Hãy ngẩng đầu lên, vì ơn cứu độ của ngươi gần đến – Chúa Nhật 1 MV, C

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: 
www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Sunday, December 1, 2024 

“Look up, your redemption is drawing near”

Luke 21:25-28,34-36

25 “And there will be signs in sun and moon and stars, and upon the earth distress of nations in perplexity at the roaring of the sea and the waves, 26 men fainting with fear and with foreboding of what is coming on the world; for the powers of the heavens will be shaken. 27 And then they will see the Son of man coming in a cloud with power and great glory. 28 Now when these things begin to take place, look up and raise your heads, because your redemption is drawing near.”34 “But take heed to yourselves lest your hearts be weighed down with dissipation and drunkenness and cares of this life, and that day come upon you suddenly like a snare; 35 for it will come upon all who dwell upon the face of the whole earth. 36 But watch at all times, praying that you may have strength to escape all these things that will take place, and to stand before the Son of man.”

Chúa Nhật, ngày 01.12.2024        

Hãy ngẩng đầu lên, vì ơn cứu độ của ngươi gần đến

Lc 21,25-28.34-36

25 “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét.26 Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.27 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.” 34 “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em,35 vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất.36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.”

Meditation: 

How good are you at reading signs, especially signs which God sends our way? The people of Jesus’ time expected that the coming of the Messiah would be accompanied by extraordinary signs and wonders. Jesus’ first coming was clouded in mystery and surprising wonderment: Even though he was the rightful heir to the throne of King David, he was born in obscurity in a cave at Bethlehem, near the place where David had watched over his father’s sheep some 1000 years before. A choir of mighty angels chose to announce the good news to a small band of lowly shepherds keeping their night watch nearby. Learned magi from the East, who recognized a great omen in the heavenly sky, followed the star until it led them to Bethlehem. They alone found the child with his mother and paid him homage as the newborn king of Israel. When Jesus humbly submitted to baptism at the River Jordan, the heavenly Father spoke audibly for those nearby who were willing to listen, “This is my beloved Son with whom I am well pleased.”

Signs which point to the Lord’s coming to reign with power and great glory

Jesus, during his public ministry performed numerous signs: turning water into wine, calming the storm at sea and walking on water, multiplying seven loaves of bread in the wilderness to feed 5000 people, healing the blind and the lame, expelling demons, and raising the dead. While many believed in Jesus, many also questioned his signs and refused to believe his claim to be the Messiah sent by the heavenly Father to suffer and die for our sake and for our salvation on the cross of Calvary. Jesus’ last and greatest sign during his earthly ministry was his rising from the tomb on the third day after his crucifixion. This sign demonstrated his power to defeat death itself and to give abundant everlasting life to all who believed in him.

Jesus told his disciples that his final great sign would be his return in glory at the end of the age. He would come this second time as Judge and Merciful Redeemer to vindicate those who accepted him as Lord and Savior and to punish those who rejected him. Jesus declared that this last sign at the end of the world would be unmistakable. All would recognize and “see the Son of man coming in a cloud with power and great glory” (Luke 21:27). The title which Jesus most often used to describe his Messianic role was the expression “Son of Man”. This title comes from the Book of the prophet Daniel, chapter 7. The image of a “Son of man coming in a cloud with power and great glory” was given in a vision where the prophet Daniel saw heaven opened before the throne of God (Daniel 7:13-14). In this vision God showed Daniel a royal investiture of a human king before God’s throne. This king was invested with God’s authority and was given power to judge and rule over the whole earth. His reign would last for all ages.

The Jews of Jesus’ day were looking for a Messiah King who would free them from the oppressive rule of pagan Rome. Many had hoped that Jesus would be their victorious conquerer. They missed, however, the most important sign and reason for the Messiah’s first coming – his death on the cross as the atoning sacrifice for the sins of the world and his triumphant victory over death and Satan when he rose on the third day. The Lord Jesus is both the “Son of David”, the rightful heir and Messiah King of Israel whose reign will endure for all ages (Psalm 89:3-4,29,36-37) – and the “Son of Man”, chosen by God as the anointed ruler who will come at the end of the age to establish a universal kingdom of peace, righteousness, and justice for all the nations and peoples of the earth.

