Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phaolô VI Cho Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo, 1973

0

Mừng trọng thể lễ Ngũ tuần luôn cống hiến cho chúng tôi cơ hội để gửi đến các Mục tử và các tín hữu sứ điệp của Ngày Thế Giới Truyền Giáo với sự tin tưởng rằng đó sẽ là ngày có ý nghĩa và thích hợp để kêu gọi biết bao người chưa quan tâm đến việc rao giảng Tin Mừng, vì đó là sứ mệnh thiết yếu và trên hết của Giáo Hội. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, trong ngày thánh  hiến dành cho Chúa Thánh Thần, sẽ có nhiều tâm hồn sẵn sàng rộng mở tâm trí hơn để tiếp nhận hơi thở thần linh của Người, vì chỉ một mình Người thúc đẩy và nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của người truyền giáo. Và nếu trong cùng ngày đó đã được ban cho hoạt động tinh thần của Năm Thánh khởi đi trong các Giáo Hội địa phương, và sẽ đạt tới đỉnh cao ở Rôma trong Năm Thánh 1975, thì điều này cũng sẽ không ngăn cản suy tư của chúng tôi vì lý do truyền giáo, nó chẳng những không tách biệt mà cũng chẳng xa lạ với mục đích của biến cố tôn giáo quan trọng này.

Đề tài về sự canh tân và hoán cải của con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau phải tập trung quan tâm ngay từ bây giờ, suy tư và những sáng kiến có thể là của các Giáo Hội theo truyền thống kitô giáo cổ hoặc của các Giáo Hội trẻ đang có mặt trong các miền truyền giáo :   sẽ là chất liệu để nghiên cứu chung, sẽ có hướng dẫn chung, cũng như sẽ có dấu hiệu điều phối và thống nhất các năng lực và các vấn đề. Sự biến đổi ở đây chắc chắn hiểu là sự biến đổi tinh thần truyền giáo của Giáo Hội; hơn nữa, mục đích cuối cùng và kết cục của hoạt động truyền giáo không phải là sự hoà giải đó sao? Và sự hoà giải không phải là khía cạnh quan trọng mà nó tạo hình, xác định và biểu lộ một sự “hoán cải” sẽ xảy đến hay sao? Chúng ta nói hoán cải không theo nghĩa thời xưa và không thích hợp với sự thủ đắc khoe khoang hay nhiệt tình lôi cuốn bề ngoài, nhưng là sự hoán cải Tin Mừng đích thực của một tâm hồn hướng về Thiên Chúa, dưới sự thúc đẩy của đức tin mà họ nhìn thấy đỉnh cao của toàn thể thực tại và tác giả của cái trật tự luân lý; hơn nữa, nhờ sức mạnh của đức ái, họ nhận biết Chúa là Cha yêu thương và nhân từ đối với họ.

Vì vậy, sứ điệp dành cho ngày Thế giới Truyền giáo đặt trong cái nhìn đúng đắn với việc cử hành Năm Thánh được mở ra, và chúng tôi hy vọng rằng những ai lắng nghe sứ điệp, chỉ cần nhận ra sự cảm thông chủ đề cơ bản này, họ sẽ chia sẻ những lo lắng của chúng tôi và trao đổi, tùy theo khả năng cụ thể của họ, cho lời mời gọi được chứa đựng trong sứ điệp.

HIỆN TƯỢNG LÀM SUY GIẢM ƠN GỌI TRUYỀN GIÁO

Thật vậy, có một lý do đặc biệt trong năm nay luôn ấp ủ trong lòng và nhắc nhở chúng tôi về đề tài đặc biệt này trong tư cách là người Mục tử của Giáo Hội, bởi vì Giáo Hội sinh ra từ việc nhận biết biến cố đau thương trong một thời dưới sự chứng kiến của mọi người. Chúng ta cũng nghe sự giảm sút số ơn gọi truyền giáo xác minh chính xác trong thời điểm mà sự cần thiết hơn chính là sự đóng góp sức lực trong các xứ truyền giáo của chúng ta. Hiện tại, không cần dùng cách diễn tả về số lượng và số liệu thống kê, chúng tôi cũng không muốn cố gắng tính toán, so sánh hoặc giải thích chúng. Chỉ cần khám phá ra sự kiện để đánh giá ý nghĩa và những nguy hiểm thiếu sót về “nhân sự” trong lãnh vực sự sống để phát triển đức tin và vun trồng Giáo Hội. Chỉ cần thực tại số liệu cũng đủ làm cho chúng ta lặp lại lời của Đức Kitô, Đấng cứu độ, với tinh thần rung động sâu sa: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít” (Mt 9, 37-38; x.Lc 10, 2). 

