CUM PRIMUM – Thư Đức Giáo Hoàng Piô X, ngày 4-8-1913

0

CUM PRIMUM

Trích ngọc thư Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X đề ngày 4-8-1913  gửi Bề Trên Cả Dòng THUYẾT GIÁO

Trích “Nữ Tu đọc Văn Thư Tòa Thánh”

Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn 1969, Văn thư VI, tr. 49-52)

Nữ Tu viện Đaminh Bùi Chu (Tam Hiệp)

1- Từ khi Thánh ý nhiệm mầu Thiên Chúa đặt Ta (không phải vì ta đáng)lên tòa Thánh Phêrô, tất cả suy tư lo lắng của Ta đều nhằm vào mục đích là chăm sóc cho các Dòng được lợi ích, mặc dầu họ đang ở giữa những khó khăn cả thể. Quả thật, như trước đây các Dòng đã hoàn toàn có công với Giáo Hội và phần rỗi các linh hồn, thì nay Ta thấy các Dòng cũng sẽ còn giúp Ta được rất nhiều nữa để “sửa đổi lại mọi sự trong Chúa Kytô”(Ep.I,IO). Để thực hiện điều Ta mong ước, Ta đã hết sức cố gắng cho các Tu sĩ đi theo vết chân các Đấng mà mỗi người Dòng tôn xưng là Vị sáng lập, là Tổ phụ của họ. Ai lại không thấy rõ rằng: một cây càng lại hút được dồi dào nhựa sống tinh túy ở rễ nó bao nhiêu, thì ngành lá nó càng rum ra sum sê và càng phát sinh dồi dào hoa trái hơn bấy nhiêu!

I.- TUYỂN MỘ ƠN THIÊN TRIỆU

2- Nhiệt độ Đức Tin và Đức Ái của Kytô hữu đang xuống, nên số người xin vào Dòng để theo đường trọn lành Phúc âm cũng mỗi ngày mỗi giảm đi.  Vậy các Bề trên Dòng phải dùng mọi phương thế thích đáng mà tránh cái nguy hiểm này: là dầu sao cũng đừng có hấp tấp mà nhận ồ ạt từng đoàn từng lũ các thanh thiếu niên, khi chưa chắc có phải vì ơn Chúa gọi mà họ chọn sống ở bậc trọn lành không? Các Thủ sinh sau khi đã được tuyển lựa cẩn thận và được nhận vào số Tập sinh rồi, phải chăm lo lột lấy tinh thần đặc biệt của Đấng lập luật Dòng là Cha Thánh Đaminh, và phải khăng khắn giữ tinh thần ấy luôn.

3- Trước hết, họ phải có tinh thần phục tùng hoàn toàn, họ phải tỏ rõ họ có Đức Vâng Lời; Không bao giờ được đòi biết lý do điều Bề trên truyền, cũng không được trì hoãn rồi phản lệnh đã nhận. Ta rất thường thấy xảy ra: nhiều người đã bỏ Dòng cách thẹn thuồng, không phải vì đã dám vào Dòng trái ý Chúa, nhưng vì trong năm Tập đã thiếu huấn luyện đích đáng, nên hết năm Tập họ đã chẳng được cái đặc tính của “người tận hiến cho Chúa”.

4- Trong việc nhận và huấn luyện các Tập sinh đòi phải khôn ngoan thận trọng thế nào, thì về các Người Dòng ba (Bậc trợ sĩ) cũng phải làm y như vậy, vì chắc chắn phải được hy vọng rất nhiều ở những người mang dang Kitô hữu, nếu họ làm gương sáng cho người khác và cổ động các việc đạo đức cũng như các việc thiện. Thực sự cũng như hai đại Thánh Tổ Phụ Đaminh và Phanxicô đã được Chúa thúc đẩy để cố công tận lực chung nhau nâng đỡ Giáo Hội thế nào, thì các người Dòng ba của các gia đình ấy cũng phải hiệp lực lại để thi nhau bảo vệ Tòa Thánh và Giáo Hội như vậy.

II.- VỀ VIỆC HỌC

5- Các Bề trên chỉ được ủy việc dạy các khóa học thánh duy cho những người mà mình thấy là chắc chắn mà thôi, đó là những người chẳng những cho đến nay, họ còn tinh tuyền chưa có chút khả nghi gì về Giáo lý, mà cả đến sau này, dù khi phải diễn giảng Chân Lý Công Giáo, dù khi phải chống đối các tà thuyết, họ cũng sẽ rất sắn sàng giữ rất đúng các quy tắc luật lệ mà Tòa Thánh đã ra từ trước đến nay, hay sẽ ra sau này.

III.- VỀ VIỆC VIẾT SÁCH

6- Các sách Tu sĩ làm, chỉ được xuất bản hay tái bản khi đã được Bề trên Dòng cho phép mà thôi, và một trật tự phải giữ các điều buộc trong Hiếp Pháp Dòng, trong Bức Tông thư: Officiorum ac munerum (nói về “nhiệm vụ”), và sau đã được xác nhận bằng các sắc lệnh của Tòa Thánh.

