Jesus perceived the thought of their hearts – Suy niệm ngày 26.9.2022

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Phó tế Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Monday, September 26, 2022

Jesus perceived the thought of their hearts

Scripture:  Luke 9:46-50

46 And an argument arose among them as to which of them was the greatest. 47 But when Jesus perceived the thought of their hearts, he took a child and put him by his side, 48 and said to them, “Whoever receives this child in my name receives me, and whoever receives me receives him who sent me; for he who is least among you all is the one who is great.” 49 John answered, “Master, we saw a man casting out demons in your name, and we forbade him, because he does not follow with us.” 50 But Jesus said to him, “Do not forbid him; for he that is not against you is for you.”

Thứ Hai, ngày 26.9.2022

Đức Giêsu biết điều họ nghĩ trong lòng

Lc 9,46-50

 46 Một câu hỏi chợt đến với các ông: trong các ông, ai là người lớn nhất?47 Đức Giê-su biết điều các ông đang tự hỏi trong lòng, liền đem một em nhỏ đặt bên cạnh mình48 và nói với các ông: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. Thật vậy, ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.”49 Ông Gio-an lên tiếng nói: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy.”50 Đức Giê-su bảo ông: “Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta! “

Meditation:

Are you surprised to see the disciples of Jesus arguing about who is the greatest among them? Don’t we do the same thing? The appetite for glory and greatness seems to be inbred in us. Who doesn’t cherish the ambition to be “somebody” whom others admire rather than a “nobody”? Even the psalms speak about the glory God has destined for us. “You have made them a little lower than God, and crowned them with glory and honor” (Psalm 8:5). Jesus made a dramatic gesture by placing a child next to himself to show his disciples who really is the greatest in the kingdom of God.

What can a little child possibly teach us about greatness? Children in the ancient world had no rights, position, or privileges of their own. They were socially at the “bottom of the rung” and at the service of their parents, much like the household staff and domestic servants. What is the significance of Jesus’ gesture? Jesus elevated a little child in the presence of his disciples by placing the child in a privileged position of honor at his right side. It is customary, even today, to seat the guest of honor at the right side of the host. Who is the greatest in God’s kingdom? The one who is humble and lowly of heart – who instead of asserting their rights willingly empty themselves of pride and self-seeking glory by taking the lowly position of a servant or child.

Jesus, himself, is our model. He came not to be served, but to serve (Matthew 20:28). Paul the Apostles states that Jesus “emptied himself and took the form of a servant” (Philippians 2:7). Jesus lowered himself (he whose place is at the right hand of God the Father) and took on our lowly nature that he might raise us up and clothe us in his divine nature. “God opposes the proud, but gives grace to the humble” (James 4:6). If we want to be filled with God’s life and power, then we need to empty ourselves of everything which stands in the way – pride, envy, self-seeking glory, vanity, and possessiveness. God wants empty vessels so he can fill them with his own glory, power, and love (2 Corinthians 4:7). Are you ready to humble yourself and to serve as Jesus did?

“Lord Jesus, your grace knows no bounds. You give freely to the humble of heart and you grant us freedom to love and serve others selflessly. May my love for you express itself in an eagerness to do good for others.”

Suy niệm:

Bạn có ngạc nhiên khi thấy các môn đệ Đức Giêsu tranh cãi về chuyện ai là người lớn nhất trong họ không? Chẳng phải chúng ta cũng làm chuyện tương tự sao? Lòng ham muốn được nổi tiếng và làm lớn dường như đã có từ bẩm sinh trong chúng ta. Ai lại không có hoài bảo muốn làm “ai đó” được người khác ngưỡng mộ hơn là “không là ai cả” đó sao? Ngay cả các Thánh vịnh cũng nói về vinh quang Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. “Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên” (Tv 8,5). Đức Giêsu đã làm một điều thật ấn tượng qua việc đặt một đứa trẻ bên cạnh Ngài và tỏ cho các môn đệ biết ai là người lớn nhất trong nước Trời.

Một đứa trẻ có thể nói với chúng ta điều gì về chuyện lớn nhỏ? Các trẻ em trong thế giới xưa không có quyền hành, chức vụ, hay quyền lợi riêng tư. Xét về mặt xã hội, chúng chỉ là “hạng chót”, và dưới sự sai khiến của cha mẹ, giống như thể những người tôi tớ làm việc trong nhà. Thái độ của Đức Giêsu mang ý nghĩa gì? Đức Giêsu đề cao trẻ nhỏ trước mặt các môn đệ, bằng việc đặt một em bé trong chỗ vinh dự, là được ngồi bên hữu Chúa. Theo phong tục, thậm chí cả ngày nay, chỗ danh dự dành cho khách là ở bên hữu chủ nhà. Ai là người lớn nhất trong nước Trời? Là người có tấm lòng khiêm nhường và nhỏ bé – những người thay vì đòi hỏi quyền lợi của mình lại sẵn sàng bỏ mình về sự kiêu ngạo, tìm vinh quang cho mình, bằng cách chọn lấy vị trí thấp hèn của một người tôi tớ hay trẻ nhỏ.

Chính Đức Giêsu là mẫu gương cho chúng ta. Ngài đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ (Mt 20,28). Thánh Phaolô tông đồ nói rằng Đức Giêsu “đã hủy mình ra không, mặc lấy thân nô lệ” (Phil 2,7). Đức Giêsu hạ mình (Đấng ngự bên hữu Chúa Cha) và mặc lấy bản tính thấp hèn của chúng ta để Người có thể nâng chúng ta lên và mặc cho ta bản tính thần linh của Người. “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng, và ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (Gc 4,6). Nếu chúng ta muốn được sung mãn với sự sống và sức mạnh của Chúa, thì chúng ta cần phải hủy bỏ chính mình về mọi thứ cản trở trên đường như: kiêu ngạo, ghen tị, tìm vinh quang, tự phụ, và tính ích kỷ. Thiên Chúa muốn tạo những khoảng trống để Người có thể lấp đầy chúng với vinh quang, quyền năng, và tình yêu của Người (2Cor 4,7). Bạn có sẵn sàng hạ mình và phục vụ như Đức Giêsu không?

Lạy Chúa Giêsu, ơn sủng Chúa thì không giới hạn. Chúa ban cách quảng đại cho người có lòng khiêm nhường và ban cho chúng con tự do yêu thương và phục vụ người khác một cách vô vị lợi. Chớ gì tình yêu của con dành cho Chúa được thể hiện qua việc thành tâm phục vụ cho tha nhân.

Comments are closed.

phone-icon