The Messiah comes to “execute justice and righteousness in the land”

The prophet Jeremiah foretold the day when God would send his Messiah King  to “execute justice and righteousness in the land” (Jeremiah 33:15). Jesus is the fulfillment of this promise and every promise which God has made. The Lord Jesus, through the gift and working of the Holy Spirit who dwells within us, assures us of his abiding presence and the promise that he will return again. His Holy Spirit gives us supernatural hope, and the strength to persevere with joyful confidence until the Lord comes again. What kind of hope does the Lord offer us? He gives us the hope of heaven, seeing God face to face, sharing in the fullness of his glory and everlasting life. When the Lord comes again as our Judge and merciful Redeemer he will right every wrong, vindicate every person who has accepted him as Lord and Savior, and remove all sorrow, pain, and death itself (Revelations 21:4). The world around us is plagued with greed, envy, strife, and uncertainty. It has lost hope in God and in his promise to restore the human race and all of creation when the Lord Jesus comes again.

Jesus’ prophetic description of the end of time and the day of judgment  was not new to the people of Israel. The prophets had foretold these events many centuries before. “Behold the day of the Lord comes, cruel, with wrath and fierce anger to make the earth a desolation and to destroy its sinners from it” (Isaiah 13:9-13; see also  Joel 2:1-2; Amos 5:18-20; Zephaniah 1:14-18). Jesus speaks of the second coming as a known fact, a for certain event we can expect to take place. This coming will be marked by signs that all will recognize; signs which will strike terror in those unprepared and wonder in those who are ready to meet the Lord. When the Lord returns he will establish final justice and righteousness over the earth by overthrowing his enemies and by vindicating those who have been faithful to him. The anticipation of his final judgment is a sign of hope for all who trust in him.

Indifference and rejection of the Gospel lead to destruction

What can keep us from recognizing the signs of the Lord’s presence and his action today? Indifference and  the temptation to slacken off – to become passive and lethargic or to fall asleep spiritually. It is very easy to get caught up in the things of the present moment or to be weighed down with troubles. The Lord knows our shortcomings and struggles and he gives us the strength to bear our burdens and to walk in his way of holiness. But there is one thing he doesn’t tolerate: an attitude of indifference, being passive, not caring, and doing nothing when we could be actively seeking God and his kingdom! God is ready to give us fresh vision, hope, and grace to walk in his ways. He wants to work in and through us for his glory. That is why he expects more of us than we can do by ourselves. His grace enables us to actively watch for his action in our lives, and to actively pray for perseverance and endurance when we face trials and difficulties. The Lord gives us his strength to overcome temptation, especially from apostasy – the denial of the Lord Jesus out of fear or pride. God is ever ready to fill us with his strength and divine power. Is your heart hungry for God or is it weighed down by other things?

Advent season reminds us that we are pilgrims and exiles longing for our home with God

Many churches in the East and West, since the early first centuries of the Christian era, have marked special seasons to celebrate the central truths of the Christian faith. The Advent season which precedes Christmas and Epiphany reminds us that we are a pilgrim people, aliens and exiles in this age who long for our true home with God in his heavenly kingdom, and who await with joyful hope the return of the Lord Jesus at the end of the age. When will the Lord Jesus come again? No one but the Father in heaven knows the day. But it is a certain fact that we are living in the end times, the close of this present age! The end times begin with the first coming of Jesus Christ (his Incarnation which we celebrate at Christmas and Epiphany) and culminates in his final return on the Day of Judgment.

“Lord Jesus, may I never lose sight of the signs of your presence in my life and the signs of your action in the world today. Free me from spiritual dullness, indifference, and every distraction that would keep me from you. May I never tire of listening to your word, seeking you in prayer, and longing for your return in glory.”

