Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương chuyển ngữ
Theo Word Among Us, June 2022 Issue
Nguồn: WAU
Rejoice in the Lord always!
The Spirit teaches us to sing songs to the Lord. Imagine a young father coming home from work. As he walks up the driveway, his three-year-old son spots him through the front window of their home. In his excitement, the boy begins jumping up and down and crying out, “Daddy’s home! Daddy’s home! Yeah Daddy!” The young boy’s spontaneity and joy can give us a simple yet powerful illustration of what our prayer can be like the closer we come to know the love of our heavenly Father – prayer that is characterized by joy, enthusiastic praise, and childlike freedom. No wonder Jesus encourages us to be like little children (Matthew 18:3-4)! In a healthy family, a child’s life is uncluttered, his memory is fresh and unwounded, and his imagination is full of hope and in awe of life. Often, newlyweds have a similar experience of freshness, wonder, and freedom in their new life together. Likewise, young pastors often begin their ministries with fresh energy and idealism. But over time, trials, disappointments, sufferings, and tribulations begin to rob us of the joy and hope we once knew. Often, it seems that the longer we live, the harder it can be to hold on to the childlike innocence and trust that is so pleasing to God. As a result, our prayer can begin to feel dry and lacking in enthusiasm. Without a doubt, an adult’s life carries many burdens. To paraphrase one of the psalmists, “How can we sing the songs of the Lord when we don’t really feel like it?” (see Psalm 137:4). Yet God ever calls, even commands, us to praise and thank him for his love and faithfulness. God doesn’t want the burdens of life to crush our joy. Instead, he calls us to come to him when we are burdened and weary so that he can give us rest and refreshment (Matthew 11:28-30). The Battle for Prayer. No one would deny that it takes discipline, devotion, and dedication to develop a vibrant prayer life. Very often, the decision to pray is what lifts us into God’s presence and enables us to receive his consolation and the grace we need to do his will. At the heart of this decision to pray is setting our minds to recall all the good that the Lord has done in the past and to imagine his gracious promises being fulfilled in our lives and in the world. Sometimes this is easy, and our praise and thanksgiving flow like a river. Often enough, however, prayer requires a certain discipline of mind and will. St. Teresa of Avila once observed how her prayer would often start out as hard work, like having to lower a pail into a well to draw up water. Still, as she persevered, she would experience a transformation, as if the well had become a spring of living water within her (John 4:14). What began as 90 percent her effort ended up as 90 percent the Spirit’s power. This can be our experience as well if we but ask, persevere, and receive! Memory. In the psalms, we have firsthand examples of how people like us stepped out in faith and determined to praise and thank God. Like Teresa of Avila, they too began prayer as 90 percent their effort and ended up experiencing prayer as 90 percent the Spirit’s power. Time and again in the psalms, we see that memory played a vital role in transforming their prayer into joyous praise and thanksgiving. In some cases, the psalmist recalled a desperate situation in which he called out to the Lord and was delivered (Psalm 116:1-2). At other times, we read of a psalmist who is still in the midst of trouble but again uses his memory of God’s eternal attributes to move him to faith and thanksgiving as he waits for God to come to his rescue (7:1-2, 10). We too can treasure all that the Lord has done. It