Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Phó tế Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ
Sunday, November 13, 2022
“Take heed that you are not led astray” Scripture: Luke 21:5-19 5 And as some spoke of the temple, how it was adorned with noble stones and offerings, he said, 6 “As for these things which you see, the days will come when there shall not be left here one stone upon another that will not be thrown down.” 7 And they asked him, “Teacher, when will this be, and what will be the sign when this is about to take place?” 8 And he said, “Take heed that you are not led astray; for many will come in my name, saying, `I am he!’ and, `The time is at hand!’ Do not go after them. 9 And when you hear of wars and tumults, do not be terrified; for this must first take place, but the end will not be at once.” 10 Then he said to them, “Nation will rise against nation, and kingdom against kingdom; 11 there will be great earthquakes, and in various places famines and pestilences; and there will be terrors and great signs from heaven.12 But before all this they will lay their hands on you and persecute you, delivering you up to the synagogues and prisons, and you will be brought before kings and governors for my name’s sake. 13 This will be a time for you to bear testimony. 14 Settle it therefore in your minds, not to meditate beforehand how to answer; 15 for I will give you a mouth and wisdom, which none of your adversaries will be able to withstand or contradict. 16 You will be delivered up even by parents and brothers and kinsmen and friends, and some of you they will put to death; 17 you will be hated by all for my name’s sake. 18 But not a hair of your head will perish.19 By your endurance you will gain your lives. |
Chúa Nhật, ngày 13.11.2022
Hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt Lc 21,5-19 5 Nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo:6 “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.”7 Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước? “8 Đức Giê-su đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta đây”, và: “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ.9 Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”.10 Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ.11 Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.12 “Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy.13 Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.14 Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào.15 Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được.16 Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em.17 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.18 Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.19 Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình. |
Meditation: How would you respond if someone prophesied that your home, land, or place of worship would be destroyed? Jesus foretold many signs that would shake peoples and nations. The signs which God uses are meant to point us to a higher spiritual truth and reality of his kingdom which does not perish or fade away, but endures for all eternity. God works through many events and signs to purify and renew us in hope and to help us set our hearts more firmly on him and him alone. First signs of the end times To the great consternation of the Jews, Jesus prophesied the destruction of their great temple at Jerusalem. The Jewish people took great pride in their temple, a marvel of the ancient world. The foretelling of this destruction was a dire warning of spiritual judgment in itself. They asked Jesus for a sign that would indicate when this disastrous event would occur. Jesus admonished them to not look for signs that would indicate the exact timing of impending destruction, but rather to pray for God’s intervention of grace and mercy. Jesus said there would be many signs of impending conflicts and disasters – such as wars, famines, diseases, tidal waves, and earthquakes – which would precede the struggles of the last days when God’s anointed King would return to usher in the full reign of God over the earth. In that day when the Lord returns there will be a final judgement of the living and the dead when the secrets of every heart will be brought to light (Luke 12:2-3; Romans 2:16). Jesus foretells the destruction of the Temple at Jerusalem Jesus’ prophecy of the destruction of the temple at Jerusalem was a two-edged sword, because it pointed not only to God’s judgment, but also to his saving action and mercy. Jesus foretold the destruction of Jerusalem and the dire consequences for all who would reject him and his saving message. While the destruction of Jerusalem’s temple was determined (it was razed by the Romans in 70 A.D.), there remained for its inhabitants a narrow open door leading to deliverance. Jesus said: “I am the door; whoever enters by me will be saved” (John 10:9). Jesus willingly set his face toward Jerusalem, knowing that he would meet betrayal, rejection, and death on a cross. His death on the cross, however, brought about true freedom, peace, and victory over the powers of sin, evil, and death – not only for the inhabitants of Jerusalem, but for all – both Jew and Gentile alike – who would accept Jesus as their Lord and Savior. Do you know the peace and security of a life submitted to the lordship of Jesus Christ? We need to recognize the signs of God’s judgment, mercy, and grace to save us Sometimes we don’t recognize the moral crisis and spiritual conflict of the age in which we live, until something “shakes us up” to the reality of this present condition. God reminds us that a future judgment and outcome awaits every individual who has lived on this earth. The reward for doing what is right and pleasing to God and the penalty for sinful rebellion and rejection of God are not always