7- Và để mức dè dặt nó được hiệu quả chắc chắn, chính các Bề trên Dòng phải chọn trong các tu sĩ của mình, lấy những người kiểm duyệt, những người mà lấy ý kiến chung nhận là nổi hơn các người khác vì chuyên về Giáo Lý tinh tuyền và hiểu về vấn đề phải kiểm duyệt hơn – những người ấy phải vô tư, không được thiên vị; Vì thế, phải tránh những người mà chính tác giả sách có vẻ ưa thích hơn.

IV.- VỀ VIỆC QUẢNG DIỄN

8- Có ít Tu sĩ muốn cắt nghĩa diễn giải phê bình một số những tư tưởng, những phương pháp ngày nay. Họ có vẻ động tới đến kỳ cùng Chân Lý Công Giáo, tưởng mình như có thể  đưa ra ánh sáng giải thích được các chân lý đó đúng hơn cả các tiền nhân khôn ngoan thông giỏi ngày xưa. Nhưng Ta muốn các Tu sĩ ấy nên biết rằng tưởng như thế là rất nguy hiểm cheo leo, bởi vì những trí óc nhẹ dạ trống rỗng, tự nhiên hay hiếu kỳ thích mới, dễ để mình bị lừa và như thế là lạc mất Đức Tin và phần rỗi đời đời. Vì thế, các con cái Cha Thánh Đaminh, một trật lại cũng chính là các  học trò của Thánh Tiến sĩ Thiên Thần (Thomaso), phải giữ như một luật cố định, là bênh đỡ Đức Tin Công Giáo một cách công khai và can trường, tuy vẫn phải tôn trọng nhân vị, nhưng phải lột mặt những tà thuyết núp dưới tấm màn giả danh là sự thật.

V.- GIỮ LUẬT DÒNG

9- Về các cấp bậc Hàn lâm viện (Đại Học), các Đức Tiên Giáo Hoàng đã đặt và đã ban nhiều đặc ân, với một ý rất tốt lành là để tuyên dương những người trổi vượt đặc biệt trong các khoa học thánh; Nhưng Tòa Thánh đã hơn một lần phải phàn nàn vì các Tu sĩ lại mượn đấy làm cớ, để tự cho mình những dễ dãi và bỏ hát kinh Nhật Tụng chung. Xin các Bề trên hãy liệu cho tệ tục ấy chớ có ở nơi các Tu sĩ và ăn rễ sâu. Tệ tục đó ngày nay càng không hợp với Tu sĩ hơn thời Giáo Hội bị các bè rối tàn phá sâu độc, vì cần phải có những người tính tình quả cảm, đời sống mực thước để quảng tâm hy sinh những vinh dự, những tiện nghi, và gánh đỡ bất cứ việc gì, để hiến mình toàn vẹn cho Chúa và Giáo Hội. Về vấn đề này, xin các Tu sĩ Đaminh hãy nhớ các điều Đức Tiên Giáo Hoàng Clemente VIII đã truyền: “Các Bề trên chỉ được phép miễn việc hát kinh nguyện chung cho các “Độc thư” và các “Giảng sư” trong những ngày họ phải dạy hay phải giảng mà thôi”.

VI.- VỀ VIỆC GIẢNG

10- Ta rất hài lòng vì được thường nghe biết rằng, các Tu sĩ Dòng Thuyết Giáo vẫn chuyên chăm việc rao giảng Lời Chúa, đó là một trong các việc chính, mà các luật Dòng đã chỉ định. Vì thế, ta hết sức khuyên nài họ hãy đảm nhiệm thánh vụ đó, và chu toàn với lòng khiêm nhường để rao giảng Chúa Giêsu Kitô và Chúa Giêsu chịu đóng đinh, vì nếu không giảng đúng như thếm mà lại thích đi tìm hư danh và tiếng khen người đời, thì họ sẽ chỉ là những mục tử “chỉ biết lo cho mình ăn” hay những “áng mây không có nước” hoặc là “những cây không quả trong mùa thu” (Jud.12).

Vậy họ phải hết sức chăm lo thực hiện lời Thánh Tông Đồ xưa đã căn dặn Timôthêu, môn đệ Người: “Con hãy cố gắng ở trước mặt Chúa như một người đầy kinh nghiệm, một thợ (lành nghề) không phải xấu hổ, một người chân thành phân phát lời chân thật” (Tm 2,15). Được như thế, họ sẽ cho Ta được tràn đầy yên ủi và sẽ thành công mỹ mãn trong việc lo phẫn rỗi nhân loại.

                                                                                                                                       PIO X

Les Ensignets Pontificaux (Les Instituts de vie patfaite)

Desclée et Cie – p.240

Comments are closed.

phone-icon