Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo the Word Among us
The Ecumenical Journey of St. John XXIII
The new pope is… like the son of Jacob who, meeting with his brothers, showed them the tenderness of his heart and, bursting into tears, said, “I am Joseph, your brother.” Angelo Giuseppe Roncalli, nearly seventy-seven years old and newly installed as Pope John XXIII, surprised the crowds gathered for his coronation Mass at St. Peter’s Basilica when he spoke these words directly to them. Rarely had a pope used such personal language before. Throughout his papacy, John XXIII was full of surprises. And one of his most dramatic surprises was his decision to call a council. And not a council that would condemn heresies as previous ones had, but one that would instead “prepare, as it were, and consolidate the path toward the unity of mankind.” Pope John’s dream for this council was to gather all people – not just Catholics – as one family under the banner of Christ. Like Joseph in the Old Testament, John XXIII continually reached out to people beyond the borders of the Church he led. His warmth, wit, and loving manner broke down age-old barriers between nations and churches, and his inspiration for a new council launched the Church on a dramatic journey toward greater unity. “Whenever I see a wall between Christians,” he once said, “I try to pull out a brick.” Formal and Informal Training. Born in 1881, Angelo Roncalli never wanted to be more than a humble parish priest like the pastor who mentored him in his small village in northern Italy. “I do not remember a time when I did not want to be a priest,” he once said. But as his life unfolded, it became clear that God had a different vision for his priesthood. Step by step, he led Roncalli into ever-widening fields of work, where he was exposed to increasingly diverse groups of people. And as he took each step, Roncalli saw more clearly how everyone had the same longing for the Lord in their hearts – a longing that could be fulfilled most perfectly in the context of a living, united community of faith. As was the custom of the time, Roncalli was only eleven years old when he began his seminary training in his rural home province of Bergamo in 1892. In 1901, he was selected to continue his studies in Rome. This move to the capital exposed him to an urban, cosmopolitan population. Most of the people he interacted with were still Catholic, but from far more diverse backgrounds than the quiet village where he grew up. A year later, the Italian government called him into military service, a move that took him out of the sheltered life of the seminary and set him in the coarse, rough-and-tumble life of a military barracks. That experience gave him a deeper insight into people from all around Italy: people of different faiths and people of no faith. But he also saw how people from so many different backgrounds could live and work together toward a common goal. A Love That Binds. Roncalli was ordained in 1904, and after another stint in the military during World War I – this time as a chaplain – he opened a student hostel and taught at his hometown seminary. He was also named personal secretary to the new bishop of Bergamo, Giacomo Radini-Tedeschi. For the next twenty years, Fr. Roncalli worked alongside his bishop, who had a pastor’s heart and a deep concern for those trapped in poverty. Roncalli loved the work and thought he had found the perfect vocation. But then came a series of appointments that took him farther afield than he had ever gone before. In 1925, after being consecrated a bishop, he was named as the pope’s envoy to Bulgaria, an Orthodox country where Catholics were in the minority. Roncalli was awed by Eastern religious art and often turned up unexpectedly at Orthodox monasteries to pray and to view their treasures. Then