The time for prayer

0

Tác giả: LEONARD J. DELORENZO
Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương Chuyển ngữ
Theo Word Among Us, Prayer Resources
Nguồn: https://wau.org /resources/article /the_time_for_prayer_2/

The Time for Prayer

Pray and go with Jesus to his Father’s house.

The prodigal son had nothing left; he had lost it all. His inheritance was gone. His prospects had evaporated. His honor was in tatters. And yet he was still his father’s son, disfigured as he was. He still belonged at home, distant as he had become. He still hoped, bleak as his condition was. So from that “far country . . . he arose and came to his father” (Luke 15:13, 20).

When Jesus told that parable to the tax collectors and sinners, and within earshot of the Pharisees and scribes (Luke 15:1-2), he revealed who he is. He is the one who makes it possible to seek the Father from wherever we find ourselves, even when bitter of heart or mired in the filth of sin. He is the one who gives that lost son the inspiration of prayer – that desire to rise and go to the Father. He is the one who descends to our condition and from there addresses his Father. He is the one in whom that lost son begins to move.

The love of Christ reaches that son who has lost everything. Because the only-begotten Son of the Father descended to that sad and lonely place, the lost son may begin to pray from that “far country.” His sin, his sorrow, and his desperation may become offerings of prayer, because Christ makes that lonely place holy by his presence.

Jesus does not forget the Pharisees and scribes who overhear him. To those bitter ones, he presents the elder son -the son who is always near home, ever dutiful, and oh so pleased with himself. The Pharisees’ and scribes’ murmuring over Jesus’ feasting with the tax collectors and sinners reverberates in the anger and disdain the elder son has over his father’s feast for the younger son (Luke 15:28-29).

Jesus does not just chide the Pharisees and scribes though; he also beckons them. He allows them to hear the father say to the elder brother, “Son, you are always with me, and all that is mine is yours” (15:31). Through Jesus, the embittered can rediscover themselves as the beloved of the Father.

The younger son and the elder son are both meant to be at home in their father’s house. The tax collectors and sinners, the Pharisees and scribes, hear that together. Jesus is the one who reveals this to them. It is indeed his prayer.

“In my Father’s house are many rooms; if it were not so, would I have told you that I go to prepare a place for you?” (John 14:2). The true home for all whom Christ claims as his own is his Father’s house. He came from his Father to share in all that we have and all that we are, taking on our flesh as his own. From where we are, the Son of God himself said, “I will arise and go to my Father’s house.”

Prayer is receiving him who comes to us and rising with him who takes us home. Every prayer offered in his name is a step toward home. All can be offered through him in prayer.

Christ gives us himself to contemplate, he teaches us how to pray, and he hears our prayers. But as his disciples, we have the responsibility to make his prayer our own. Shall we pray?

“Behold, now is the acceptable time; behold, now is the day of salvation.” (2 Corinthians 6:2)

This is an excerpt from Into the Heart of the Father by Leonard J. DeLorenzo (The Word Among Us Press, 2021), available at www.wau.org/books.

Thời gian dành cho việc cầu nguyện

Hãy cùng với Chúa Giêsu cầu nguyện và đi về Nhà Cha của Người.

Người con trai hoang đàng đã không còn gì nữa; anh ta đã mất tất cả. Gia tài của anh đã tiêu tan hết. Triển vọng tương lai của anh tan biến. Danh dự của anh đã bị đổ vỡ. Tuy nhiên, anh vẫn còn là con trai của cha anh, dù không còn tốt đẹp như anh vốn là. Anh vẫn thuộc về gia đình anh, xa cách như anh đã trở nên như thế. Anh vẫn hy vọng, tuy trống trải như tình trạng của anh. Vì thế từ “miền đất xa xôi ấy… anh ta đã đứng lên và đi về cùng cha của mình” (x. Lc 15,13.20).

