Nguồn: WAU
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
WITH EYES WIDE OPEN
Encountering the Lord in Adoration Which of the following people actually encountered Jesus when they came to their church and sat before the Blessed Sacrament in Adoration? The young boy who stopped in on his way home from school just to say “Hi” to Jesus. The man who slipped into the back of the church and repented over and over again for the way he had sinned against the Lord. The teenager who said the Our Father, the Hail Mary, and the Glory Be three times. The woman who said four Rosaries, one for each of the twenty mysteries. The married couple who spent a full hour gazing at Jesus together. The priest who did nothing but ask Jesus for guidance and wisdom as he tried to lead his parish. If you answered all of the above, then you’re right. Any time that we go out of our way to visit Jesus, we will be blessed. Of course, not all of these kinds of visits are the same, and they don’t all yield the same results After all, we’re talking about a relationship here, and in any relationship there are degrees of intimacy. If we simply sit before the Lord for an hour, we will be blessed. We will feel good about what we have done, and we will leave our time with him strengthened. Yet this approach to Adoration has its limits. By preparing ourselves to meet the Lord and by having some knowledge of how the Holy Spirit works, we can increase our chances of receiving more from the Lord and of being changed more into his likeness. So let’s look at a few ways we can approach Adoration to see how the Spirit works in each of them. Fix Your Eyes on Jesus Look to Jesus the pioneer and perfecter of our faith, who for the sake of the joy that was set before him endured the cross, disregarding its shame, and has taken his seat at the right hand of the throne of God. (Hebrews 12:2) The idea of fixing our eyes on Jesus is so simple that even a young child can understand it. As you kneel or sit before the Lord, call to mind your favorite images of Jesus. Some like to see him with his Blessed Mother, perhaps in their home at Nazareth or at the wedding feast of Cana. Others enjoy seeing Jesus at the Transfiguration, radiant with God’s glory as he talks with Moses and Elijah. Still others prefer to see him feeding the five thousand or healing the hemorrhaging woman. Many people hold two images of Jesus dear to their hearts: the crucified Christ and the risen Lord seated at the right hand of his Father in glory. When we begin to fix our eyes on one of these images and focus our attention on Jesus in the Sacrament, a couple of things begin to happen. First, the distractions of normal life, with all of its responsibilities, problems, and demands, fade away. Second, we begin to feel as if we have entered into heaven. We feel as if we too are “seated” with Jesus “in the heavenly places” (Ephesians 2:6). We get a taste of what it will be like when there will be no more suffering or pain, when we will be reunited with all of our loved ones, and when every hope and dream of ours will finally be fulfilled. Listening for His Voice I pray that the God of our Lord Jesus Christ, the Father of glory, may give you a spirit of wisdom and revelation as you come to know him. (Ephesians 1:17) As we fix our eyes on Jesus in this way, something marvelous begins to happen. The Holy Spirit begins to open our minds and fill us with spiritual wisdom and understanding (Colossians 1:9). We begin to grasp more about Jesus: what he did for us, how much he loves us, how merciful he is, and how much he rejoices with us and suffers