Lifelong vision

0

Tác giả: Gordon Demarais And Daniel Keating
Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương chuyển ngữ
Nguồn: WAU

Lifelong vision

Discipleship is a life-long adventure.

To become a disciple of Jesus Christ is to embark on a path marked by adventure, trial, fruit-bearing, and suffering.

How then can we prepare for the challenges on the path of discipleship, and how can we encourage others to follow Christ with faith, hope, and love for the rest of their lives?

A short saying we frequently use to capture the heart of lifelong discipleship is: “All of my life, for the rest of my life.” Jesus has called us to offer all of ourselves (not just part) for the rest of our lives (not just for a season). Christ didn’t call his followers only for a special intensive period of time. He didn’t invite people to give a generous portion of time during their youth so that they could pursue their own goals and dreams thereafter. He called people for the duration of their lives.

We live in a world of constant flux. Attention spans have shrunk, and people want to keep their options open. Living a comfortable and pain-free life is a high priority for most of us. If things get hard or even unpleasant, we want to make a change and make it right away. Lifelong vocations-marriage and celibacy-which require us to persevere through periods of challenge, frequently suffer breakdowns in this climate.

In many respects, ours is not a heroic age. While we may need to make accommodations in the way that we make disciples in this social climate, it’s important that we help people hear a countercultural call to radical discipleship. Jesus’ practice of reaching out and calling people provides a pattern for us. There is a profound paradox in how he did this.

On the one hand, Jesus shocked the people of his day by reaching out to tax collectors, prostitutes, lepers, and even demoniacs. He offered a radical welcome to those who were on the margins – to the poor and downtrodden. He spoke to these people about the kingdom of God and encouraged them to trust in the provision of their Father in heaven. He healed multitudes, not because they were worthy, but because they were in need. Jesus was ready to unleash the power of the kingdom of God on their behalf. He offered a radical welcome to all.

On the other hand, Jesus shocked his contemporaries by placing the highest and most uncompromising demands on those who would be his disciples. Anyone who loved even father or mother more than Jesus was not worthy to be in his cohort (see Matthew 10:37). He told his followers that they had to lose their lives if they were to find and save their lives. He pointed them to the cross as the way to follow in imitation of him (see 16:24, for example).

Many people found Jesus’ words too difficult, and they turned away. But Jesus didn’t water down his demands. He continued to offer a radical call to discipleship. Was Jesus presenting an inconsistent message, offering a radical welcome along with radical demands?

Today we tend to set these two “radical” approaches in opposition to one another, and then we choose the one that we think most exemplifies the gospel. Some people conclude that if we are meant to give a radical welcome to everyone, then we cannot place any demands on them or call them to a transformed life; we just accept them as they are and leave it at that. Others are inclined to think that if we are to call people to radical discipleship, then we can’t welcome all comers, most of whom are plainly unprepared for this calling.

But Jesus did both. He welcomed all who would listen, and he healed them unconditionally. He also demanded change – “Go, and do not sin again” (John 8:11). And at the right time, he called his followers to wholehearted discipleship.

In a cultural climate such as ours, with many people wounded and ill-equipped for a high call, we must offer an unconditional, radical welcome that invites people to encounter Jesus and find healing in him. But if we are to remain faithful to the gospel, we must also call people to receive the grace of God and be transformed in mind, heart, and practice. Admittedly, combining a radical welcome with a radical call to discipleship is not easy; we need to find ways to present both without compromising either. And the two are consistent with one another, for those who are forgiven much are often best equipped to love much and to respond with generous hearts (see Luke 7:47).

As Christians, we are in possession of the greatest “story,” or narrative, in the world. In fact, it is the one and true story of the world. The gospel of Jesus Christ is the great story, the adventure that all other adventures point to or derive from.

Too often we box our faith into a religious category. We think about our faith as defining our “religious identity” and quarantine it from the rest of life. But being a Christian-being a disciple of Jesus – is much more than a religious identity; it is much more than a set of beliefs, liturgical practices, or moral convictions (though these are essential). Becoming a Christian means recognizing that Jesus Christ defines the story of the whole world.