is good to keep a journal and jot down all the ways we have seen God work in our lives and throughout salvation history. Then, as we do the work of drawing upon these memories in our prayer, we will begin to experience a change in our disposition. Our hearts will be lifted up, and praise and thanksgiving will begin to flow freely from our hearts and from our lips. What started out as our work will become God’s work as we allow the Spirit of truth to move within us. Imagination. The psalmists also used their imaginations to move their hearts to joyful praise. They pictured the Lord as being “girded with might” (Psalm 65:6) or “clothed with honor and majesty” (104:1). They called him their “Shepherd” (23:1), and the “King of glory” (24:7). They imagined him stooping toward them and rescuing them from a miry pit (40:2) and pictured all of creation joining with them in singing his praise (96:11-12). Concrete images such as these helped move them to joyful praise, even in trying circumstances, and kept them open to receive more revelation of his love and promises. It is good for us to ask the Holy Spirit to enkindle our imaginations so that we too might have a taste of the glory of God. Again, this will start out as 90 percent our work, but as we persevere, we may discover the Spirit lifting our imaginations up and filling them with images of God’s majesty, power, or compassion welling up from our innermost being. Intellect. Finally, the psalmists engaged their intellects as they gave praise for creation, not only for the starry skies above them (Psalm 19:1-6), but also for the law of the Lord planted within them (19:7-10). As they meditated on God’s word, they gave thanks that it was like a “lamp” for their feet and a “light” for their paths (119:105). They relied on the promises of God as truths which set them free from despair and negative thinking (85:8-9; 91:14-16). They took negative thoughts captive and set their hearts free to affirm the goodness of the Lord and his unfailing love for them (73:15-28). They asked God questions and opened themselves to hear his words in their hearts (2:7-9; 110:1, 4). Like the psalmists, we too can set our minds on the unshakable truths of the gospel. This will enable us to overcome the negative thoughts that so often invade our prayer and our everyday lives. We can learn to say things like, “I feel like God has forsaken me, but I believe the truth that he loves me, and I will praise him. I know that he will bring good out of this situation” (Psalm 22). Or when we feel we don’t measure up, we can counter this with the truths of God’s mercy and his desire to fill us with the joy of salvation (51:6-7, 12). The Work of the Spirit in Our Praise. Even our smallest efforts at prayer can take on infinite value when we offer them to the Lord and believe that he wants to touch our hearts. God loves it when we reach out to him. He loves to run and meet us just as the father of the prodigal son did. Surrendered to his will, we rest in his arms and receive a love we do not merit. We have shared how prayer often begins with about 90 percent our effort but can end with it being 90 percent the work of the Holy Spirit. What starts out as our work and an act of our will can be transformed as we ask the Holy Spirit to lift up our hearts (Psalm 146:8). At the heart of this transformation is the presence of Christ in us, the hope of glory. Like St. Teresa of Avila, as we pull the water up from the well, God’s grace will begin to well up from within and cause spontaneous prayers of praise and thanksgiving to come out of our hearts and our mouths. As we open ourselves to God’s work in prayer, the Holy Spirit will provide us with an ever-deepening revelation of Christ at the center of our lives. This