Chắc chắn còn có những lý do của tiến trình lịch sử và xã hội giải thích về sự thiếu sót này; một số người cho rằng đó là một cuộc khủng hoảng tôn giáo của thế giới tục hóa, những chỉ trích phê bình hệ thống các giá trị tinh thần, phủ nhận các phương pháp chắc chắn được dùng trong quá khứ mà chúng được xác định là hiện tượng nghiêm trọng. Bất cứ nơi nào số linh mục giảm đi một chút thì không có gì ngạc nhiên, kể cả khi giảm đi các thừa sai và các cộng tác viên của họ. Vậy có thể nói về sự thiếu vắng đức tin hay sự suy nhược của lời loan báo Tin Mừng không? Có lẽ không phải thái độ lành mạnh gây chán nản trong bản liệt kê các sự kiện tiêu cực để miễn trừ khỏi hoạt động cá nhân, và khỏi dấn thân có trách nhiệm. Thay vào đó, sự thiếu sót đúng ra phải là lý do để suy nghĩ, để thúc đẩy đến sự quảng đại, để đổi mới toàn bộ cộng đoàn Giáo Hội lời mời gọi của Chúa Kitô, để cầu nguyện với chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa (Ibid.).

TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THỪA SAI BẢN ĐỊA VÀ CÁC THỪA SAI TỪ CÁC NƯỚC KHÁC

Có một biểu hiện của Công Đồng Vaticano II soi sáng cho chúng tôi về vấn đề đó và giúp chúng tôi xem xét những gì là bổn phận của chúng tôi liên quan đến các xứ truyền giáo: “Để có thể trình bày cho mọi người mầu nhiệm cứu rỗi và sự sống mà Chúa đã thông ban, Giáo Hội phải thấm nhập vào tất cả những nhóm người đó theo cùng một chiều hướng như chính Chúa Kitô, Đấng đã nhờ việc nhập thể mà liên kết mình với những hoàn cảnh nhất định về xã hội và văn hóa của những người mà Chúa cùng chung sống” (AG 10). Một lần nữa, Đức Giêsu chính là thầy dạy của chúng ta, Người chỉ cho chúng ta con đường phải đi để sứ vụ đạt được hiệu quả phong phú : đó là sự tiếp xúc trực tiếp, đồng cảm tâm lý, thói quen sống với các dân tộc để nhờ họ mà Tin Mừng được loan báo.  

Cần phải nhận ra rằng, từ đầu kỷ nguyên kitô giáo cho đến nay, các thừa sai đã hoàn tất những nỗ lực đáng khâm phục, họ rao giảng Tin Mừng theo tâm thức và ngôn ngữ của những người mà họ được sai đến. Họ đặt nền móng trên sự tồn tại và độc lập của các Giáo Hội trẻ, mà chính chúng tôi ngưỡng mộ sự sống nguyên thuỷ và an ủi trong suốt chuyến hành trình của chúng tôi ở Châu Phi, Châu Á, và Châu Đại Dương.

Nhưng ngày nay, dưới áp lực của rất nhiều thay đổi xã hội và văn hóa, nhiều thừa sai tự hỏi với tâm hồn đau khổ: “Chúng ta sẽ bắt đầu phát triển công việc này từ đâu?” Dĩ nhiên, hạt giống Tin Mừng đã sinh hoa kết quả liên quan đến quá khứ, và nhiều thừa sai địa phương loan báo Tin Mừng, nhưng vẫn dành nhiều thời gian cho các nước Châu Phi và Châu Á, họ cần các ơn gọi, nghĩa là các linh mục, tu sĩ và giáo dân để đáp ứng những đòi hỏi của việc loan báo Tin Mừng. Chúng tôi cảm thấy nhiều Giám mục vẫn lặp lại lời mời gọi : “Hãy đến, hỡi các thừa sai, hãy đến từ nước của bạn để giúp đỡ chúng tôi!”.

Sự gia tăng tỉ lệ của người bản xứ thực hiện mệnh lệnh truyền giáo được hòa quyện vào nhau, vì vậy, với sự giảm thiểu các thừa sai có nguồn gốc Châu Âu, Châu Mỹ và Canada – những người quyết định rời khỏi đất nước của họ, không chút nghi ngờ.

Đó là một thực tế, nhưng cũng đáng lo ngại về sự giới hạn tuổi, bởi vì một nửa nhân sự gốc nước ngoài đã gia tăng trong vài năm, trong khi có rất ít người trẻ đảm nhận trọng trách của họ.