with us. Words from Scripture that previously had little or no meaning begin to come alive. They enlighten our minds and urge us to be holy. They convince us that we have God’s strength to help us and to make us more fruitful for Jesus. Then comes the best part. Whatever we learn and understand moves us to love Jesus more. When we grasp who he is and what he has done for us, our only response is to say, “Jesus, I love you.” We fall in love with him all over again, and his love in turn calms our fears, heals our wounds, and energizes us with hope and confidence. Some who find this intimacy have even felt Jesus putting his arms around them and holding them close to his heart. Overcoming the World Little children, you are from God, and have conquered them; for the one who is in you is greater than the one who is in the world. (1 John 4:4) Another work of the Holy Spirit that frequently occurs as we adore Jesus in the Blessed Sacrament is directed toward the obstacles that block our way to God. St. Paul calls these obstacles “strongholds” that are raised up “against the knowledge of God” (2 Corinthians 10:4-5). As we kneel before the Lord, we begin to hear the Holy Spirit gently tell us that perfection cannot be united with imperfection. He tells us that in Christ we have been made holy, and that we should now live as the holy man or woman he has made us to be. Suddenly, we find God’s mercy and power working in us, helping us to take these strongholds captive and demolish them one by one, over time. We find God’s grace working in us, convincing us that we can overcome everything that separates us from him. As we are moved to repentance and confession, something inside of us – yes, it is the Holy Spirit – infuses us with a divine conviction and power. We leave our time of adoration convinced that we can stop sinning, and we find a new and greater ability to say “no” to the temptations that assail us in the course of our day. Building the Kingdom of God I pray that you may lead lives worthy of the Lord, fully pleasing to him, as you bear fruit in every good work and as you grow in the knowledge of God. (Colossians 1:10) Like every parent, our heavenly Father has the perfect happiness of every human being in the forefront of his mind. Today, as happy as he is that we have come and spent time in Jesus’ presence, he also gives us a taste of his sadness. If we look at Jesus long enough and closely enough, we can see him weeping over all the pain and suffering in the world. We can see him mourning over all the sin. We can see him weeping over those who reject him or who have never heard of him. The pain that we see in the broken heart of Jesus moves us to take up his call. Adoration before Jesus moves us to say: “Here am I; send me” (Isaiah 6:8). It convinces us that our life with Jesus is about personal holiness and about being his light to everyone we meet. The Holy Spirit wants to use our time of adoration to open our eyes to the needs of the poor, to the despair of the uneducated, to the loneliness of the unevangelized, and to the suffering and fears of the ill, the forgotten, and the homeless. The Spirit wants us to love Jesus so much that we feel compelled to serve him. With Opened Eyes To those who have never sat before the Lord in this way, eucharistic adoration can seem like a waste of time. And yet to those who have tasted the goodness of the Lord, adoration has the power to move us closer to Jesus. Think about Jesus’ encounter with the Samaritan woman described in John 4. At the very beginning of their conversation, Jesus told her, “If you knew the gift of