discovery of Christ in us can lead us to the understanding that ultimately it is Christ in us who is praising his heavenly Father and giving him thanks (Romans 1:8; Ephesians 5:20). By the power of the Holy Spirit, our praise can ascend with Christ and in Christ to bring praise and honor and glory to God our heavenly Father. “Father, as we lift our hearts in prayer and thanksgiving, we recall your wonderful deeds of creation, salvation, and the birth of your church on Pentecost. We pray for a new Pentecost to touch every heart in the whole world as we eagerly await your coming. Pour out your Spirit that we might be lifted up in praise and thanksgiving and cry out like children, ‘Abba, Father! You are welcome in our hearts!’” |
Hãy vui vừng luôn trong Chúa!
Thánh Thần dạy chúng ta hát lên những bài ca dâng kính Chúa. Hãy tưởng tượng một người cha đi làm việc về. Khi anh rẽ vào con đường lái xe vào nhà, cậu con trai ba tuổi của anh nhận ra anh qua cửa sổ trước mặt nhà họ. Trong sự hào hứng, cậu bé bắt đầu nhảy lên nhảy xuống và kêu lên/hét lên: “Ba đã về! Ba đã về! Yeah Ba!” “Tính tự nhiên và niềm vui của cậu bé có thể cho chúng ta một sự minh họa đơn giản nhưng mạnh mẽ về những gì mà lời cầu nguyện của chúng ta có thể giống như càng ngày chúng ta càng nhận biết tình yêu của Cha trên trời của chúng ta – lời cầu nguyện được diễn tả bằng niềm vui, lời ngợi khen nhiệt thành và sự tự do như trẻ thơ. Không ngạc nhiên gì khi Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta trở nên giống trẻ thơ (x. Mt 18,3-4)! Trong một gia đình lành mạnh, cuộc sống của một đứa trẻ thì có kỷ luật, ký ức của nó tươi sáng và không bị tổn thương, và trí tưởng tượng của nó thì đầy niềm hy vọng và đầy kinh ngạc trong cuộc sống. Thường, những đôi vợ chồng mới cưới đều có một trải nghiệm giống nhau về sự tươi mới, sự kỳ diệu và sự tự do trong cuộc sống mới với nhau. Cũng vậy, các mục tử trẻ thường bắt đầu sứ vụ của mình với năng lượng và chủ nghĩa lý tưởng mới. Nhưng dần dần, những thử thách, những nỗi thất vọng, những sự đau khổ và những nỗi khổ cực bắt đầu cướp đi khỏi chúng ta niềm vui và hy vọng mà chúng ta đã từng biết. Thường thường, dường như chúng ta càng sống lâu, thì càng khó để duy trì sự đơn sơ và phó thác của trẻ thơ rất đẹp lòng Thiên Chúa. Kết quả là, lời cầu nguyện của chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy khô khan và thiếu nhiệt tình. Không nghi ngờ gì, cuộc sống của một người trưởng thành mang nhiều gánh nặng. Để giải thích, một trong các thánh vịnh gia cho rằng: Làm sao chúng ta có thể hát những bài ca kính Chúa khi chúng ta thực sự không cảm thấy thích chúng? (x. Tv 137,4). Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn mời gọi, thậm chí truyền cho chúng ta hãy ngợi khen và tạ ơn Chúa vì tình yêu và lòng trung thành của Người (dành cho chúng ta). Thiên Chúa không muốn những gánh nặng của cuộc sống làm tiêu tan niềm vui của chúng ta. Thay vào đó, Người mời gọi chúng ta đến với Người khi chúng ta bị kiệt sức và mệt mỏi để Người có thể cho chúng ta nghỉ ngơi và bồi dưỡng (x. Mt 11,28-30). Cuộc chiến đối với việc cầu nguyện. Không ai phủ nhận rằng cần phải có kỷ luật, sự tận tâm và hiến dâng để phát triển một cuộc sống cầu nguyện sống động. Rất thường, quyết định để cầu nguyện là những gì đưa chúng ta vào trong sự hiện diện của Thiên Chúa và cho chúng ta khả năng để lãnh nhận sự an ủi của Người cũng như ân sủng chúng ta cần để thực hiện thánh ý của Người. Cốt lõi của quyết định để cầu nguyện này là đặt tâm trí của chúng ta nhớ lại tất cả những điều tốt mà Chúa đã làm trong quá khứ và để tưởng tượng những lời hứa tốt lành đang được thực hiện trong cuộc sống của chúng ta và trên thế giới. Đôi khi điều này thì dễ dàng và lời ca ngợi, tạ ơn của chúng ta tuôn trào như một dòng sông. Tuy nhiên, khá