experienced in this present life – but they are sure to come in the day of final judgment. The Lord Jesus tells us that there will be trials, suffering, and persecution in this present age until he comes again at the end of the world. God intends our anticipation of his final judgment to be a powerful deterrent to unfaithfulness and wrongdoing. God extends grace and mercy to all who will heed his call and his warning. Do not pass up, even for one day, God’s invitation of grace and mercy to seek first his kingdom of righteousness and peace. This day may be your only chance before that final day comes. Satan destroys and kills – God restores and gives life The real enemy of the Gospel – the good news of Jesus Christ – is Satan (also called Lucifer), the powerful leader of the fallen angels who rebelled against God and who were cast out of heaven. Satan opposes God and all who follow his rule of peace and righteousness (moral goodness) on the earth. Jesus calls Satan a “murderer” who turns brother against brother and the “father of lies” who twists the truth and speaks falsehood (John 8:44). Satan not only opposes God’s rule, he seeks to destroy all who would obey God. Satan will use any means possible to turn people away from God. He tempts people through envy, deception, hatred, and fear to provoke hostility towards those who follow the Lord Jesus Christ. What is Jesus’ response to hostility and persecution? Love, forbearance, and forgiveness. Only love – the love which is rooted in God’s great compassion and faithfulness – can overcome prejudice, hatred, and envy. God’s love purifies our heart and mind of all that would divide and tear people apart. Knowing God as our compassionate Father and loving God’s word of truth and righteousness (moral goodness) is essential for overcoming evil. Jesus tells us that we do not need to fear those who would oppose us or treat us harshly for following the Lord Jesus. He promises to give us supernatural strength, wisdom, and courage as we take a stand for our faith and witness to the truth and love of Christ. The Gospel is good news for the whole world because it is God’s eternal word of truth, love, pardon, and salvation (being set free from sin and evil) through his Son, Jesus Christ. The Lord Jesus has won the victory for us through his atoning death on the cross for our sins and his rising from the grave – his resurrection power that brings abundant life and restoration for us. That is why the Gospel has power to set people free from sin, fear and death, and bring peace, pardon, and new life. Endurance never gives up hope in God Jesus tells his disciples that if they endure to the end they will gain their lives – they will inherit abundant life and lasting happiness with God. Endurance is an essential strength which God gives to those who put their trust in him. Endurance is the patience which never gives up hope, never yields to despair or hatred. Patience is long-suffering because it looks beyond the present difficulties and trials and sees the reward which comes to those who persevere with hope and trust in God. That is why godly endurance is more than human effort. It is first and foremost a supernatural gift of the Holy Spirit which enables us to bear up under any trial or temptation. Endurance is linked with godly hope – the supernatural assurance that we will see God face to face and inherit all the promises he has made. Jesus is our supreme model and pioneer who endured the cross for our sake (Hebrews 12:2). “God shows his love for us in that while we were yet sinners Christ died for us” (Romans 5:8). Jesus willingly shed his blood for us – to win for us pardon and peace with God. Our joy and privilege is to take up our cross each day to follow the Lord Jesus. True martyrs live and die as witnesses of Christ and the Gospel of peace The word “martyr” in the New Testament Greek means “witness”. The Book of Revelation says that “Jesus was the faithful witness …who freed us from our sins by his blood” (Revelation 1:5). Tertullian, a second century lawyer who converted when he saw Christians singing as they went out to die by the hands of their persecutors, exclaimed: “The blood of the martyrs is seed.” Their blood is the seed of new Christians, the seed of the church. The third century bishop, Cyprian said: “When persecution comes, God’s soldiers are put to the test, and heaven is open to martyrs. We have not enlisted in an army to think of peace and to decline battle, for we see that the Lord has taken first place in the conflict.” True martyrs live and die as witnesses of the Gospel. They overcome their enemies through persevering hope and courage, undying love and forbearance, kindness, goodness, and compassion. God may call some of us to be martyrs who shed their blood for bearing witness to Jesus Christ. But for most of us, our call is to be ‘dry’ martyrs who bear testimony to the joy and power of the Gospel in the midst of daily challenges, contradictions, temptations and adversities which come our way as we follow the Lord Jesus. We do not need to fear our adversaries What will attract others to the truth and power of the Gospel? When they see Christians loving their enemies, being joyful in suffering, patient in adversity, pardoning injuries, and showing comfort and compassion to the hopeless and the helpless. Jesus tells us that we do not need to fear our adversaries. God will give us sufficient grace, strength, and wisdom to face any trial and to answer any challenge to our faith. Are you ready to lay down your life for Christ and to bear witness to the joy and freedom of the Gospel? “Lord Jesus Christ, by your atoning death on the cross you have redeemed the world. Fill me with joyful hope, courage, and boldness to witness the truth of your love for sinners and your victory over the powers of sin, Satan, and death.”