in 1935, he was named apostolic delegate to Greece. This was another Orthodox nation, so Roncalli probably knew what to expect. But he was also named head of the Vatican’s diplomatic mission in Turkey, a Muslim nation. Now he had to reach out to people who weren’t even Christian. His 1944 Pentecost sermon, delivered in Istanbul, revealed how much Roncalli continued to dwell on the scandal not only of a divided church but of a divided humanity. “The central point” of Jesus’ teaching, he said, “is the love which binds all men to him as the elder brother, and binds us all with him to the Father.” This was the heart of Bishop Roncalli’s teaching, that Jesus wants “to gather into one the dispersed children of God” (John 11:52). In 1944, Roncalli was appointed papal nuncio to France and was named the first permanent observer of the Holy See at UNESCO. Then, in 1953, he was made a cardinal and appointed Patriarch of Venice. Roncalli rejoiced in being a pastor again. He was often spotted walking the streets of the city – and not only in the wealthy neighborhoods. His visits around Venice made him acutely aware of the poverty that forced many young people to leave the city in search of jobs. A Council for Unity. Pope Pius XII died on October 9, 1958, and after several days of balloting, Cardinal Roncalli emerged as a compromise candidate between those who wanted no change and those who saw the need for the Church to keep up with the times. If the cardinals thought this elderly man, who took the name John XXIII, would be a caretaker pope, they quickly realized that they had misjudged him. Only three months after his election, Pope John XXIII announced his intention to call a council of all the bishops of the Church. Although he imposed no agenda, he made it clear that the purpose of the council was not to change fundamental doctrines but to present the truth in a way that would speak to the people of his time and advance the cause of Christian unity. Rather than issue condemnations, which were often aimed at Protestants, Orthodox, and other non-Catholics, John wanted to highlight how much Christians of all denominations had in common with each other. He wanted to encourage Christians from all traditions to listen to one another with respect, to work together for the good of the world, and to celebrate their common faith in Jesus Christ. It was for this reason that John XXIII took the extraordinary step of inviting to the council representatives from every major Christian denomination. These observers were treated with great respect and were given the opportunity to comment on the council fathers’ discussions throughout the four sessions of Vatican II. Even though the pope never lived to see it, one of the most significant documents that came out of the council was the 1964 Decree on Ecumenism. In it, the council fathers expressed deep regard for Christians of all denominations. They also confessed that in the long history of divisions in the Church, “men of both sides were to blame,” not just those who separated from Rome. And since all believers bear some measure of the blame, all believers must undergo a conversion, a “change of heart and holiness of life” that will bring an end to division (3, 8). Clearing Away the Obstacles. Throughout his pontificate, John XXIII instituted a number of innovations to help foster unity and reconciliation among churches and cultures. For one, he broadened the College of Cardinals, naming the first Indian and African cardinals. He created a new Secretariat for Promoting Christian Unity and appointed the first-ever Catholic representative to the Assembly of the World Council of Churches. He also welcomed the heads of many churches to the Vatican. For instance, not since the fourteenth century had an archbishop of Canterbury set foot inside the Vatican – until