thường thì việc cầu nguyện đòi hỏi một kỷ luật của tâm trí và ý chí. Thánh Têrêsa Avila đã từng nhận xét việc cầu nguyện của mẹ thường bắt đầu như một công việc khó khăn như thế nào, giống như phải hạ một cái thùng xuống một cái giếng để kéo nước lên. Tuy nhiên, khi mẹ kiên trì (cầu nguyện), mẹ đã trải nghiệm một sự biến đổi, như thể cái giếng đã trở nên một suối nước hằng sống trong mẹ (x. Ga 4,14). Những gì đã bắt đầu với 90% là nỗ lực của mẹ thì đã kết thúc với 90% sức mạnh của Thánh Thần. Điều này cũng có thể là kinh nghiệm của chúng ta nếu chúng ta cầu xin, kiên trì và lãnh nhận! Ký ức. Trong các thánh vịnh, chúng ta có sẵn các mẫu gương về cách mọi người thích chúng ta hoàn toàn tín thác, tin tưởng và kiên định ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa. Giống như mẹ Têrêsa Avila, họ cũng bắt đầu cầu nguyện với mức 90% nỗ lực của mình và kết thúc họ trải nghiệm lời cầu nguyện ở mức 90% sức mạnh của Thần Khí. Lặp đi lặp lại trong các thánh vịnh, chúng ta thấy rằng ký ức đóng một vai trò quan trọng trong việc biến đổi lời cầu nguyện của chúng ta thành lời ngợi khen và tạ ơn vui mừng. Trong một số trường hợp, thánh vịnh gia đã nhớ lại một tình huống thất vọng trong đó ông đã kêu cầu lên Chúa và đã được giải thoát (x. Tv 116,1-2). Đôi khi chúng ta đọc về một thánh vịnh gia dù đang ở giữa sự rắc rối nhưng vẫn dùng ký ức của mình về những phẩm tính vĩnh cửu của Thiên Chúa để thôi thúc ông có niềm tin tưởng và tâm tình tạ ơn khi ông chờ đợi Thiên Chúa đến cứu giúp mình (x. Tv 7,1-2.10). Chúng ta cũng có thể trân quý tất cả những gì Thiên Chúa đã làm. Thật là tốt để giữ một cuốn nhật ký và viết lại tất cả những cách mà chúng ta đã thấy Thiên Chúa làm việc trong cuộc đời chúng ta và qua lịch sử cứu độ. Sau đó, khi chúng ta hình dung lại những ký ức này trong giờ cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ bắt đầu trải nghiệm một sự thay đổi trong khuynh hướng của chúng ta. Tâm hồn của chúng ta sẽ được nâng lên, đồng thời lời ngợi khen và tạ ơn sẽ bắt đầu tuôn ra cách tự do từ tâm hồn và từ môi miệng chúng ta. Những gì đã bắt đầu khi công việc của chúng ta trở thành công việc của Thiên Chúa khi chúng ta để cho Thần Khí của sự thật hoạt động trong chúng ta. Trí tưởng tượng. Các thánh vịnh gia cũng đã sử dụng trí tưởng tượng của họ để đánh động tâm hồn họ dâng lên Chúa lời ngợi khen vui mừng. Các thánh vịnh gia đã hình dung Thiên Chúa là Đấng “đầy uy quyền” (Tv 65,6) hoặc “Áo Ngài mặc: toàn oai phong lẫm liệt” (Tv 104,1). Họ gọi Thiên Chúa là “Mục Tử” của họ (Tv 23,1), và “Đức Vua vinh quang” (Tv 24,7). Họ đã tưởng tượng Người cúi xuống phía họ và cứu họ khỏi hố diệt vong (x.Tv 40,23) và hình dung tất cả mọi thụ tạo đều cùng họ reo vui ca ngợi Chúa (x. Tv 96,11-12). Những hình ảnh cụ thể chẳng hạn như những hình ảnh này đã giúp thôi thúc họ dâng lời ca ngợi hân hoan, thậm chí trong những hoàn cảnh đang phải cố gắng và giữ họ mở lòng mình ra để lãnh nhận hơn nữa sự mạc khải về tình yêu và những lời hứa của Người. Thật là tốt cho chúng ta để cầu xin Chúa Thánh Thần khơi lên trí tưởng tượng của chúng ta hầu chúng ta cũng có thể cảm nếm vinh quang của Thiên Chúa. Cũng vậy, điều này sẽ bắt đầu với 90% công việc của chúng ta, nhưng khi chúng ta kiên trì, chúng ta có thể khám phá ra Thánh Thần đang nâng những sự tưởng tượng của chúng ta lên và đổ đầy vào đó những hình ảnh về sự uy quyền, sức mạnh hoặc lòng từ bi của Thiên Chúa đang trào dâng lên từ trong bản thể sâu thẳm của chúng ta. Trí năng (Khả năng hiểu biết). Cuối cùng, các thánh vịnh gia cống hiến khả năng hiểu biết của mình khi họ dâng lời ca ngợi công trình tạo dựng, không chỉ vì bầu trời đầy sao ở trên họ (x. Tv 19,1-6), mà còn vì lề luật của Thiên Chúa đã được ghi khắc trong họ (x. Tv 19,7-10). Khi họ suy gẫm về lời của Thiên Chúa, họ đã dâng lời