CƠN KHỦNG HOẢNG TUỔI TRUNG NIÊN
MỘT TIẾP CẬN THIÊNG LIÊNG
Nguyên tác : Lebensmitte Als Geitliche Aufgabe Tác giả : Anselm Grün Dịch giả : An Nguyên Nhà xuất bản : Antôn và Đuốc Sáng Năm xuất bản : 1998 Số trang : 73 trangNửa đầu cuộc đời con người hướng ra bên ngoài, nửa sau con người lại hướng sâu vào nội tâm, xây dựng có nhân cách vững vàng bằng hình thành cái bóng bản thân. Vấn đề tuổi 30 – 40 là tuổi đúng ngọ, thường gặp cơn khủng hoảng trung niên là cơn khủng hoảng giữa cuộc đời, cơn khủng hoảng chiều sâu về ý nghĩa cuộc đời. Nó làm cho những người phải chịu cơn khủng hoảng cảm thấy trống rỗng, kiệt sức, không được thỏa mãn. Nó làm xáo trộn tất cả cuộc sống. Đây là cơn khủng hoảng thiêng liêng. Để giải quyết vần đề tác giả dựa trên bài thuyết trình của của linh mục Fidélis trình bày suy tư của nhà huyền bí người Đức Johanner Tauler (1300 -1361) và nhà tâm lý Carl Guestav Jung
Giải pháp cho cơn khủng hoảng ở tuổi trung niên là mục đích của tiến trình thiêng liêng, là tiến vào được “tận đáy tâm hồn”. Con người không thể nào thấm nhập vào tận đáy lòng mình bằng sức mạnh của chính mình, nhưng do sự phó thác con người mới có thể tiếp cận được với đáy lòng mật thiết nhất của mình. Cơn khủng hoảng là thời gian kéo dài là việc Thiên Chúa làm chúng ta trống không bằng thất vọng, người lột trần chúng ta bằng những yếu kém bất lực của chúng ta. Người hình thành chúng ta qua đau khổ. Thiên Chúa dìm con người vào trong cơn khủng hoảng, trong xáo trộn Người quét dọn trên dưới trong ngoài, nên điều quan trọng là chúng ta phó thác vào Thiên Chúa, buông mình để Người dẫn chúng ta qua khoảng trống và qua quả tim khô khan để đến tận đáy tâm hồn.
Thế nhưng, con người lại thường bỏ trốn cơn khủng hoảng giữa cuộc đời bằng 3 cách:
– Phóng chiếu vấn đề ra bên ngoài – Bám dính vào hình thức đạo đức thiêng liêng – Biến đổi âu lo bằng thay đổi lối sống liên miênĐó không phải là cách để giúp ta thoát khỏi cơn khủng hoảng. Bởi vì tuổi 30 – 40 là tuổi đúng ngọ, tuổi biết mình ở đâu, chấp nhận tính tương đối, chấp nhận vấn đề đối nghịch và hòa nhập vào giới tính của mình; để cuối cùng triển nở mình trong việc chấp nhận cái chết. Đi dần tới mục đích của đời người thì người đó mới có thể sống, sống năng hoạt và trưởng thành. Muốn được thế ta cần thoát ra khỏi cái tôi chật hẹp để phó thác vào Thiên Chúa bằng:
– Phải tự biết mình : lột hết mặt nạ của ta với việc tự vấn lương tâm. Nó có thể đưa ta đến dao động tận gốc rễ. Nhưng chính dao động ấy cho ta biết mình hơn. – Dứt bỏ những điều xấu – Việc tái sinh cách thiêng liêng phải bằng việc quay trở lại nội tâm, lắng nghe tiếng Thiên Chúa trong lòng mình. Sức mạnh Thiêng liêng ở khoảng giữa cuộc đời là trở thành chính mình bằng sự tin tưởng vào Thiên Chúa.Xin trân trọng giới thiệu và kính mời độc giả đến Thư viện Chân Lý để tìm đọc quyển sách hữu ích này.
Thủ Thư