Archbishop Geoffrey Fisher’s visit in 1960. When once asked about the possibility of Christian unity, Pope John replied, “I realize that it will take a long time. Neither you nor I will be there to celebrate the great feast of reconciliation. Neither will my immediate successors. But someone must begin to clear away the obstacles that stand in the way.” And that’s just what he did. As he lay dying in June of 1963, Pope John whispered over and over Jesus’ prayer, “May they be one” (John 17:11). He died on June 3, the day after Pentecost, and was hailed as one of the most beloved leaders of the twentieth century. He was canonized, along with Pope John Paul II – another champion of ecumenism – on April 27, 2014. As “Good Pope John” had predicted, a new Pentecost did descend on the Church, renewing it in ways no one could have imagined. The spirit of unity born of the Second Vatican Council, born in the heart of Angelo Giuseppe Roncalli, did not die with him. It has animated the Church ever since. May we continue to pray and work for the day when the followers of Jesus finally become one! Patricia Mitchell is content editor for The Word Among Us magazine. Jeanne Kun is an author and former editor of the magazine. |
Hành Trình Đại Kết của Thánh Gioan XXIII
Đức giáo hoàng mới… giống như người con trai của Giacóp, người gặp gỡ các anh em mình, đã tỏ cho họ thấy sự hiền lành trong tâm hồn mình và bật khóc, mà nói: “Tôi là Giuse, người em của các anh đây”. Angelo Giuseppe Roncalli, gần bảy mươi bảy tuổi mới được tấn phong làm Giáo hoàng Gioan XXIII, đã làm kinh ngạc đám đông quy tụ tham dự Thánh lễ trong ngày ngài đăng quang tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô khi ngài nói những lời này trực tiếp với họ. Trước đây hiếm có đức giáo hoàng nào sử dụng ngôn từ cá nhân như thế. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Gioan XXIII đã gây nhiều ngạc nhiên. Và một trong những ngạc nhiên ấn tượng nhất của ngài là quyết định triệu tập một công đồng. Và không phải là một công đồng lên án các dị giáo như các công đồng trước đó, nhưng thay vào đó là một công đồng “chuẩn bị, và củng cố con đường hướng tới sự hiệp nhất của nhân loại”. Ước mơ của Đức Giáo hoàng Gioan đối với công đồng này là quy tụ tất cả mọi người – không chỉ những người Công Giáo – thành một gia đình dưới ngọn cờ của Đức Kitô. Giống như ông Giuse trong Cựu Ước, Đức Gioan XXIII không ngừng đi đến với những con người bên kia những ranh giới của Giáo Hội mà ngài hướng dẫn. Sự ấm áp, hài hước và phong cách dễ thương của ngài đã phá bỏ những rào cản lâu đời giữa các quốc gia và giáo hội, và cảm hứng của ngài về một công đồng mới đã mở ra cho Giáo Hội một hành trình ấn tượng hướng về sự hiệp nhất vĩ đại hơn. Ngài đã từng nói: “Bất cứ khi nào tôi thấy một bức tường giữa các Kitô hữu, tôi sẽ cố gắng nhặt ra một viên gạch”. Sự Đào Tạo Chính Thức và Không Chính Thức. Sinh năm 1881, Angelo Roncalli không bao giờ muốn trở thành một cha xứ khiêm nhường như vị mục tử đã hướng dẫn ngài trong ngôi làng nhỏ ở miền Bắc nước Ý. Ngài từng nói: “Tôi không nhớ thời điểm nào khi tôi đã không muốn trở thành một linh mục”. Nhưng khi cuộc sống của ngài mở ra, thì rõ ràng rằng Thiên Chúa đã có một tầm nhìn về thiên chức linh mục của ngài. Từng bước từng bước, Người đã dẫn dắt Roncalli vào những lĩnh vực công việc ngày càng mở rộng, nơi ngài được tiếp xúc với những nhóm người ngày càng đa dạng, phong phú. Và khi ngài thực hiện từng bước, Roncalli đã thấy rõ hơn rằng mọi người đều có chung một niềm khao khát Thiên Chúa trong tâm hồn – niềm khao khát chỉ có thể được thỏa lòng cách hoàn hảo nhất trong bối cảnh một cộng đoàn đức tin hiệp nhất, sống động. Theo phong tục thời đó, Roncalli đã bắt đầu được đào tạo tại chủng viện ở tỉnh quê nhà Bergamo vào năm 1892 khi ngài mới mười một tuổi. Năm 1901, ngài được chọn tiếp tục việc học hành ở