Hãy bố thí cho người nghèo và anh em sẽ được kho báu trên trời – SN song ngữ Chúa Nhật XXVIII TN, năm B

0

Sunday (October 10): 

“Give – and you will have treasure in heaven”

Scripture: Mark 10:17-30

17 And as he was setting out on his journey, a man ran up and knelt before him, and asked him, “Good Teacher, what must I do to inherit eternal life?” 18 And Jesus said to him, “Why do you call me good? No one is good but God alone. 19 You know the commandments: `Do not kill, Do not commit adultery, Do not steal, Do not bear false witness, Do not defraud, Honor your father and mother.'” 20 And he said to him, “Teacher, all these I have observed from my youth.” 21 And Jesus looking upon him loved him, and said to him, “You lack one thing; go, sell what you have, and give to the poor, and you will have treasure in heaven; and come, follow me.” 22 At that saying his countenance fell, and he went away sorrowful; for he had great possessions.  23 And Jesus looked around and said to his disciples, “How hard it will be for those who have riches to enter the kingdom of God!” 24 And the disciples were amazed at his words. But Jesus said to them again, “Children, how hard it is to enter the kingdom of God! 25 It is easier for a camel to go through the eye of a needle than for a rich man to enter the kingdom of God.” 26 And they were exceedingly astonished, and said to him, “Then who can be saved?” 27 Jesus looked at them and said, “With men it is impossible, but not with God; for all things are possible with God.” 28 Peter began to say to him, “Lo, we have left everything and followed you.” 29 Jesus said, “Truly, I say to you, there is no one who has left house or brothers or sisters or mother or father or children or lands, for my sake and for the gospel, 30 who will not receive a hundredfold now in this time, houses and brothers and sisters and mothers and children and lands, with persecutions, and in the age to come eternal life. 

Chúa Nhật     10-10              

Hãy bố thí cho người nghèo và anh em sẽ được kho báu trên trời

Mc 10,17-30 

17 Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? “18 Đức Giê-su đáp: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa.19 Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.”20 Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ.”21 Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.”22 Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.23 Đức Giê-su rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! “24 Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao!25 Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.”26 Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: “Thế thì ai có thể được cứu? “27 Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được.”28 Ông Phê-rô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy! “29 Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng,30 mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.

Meditation: What gives hope and satisfaction to our desire for happiness and security? A young man who had the best the world could offer – wealth and security – came to Jesus because he lacked one thing (Mark 10:17-27). He wanted the kind of lasting peace and happiness which money could not buy him. The answer he got, however, was not what he was looking for. He protested that he kept all the commandments – but Jesus spoke to the trouble in his heart. One thing kept him from giving himself whole-heartedly to God. While he lacked nothing in material goods, he was nonetheless possessive of what he had. He placed his hope and security in what he possessed. So when Jesus challenged him to make God his one true possession and treasure, he became sad. 

Misplaced hope and treasure

Why did he go away from Jesus with great sorrow and sadness rather than with joy? His treasure and his hope for happiness were misplaced. Jesus challenged the young man because his heart was possessive. He was afraid to give to others for fear that he would lose what he had gained. He sought happiness and security in what he possessed rather than in who he could love and serve and give himself in undivided devotion.

The greatest joy possible

Why does Jesus tell his disciples to “sell all” for the treasure of his kingdom? Treasure has a special connection to the heart, the place of desire and longing, the place of will and focus. The thing we most set our heart on is our highest treasure. The Lord himself is the greatest treasure we can have. Giving up everything else to have the Lord as our treasure is not sorrowful, but the greatest joy. [See Jesus’ parable about the treasure hidden in a field in Matthew 13:44.] Selling all that we have could mean many different things – letting go of attachments, friendships, influences, jobs, entertainments, styles of life – really anything that might stand in the way of our loving God first and foremost in our lives and giving him the best we can with our time, resources, gifts, and service.

 

 

 

The priceless treasure of God’s kingdom

Those who are generous towards God and towards their neighbor find that they cannot outmatch God in his generosity towards us. God blesses us with the priceless treasures of his kingdom – freedom from fear and the griping power of sin, selfishness and pride which block his love and grace in our lives. Freedom from loneliness, isolation and rejection which keep his children from living together in love, peace, and unity. And freedom from hopelessness, despair, and disillusionment which blind our vision of God’s power to heal every hurt, bind every wound, and remove every blemish which mar the image of God within us. God offers us treasure which money cannot buy. He alone can truly satisfy the deepest longing and desires of our heart. Are you willing to part with anything that might keep you from seeking true joy with Jesus?