When we become followers of Jesus, we are drawn into the true story that encompasses all other stories. There are no half measures here. The call to discipleship makes a claim on our whole lives, not just the “religious” part.

Consider the first followers of Jesus as we meet them in the pages of the Gospels-Peter, Andrew, James, and John. When they encountered Jesus, their lives were turned completely upside down. Becoming Jesus’ disciple was not just a matter of taking on a new moral code or reading a certain holy book or attending a set of religious services. For these first disciples, it meant reshaping their whole lives around this person they had encountered. It meant becoming part of a new community of people. Nothing was the same.

Here we need to be credible witnesses ourselves. All aspects of our lives -marriage, family, job, career, recreation, possessions, friendships-need to be configured around the person and teaching of Jesus. We don’t have to do everything perfectly-no one does that. But if we seek to live this way-to configure all our “loves” around Christ-then our words will carry impact. We can’t call people into a life of discipleship if we are not living this life ourselves.

When we call people to follow Jesus with their whole lives – with nothing held back – many respond with genuine faith, zeal, and joy. We see this happening powerfully among the generational cohort called millennials. Of course, it is not our words that persuade them: it is the power of Christ’s own words and his call that reaches their hearts.

When people make a full response by offering their whole lives to Christ, a paradigm shift occurs. They move from thinking about Jesus and religion in terms of something they do, on their own terms, to seeing themselves caught up by Jesus into a great adventure not of their own making. The terms change. I am no longer crafting my own religious identity; I have been claimed and called by another. My will is still fully involved, but I am no longer in charge of the process. Now my task is to respond (or not) to the call of Jesus with all that this implies.

People have a desire, a hunger even, to be caught up in a truly meaningful narrative. They sense that their lives have meaning, and they grope to find what this purpose might be. If and when they sadly conclude that their lives have no clear meaning, they lose heart and meander into activities that distract them or that hide the apparent meaninglessness of their existence.

Only the gospel of Jesus Christ – and this alone – offers a narrative that we can truly enter and there find meaning for our lives. When we recognize that we have been caught up in the great narrative of the gospel – that it has come knocking at our door – we grasp our faith in a new way. If we open the door, we can set out on a path of life-long discipleship.

This an excerpt from Called to Christian Joy and Maturity by Gordon DeMarais and Daniel Keating (The Word Among Us Press, 2021), available from www.wau.org/books.

Tầm nhìn về cuộc sống lâu dài

Làm môn đệ là một cuộc phiêu lưu kéo dài cả cuộc đời.

Để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô thì phải dấn mình vào con đường được đánh dấu bởi sự phiêu lưu, thử thách, sinh hoa trái và chịu đau khổ.

Làm thế nào chúng ta có thể chuẩn bị cho những thách đố trên con đường của người làm môn đệ, và làm cách nào chúng ta có thể khuyến khích những người khác đi theo Chúa Kitô bằng đức tin, niềm hy vọng và tình yêu cho phần còn lại của cuộc đời của họ.

Một câu nói ngắn gọn mà chúng ta thường hay dùng để diễn tả cốt lõi của cương vị người môn đệ kéo dài suốt cả cuộc đời là: “Tất cả cuộc đời tôi, đối với phần còn lại của cuộc đời tôi”. Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta dâng hiến tất cả bản thân mình (chứ không chỉ một phần) cho phần còn lại của cuộc đời chúng ta (chứ không phải chỉ trong một thời gian). Chúa Kitô đã không kêu gọi các môn đệ của Người chỉ một thời gian tập trung đặc biệt. Người đã không mời mọi người dâng hiến một phần thời gian quảng đại trong suốt tuổi trẻ của họ để sau đó họ có thể theo đuổi những mục đích và ước mơ riêng của họ. Người đã kêu gọi mọi người trong suốt cuộc đời của họ.

Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi liên tục. Những khoảng cách về sự quan tâm đã rút ngắn và mọi người muốn cho những sự lựa chọn của họ được thoải mái. Sống một cuộc sống thoải mái và không đau đớn là một ưu tiên hàng đầu đối với hầu hết tất cả chúng ta. Nếu mọi thứ trở nên khó khăn hay thậm chí không hài lòng, thì chúng ta muốn thay đổi và thực hiện điều đó ngay lập tức. Những ơn gọi đòi hỏi cuộc sống lâu dài – hôn nhân và cuộc sống độc thân – đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn qua các giai đoạn thách đố, thường xuyên phải chịu những sự thất bại trong hoàn cảnh này.

Trong nhiều khía cạnh, thời đại của chúng ta không phải là thời đại anh hùng. Trong khi chúng ta có thể cần tạo những điều kiện thuận lợi theo cách chúng ta đào tạo các môn đệ trong hoàn cảnh xã hội này, thật quan trọng khi chúng ta giúp cho mọi người nghe được một lời kêu gọi phản văn hóa để đạt tới cương vị người môn đệ triệt để. Việc thực hành tiếp cận và việc kêu gọi mọi người của Chúa Giêsu cho chúng ta một kiểu mẫu. Có một nghịch lý sâu xa trong cách Người đã làm điều này.

Một mặt, Chúa Giêsu đã khiến cho mọi người bị sốc vào ngày Người đến với những người thu thuế, các cô gái điếm, những người phong hủi và thậm chí cả những người bị quỷ ám. Người đã tiếp đón rất nồng hậu những người ở bên lề xã hội – những người nghèo và những người bị áp bức. Người đã nói với những con người này về nước Thiên Chúa và khuyến khích họ tin tưởng vào sự quan phòng của Cha trên trời. Người đã chữa lành nhiều người, không phải vì họ xứng đáng, nhưng vì họ cần. Chúa Giêsu đã sẵn sàng giải phóng quyền lực của nước Thiên Chúa vì ích lợi của họ. Người đã dành cho tất cả mọi người một sự đón tiếp rất nồng hậu.

Mặt khác, Chúa Giêsu khiến cho những người đồng thời với mình phải sốc bằng cách đưa ra những đòi hỏi cao nhất và không thỏa hiệp nhất đối với những người sẽ trở thành môn đệ của Người. Thậm chí bất cứ ai yêu mến cha hay mẹ hơn Chúa Giêsu đều không xứng đáng ở trong đoàn của Người (x. Mt 10,37). Người đã nói với những người đi theo Người rằng họ phải liều mất mạng sống của họ nếu họ muốn cứu lấy mạng sống của mình. Người đã chỉ cho họ thấy thập giá như là con đường để đi theo và bắt chước Người (chẳng hạn x. Mt 16,24). 

Nhiều người nhận thấy lời của Chúa Giêsu quá khó và họ bỏ đi. Nhưng Chúa Giêsu đã không miễn giảm những đòi hỏi của Người. Người đã tiếp tục đưa ra lời kêu gọi triệt để đối với người môn đệ. Phải chăng Chúa Giêsu đang trình bày một sứ điệp không nhất quán, đang giới thiệu một sự tiếp đón nồng hậu cùng với những đòi hỏi gắt gao?

Hôm nay chúng ta có khuynh hướng đặt hai cách tiếp cận “triệt để” trong cách đối lập nhau, và sau đó chúng ta chọn cách nào mà chúng ta nghĩ là minh họa nhất cho Tin Mừng. Một số người kết luận rằng chúng ta được mời gọi tiếp đón mọi người cách nồng hậu, sau đó chúng ta không thể đặt ra bất cứ đòi hỏi nào đối với họ hoặc kêu gọi họ đến một cuộc sống được biến đổi; chúng ta chỉ chấp nhận họ như họ là và để lại đó. Những người khác có khuynh hướng suy nghĩ rằng nếu chúng ta phải kêu gọi mọi người trở thành môn đệ đích thực để rồi chúng ta không thể tiếp đón tất cả những người đến, hầu hết trong số họ đều chưa được chuẩn bị cho lời kêu gọi này.