tạ ơn rằng lời đó như “ngọn đèn” soi bước chân họ và là “ánh sáng” chỉ đường cho họ đi (x. Tv 119,105). Họ tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa như những chân lý giải thoát họ khỏi sự thất vọng và những suy nghĩ tiêu cực (Tv 85,8-9; 91,14-16). Họ bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực và để lòng mình được tự do, thanh thản để khẳng định sự tốt lành của Thiên Chúa và tình yêu vô biên của Người dành cho họ (Tv 73,15-28). Họ đã đặt ra những vấn nạn cho Thiên Chúa và mở lòng mình để lắng nghe lời Người trong tâm hồn họ (x. Tv 2,7-9; 110,1.4). Giống như các thánh vịnh gia, chúng ta cũng có thể đặt tâm trí của mình vào chân lý không thể lay chuyển của Tin Mừng. Điều này sẽ làm cho chúng ta có khả năng để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực rất thường xâm chiếm vào giờ cầu nguyện và cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta có thể học để nói những lời như thế này: “Con cảm thấy như Thiên Chúa đã bỏ rơi con, nhưng con tin thật rằng Chúa yêu con và con sẽ ca ngợi Chúa. Con biết rằng Chúa sẽ mang đến những điều tốt lành ra từ chính tình huống này” (x. Tv 22). Hoặc khi chúng ta cảm thấy chúng ta không đủ tốt, chúng ta có thể đối chiếu điều này với những sự thật về lòng thương xót của Thiên Chúa và ước mong của Người muốn lấp đầy tâm hồn con bằng niềm vui ơn cứu độ (Tv 51,6-7.12). Công việc của Thánh Thần trong lời ngợi khen của chúng ta. Ngay cả những nỗ lực nhỏ nhất của chúng ta khi cầu nguyện cũng có thể đạt được giá trị vô tận khi chúng ta dâng chúng cho Chúa và tin rằng Người muốn chạm đến tâm hồn chúng ta. Thiên Chúa yêu quý điều đó khi chúng ta đến với Người. Người thích chạy đến gặp chúng ta giống như người cha của đứa con hoang đàng đã làm. Phó thác cho thánh ý của Chúa, chúng ta sẽ được nghỉ ngơi trong cánh tay Người và lãnh nhận một tình yêu mà chúng ta không xứng đáng được hưởng. Chúng ta đã chia sẻ việc cầu nguyện thường bắt đầu với khoảng 90% nỗ lực của chúng ta nhưng có thể kết thúc với mức 90% công việc của Chúa Thánh Thần. Những gì bắt đầu bằng công việc và một hành động của ý chí chúng ta có thể được biến đổi khi chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần nâng tâm hồn chúng ta lên (x. Tv 146,8). Cốt lõi của sự biến đổi này là sự hiện diện của Chúa Kitô trong chúng ta, niềm hy vọng vinh quang. Giống như Thánh Têrêsa Avila, khi chúng ta kéo thùng nước từ dưới giếng lên, ân sủng của Thiên Chúa sẽ bắt đầu tuôn trào từ bên trong và tự khắc đưa đến những lời cầu nguyện ngợi khen và tạ ơn xuất phát từ tâm hồn và môi miệng chúng ta. Khi chúng mở lòng mình ra với công việc của Thiên Chúa trong cầu nguyện, Chúa Thánh Thần sẽ ban cho chúng ta một mạc khải sâu sắc chưa từng có về Chúa Kitô ngay tại trung tâm cuộc sống của chúng ta. Sự khám phá này về Chúa Kitô trong chúng ta có thể dẫn dắt chúng ta tới sự hiểu biết rằng cuối cùng chính Chúa Kitô trong chúng ta là Đấng đang ca ngợi Cha trên trời của Người và đang dâng lên Cha những lời tạ ơn (Rm 1,8; Ep 5,20). Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, lời ngợi khen của chúng ta có thể cất cao lên với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô để dâng lời ngợi khen, danh dự và vinh quang lên Thiên Chúa Cha trên trời của chúng ta. “Lạy Cha, khi chúng con nâng tâm hồn chúng con lên trong lời cầu nguyện và tạ ơn, chúng con nhớ lại những kỳ công của việc tạo dựng tuyệt vời, ơn cứu độ và ngày khai sinh Giáo Hội của Chúa vào ngày lễ Ngũ Tuần. Chúng con xin Chúa ban một Lễ Hiện Xuống mới để chạm đến mọi tâm hồn trên toàn thế giới khi chúng con thiết tha chờ mong Chúa đến. Xin tuôn đổ Thần Khí của Chúa để chúng con có thể được nâng lên trong lời ngợi khen, tạ ơn và reo hò như những người con: “Abba, lạy Cha/Abba, Cha ơi! Chúa được đón tiếp vào trong tâm hồn chúng con!” |