Khi kể dụ ngôn đó cho những người thu thuế và những người tội lỗi, và trong tầm nghe của những người Pharisêu và kinh sư (x. Lc 15,1-2), Chúa Giêsu đã mạc khải Người là ai. Người là Đấng làm cho mọi sự trở nên có thể để chúng ta tìm kiếm Chúa Cha từ bất cứ nơi nào chúng ta nhận ra mình, ngay cả khi tâm hồn chúng ta cay đắng hoặc bị sa lầy trong sự ô uế của tội lỗi. Người là Đấng ban cho người con đó sự cảm hứng để cầu nguyện – khát vọng để đứng lên và đi đến với người Cha. Người là Đấng đã hạ mình xuống với thân phận của chúng ta và từ đó đưa chúng ta lên với Chúa Cha. Người là Đấng đã khiến cho người con hoang đàng bắt đầu biến đổi.

Tình yêu của Chúa Kitô chạm đến người con đã đánh mất mọi thứ đó. Bởi vì Người Con yêu dấu duy nhất của Chúa Cha đã tự hạ mình xuống nơi buồn thảm và cô đơn đó, để người con hoang có thể bắt đầu cầu nguyện từ “miền đất xa xôi” ấy. Tội lỗi, sự buồn phiền và sự thất vọng của anh ta có thể trở nên những của lễ của lời cầu nguyện, bởi vì Chúa Kitô đã làm cho nơi hiu quạnh đó thành nơi thánh nhờ sự hiện diện của Người.

Chúa Giêsu không bỏ qua những người Pharisêu và kinh sư đã nghe lỏm Người. Đối với những con người khó chịu đó, Người giới thiệu người anh cả – người luôn luôn ở gần nhà, luôn biết vâng lời và quá hài lòng về chính mình. Sự phàn nàn của những người Pharisêu và Kinh sư về việc ăn uống của Chúa Giêsu với những người thu thuế và tội lỗi đã phản chiếu sự tức giận và thái độ khinh thường của người con cả đối với bữa tiệc mà cha anh tổ chức cho người con thứ (x. Lc 15,28-29).

Chúa Giêsu không chỉ khiển trách những người Pharisêu và kinh sư; Người còn mời gọi họ đến gần Người. Người cho phép họ nghe người cha nói với người anh cả: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con” (Lc 15,31). Nhờ Chúa Giêsu, những con người khó chịu có thể tái khám phá ra chính họ cũng là những người con yêu dấu của Chúa Cha.

Người con thứ và người con cả đều được ở nhà trong nhà của cha họ. Những người thu thuế và những người tội lỗi, những người Pharisêu và kinh sư đều cùng nghe điều đó. Chúa Giêsu là Đấng mạc khải điều này cho họ. Thực sự đó chính là lời cầu nguyện của Người.

Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em” (Ga 14,2). Nhà đích thực cho tất cả những người mà Chúa Kitô công bố thuộc về Người là nhà của Cha Người. Người đã đến từ Cha Người để chia sẻ tất cả những gì chúng ta có và tất cả những gì chúng ta là, Người mang lấy xác phàm của chúng ta như của Người. Từ nơi chúng ta ở, Con Thiên Chúa đã tự nói với chính mình: “Tôi sẽ đứng lên và đi về nhà Cha tôi”.

Cầu nguyện là đón nhận Chúa Giêsu Đấng đến với chúng ta và đứng lên Đấng dẫn đưa chúng ta về nhà. Mỗi lời cầu nguyện được dâng lên nhân danh Người là một bước tiến về nhà. Tất cả mọi sự đều có thể được dâng hiến nhờ Người, qua Người trong cầu nguyện.

Chúa Kitô ban cho chúng ta chính mình Người để chiêm ngắm, Người dạy chúng ta cách cầu nguyện và Người lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng ta. Nhưng là môn đệ của Người, chúng ta có trách nhiệm làm cho lời cầu nguyện của Người thành lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta sẽ cầu nguyện chứ?

Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6,2).

Đây là một đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề: “Vào trong Cung Lòng của Chúa Cha”, tác giả Leonard J. DeLorenzo (The Word Among Us Press, 2021), có thể truy cập tại www.wau.org/books.

Comments are closed.

phone-icon