Bà Mary Robinson nói về vai trò của Giáo hội trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

0

Bà Mary Robinson nói về vai trò của Giáo hội
trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

24

Bà Mary Robinson đứng bên cạnh Đức Thánh Cha
cùng với các thành viên của nhóm Elders (Lão thành Cấp cao)
trong buổi tiếp kiến tại Casa Santa Marta hôm thứ Hai – RV

(Vatican Radio) Tại hội nghị về khí hậu COP23, diễn ra tại thành phố Bonn của Đức, các nhà lãnh đạo từ khoảng 200 quốc gia đang tiếp tục soạn thảo ‘quyển sách điều lệ’ chi tiết để cố gắng giúp áp dụng cột mốc của hiệp định Paris.

Những đàm phán diễn ra từ ngày 6 đến 17 tháng 11 là lần đàm phán đầu tiên kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ông dự định rút khỏi hiệp ước Paris và thúc đẩy ngành công nghiệp than và dầu khí của Mỹ. Hội nghị được tổ chức bởi Fiji, một trong những đảo quốc trong Thái Bình dương bị đe dọa trực tiếp bởi nhiệt độ ấm lên và những biến đổi thời tiết.

Trong số những nhà lãnh đạo toàn cầu tham dự hội nghị có cựu Tổng thống Ireland, Mary Robinson, bà cũng là đặc phái viên của LHQ về biến đổi khí hậu và thành lập tổ chức Climate Justice (Công bằng Khí hậu) của riêng bà.

Hôm thứ Hai bà và các thành viên của nhóm ‘The Elders’ đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico để thảo luận về những thách đố toàn cầu, trong đó có những lo lắng về môi trường. Sau buổi tiếp kiến riêng, bà Mary Robinson nói với Philippa Hitchen về vai trò lãnh đạo then chốt của Giáo hội trong lĩnh vực này …

Bà Robinson cho rằng điều vô cùng cấp thiết là các nhóm tôn giáo, hiện đang hoạt động trực tiếp với người dân phải “hiểu được tính nghiêm trọng của những mối đe dọa đang hiện hữu của biến đổi khí hậu.” Bà nói rằng tông huấn Laudato Si’ của Đức Thánh Cha là “vô cùng quan trọng, và nói rằng bà đã đưa ra câu trả lời cho tài liệu từ các nhà thần học Ireland hôm thứ Sáu tuần trước tại Đại học Trinity College của Dublin.

Những quan tâm của Mỹ tại hội nghị

Bà Robinson, đã tham dự tất cả các buổi họp của COP từ hội nghị Copenhagen năm 2009, nói rằng hội nghị tại Bonn rất quan trọng vì nó là hội nghị đầu tiên từ khi ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước Paris. Trong khi đến tháng Mười Một 2020, ông ta mới thể làm được điều đó, bà nói rằng người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ sẽ có mặt ở Bonn, muốn “nói về than như là cách bảo vệ khí hậu, và không ai trong chúng tôi tin điều đó.”

Vai trò lãnh đạo của Laudato Si’

Bà làm nổi bật tầm quan trọng của hội nghị đầu tiên dưới vai trò chủ tọa của một chính phủ đảo quốc nhỏ, Fiji, cho thấy một “bước tiếp cận tập trung vào con người” của “những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất nhưng ít chịu trách nhiệm nhất” về biến đổi khí hậu.

Bà Robinson ca ngợi “sức ảnh hưởng to lớn” của tông huấn Laudato Si’, rằng “nó đặt câu truyện về khí hậu trên bản đồ theo cách rất toàn diện mà tôi thấy rất tuyệt vời.” Bà mô tả tông huấn như “một tài liệu then chốt và một ví dụ chính yếu của vai trò lãnh đạo,” đặc biệt cho tất cả các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự.

Sự công bằng giới tính và biến đổi khí hậu

Bà Robinson nói rằng bà muốn nhìn thấy “sự nhấn mạnh nhiều hơn nữa về giới tính và biến đổi khí hậu vì nếu người ta ngầm phá hoại những phương kế sinh nhai thì chính phụ nữ là những người chịu ảnh hưởng nhiều hơn, chính phụ nữ vẫn là những người phải dọn thức ăn trên bàn, đi xa để tìm nước uống, đi xa để tìm củi đun.”

Bà nói một chương trình hành động về giới tính sẽ được thông qua ở Bonn và bà thúc giục Đức Thánh Cha Phanxico hãy cho “một tín hiệu quan trọng và kịp lúc,” làm nổi bật lên vai trò của người phụ nữ “như là những người chủ đạo cho sự thay đổi và những người xây dựng tính kiên cường, đặc biệt những phụ nữ dân thường.”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 09/11/2017]

Comments are closed.

phone-icon