The Lord Jesus was taken up into heaven – SN song ngữ Anh – Việt, Lễ Chúa Thăng Thiên – C

0

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD 
– chuyển ngữ

Feast of the Ascension of the Lord (May 29)

“The Lord Jesus was taken up into heaven”

Scripture: Luke 24:46-53 

46 Jesus said to the Eleven: “Thus it is written, that the Christ should suffer and on the third day rise from the dead, 47 and that repentance and forgiveness of sins should be preached in his name to all nations, beginning from Jerusalem. 48 You are witnesses of these things. 49 And behold, I send the promise of my Father upon you; but stay in the city, until you are clothed with power from on high.” 50 Then he led them out as far as Bethany, and lifting up his hands he blessed them. 51 While he blessed them, he parted from them, and was carried up into heaven. 52 And they returned to Jerusalem with great joy, 53 and were continually in the temple blessing God.

Thứ Năm, Lễ Chúa LênTrời
ngày 29.5.2022

 Chúa Giêsu được đưa về trời

Lc 24,46-53 

46 và Người nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại;47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này.49 “Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.”50 Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông.51 Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời.52 Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ,53 và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.

Meditation: Why did Jesus leave his disciples forty days after his resurrection? Forty is a significant number in the scriptures. Moses went to the mountain to seek the face of God for forty days in prayer and fasting. The people of Israel were in the wilderness for forty years in preparation for their entry into the promised land. Elijah fasted for forty days as he journeyed in the wilderness to the mountain of God. For forty days after his resurrection Jesus appeared numerous times to his disciples to assure them that he had risen indeed and to prepare them for the task of carrying on the work which he began during his earthy ministry.

Jesus’ departure and ascension was both an end and a beginning for his disciples. While it was the end of Jesus’ physical presence with his beloved disciples, it marked the beginning of Jesus’ presence with them in a new way. Jesus promised that he would be with them always to the end of time (Matthew 28:20). Now as the glorified and risen Lord and Savior, ascended to the right hand of the Father in heaven, Jesus promised to send them the Holy Spirit who would anoint them with power on the Feast of Pentecost, just as Jesus was anointed for his ministry at the River Jordan. When the Lord Jesus departed physically from the apostles, they were not left in sorrow or grief. Instead, they were filled with joy and with great anticipation for the coming of the Holy Spirit.

Jesus’ last words to his apostles point to his saving mission and to their mission to be witnesses of his saving death and his glorious resurrection and to proclaim the good news of salvation to all the world. Their task is to proclaim the gospel – the good news of salvation – not only to the people of Israel, but to all the nations as well. God’s love and gift of salvation is not reserved for a few or for one nation alone, but it is for the whole world – for all who will accept it. The gospel is the power of God, the power to release people from their burden of guilt, sin, and oppression, and the power to heal, restore, and make us whole. Do you believe in the power of the gospel?

This is the great commission which the risen Christ gives to the whole church. All believers have been given a share in this task – to be heralds of the good news and ambassadors for Jesus Christ, the only savior of the world. We have not been left alone in this task, for the risen Lord works in and through us by the power of his Holy Spirit. Today we witness a new Pentecost as the Lord pours out his Holy Spirit upon his people to renew and strengthen the body of Christ and to equip it for effective ministry and mission world-wide. Do you witness to others the joy of the gospel and the hope of the resurrection?

“Lord Jesus, through the gift of your Holy Spirit, you fill us with an indomitable spirit of praise and joy which no earthly trial can subdue. Fill me with your resurrection joy and help me to live a life of praise and thanksgiving for your glory. May I witness to those around me the joy of the gospel and the reality of your resurrection.”