Suy niệm:

Bạn giỏi đọc các dấu chỉ như thế nào, đặc biệt những dấu chỉ mà Thiên Chúa gởi tới trên đường đời của bạn? Những người thời Ðức Giêsu mong đợi rằng việc Ðấng Mêsia đến sẽ kèm theo các điềm thiêng dấu lạ phi thường. Việc Ðức Giêsu đến lần thứ nhất được bao phủ trong biến cố mầu nhiệm và lạ lùng: Mặc dầu Người là người thừa kế ngai vàng vua Ðavít hợp pháp, nhưng Ngài đã sinh ra một cách khó hiểu nơi một hang đá ở Bêlem, gần nơi Ðavít chăn chiên của cha mình 1000 năm về trước. Ca đoàn các thiên thần đã muốn công bố Tin mừng cho một nhóm chăn chiên nhỏ và thấp hèn đang thức đêm gần đó. Các nhà chiêm tinh thông thái từ phương Ðông, đã nhận ra một điềm lạ trên bầu trời, đi theo ngôi sao cho tới khi nó dẫn họ tới Bêlem. Chính họ đã tìm thấy con trẻ cùng với người mẹ và đã bày tỏ lòng kính trọng với con trẻ như vị Vua Israel mới sinh. Khi Ðức Giêsu khiêm tốn chịu phép rửa ở sông Giođan, Cha trên trời đã nói rõ ràng cho những người gần đó nghe thấy: “Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.

Các dấu chỉ nhắm tới việc Chúa đến để ngự trị với quyền năng và vinh quang cao cả

Ðức Giêsu, trong suốt thời sứ mạng công khai đã thực hiện vô số dấu lạ: hóa nước thành rượu, bắt sóng biển im lặng và đi trên nước, hóa bảy cái bánh ra nhiều trong hoang địa để nuôi 5000 người ăn, chữa người mù và người què, xua trừ ma quỷ, và cho người chết sống lại. Trong khi nhiều người tin vào Ðức Giêsu, thì cũng có nhiều người đặt vấn đề với những dấu chỉ của Người và từ chối tin vào lời tuyên bố của Người là Ðấng Mêsia đã được Cha trên trời sai đến để chịu nạn chịu chết vì chúng ta và vì ơn cứu chuộc của chúng ta trên thập giá đồi Canvê. Dấu lạ cuối cùng và lớn nhất của Đức Giêsu trong suốt thời kỳ sứ mạng trần thế của Người là sau ba ngày Người sống lại từ cõi chết sau khi chịu đóng đinh. Dấu lạ này đã minh chứng quyền năng của Người để đánh bại sự chết và ban sự sống vĩnh cửu sung mãn cho tất cả những ai tin vào Người.

Ðức Giêsu đã nói với các môn đệ rằng dấu chỉ cuối cùng lớn lao của Người sẽ là sự trở lại của Người trong vinh quang vào ngày tận thế. Người sẽ đến lần thứ hai với tư cách là vị Thẩm Phán và là Ðấng Cứu Ðộ trắc ẩn để bào chữa cho những ai đã tiếp nhận Người là Chúa và là Ðấng Cứu Ðộ và sẽ trừng phạt những ai đã khước từ Người. Ðức Giêsu tuyên bố rằng dấu chỉ cuối cùng này vào ngày tận thế sẽ rất rõ ràng. Mọi người sẽ nhận biết và “nhìn thấy Con Người đến trong đám mây đầy quyền lực và vinh quang” (Lc 21,27). Danh hiệu mà Ðức Giêsu thường sử dụng nhiều nhất để mô tả vai trò Mêsia của Ngài là thành ngữ “Con Người”. Danh hiệu này trích từ sách ngôn sứ Ðanien chương 7. Hình ảnh của “Con Người đến trong đám mây với quyền lực và vinh quang” được mặc khải trong một thị kiến mà ngôn sứ Ðanien đã nhìn thấy trời mở ra trước tòa Thiên Chúa (Ðn 7,13-14). Trong thị kiến này, Thiên Chúa đã bày tỏ cho Ðanien sự phong chức long trọng của Vua nhân loại trước tòa Thiên Chúa. Ðức Vua này nhậm chức với uy quyền của Thiên Chúa và được trao quyền xét xử và cai trị trên toàn thế giới.  Vương quyền của Người sẽ tồn tại qua muôn thế hệ.