Phải làm gì trong tình huống này? Trước hết, chúng tôi muốn kêu gọi chấm dứt vấn đề : có một nhân sự bản địa được mời để đảm nhận vai trò gia tăng trong việc loan báo Tin Mừng cho muôn dân; có một nhân sự gốc từ các Giáo Hội khác, hoạt động với tinh thần phục vụ chân thành, phải tiếp tục dấn thân truyền giáo. Đó không chỉ là vấn đề về sự cân bằng: nguyên nhân chung của Nước Thiên Chúa kết hợp chặt chẽ nhóm này và nhóm khác của các sứ điệp tin mừng cho một sự cộng tác nào đó luôn cần thiết và hiệu quả cách chắc chắn. Vì vậy, chúng tôi không nói đến một tương quan đơn giản về “sức mạnh của công việc”, mà đúng hơn, là sự cộng tác hài hòa của họ, còn là, và phải là, thậm chí, biểu hiện gương mẫu về sự hiệp thông Giáo Hội. Về điều này, chúng tôi xin nhắc lại với Anh em trong hàng Giám mục của chúng tôi lời kêu gọi khẩn cấp để xem xét nếu các giáo phận không thể hoặc có nên ủng hộ việc gửi các linh mục, để số lượng được phân phối được tốt hơn trong các Giáo Hội khác nhau. Đây chính là công việc lập kế hoạch mục vụ mà lúc này được đặt ra, vượt khỏi ranh giới các quốc gia hoặc các vùng, và sẽ có phản hồi trong thể chế hợp quy tắc Giáo Hội trong tương lai.

VIỆC CHĂM SÓC CÁC ƠN GỌI BẢN ĐỊA

Nhưng cùng một lời kêu gọi chúng tôi nói cũng đề cập đến việc ủng hộ cho các ơn gọi địa phương, bởi vì họ đã có sự đào tạo thích đáng và không bao giờ ngưng hoặc bị ức chế vì những lý do kinh tế hay môi trường. Không có ơn gọi nào bị mất, không ai phải ở trong sự bấp bênh, không ai thiếu trưởng thành vì không có đủ phương tiện! Ở đây, chúng tôi đụng đến một khía cạnh khác của vấn đề. Phần lớn, các Giáo Hội trẻ chia sẻ sự nghèo đói và không ổn định về kinh tế của con người và của các dân tộc mà họ có bổn phận phải thực hiện sứ mạng của mình. Như vậy, làm phát sinh nơi tất cả các tín hữu bổn phận phải giúp đỡ và đem lại sự công bằng cho các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các anh chị em và các giáo lý viên đang làm việc mà không có phương tiện hoặc các phương tiện quá thô sơ, vì lợi ích của những người đồng hương. Trong tông huấn “Phát triển các dân tộc” (Populorum Progressio) chúng tôi đã nói sự phát triển là tên gọi mới của hòa bình (s. 76-66). Hiện tại không được quên nhiệm vụ to lớn về sự phát triển xã hội và kinh tế của các dân tộc mới, cách riêng là các thừa sai giữa các cộng tác viên đầu tiên và các trợ tá, bởi vì họ biết rõ những nhu cầu của đồng bào họ, và còn ghi tên vào sự phục vụ này trong nhiệm vụ truyền giáo của họ. Họ là những người, trong giới hạn của các viện trợ mà họ nhận được, họ tiếp nhận các bệnh nhân vào bệnh viện, chỉ đạo các trường học, cổ võ, vì phần lớn sự phát triển thường gây mệt mỏi cho dân chúng. Chăm sóc việc huấn luyện người địa phương có nghĩa là phục vụ vì lý do Tin Mừng, đồng thời vì lý do phát triển và hòa bình.

NHỮNG YẾU TỐ HY VỌNG CỦA CHÚNG TA

Cho đến nay, nếu chúng ta phác họa một bức tranh về các nhu cầu cấp bách hơn, chúng ta cũng phải nhớ, bởi vì đó có thể là một sự phân tích đầy đủ và phán đoán rõ ràng những yếu tố nền tảng cho niềm tin của chúng ta. Thiên Chúa luôn có mặt sau những nỗ lực của chúng ta, bởi vì sự hiện diện của Người là nguyên nhân của Tin Mừng : toàn bộ niềm tin của chúng ta ở nơi Người và trên hết qua công việc tông đồ, sự viên mãn của chúng ta ở nơi Thiên Chúa (x. 2 Cr 3, 4-6). Nhưng Người cũng muốn nhắc nhở những điều tích cực có thể thấy nơi chân trời của Giáo Hội truyền giáo. Chúng tôi nghĩ, trước hết, đối với nhiều bạn trẻ đến từ các nước cổ, họ mang đến một sự thỏa mãn sống động, có thể là thời gian, trong các giáo xứ và các điểm truyền giáo, họ phải đưa ra một sự diễn tả rực rỡ của bản thân và tiếp nhận những kinh nghiệm quí báu : ở đó, họ nhận ra không có những bức màn biến dạng những vấn đề đích thực và cụ thể về sự phát triển; ở đó, họ sử dụng khả năng sáng tạo của mình, trong khi họ mang đến cho các chủng tộc địa phương những đóng góp hữu ích trong lãnh vực tổ chức, văn hóa, xã hội.   