 

 

 

 

 

Why does Jesus issue such a strong warning to the rich (as well as to the rest of us who desire to be rich)? Was he really against wealth? We know that Jesus was not opposed to wealth per se, nor was he opposed to the wealthy. He had many friends who were well-to-do, including some notorious tax collectors! One even became an apostle! Jesus’ warning reiterated the teaching of the Old Testament wisdom: Better is a poor man who walks in his integrity than a rich man who is perverse in his ways (Proverbs 28:6; see also Psalm 37:16). Do not wear yourself out to get rich; be wise enough to desist (Proverbs 23:4).

 

 

Where do we find true security?

Jesus seems to say that it is nearly impossible for the rich to live as citizens of God’s kingdom. The camel was regarded as the largest animal in Palestine. The “eye of the needle” could be interpreted quite literally or it could figuratively describe the narrow and low gate of the city walls which was used by travelers when the larger public gate was locked after dark. A normal sized man had to “lower” himself to enter that gate. A camel would literally have to knell and crawl through it. 

Why is Jesus so cautious about wealth?  Wealth can make us falsely independent. The church at Laodicea was warned about their attitude towards wealth and a false sense of security: “For you say, I am rich, I have prospered, and I need nothing” (Revelation 3:17). Wealth can also lead us into hurtful desires and selfishness (see 1 Timothy 6:9-10). Look at the lesson Jesus gave about the rich man and his sons who refused to aid the poor man Lazarus (see Luke 16:19ff). They also neglected to serve God. 

 

We loose what we keep – we gain what we give away

Right after a wealthy young man refused to follow Jesus, Peter, somewhat crudely wanted to know what he and the other disciples would get out of it since they had freely accepted Jesus’ offer to follow him unconditionally (Mark 10:28-30). Jesus spoke with utter honesty: Those who left all for him would receive a hundred times more now, even in this life, as well as unending life in the age to come.

The Gospel presents us with a paradox: we lose what we keep, and we gain what we give away. When we lose our lives for Jesus Christ, we gain a priceless treasure and an inheritance which lasts forever. Whatever we give to God comes back a hundredfold. Generosity flows from a heart full of gratitude for the abundant mercy and grace which God grants. And generosity will be amply repaid, both in this life and in the life to come (Proverbs 3:9-10, Luke 6:38). 

 

What’s the best investment you can make with your life now and the future? Jesus offers us an incomparable treasure which no money can buy and no thief can steal. The thing we most set our heart on is our highest treasure. Material wealth will shackle us to this earth unless we guard our hearts and set our treasure on God and his everlasting kingdom. Where is your treasure?

 

 

 

Jesus did not hesitate to tell his disciples that they can expect both blessing from God and persecution from the world which is opposed to God and his ways. We should neither be surprise nor fear those who try to intimidate us or oppose us when we take a stand for God’s kingdom of truth and righteousness. No earthly reward or treasure can outmatch the joy and bliss of knowing God’s love, mercy, and peace and the joy of knowing that our names are written in heaven where we will dwell with God forever. Do you know the joy of the Lord and the treasure he has stored up for us in heaven?

 

 

“Lord Jesus, you have captured our hearts and opened to us the treasures of heaven. May you always be my treasure and delight and may nothing else keep me from giving you my all.”

Suy niệm: Điều gì đem lại hy vọng và thoả mãn cho sự khao khát về hạnh phúc và bảo đảm? Một thanh niên có đầy đủ những gì mà thế gian đề cử – sự giàu sang và bảo đảm – đến với Đức Giêsu bởi vì anh ta thiếu một điều. Anh ta muốn thứ bình an và hạnh phúc vĩnh cửu mà tiền bạc không thể mua được. Tuy nhiên, câu trả lời mà anh có không phải là điều anh đang tìm kiếm. Anh quả quyết rằng anh đã giữ tất cả các giới răn; nhưng Đức Giêsu nói tới vấn đề trong lòng anh. Một điều ngăn cản anh không dâng mình hoàn toàn cho Thiên Chúa. Mặc dù anh có đầy đủ về mặt vật chất, tuy nhiên, anh khăng khăng muốn giữ lấy những gì mình có. Do đó, khi Đức Giêsu thách đố anh lấy Thiên Chúa làm gia sản và kho báu thật sự của mình, anh trở nên buồn rầu.