Người Dothái vào thời Ðức Giêsu đang mong chờ vị vua Mêsia, Ðấng sẽ giải thoát họ khỏi sự cai trị áp bức của người Rôma ngoại giáo. Nhiều người hy vọng rằng Ðức Giêsu sẽ là người chinh phục bất bại của họ. Tuy nhiên, họ đã lầm, dấu chỉ và lý do quan trọng nhất cho Ðấng Mêsia đến lần thứ nhất – cái chết trên thập giá của Người như của lễ đền bù cho tội lỗi thế gian và sự chiến thắng khải hoàn của Người trên sự chết và Satan khi Ngài sống lại ngày thứ ba. Chúa Giêsu vừa là “Con vua Ðavít”, người thừa kế hợp pháp và là Ðấng Mêsia, Vua Israel, có vương quyền sẽ tồn tại qua muôn thế hệ (Tv 89,3-4.29.36-37) – và là Con Người, đã được Thiên Chúa tuyển chọn là Ðấng Thống Trị được xức dầu, Ðấng sẽ đến vào ngày tận thế để thiết lập một vương quốc bình an, công chính, và công bình phổ quát cho mọi quốc gia và dân tộc trên mặt đất.

Đấng Messia đến để “thực thi công bình và sự công chính trong lãnh địa của Người”

Ngôn sứ Giêrêmia đã tiên báo ngày khi Thiên Chúa sẽ sai Vua Mêsia của Người đến để “trị nước theo lẽ công bình và chính trực” (Gr 33,15). Ðức Giêsu là sự hoàn thành lời hứa này và mọi lời hứa Thiên Chúa đã thiết lập. Chúa Giêsu, qua hồng ân và tác động của Chúa Thánh Thần, Ðấng ngự trong chúng ta, bảo đảm với chúng ta về sự hiện diện của Ngài và lời hứa Ngài sẽ trở lại. Thánh Thần của Ngài ban cho chúng ta niềm hy vọng siêu nhiên và sức mạnh để kiên trì với niềm tin hân hoan cho tới khi Chúa lại đến. Ðức Chúa ban cho chúng ta loại hy vọng nào? Người ban cho chúng ta niềm hy vọng về Thiên đàng, chiêm ngắm Thiên Chúa diện đối diện, chia sẻ sự sung mãn vinh quang của Người và sự sống đời đời. Khi Ðức Chúa lại đến với tư cách là vị Thẩm Phán và Ðấng Cứu Ðộ trắc ẩn của chúng ta, Người sẽ điều chỉnh mọi điều sai trái, bào chữa cho những ai đã tiếp nhận Ngài là Chúa và là Ðấng Cứu Ðộ và cất khỏi mọi nỗi buồn, khổ đau, và cả sự chết (Kh 21,4). Thế giới xung quanh chúng ta bị dịch với sự tham lam, ghen tị, xung đột, và nghi ngờ. Nó đã đánh mất niềm hy vọng vào Thiên Chúa và lời hứa của Người để phục hồi nhân loại và mọi thụ tạo khi Chúa Giêsu trở lại.

Sự mô tả có tính tiên tri của Ðức Giêsu về ngày tận thế và phán xét không mới lạ đối với dân Israel. Các ngôn sứ đã báo trước những sự kiện này nhiều thế kỷ trước. “Kìa, ngày của Ðức Chúa đến, ngày khắc nghiệt,ngày của phẫn nộ và lôi đình, ngày làm cho đất tan hoang và tiêu diệt phường tội lỗi, không còn một tên nào ở đó” (Is 13,9-13; x. Ge 2,1-2; Am 5,18-20; Xp 1,14-18). Ðức Giêsu nói về sự trở lại lần thứ hai như một sự kiện đã được biết đến, một sự kiện nào đó mà chúng ta có thể mong đợi xảy ra. Sự trở lại này sẽ được đánh dấu bằng những dấu chỉ mà tất cả mọi người sẽ nhận ra; các dấu chỉ sẽ gây kinh hãi cho những ai không chuẩn bị và ngạc nhiên cho những ai sẵn sàng để gặp Ðức Chúa. Khi Ðức Chúa trở lại, Người sẽ thiết lập sự công bình và chính trực trên địa cầu bằng việc lật đỗ các kẻ thù và bào chữa cho những ai trung thành với Người. Sự biết trước về sự chung thẩm của Người là dấu chỉ của niềm hy vọng cho những ai tin tưởng nơi Người.

