẽ dạy dỗ và hướng dẫn họ. Hãy cầu xin Chúa Giêsu đổi mới trong bạn ân huệ của Chúa Thánh Thần, Đấng củng cố chúng ta với 7 ơn huệ: khôn ngoan, hiểu biết, biết lo liệu, can đảm, thông minh, đạo đức, và kính sợ Thiên Chúa. 

“Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đặt tay Chúa trên mắt chúng con để rồi chúng con sẽ bắt đầu nhìn không chỉ những gì trông thấy mà cả những gì không trông thấy. Xin Chúa mở mắt để quan tâm không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai. Xin Chúa mở cái nhìn của tâm hồn để chúng con có thể ngắm nhìn Thiên Chúa trong Thần Khí, nhờ cùng Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà vinh quang và quyền lực của Người sẽ tồn tại qua muôn thế hệ” (Lời cầu nguyện của Ôriginê, 185-254 AD).

Comments are closed.

phone-icon