Hy vọng và kho báu đặt sai chỗ

Tại sao anh ta rời bỏ Đức Giêsu với nỗi buồn hơn là niềm vui? Kho báu và niềm hy vọng của anh về hạnh phúc đã đặt không đúng chỗ. Đức Giêsu thách đố anh bởi vì tâm hồn anh gắn chặt với của cải. Anh e sợ rằng khi ban phát cho người khác anh sẽ mất hết những gì anh có. Anh ta tìm kiếm sự hạnh phúc và sự bảo đảm trong những gì anh có hơn là trong những người anh có thể yêu thương và phục vụ, và hiến mình trong sự dâng hiến trọn vẹn. 

Niềm vui lớn lao nhất

Tại sao Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ “bán tất cả” để được kho báu nước Chúa? Kho báu có một mối liên kết đặc biệt với tâm hồn, nơi của mọi ước muốn, mọi ý định và chú tâm. Điều gì mà lòng trí chúng ta hướng về nhiều nhất, chính là kho báu cao quý nhất. Chính Thiên Chúa là kho báu lớn nhất chúng ta có thể có. Cho đi tất cả để có được Thiên Chúa là kho báu của mình không phải là một điều đau buồn, nhưng là niềm vui lớn nhất. (Xem dụ ngôn của Đức Giêsu về kho báu chôn trong ruộng – Mt 13,44). Bán tất cả những gì chúng ta có, có thể ám chỉ đến nhiều thứ khác – dứt bỏ những dính bén, những mối quan hệ bạn hữu, những thế lực, nghề nghiệp, vui chơi giải trí, những lối sống – thật sự có thể cản lối không cho chúng ta yêu thương Chúa trên hết và ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống chúng ta, và dâng cho Người những gì quý báu nhất chúng ta có thể có như thời giờ, của cải, ơn sủng, và sự phục vụ.

Kho báu vô giá của vương quốc Thiên Chúa

Những ai quảng đại với Thiên Chúa và với tha nhân sẽ nhận thấy rằng họ không thể dâng hiến cho Thiên Chúa như Người đã quảng đại ban cho mình. Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta với những kho báu vô giá của nước Trời – sự giải thoát khỏi sợ hãi và quyền lực ghê gớm của tội lỗi, ích kỷ, và kiêu ngạo, ngăn cản tình yêu và ơn sủng của người trong đời sống chúng ta; giải thoát khỏi sự cô độc, cách ly, và sự loại trừ, ngăn cản con cái của Người không sống với nhau trong yêu thương, bình an, và hiệp nhất; và giải thoát khỏi sự tuyệt vọng, chán nản, và sự hủy diệt, làm chúng ta mù quáng trước quyền năng của Chúa, chữa Luyện ngụch mọi đau khổ, băng bó mọi vết thương, và cất đi mọi vết nhơ làm hư hoại hình ảnh của Chúa trong chúng ta. Thiên Chúa đề cử với chúng ta kho báu mà tiền bạc không thể mua được. Duy chỉ mình Người mới có thể thật sự làm thỏa mãn khát vọng sâu kín và những ước muốn của tâm hồn chúng ta. Bạn có sẵn sàng từ bỏ bất cứ điều gì có thể ngăn cản mình đi tìm niềm vui thật sự với Đức Giêsu không?

Tại sao Đức Giêsu đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ đối với người giàu có (cũng như với hầu hết chúng ta, những người ước muốn trở nên giàu có)? Chúa thật sự có chống lại sự giàu có không? Chúng ta biết rằng Đức Giêsu không chống lại sự giàu có tự bản chất, hay chống lại những người giàu có. Người có nhiều bạn hữu giàu có, kể cả một số người thu thuế có tiếng xấu xa! Thậm chí một người trong số họ trở nên tông đồ của Chúa! Lời cảnh cáo của Đức Giêsu lặp lại lời khôn ngoan trong sách Cựu ước: “Thà nghèo mà ăn ở vẹn toàn, còn hơn giàu mà ăn ở quanh co” (Cn 28,6; và Tv 37,16). “Chớ nhọc công thu tích của cải, và cũng đừng bận tâm tới nó” (Cn 23,4).

Chúng ta tìm sự an toàn đích thật ở đâu?