God, and who it is that is saying to you, ‘Give me a drink,’ you would have asked him, and he would have given you living water” (John 4:10). In a similar manner, eucharistic adoration is not about our giving Jesus a drink by giving up our time to be with him as much as it is about our coming to Jesus and asking him for a drink. It’s about presenting our needs to the Lord and asking him to fill us up with heavenly grace and heavenly power and heavenly wisdom. It’s about receiving all that we need to live in him and for him in this world. The more we fix our eyes on Jesus, the more we will appreciate how much he goes out of his way to reach us. When we come and meet him in adoration, he shows us— just as he showed the Samaritan woman—that he wants to be our Lord, our Savior, and our friend. As our eyes are opened, we will take his advice and ask him for a drink of his living water. And we will never be the same again. |
VỚI ĐÔI MẮT RỘNG MỞ
Gặp gỡ Chúa trong việc tôn sùng Thánh Thể Những người nào dưới đây thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu khi họ đến nhà thờ và ngồi chầu trước Bí tích Thánh Thể? Cậu bé dừng lại trên đường từ trường về nhà chỉ đơn giản nói: “Chào” với Chúa Giêsu. Người đàn ông lẻn vào phía sau nhà thờ và ăn năn thống hối đi thống hối lại về cách anh ta đã phạm tội mất lòng Chúa. Cậu thiếu niên đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và Kinh Sáng Danh ba lần. Người phụ nữ đã lần bốn chuỗi Mân Côi, một chuỗi cho mỗi một trong hai mươi mầu nhiệm. Đôi vợ chồng đã dành trọn một giờ đồng hồ cùng nhau nhìn ngắm Chúa Giêsu. Vị linh mục đã không làm gì ngoại trừ việc xin Chúa Giêsu ban ơn hướng dẫn và sự khôn ngoan khi ngài cố gắng lãnh đạo giáo xứ của mình. Nếu bạn đã trả lời là tất cả các trường hợp ở trên đều gặp Chúa, thì bạn đúng. Bất cứ khi nào chúng đi ra khỏi con đường, cuộc sống của mình để thăm Chúa Giêsu, chúng ta sẽ được chúc lành. Dĩ nhiên, không phải tất cả những kiểu thăm viếng này đều giống nhau, và tất cả chúng không mang lại những kết quả giống nhau. Sau hết, chúng ta đang nói về một mối tương quan ở đây, và trong bất cứ mối tương quan nào đều có những mức độ thân mật. Nếu chúng ta chỉ đơn giản ngồi trước Chúa một giờ, chúng ta sẽ được chúc lành. Chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng về những gì chúng ta đã làm, và chúng ta sẽ để cho thời gian ở với Chúa được củng cố. Tuy nhiên sự tiếp cận này đối với việc Tôn Thờ Thánh Thể có những giới hạn của nó. Nhờ việc chuẩn bị chính mình để gặp Chúa và nhờ việc có một số hiểu biết về cách Chúa Thánh Thần làm việc, chúng ta có thể gia tăng những cơ hội để lãnh nhận nhiều hơn từ Chúa và được biến đổi nên giống Người hơn. Vậy chúng ta hãy xem một vài cách mà chúng ta có thể tiếp cận việc Chầu Thánh Thể để thấy Chúa Thánh Thần làm việc trong mỗi một cách ấy như như thế nào. Hãy Tập Trung vào Chúa Giêsu “Hãy hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa” (Dt 12,2). Ý tưởng hướng về Chúa Giêsu thì quá đơn giản đến nỗi một đứa trẻ có thể hiểu được điều đó. Khi bạn quỳ gối hay ngồi trước Chúa, hãy cố nhớ lại những hình ảnh của Chúa Giêsu mà bạn yêu thích. Một số người thích nhìn thấy Chúa với Mẹ chí thánh của Người, có lẽ ở quê hương Nadaret hoặc tại tiệc cưới Cana. Những người khác thích nhìn thấy Chúa Giêsu trong biến cố Biến Hình, rạng rỡ với vinh quang của Thiên Chúa khi Người nói chuyện với ông Môsê và Êlia. Tuy nhiên, những người khác lại thích thấy Người nuôi năm ngàn người ăn hoặc chữa lành người đàn bà bị băng huyết hơn. Nhiều người giữ hai hình ảnh của Chúa Giêsu yêu dấu đối với lòng họ: Chúa Kitô chịu đóng đinh và Chúa phục