Sự lãnh đạm và loại trừ Tin mừng dẫn tới sự hủy diệt

Ðiều gì ngăn cản chúng ta nhận ra những dấu chỉ sự hiện diện và hành động của Chúa hôm nay? Sự thờ ơ và sự cám dỗ để trì hoãn – trở nên tiêu cực và ngủ mê về mặt thiêng liêng. Thật rất dễ dàng bị cuốn hút vào những thứ của giây phút hiện tại hay bị nặng nề vì những quan tâm lo lắng. Ðức Chúa biết rõ những khuyết điểm và nỗ lực của chúng ta và Người ban cho chúng ta sức mạnh để mang những gánh nặng và bước đi trong đường lối thánh thiện của Người. Nhưng có một điều Người không tha thứ: là thái độ thờ ơ, tiêu cực, không quan tâm, và chẳng làm gì khi chúng ta có thể tích cực tìm kiếm Thiên Chúa và vương quốc của Người! Thiên Chúa sẵn sàng ban cho chúng ta cái nhìn, niềm hy vọng, và ơn sủng mới để bước đi trong những đường lối của Người. Người muốn làm việc trong và qua chúng ta cho vinh quang của Người. Ðó là lý do tại sao Người mong đợi về chúng ta hơn chúng ta có thể thực hiện một mình. Ơn sủng của Người giúp chúng ta tích cực theo dõi hành động của Người trong đời sống của mình, và tích cực cầu nguyện cho sự bền đỗ và chịu đựng khi chúng ta đối diện với những khó khăn và thử thách. Ðức Chúa ban cho chúng ta sức mạnh của Người để chế ngự cám dỗ, đặc biệt là sự bội giáo – khước từ Chúa Giêsu vì sợ hãi hay kiêu ngạo. TC luôn sẵn sàng đỗ tràn sức mạnh và quyền lực thánh thiêng của Người trên chúng ta. Tâm hồn bạn có đói khát Thiên Chúa hay bị đè nặng bởi những điều khác?

Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là những người lữ hành và lưu đày đang khao khát trở về nhà với Thiên Chúa

Nhiều Giáo hội Ðông và Tây, từ những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ Công giáo, đã ghi nhớ những mùa đặc biệt để kỷ niệm những chân lý nền tảng của đức tin Công giáo. Mùa Vọng đi trước lễ Giáng sinh và lễ Hiển linh nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là những người lữ hành, những người xa lạ, và những người tha hương trong thời đại này, những người mong chờ ngôi nhà đích thật với Thiên Chúa nơi vương quốc trên trời của Người, và chờ đợi với niềm hy vọng hân hoan ngày trở lại của Chúa Giêsu vào ngày tận thế. Khi nào thì Chúa Giêsu trở lại? Không ai ngoài Cha trên trời biết được ngày đó. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chúng ta đang sống trong thời đại cuối, sự kết thúc của thời đại hiện tại này! Thời đại kết thúc bắt đầu với việc Ðức Giêsu Kitô đến lần thứ nhất (sự Nhập thể của Người mà chúng ta cử hành vào lễ Giáng sinh và Hiển linh) và cao điểm trong sự trở lại cuối cùng của Người vào ngày Phán xét. 

Lạy Chúa Giêsu, chớ gì con không bao giờ mù lòa về những dấu chỉ sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời con và trong thế giới xung quanh con. Xin giải thoát con khỏi sự tăm tối của tâm hồn, sự thờ ơ, và mọi xao lãng có thể ngăn cản con khỏi sự hiện diện của Chúa. Chớ gì con không bao giờ mệt mỏi tìm kiếm Chúa trong sự mong đợi qua cầu nguyện về việc nhìn thấy Chúa diện đối diện khi Chúa trở lại trong vinh quang.

Comments are closed.

phone-icon