Rôma. Việc chuyển đến thủ đô này đã mở ra cho Roncalli cơ hội tiếp xúc với số đông dân chúng thành thị, quốc tế. Hầu hết những người ngài tiếp xúc đều là người Công Giáo, nhưng có nguồn gốc đa dạng hơn nhiều so với ngôi lành yên tĩnh nơi ngài đã lớn lên. Một năm sau đó, chính quyền Ý đã kêu gọi ngài vào phục vụ quân đội, một động thái đã đưa Roncalli ra khỏi cuộc sống yên ổn của chủng viện và đặt ngài vào một cuộc sống cơ cực, khó khăn và hỗn loạn của doanh trại quân đội. Kinh nghiệm đó đã cho ngài một tầm nhìn sâu sắc hơn về mọi người ở khắp nơi trên nước Ý: những người đến tư những niềm tin khác nhau và những người không có niềm tin. Nhưng ngài cũng thấy cách mọi người đến từ rất nhiều nền tảng, nguồn gốc khác nhau có thể sống và làm việc với nhau hướng về một mục đích chung. Một Tình Yêu Gắn Kết. Roncalli được thụ phong linh mục vào năm 1904, và sau thời gian phục vụ hết mình trong quân đội suốt Thế Chiến I – lần này với tư cách là một cha tuyên uý – ngài đã mở một ký túc xá cho sinh viên và đã giảng dạy tại chủng viện ở quê hương mình. Ngài cũng được bổ nhiệm làm thư ký cho tân giám mục Giacomo Radini-Tedeschi của Bergamo. Hai mươi năm sau đó, cha Roncalli đã làm việc cùng với vị giám mục của mình, người có trái tim của người mục tử và quan tâm sâu sắc tới những con người sống trong cảnh nghèo khổ. Cha Roncalli yêu thích công việc và nghĩ rằng cha đã tìm thấy ơn gọi hoàn hảo của mình. Nhưng một loạt những sự bổ nhiệm sau đó đã đưa ngài đi xa hơn bao giờ hết. Vào năm 1925, sau khi được tấn phong làm giám mục, ngài đã được đặt làm đại diện ngoại giao của đức giáo hoàng tới Bulgaria, một đất nước Chính Thống Giáo nơi mà những người Công Giáo chỉ chiếm thiểu số. Roncalli rất kính trọng nghệ thuật tôn giáo Đông Phương và thường bất chợt đến các tu viện Chính Thống để cầu nguyện và ngắm các kho tàng của họ. Sau đó vào năm 1935, cha Roncalli được bổ nhiệm làm đại diện tông toà tới Hy Lạp. Đây là một đất nước Chính Thống khác, vì thế cha Roncalli có lẽ đã biết những gì sẽ xảy. Nhưng cha cũng được bổ nhiệm đứng đầu sứ vụ ngoại giao của Vatican ở Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước Hồi Giáo. Bấy giờ, cha phải đến với những người thậm chí không phải là Kitô hữu. Bài giảng Lễ Hiện Xuống năm 1944 của cha, đã được giảng ở Istanbul, cho thấy cha Roncalli đã tiếp tục tập nhấn mạnh đến gương mù không chỉ của một giáo hội chia rẽ nhưng còn là một nhân loại chia rẽ. Cha nói: “Điểm trung tâm trong giáo huấn của Chúa Giêsu là tình yêu liên kết tất cả con người với Người như người anh cả và liên kết tất cả chúng ta với Người tới Chúa Cha”. Đây là trọng tâm bài giảng của Giám mục Roncalli, rằng Chúa Giêsu muốn “quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,52). Vào năm 1944, Roncalli được bổ nhiệm làm sứ thần giáo hoàng ở Pháp và được đặt làm quan sát viên thường trực đầu tiên của Toà Thánh tại UNESCO. Sau đó vào năm 1953, ngài được phong chức hồng y và được bổ nhiệm là Thượng phụ của Venice. Cha Roncalli vui mừng vì lại được làm mục tử. Ngài thường đi dạo trên các con đường của thành phố – và không chỉ các vùng giàu có. Các cuộc viếng thăm quanh Venice đã khiến ngài nhận thức sâu sắc về sự nghèo đói đã buộc nhiều người trẻ phải rời bỏ thành phố để đi tìm việc làm. Một Công Đồng cho Sự Hiệp Nhất. Đức Giáo hoàng Pio XII qua đời vào ngày 09 tháng 10 năm 1958, và sau nhiều ngày bỏ phiếu, Hồng y Roncalli nổi bật như là một ứng cử viên thoả hiệp giữa những người không muốn thay đổi và những người nhận thấy Giáo Hội cần phải theo kịp với thời đại. Nếu các hồng y nghĩ rằng con người lớn tuổi này, lấy tên là Gioan XXIII, sẽ là một giáo hoàng chỉ tạm chăm sóc giáo triều, thì họ đã nhanh chóng nhận ra rằng họ đã đánh giá sai về ngài. Chỉ ba tháng sau khi được bầu, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã thông báo ý định triệu tập một công đồng cho tất cả các giám mục