sinh đang ngự bên hữu Chúa Cha trong vinh quang. Khi chúng ta bắt đầu hướng đôi mắt vào một trong những hình ảnh này và tập trung sự chú ý của mình vào Chúa Giêsu trong Bí tích, một số điều bắt đầu xảy ra. Trước hết, những sự chia trí về cuộc sống thường ngày, với tất cả những trách nhiệm, những vấn đề và những đòi hỏi biến mất. Thứ hai, chúng ta bắt đầu cảm thấy như thể chúng ta đã bước vào thiên đàng. Chúng ta cảm thấy như thể chúng ta cũng được “ngự trị” với Chúa Giêsu “trên cõi trời” (Ep 2,6). Chúng ta cảm nhận như thế nào khi không còn đau khổ hoặc đau đớn gì nữa, khi chúng ta sẽ được tái hợp với tất cả những người thân yêu của chúng ta, và khi mọi niềm hy vọng và ước mơ của chúng ta cuối cùng sẽ được thực hiện/kiện toàn. Lắng Nghe Tiếng Chúa “Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người” (Ep 1,17). Khi chúng ta tập trung vào Chúa Giêsu theo cách này, một điều gì đó tuyệt vời bắt đầu xảy ra. Chúa Thánh Thần bắt đầu mở tâm trí chúng ta và đổ đầy tâm hồn chúng ta bằng sự khôn ngoan và sự hiểu biết do Thần Khí ban cho (x. Cl 1,9). Chúng ta bắt đầu hiểu nhiều hơn về Chúa Giêsu: Những gì Người đã làm cho chúng ta, Người yêu thương chúng ta nhiều biết chừng nào, Người giàu lòng thương xót biết bao và Người chia vui sẻ sầu với chúng ta nhiều biết bao. Những lời trong Thánh Kinh trước đây có ít hoặc không có nghĩa gì giờ đây bắt đầu trở nên sinh động. Những lời ấy soi mở tâm trí chúng ta và thúc đẩy chúng ta sống thánh thiện. Những lời ấy cho chúng ta nhận thức rằng chúng ta có sức mạnh của Thiên Chúa trợ giúp chúng ta và làm cho chúng ta sinh nhiều hoa trái hơn cho Chúa Giêsu. Rồi điều tốt nhất sẽ đến. Bất cứ điều gì chúng ta học và hiểu đều thúc đẩy chúng ta yêu mến Chúa Giêsu nhiều hơn. Khi chúng ta hiểu Người là ai và những gì Người đã làm cho chúng ta, sự đáp trả của chúng ta chỉ có thể nói là: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa”. Tất cả chúng ta sẽ lại yêu mến Người và tình yêu của Người sẽ làm dịu đi những nỗi sợ hãi của chúng ta, sẽ chữa lành những vết thương của chúng ta và gia tăng năng lực cho chúng ta bằng niềm hy vọng và sự tin tưởng. Một số người nhận ra sự thân mật này thậm chí đã cảm thấy Chúa Giêsu đang vòng cánh tay quanh họ và ôm họ vào lòng. Chiến Thắng Thế Gian “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, anh em thuộc về Thiên Chúa, và anh em đã thắng được các ngôn sứ giả đó, vì Đấng ở trong anh em mạnh hơn kẻ ở trong thế gian” (1 Ga 4,4). Khi chúng ta tôn thờ Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Thánh Thần còn thường làm một công việc khác nhắm trực tiếp đến những chướng ngại gây cản trở con đường của chúng ta đến với Chúa. Thánh Phaolô gọi những chướng ngại này là “các đồn lũy” nổi lên “chống lại sự hiểu biết Thiên Chúa” (2 Cr 10,4-5). Khi chúng ta quỳ gối trước Chúa, chúng ta bắt đầu nghe tiếng Chúa Thánh Thần nhẹ nhàng nói với chúng ta rằng sự hoàn hảo không thể được kết hợp với sự bất toàn. Người nói với chúng ta rằng trong Chúa Kitô chúng ta được làm cho nên thánh thiện và rằng bây giờ chúng ta nên sống như người nam hoặc người nữ thánh thiện mà Người đã tạo dựng nên chúng ta là (thánh thiện). Bất chợt, chúng ta nhận ra lòng thương xót và quyền năng của Thiên Chúa đang hoạt động nơi chúng ta, giúp chúng ta nắm giữ những thành trì bị canh giữ này và phá hủy chúng từng cái một, theo thời gian. Chúng ta nhận ra ân sủng của Thiên Chúa đang hoạt động nơi chúng ta, xác quyết với chúng ta rằng chúng ta có thể vượt qua mọi thứ chia cách chúng ta với Người. Khi chúng ta được đánh động để ăn năn sám hối và xưng thú tội lỗi, điều gì đó bên trong chúng ta – đúng vậy, đó chính là Chúa Thánh