Nhưng Chúa Giêsu đã làm cả hai. Người đã tiếp đón tất cả những ai đã lắng nghe và Người chữa lành cho họ cách vô điều kiện. Người cũng đòi hỏi một sự thay đổi – “Hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11). Và ngay lúc đó, Người đã kêu gọi những người đi theo mình trở thành những môn đệ nhiệt thành.

Trong một môi trường văn hóa như chúng ta ngày nay, với nhiều người bị tổn thương và ít được trang bị cho một lời kêu gọi cao cả, chúng ta phải có một sự tiếp đón vô điều kiện, nồng hậu để mời họ gặp gỡ Chúa Giêsu và tìm được sự chữa lành nơi Người. Nhưng nếu chúng ta phải trung thành với Tin Mừng, chúng ta cũng phải kêu gọi họ lãnh nhận ân sủng của Thiên Chúa và để được biến đổi về tâm trí, tâm hồn và thực hành. Phải thú nhận rằng, việc kết hợp một sự tiếp đón triệt để với một lời kêu gọi triệt để đối với người môn đệ thì không dễ dàng; chúng ta cần tìm những cách thức để trình bày cả hai mà không thỏa hiệp. Và cả hai phải thống nhất với nhau, đối với những người được tha thứ nhiều thì thường được trang bị tốt nhất để yêu thương nhiều và để đáp lại với tấm lòng quảng đại (x. Lc 7,47).

Là Kitô hữu, chúng ta có được “câu chuyện” hay chuyện kể hay nhất, vĩ đại tuyệt vời nhất trên thế giới. Thực vậy, đó là câu chuyện duy nhất và chân thực trên thế giới. Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô là câu chuyện tuyệt vời, cuộc phiêu lưu mà tất cả các cuộc phiêu liêu khác nhắm đến hoặc xuất phát từ đó.

Rất thường xuyên chúng ta giới hạn đức tin của chúng ta vào trong một phạm trù tôn giáo. Chúng ta nghĩ về đức tin của chúng ta như việc xác định “phẩm chất tôn giáo” của mình và cách ly nó khỏi phần còn lại của cuộc sống. Nhưng làm một Kitô hữu – làm một môn đệ của Chúa Giêsu – còn (đòi hỏi) nhiều hơn cả tư cách tôn giáo; còn hơn cả một loạt chuỗi niềm tin, những thực hành phụng vụ hoặc những nhận thức về luân lý (dù những điều này là cần thiết). Để trở thành một Kitô hữu cần phải nhận ra rằng Chúa Giêsu Kitô xác nhận câu chuyện của toàn thể thế giới.

Khi chúng ta trở nên các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta được thu hút vào trong câu chuyện có thật bao gồm tất cả các câu chuyện khác. Không có thỏa hiệp nửa chừng ở đây. Lời kêu gọi đối với người môn đệ đòi hỏi toàn bộ cuộc sống của chúng ta, chứ không chỉ một phần “tôn giáo”.

Hãy xem các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu khi chúng ta gặp họ trong các trang Tin Mừng – Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Khi họ gặp Chúa Giêsu, cuộc sống của họ hoàn toàn bị đảo ngược. Việc trở nên môn đệ của Chúa Giêsu không chỉ là vấn đề tuân giữ một bộ luật luân lý mới hoặc đọc một cuốn sách thánh nào đó hay tham dự một loạt những sinh hoạt tôn giáo. Đối với những môn đệ đầu tiên này, điều đó có nghĩa là điều chỉnh lại toàn bộ cuộc sống của họ theo con người mà họ đã gặp gỡ. Điều đó có nghĩa là trở thành một phần của cộng đoàn dân mới. Không có gì giống nhau. 