Tiếp đến, chúng tôi nghĩ đến các linh mục triều đến từ các giáo phận hoặc các địa điểm của các dòng tu mang đến cho các nước Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi, sự thiết lập và phát triển mối quan hệ cá nhân để “kết nghĩa” giữa những nơi xuất phát và những nơi truyền giáo : phía sau họ còn có các Giáo Hội cổ và các giáo xứ nâng đỡ công việc và giúp nhau có những sáng kiến tông đồ và bác ái với sự dấn thân trực tiếp. Sau cùng, chúng tôi nghĩ đến những mối quan hệ ở mức độ đại kết, các nhà thừa sai công giáo với các nhà thừa sai của các cộng đoàn Giáo Hội khác : được thúc đẩy từ đức ái tin mừng, những người này, đặc biệt trong lãnh vực cứu tế xã hội và dân sự, cũng như trong lãnh vực văn hóa và phát triển, họ phục vụ để xóa đi những ấn tượng xấu của sự chia rẽ còn lại của các gia đình Kitô giáo và gia tăng – chúng tôi hy vọng – xây dựng sự hiệp nhất này, trong đó người này quan tâm đến người kia nhờ lời chứng hiệp nhất và có sức thuyết phục của đức tin.

Cũng cần thiết và công bằng để nói lên điều này, vì hiện tượng đau khổ, được coi là mục tiêu của sứ điệp hiện tại, có lẽ nó được đặt trong một bối cảnh phù hợp chứ không làm mờ cái nhìn của thực tại truyền giáo. 

CÁC HỘI GIÁO HOÀNG TRUYỀN GIÁO NHƯ DỤNG CỤ ĐỂ HUẤN LUYỆN NHẬN THỨC TRUYỀN GIÁO

Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo sẽ được cử hành vào tháng 10 tới đây phải có một động lực thúc đẩy và chào đón, như cánh chim đánh thức tâm hồn các tín hữu sự linh hoạt truyền giáo, là yếu tố nội tại của đức tin của chúng ta. Tinh thần truyền giáo mới này không chỉ dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện và việc khổ hạnh, mà còn làm nảy sinh các ơn gọi mới với sự trợ giúp dồi dào mà các xứ truyền giáo đang cần (x. AG 36).

Nhưng một lần nữa, để đúc kết những nhận xét của chúng ta, chúng ta trở lại đề nghị của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, cũng như các thể chế, cho sự phục vụ của Đức Giáo Hoàng và các Giám mục, cho thấy các mối quan hệ huynh đệ giữa các Giáo Hội địa phương và đặc biệt thích hợp để gia tăng tinh thần truyền giáo của toàn thể dân Thiên Chúa. Mục đích chính của tất cả các Hội chính là việc đào tạo ý thức truyền giáo (x. AG 38), và nếu được gọi là giáo hoàng, không phải vì họ được tách ra khỏi bối cảnh giáo phận, mà bởi vì Giáo Hội địa phương, nhờ sự phục vụ của họ, có thể thực hiện tốt hơn hoạt động của mình trong cùng một Giáo Hội truyền giáo. Nếu bây giờ chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của họ, đó là để trả lời cho những tuyên bố của Công Đồng, đã trao cho họ một vị trí có trách nhiệm đáng kể hơn. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả các Kitô hữu hỗ trợ và làm theo công việc thực sự là phổ quát, trong khi chúng tôi kêu gọi các Giám mục, các linh mục cổ võ trong các Giáo Hội, các giáo xứ riêng, đưa ra cho mình một sự tiến hành cần thiết. 

Chúc tụng Chúa Ngày Khánh Nhật Truyền giáo, nhờ đó mà chúng tôi tha thiết mời gọi điều này. Chúng tôi mong muốn đặt ngày này dưới sự bảo trợ đặc biệt của thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, mà chúng ta cử hành một trăm năm ngày sinh, và chúng tôi đặt  trong viễn tượng mục vụ của Năm Thánh mới. Đối với Giáo Hội nó vẫn chưa vượt qua thời gian của sứ vụ, ngược lại, đối với nhiều dân tộc thì Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo bắt đầu ngay từ bây giờ. Chúng đưa tới, trong thời điểm hiện tại của Giáo Hội, những lời khôn ngoan của vị tiền nhiệm đáng kính của chúng tôi là Đức Giáo Hoàng Pio XI: Nihil actum, si quid agendum: Không có gì đã được thực hiện, nếu như thế thì nhiều điều vẫn còn phải thực hiện! 

Từ điện Vatican, nhân dịp lễ trọng kính thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, ngày 29 tháng 07 năm 1973, lần thứ 11 triều đại Giáo Hoàng của chúng tôi.

GIÁO HOÀNG PHAOLÔ VI

Chuyển dịch: Nt. Maria Phạm Thị Hoa, OP

Comments are closed.

phone-icon