|
Suy niệm: Bạn sẽ phản ứng thế nào nếu ai đó nói tiên tri rằng nhà thờ hay nơi thờ phượng của bạn sẽ bị phá hủy? Đức Giêsu đã tiên báo sẽ có nhiều dấu hiệu đánh động các dân tộc và quốc gia. Các dấu hiệu mà Thiên Chúa sử dụng làm phương thế để chỉ cho chúng ta tới sự thật và thực tại thiêng liêng vương quốc của Người cao quý hơn, sẽ không tàn lụi hay biến mất, nhưng tồn tại mãi mãi. Thiên Chúa hành động qua nhiều biến cố và dấu chỉ để thanh tẩy và canh tân chúng ta trong hy vọng và giúp chúng ta vững lòng trông cậy Người hơn và chỉ một mình Người thôi.
Các dấu chỉ đầu tiên của thời đại cuối Trước sự kinh hoàng của người Dothái, Đức Giêsu đã tiên báo sự hủy diệt đền thờ Giêrusalem của họ. Người Do thái rất tự hào về đền thờ của họ, một kỳ công của thế giới cổ xưa. Lời tiên báo về sự hủy diệt này là sự phán xét kinh khủng tự bản chất. Họ đòi hỏi Đức Giêsu một dấu chỉ sẽ cho biết khi điều này sẽ xảy ra. Đức Giêsu khiển trách họ không nên tìm kiếm những dấu chỉ sẽ cho biết chính xác ngày giờ của sự tiêu huỷ sắp xảy đến, nhưng tốt hơn hãy tìm kiếm và cầu xin sự can thiệp ơn sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Giêsu nói sẽ có nhiều dấu hiệu của những xung đột và tai hoạ sẽ xảy ra – như chiến tranh, đói kém, bệnh tật, sóng thần, và động đất – sẽ đi trước những cuộc chiến của những ngày cuối cùng khi vị Vua được tuyển chọn của Thiên Chúa sẽ trở lại để đem lại quyền thống trị trọn vẹn của Thiên Chúa trên mặt đất. Trong ngày đó, khi Đức Chúa trở lại sẽ có cuộc phán xét cuối cùng cho kẻ sống và kẻ chết, khi những bí ẩn của mọi tâm hồn sẽ được phơi bày ra ánh sáng (Lc 12,2-3; Rm 2,16). Đức Giêsu tiên báo sự phá hủy đền thờ Giêrusalem Lời tiên báo về sự phá huỷ đền thờ Giêrusalem của Đức Giêsu là con dao hai lưỡi, bởi vì nó không chỉ nói tới sự phán xét của Chúa, mà còn nói tới hành động giải thoát và lòng thương xót của Người. Đức Giêsu tiên báo sự phá hủy thành Giêrusalem và những kết quả khủng khiếp cho tất cả những ai chối từ Người và sứ điệp cứu độ của Người. Suốt thời gian sự phá hủy đền thờ Giêrusalem được xác định (nó bị quân Rôma san bằng vào năm 70 A.D.), ở đó người dân trong thành chỉ có một cái cửa hẹp mở ra dẫn tới sự giải thoát. Đức Giêsu nói rằng: “Ta là cửa, ai qua Ta mà vào sẽ được cứu” (Ga 10,9). Đức Giêsu sẵn sàng tiến về Giêrusalem, với ý thức Người sẽ đối đầu với sự phản bội, chống đối, và cái chết trên thập giá. Tuy nhiên, cái chết của Người trên thập giá mang lại chiến thắng và ơn cứu độ, không chỉ cho những người ở Giêrusalem, nhưng cho tất cả mọi người – Do thái và dân ngoại – những người tiếp nhận Đức Giêsu như Chúa và Đấng cứu chuộc của họ. Cuộc đời bạn có hoàn toàn quy phục sự lãnh đạo của Đức Giêsu Kitô không? Chúng ta cần nhận ra các dấu chỉ phán xét, lòng thương xót, và ơn sủng của Thiên Chúa để cứu độ chúng ta Đôi khi chúng ta không nhận ra các khủng hoảng luân lý và mâu thuẫn thiêng liêng của thời đại chúng ta sống, cho tới khi cái gì đó “đánh động chúng ta” trước thực tại của điều kiện đương thời. Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta rằng sự xét xử và hậu quả tương lai đang chờ đợi mỗi người đang sống trên trái đất này. Phần thưởng cho việc làm đúng đắn và làm vui lòng Thiên Chúa và hình phạt cho sự nổi loạn tội lỗi và chống đối Thiên Chúa không phải lúc nào cũng có thể cảm nghiệm trong cuộc sống hiện tại này – nhưng chắc chắn chúng sẽ đến vào ngày phán xét cuối cùng. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng sẽ có những thử thách, đau khổ, và bách hại trong thời hiện tại cho tới khi Người lại đến vào ngày tận thế. Thiên Chúa muốn chúng ta biết trước ngày xét xử cuối cùng của Người để là sự ngăn cản hiệu quả cho sự bất trung và sai trái. Thiên Chúa ban ơn sủng và lòng thương xót cho tất cả những ai lắng nghe lời cảnh báo của Người. Đừng bỏ qua, dù chỉ một ngày, lời mời gọi ơn sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa để tìm kiếm nước công chính và bình an của Người trước hết. Có thể ngày này là cơ hội duy nhất của bạn trước khi ngày tận thế đến. Satan hủy diệt và giết chết – Thiên Chúa phục hồi và ban sự sống Kẻ thù thật sự của Tin mừng – Tin mừng của Đức Giêsu Kitô – là Satan (còn gọi là Luxiphe), là kẻ lãnh đạo uy thế của các thiên thần sa ngã, những vị đã chống lại Thiên Chúa và bị đuổi ra khỏi Thiên đàng. Satan chống lại Thiên Chúa và tất cả những ai đi theo sự cai quản bình an và công chính của Người (sự tốt lành luân lý) trên thế gian. Đức Giêsu gọi Satan là “kẻ sát nhân”, kẻ xui khiến anh em chống đối nhau và là “cha của những kẻ nói dối” kẻ bóp méo sự thật và nói sự dối trá (Ga 8,44). Satan không chỉ chống lại sự cai trị của Thiên Chúa, mà hắn còn tìm cách để hủy diệt tất cả những ai sẽ vâng phục Thiên Chúa. Satan sẽ dùng mọi phương thế có thể để khiến người ta xa rời Thiên Chúa. Hắn cám dỗ người ta qua tính ghen tị, lừa dối, ghen ghét, và sợ hãi để khơi dậy sự thù địch với những người đi theo Chúa Giêsu Kitô. Phản ứng của Đức Giêsu trước sự hận thù và chống đối này là gì? Tình yêu, chịu đựng, và tha thứ. Chỉ có tình yêu – tình yêu được bén rễ trong lòng trắc ẩn và trung tín của Thiên Chúa – mới có thể đánh bại thành kiến, hận thù, và ghen tị. Tình yêu Thiên Chúa thanh tẩy tâm trí chúng ta về tất cả những gì có thể gây ra sự chia rẽ mọi người. Biết Thiên Chúa là Cha trắc ẩn của chúng ta và lời chân thật và công chính (tốt lành luân lý) của Thiên Chúa là sự cần thiết để chiến thắng ma quỷ. Đức Giêsu nói với chúng ta rằng chúng ta không cần phải sợ những kẻ chống lại chúng ta hay đối xử thậm tệ với chúng ta vì đi theo Chúa Giêsu. Người hứa ban cho chúng ta sức mạnh siêu nhiên, sự khôn ngoan, và lòng can đảm để chúng ta đứng vững trong đức tin và làm chứng cho sự thật và tình yêu của Đức Kitô. Tin mừng là tin vui cho toàn thế giới bởi vì đó chính là lời sự thật, yêu