Xem ra Đức Giêsu muốn nói rằng những người giàu có dường như khó trở thành công dân nước Trời. Con lạc đà được xem là con vật lớn nhất ở nước Palestine. “Lỗ kim” có thể được giải thích hoàn toàn theo nghĩa đen, hay một cách ẩn dụ, nó có thể mô tả cái cổng thành chật hẹp và thấp mà những người lữ khách sử dụng khi cổng lớn đã đóng lúc trời tối. Một người có kích thước bình thường cũng phải “cúi mình” xuống khi đi qua cổng đó. Theo nghĩa đen, con lạc đà phải quỳ xuống và bò qua nó.

Tại sao Đức Giêsu quá thận trọng về sự giàu có? Sự giàu có có thể làm cho chúng ta độc lập một cách giả dối. Giáo hội ở Laodicea bị cảnh cáo về thái độ của họ đối với sự giàu có và ý nghĩa giả tạo của sự bảo đảm: “Ngươi nói, tôi giàu có, tôi đã làm giàu, tôi chẳng thiếu thốn chi” (Kh 3,17). Sự giàu có cũng có thể dẫn chúng ta tới những ước muốn và sự ích kỷ tai hại (1Tm 6,9-10). Hãy xem bài học Đức Giêsu đưa ra về người giàu có và con cái ông đã từ chối giúp đỡ người nghèo Lagiarô thế nào (Lc 16,19). Họ cũng quên lãng việc phụng sự Thiên Chúa.

Chúng ta mất những gì chúng ta giữ – chúng ta được những gì chúng ta cho đi

Ngay sau khi anh thanh niên giàu có từ chối theo Đức Giêsu, Phêrô, hơi mộc mạc muốn biết điều gì ông và các môn đệ khác sẽ được vì họ đã tự nguyện chấp nhận lời đề nghị của Đức Giêsu để đi theo Người vô điều kiện (Mc 10,28-30). Đức Giêsu thành thật nói rằng: Những ai bỏ mọi sự vì Người sẽ nhận được gấp trăm đời này và cả cuộc sống vĩnh cửu đời sau nữa.

 

Tin mừng cho chúng ta một sự nghịch lý: chúng ta mất những gì chúng ta giữ, và chúng ta được những gì chúng ta cho đi. Khi chúng ta đánh mất mạng sống mình vì Đức Giêsu Kitô, chúng ta có được kho báu vô giá và gia sản vĩnh cửu. Bất cứ những gì chúng ta dâng cho Thiên Chúa sẽ được lại gấp trăm. Lòng quảng đại xuất phát từ lòng biết ơn về lòng thương xót và ơn sủng sung mãn mà Thiên Chúa ban cho. Lòng quảng đại sẽ được đáp trả thật bội hậu, cả đời này lẫn đời sau (Cn 3,9-10; Lc 6,38).

Sự đầu tư tốt nhất mà bạn có thể làm cho sự sống đời này và đời sau của mình là gì? Đức Giêsu đề cử với chúng ta một kho báu khôn sánh mà không tiền bạc châu báu nào có thể mua được, hay không có người trộm nào có thể lấy được. Điều chúng ta quan tâm nhất, đó chính là kho báu quý nhất của chúng ta. Sự giàu có về của cải vật chất sẽ trói buộc chúng ta vào thế giới này, trừ khi chúng ta cảnh giác và lấy Chúa và nước Trời làm kho báu của mình. Kho báu của bạn ở đâu?

Đức Giêsu không do dự nói với các môn đệ rằng họ sẽ lãnh nhận cả phúc lành từ Thiên Chúa lẫn sự ngược đãi từ thế gian, luôn chống lại Thiên Chúa và những đường lối của Người. Chúng ta không cần ngạc nhiên hay sợ hãi những người tìm cách đe dọa hay chống đối chúng ta khi chúng ta đứng về phía vương quốc chân thật và công chính của Thiên Chúa. Không phần thưởng hay kho báu thế gian nào có thể sánh với niềm vui và phúc lành của việc hiểu biết tình yêu, lòng thương xót, và bình an của Thiên Chúa và niềm vui của việc biết rằng tên của chúng ta được ghi trên trời, nơi chúng ta sẽ ở với Thiên Chúa mãi mãi. Bạn có biết niềm vui của Chúa và kho báu Người dành sẵn cho chúng ta trên trời không?

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa chiếm hữu lòng con, và tỏ cho con thấy kho báu nước Trời. Ước gì Chúa luôn luôn là kho báu và niềm vui của con, và không có gì ngăn cản con dâng cho Chúa tất cả mọi sự.

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu 
– chuyển ngữ

Comments are closed.

phone-icon