Suy niệm: Tại sao Đức Giêsu rời bỏ các môn đệ sau bốn mươi ngày sau sự phục sinh của Người? Bốn mươi là con số ý nghĩa trong Kinh thánh. Môisen đi lên núi để diện kiến thánh nhan Chúa trong bốn mươi ngày trong sự ăn chay và cầu nguyện. Dân Israel ở trong hoang địa bốn mươi năm để chuẩn bị cho việc tiến vào đất hứa. Êlia ăn chay bốn mươi ngày khi ông hành trình trong hoang địa lên núi của Chúa. Bốn mươi ngày sau sự phục sinh của Người, Đức Giêsu đã hiện ra với các môn đệ một vài lần để xác tín với họ rằng Người đã sống lại thật, và chuẩn bị họ cho nhiệm vụ thực hiện công việc mà Người đã bắt đầu trong suốt thời kỳ sứ mệnh trần thế của Người.

Việc Đức Giêsu được cất nhắc lên trời vừa là điểm kết thúc, vừa là điểm khởi đầu đối với các môn đệ. Trong khi nó là sự kết thúc của sự hiện diện hữu hình của Đức Giêsu với các môn đệ yêu dấu, nó lại đánh dấu sự khởi đầu của sự hiện diện của Đức Giêsu với họ trong một cách thức mới mẻ. Đức Giêsu hứa rằng Người sẽ ở với họ cho tới ngày tận thế. Giờ đây, với tư cách là Đức Chúa và Đấng cứu thế đã vinh quang và phục sinh, đã ngự bên hữu Chúa Cha trên Thiên đàng, Đức Giêsu hứa sẽ gởi Thánh Thần đến với họ, Đấng sẽ tấn phong họ với sức mạnh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, cũng như Đức Giêsu được tuyển chọn cho sứ mệnh của mình ở sông Giođan. Khi Đức Giêsu rời khỏi các tông đồ cách hữu hình, họ không còn buồn phiền hay đau khổ nữa. Thay vào đó, họ tràn đầy niềm vui và tích cực tham dự vào việc Chúa Thánh Thần ngự đến.

Những lời cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ nói tới sứ mệnh cứu độ của Người và sứ mệnh làm chứng tá của họ về sự chết cứu chuộc và việc phục sinh vinh quang và công bố Tin mừng cứu độ cho toàn thể thế giới. Công việc của họ là loan truyền Tin mừng cứu độ, không chỉ riêng cho người Israel, nhưng cho tất cả toàn thế giới. Tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho một số ít người, không chỉ cho một quốc gia, nhưng cho toàn thể thế giới – cho tất cả những ai đón nhận Tin mừng. Tin mừng là quyền năng của Thiên Chúa, quyền năng tha thứ tội lỗi, chữa lành, giải thoát khỏi sự dữ và áp lực, và phục hồi sự sống. Bạn có tin tưởng vào sức mạnh của Tin mừng không?

Đây là nhiệm vụ cao cả mà Đức Giêsu Kitô phục sinh ban cho toàn thể Giáo hội. Tất cả các tín hữu đều được chia sẻ sứ mạng này – trở thành những sứ giả của Tin mừng và đại diện cho Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ duy nhất của thế giới. Chúng ta không bị đơn chiếc trong nhiệm vụ này, vì Chúa phục sinh cùng làm việc trong và qua chúng ta bởi quyền năng của Thánh Thần. Ngày nay, chúng ta làm chứng một lễ Hiện xuống mới khi Thiên Chúa đỗ Thánh Thần Chúa xuống trên dân Người để canh tân và củng cố thân thể của Đức Giêsu Kitô, và để trang bị cho nó về mục vụ và sứ mệnh hiệu quả cho các quốc gia và các dân tộc. Bạn có làm chứng cho người khác về niềm vui Tin mừng và niềm hy vọng phục sinh không?

Lạy Chúa Giêsu, qua hồng ân Chúa Thánh Thần, Chúa lấp đầy lòng con một tinh thần ca ngợi và vui mừng bất khuất, mà không có thử thách trên trần gian này có thể khuất phục được. Xin Chúa lấp đầy lòng con niềm vui phục sinh của Chúa, và xin giúp con sống cuộc đời ca ngợi và cảm tạ cho vinh quang của Chúa. Chớ gì con làm chứng cho những người sống xung quanh con về niềm vui Tin mừng và thực tại sự phục sinh của Chúa.

Comments are closed.

phone-icon