Ở đây chính chúng ta cần trở nên những chứng nhân đáng tin cậy. Tất cả các khía cạnh của cuộc sống chúng ta – hôn nhân, gia đình, công việc, nghề nghiệp, giải trí, tài sản, tình bạn – cần phải được định hình xung quanh con người và giáo huấn của Chúa Giêsu. Chúng ta không phải làm mọi thứ cách hoàn hảo – không ai làm được điều đó. Nhưng nếu chúng ta cố gắng sống theo cách này – để định hình tất cả “tình yêu’ của chúng ta xung quanh Chúa Kitô – thì lời nói của chúng ta sẽ mang lại ảnh hưởng. Chúng ta không thể kêu gọi mọi người đi vào một cuộc sống của người môn đệ nếu chính chúng ta không sống cuộc này.

Khi chúng ta kêu gọi mọi người đi theo Chúa Giêsu bằng cả cuộc đời của họ – không bị cản trở bởi bất cứ điều gì – nhiều người đáp lại với đức tin, lòng nhiệt thành và niềm vui chân thật. Chúng ta thấy điều này đang diễn ra cách mạnh mẽ giữa nhóm thế hệ thiên niên kỷ. Dĩ nhiên, không phải do lời của chúng ta thuyết phục họ: đó là sức mạnh của chính những lời của Chúa Giêsu và lời kêu gọi của Người chạm đến tâm hồn họ.

Khi mọi người đáp lại cách trọn vẹn bằng cách dâng hiến cả cuộc đời của họ đối với Chúa Kitô, sẽ có một sự thay đổi căn bản về cách sống. Họ thay đổi từ việc suy nghĩ về Chúa Giêsu và tôn giáo trong những gì họ làm, theo quan điểm riêng của họ, tới việc nhìn thấy chính bản thân họ được cuốn hút bởi Chúa Giêsu vào trong một cuộc phiêu lưu vĩ đại không do chính họ thực hiện. Các quan điểm thay đổi. Tôi không còn tạo ra căn tính tôn giáo của chính tôi nữa; tôi đã được xác nhận và được kêu gọi bởi một người khác. Ý chí của tôi vẫn tham gia cách trọn vẹn, nhưng tôi không còn chịu trách nhiệm về tiến trình này nữa. Giờ đây nhiệm vụ của tôi là phải đáp lại (hoặc không) đối với lời kêu gọi của Chúa Giêsu với tất cả những gì mà ơn gọi này đòi hỏi.

Mọi người đều có một khát vọng, một sự khao khát thậm chí được thu hút vào một câu chuyện thực sự có ý nghĩa. Họ cảm nhận rằng cuộc sống của họ có ý nghĩa và họ dò dẫm để tìm kiếm những gì mà mục đích này có thể là. Và khi họ kết luận cách buồn bã rằng cuộc đời của họ không có ý nghĩa rõ ràng, họ sẽ nản lòng sa vào các hoạt động khiến họ xao nhãng hoặc che giấu sự vô nghĩa rõ ràng về sự hiện hữu của họ.

Chỉ duy Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô – và chỉ một mình Tin Mừng này –

trình bày một câu chuyện mà chúng ta có thể thực sự bước vào và ở đó tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống chúng ta. Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã được thu hút vào câu chuyện tuyệt vời của Tin Mừng – rằng Tin Mừng đã gõ cửa lòng chúng ta – chúng ta hiểu đức tin của chúng ta theo một cách thức mới. Nếu chúng ta mở rộng tâm hồn (mở cửa lòng mình), chúng ta có thể bắt đầu một con đường của người môn đệ suốt cả cuộc đời.

Đây là một đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề “Được Mời Gọi/Lời Mời Gọi tới Niềm Vui và Sự Trưởng Thành của Người Kitô Hữu”, tác giả Gordon DeMarais and Daniel Keating (The Word Among Us Press, 2021), có thể truy cập từ www.wau.org/books.

Comments are closed.

phone-icon