của Giáo hội. Mặc dù không áp đặt một chương trình nghị sự, nhưng ngài tuyên bố rõ ràng mục đích của công đồng không phải là thay đổi các học thuyết nền tảng mà là trình bày sự thật, chân lý theo cách thích hợp với con người của thời đại và xúc tiến tiến trình hiệp nhất Kitô giáo. Thay vì đưa ra những vấn đề lên án, thường được nhắm đến các anh chị em theo đạo Tin Lành, Chính Thống và những người không Công Giáo, Đức Giáo hoàng Gioan muốn nêu bật các Kitô hữu của tất cả các giáo phái đều có điểm chung với nhau nhiều biết bao. Ngài muốn khuyến khích các Kitô hữu thuộc tất cả các truyền thống lắng nghe nhau với lòng kính trọng, làm việc với nhau vì ích lợi của thế giới và cử hành niềm tin chung của họ trong Chúa Giêsu Kitô. Vì lý do này mà Đức Gioan XXIII đã thực hiện bước đặc biệt là mời các đại diện của tất cả mọi giáo phái lớn tham dự công đồng. Những quan sát viên này được tiếp đón, cư xử cách hết sức tôn trọng và có cơ hội bình luận về các cuộc thảo luận của các nghị phụ công đồng suốt bốn phiên họp của công đồng Vaticanô II. Mặc dù Đức Giáo hoàng đã không còn sống để chứng kiến hoa trái của công đồng, một trong những văn kiện quan trọng, đầy ý nghĩa nhất của công đồng là Sắc Lệnh về Đại Kết năm 1964. Trong đó, các nghị phụ công đồng đã thể hiện lòng kính trọng sâu sắc đối với các Kitô hữu của tất cả các giáo phái. Các ngài cũng thú nhận rằng trong lịch sử chia rẽ lâu dài trong Giáo hội, “những con người của cả hai bên đều có lỗi”, không chỉ những người đã chia cách khỏi Rôma. Và vì thế tất cả các tín hữu phải chịu phần trách nhiệm nào đó, tất cả các tín hữu phải chấp nhận đi vào một cuộc hoán cải, một “sự thay đổi tâm hồn và đời sống thánh thiện” để chấm dứt sự chia rẽ (3,8). Đẩy Lui Các Chướng Ngại. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Gioan XXIII đã tiến hành một số những đổi mới, canh tân để giúp thúc đẩy sự hiệp nhất và hoà giải giữa các giáo hội và nền văn hoá. Trước hết, ngài đã mở rộng Đoàn các Hồng Y, bổ nhiệm các hồng y Ấn Độ và Phi Châu đầu tiên. Ngài đã lập một Ban Thư Ký mới cho việc Thúc đẩy Sự Hiệp Nhất Kitô giáo và bổ nhiệm đại diện Công Giáo lần đầu tiên vào Hội đồng Công đồng Thế giới của các Giáo Hội. Ngài cũng tiếp đón những vị đứng đầu nhiều giáo hội đến với Vatican. Chẳng hạn, không chỉ thế kỷ mười bốn mới có một tổng giám mục của Canterbury đặt chân vào Vatican – cho đến cuộc viếng thăm của Tổng Giám mục Geoffrey Fisher vào năm 1960. Khi được hỏi về khả năng hiệp nhất Kitô giáo, Đức Hoàng Gioan trả lời: “Tôi nhận ra rằng việc hoà giải sẽ mất thời gian dài. Cả bạn và tôi chúng ta đều không có mặt ở đó để cử hành ngày lễ hoà giải trọng đại. Những người kế vị tôi cũng thế. Nhưng ai đó phải bắt đầu dọn sạch, đẩy lui những chướng ngại trên đường”. Và ngài chỉ làm những việc đó. Khi ngài đang hấp hối vào tháng 6 năm 1963, Đức Giáo hoàng Gioan đã thì thầm lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, “xin cho chúng nên một” (Ga 17,11). Ngài qua đời vào ngày 03/6, một ngày sau ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Hiện Xuống và được ca ngợi là một trong các nhà lãnh đạo được yêu mến nhất của thế kỷ XX. Ngài đã được phong thánh cùng với Đức Giáo Hoàng Phaolô II – một nhà đại kết khác vào ngày 27 tháng Tư năm 2014. Như “Giáo hoàng Gioan tốt lành” đã tiên đoán, một Lễ Hiện Xuống mới đã xuống trên Giáo hội, canh tân, đổi mới Giáo hội theo những cách không ai có thể hình dung được. Tinh thần hiệp nhất được phát sinh từ Công đồng Vatican II, được sinh ra trong trái tim của Angelo Giuseppe Roncalli, đã không ra đi cùng với ngài. Tinh thần hiệp nhất ấy đã làm sinh động Giáo hội kể từ đó. Mong sao chúng ta tiếp tục cầu nguyện và làm việc cho ngày mà những người theo Chúa Giêsu cuối cùng cũng được hiệp nhất! Patricia Mitchell là biên tập viên nội dung cho tạp chí The Word Among Us. Jeanne Kun là tác giả và cựu biên tập viên của tạp chí. |