Thần – tuôn đổ trên chúng ta bằng sự xác tín và sức mạnh thánh thiêng. Việc chúng ta dành thời gian để chầu Thánh Thể đã xác quyết rằng chúng ta ngưng phạm tội và chúng ta tìm thấy một khả năng lớn lao và mới mẻ hơn để nói “không” với những cám dỗ đang tấn công chúng ta trong hành trình ngày sống của chúng ta. Xây Dựng Nước Thiên Chúa “Tôi hằng cầu nguyện cho anh em sẽ sống được như Chúa đòi hỏi, và làm đẹp lòng Người về mọi phương diện, sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn” (Cl 1,10). Như mọi người cha, Cha trên trời của chúng ta có niềm vui trọn vẹn về mỗi con người đang ở trước tâm trí Người. Hôm nay, Chúa Cha càng vui khi chúng ta đến và dành thời gian ở trước sự hiện diện của Chúa Giêsu, Người cũng cho chúng ta nếm trải nỗi buồn phiền của Người. Nếu chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu đủ lâu và đủ gần, chúng ta có thể thấy Người đang khóc vì tất cả nỗi đau đớn và sự khốn khổ trên thế giới này. Chúng ta có thể thấy Người đang than khóc về tất cả mọi tội lỗi (của nhân loại). Chúng ta có thể thấy Người đang khóc về tất cả những kẻ từ chối Người hoặc những kẻ không bao giờ lắng nghe Người. Sự đau đớn mà chúng ta thấy nơi trái tim tan vỡ của Chúa Giêsu thúc đẩy chúng ta đón nhận lời kêu gọi của Người. Việc chầu Thánh Thể trước Chúa Giêsu thúc đẩy chúng thưa lên rằng: “Này con đây, xin hãy sai con đi” (Is 6,8). Điều đó xác quyết với chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta với Chúa Giêsu là phản ánh sự thánh thiện cá nhân và về việc trở nên ánh sáng của Chúa cho mọi người chúng ta gặp. Chúa Thánh Thần muốn dùng thời gian chầu Thánh Thể của chúng ta để mở đôi mắt của chúng ta ra và quan tâm đến những nhu cầu của những người nghèo, đến nỗi thất vọng của những người không được đến trường, đến sự cô đơn của những người chưa được chưa được nghe Tin Mừng và đến sự đau đớn và nỗi sợ hãi của những người đau ốm bệnh tật, những người bị lãng quên và vô gia cư. Chúa Thánh Thần muốn chúng ta yêu mến Chúa Giêsu thật nhiều đến độ chúng ta cảm thấy được thúc đẩy phục vụ Người. Với Đôi Mắt Rộng Mở Đối với những ai chưa bao giờ ngồi trước Chúa theo cách này, việc chầu Thánh Thể có thể xem như là một sự lãng phí thời gian. Tuy nhiên đối với những người đã hưởng nếm được sự tốt lành của Chúa, việc chầu Thánh Thể có một sức mạnh thúc đẩy chúng ta gần với Chúa Giêsu hơn. Hãy suy nghĩ về việc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari được mô tả trong Tin Mừng theo Thánh Gioan chương 4. Ngay từ lúc bắt đầu cuộc trò chuyện, Chúa Giêsu đã nói với chị: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống” (Ga 4,10). Cũng thế, việc chầu Thánh Thể không phải là nói đến việc chúng ta dâng cho Chúa Giêsu một ly nước bằng cách dành thời gian của chúng ta để ở với Người nhiều như đó chính là việc chúng ta đến với Chúa Giêsu và xin Người nước uống. Điều đó nói về việc thưa với Chúa những nhu cầu của chúng ta và xin Người đổ đầy tâm hồn chúng ta bằng ân sủng, sức mạnh và sự khôn ngoan thánh thiêng. Điều đó nói về việc lãnh nhận tất cả những gì chúng ta cần để sống trong Chúa và cho Chúa trên trần gian này. Chúng ta càng tập trung vào Chúa Giêsu, chúng ta sẽ càng hiểu rõ giá trị việc Người đã ra khỏi con đường của Người đến việc Người đã từ bỏ mình để đến với chúng ta nhiều như thế nào. Khi chúng ta đến và gặp Người nơi việc chầu Thánh Thể, Người chỉ cho chúng ta – giống như Người đã chỉ cho người phụ nữ Samaria – rằng Người muốn là Chúa, là Đấng Cứu Độ và là bạn của chúng ta. Khi mắt chúng ta được mở ra, chúng ta sẽ đón nhận lời khuyên của Người và xin Người cho được uống nước hằng sống. Và chúng ta sẽ được biến đổi. |