thương, tha thứ, và cứu độ vĩnh cửu của Thiên Chúa (để giải thoát khỏi tội lỗi và ma quỷ) qua Con của Người là Đức Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã dành lấy chiến thắng cho chúng ta ngang qua cái chết đền tạ của Người trên thập giá vì tội lỗi chúng ta và sự phục sinh của Người khỏi cái chết – sức mạnh phục sinh của Người đem lại sự sống sung mãn và sự phục hồi cho chúng ta. Đó là lý do tại sao Tin mừng có sức mạnh giải thoát người ta khỏi tội lỗi, sự sợ hãi và cái chết, và đem lại bình an, ơn tha thứ, và sự sống mới. Kiên nhẫn không bao giờ mất sự hy vọng vào Thiên Chúa Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng nếu họ bền đỗ đến cùng họ sẽ cứu được mạng sống của mình – họ sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa, và thừa hưởng sự sống và hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa. Tính kiên nhẫn là sức mạnh cần thiết mà Thiên Chúa ban cho những ai tin cậy vào Người. Tính kiên nhẫn là sự chịu đựng không bao giờ đánh mất niềm hy vọng, không bao giờ khuất phục trước thất bại hay thù ghét. Sự kiên nhẫn là sự đau khổ lâu dài bởi vì nó vượt qua những khó khăn và thử thách hiện tại và nhìn thấy phần thưởng sắp tới dành cho những ai bền đỗ với niềm hy vọng và tin cậy vào Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao đức bền đỗ còn lớn hơn sự cố gắng của con người. Trước và trên hết, nó là một ân huệ siêu nhiên của Chúa Thánh Thần, để giúp chúng ta chịu đựng bất kỳ thử thách hay cám dỗ nào. Bền đỗ được củng cố bởi đức cậy – sự bảo đảm siêu nhiên rằng chúng ta sẽ nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, và thừa hưởng tất cả những lời hứa của Người. Đức Giêsu là gương mẫu và là vị anh hùng siêu đẳng của chúng ta, Đấng đã gánh lấy thập giá vì lợi ích của chúng ta (Hr 12,2). “Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta trong khi chúng ta là những tội nhân thì Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (Rm 5,8). Đức Giêsu sẵn sàng đỗ máu mình ra cho chúng ta – để đem lại cho chúng ta ơn tha thứ và bình an với Thiên Chúa. Niềm vui và đặc ân của chúng ta là vác lấy thập giá của mình để đi theo Chúa Giêsu. Các thánh tử đạo đích thật sống và chết để làm chứng cho Đức Kitô và Tin mừng bình an Hạn từ “tử đạo” trong tiếng Hy lạp có nghĩa là “làm chứng”. Sách Khải Huyền nói rằng “Đức Giêsu là nhân chứng trung thành… Đấng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi nhờ máu của Người” (Kh 1,5). Tertullian, một nhà hộ giáo ở thế kỷ thứ hai, đã trở lại Công giáo khi nhìn thấy các tín hữu ca hát khi chịu chết bởi tay những kẻ hành hình, đã thốt lên rằng: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống.” Máu của các ngài là hạt giống nảy sinh các tín hữu, hạt giống của Giáo hội. Giáo phụ Cyprian, Giám mục ở thế kỷ thứ ba nói rằng: “Khi sự ngược đãi xảy đến, những chiến sĩ của Chúa bị thử thách, và Thiên đàng mở ra cho các thánh tử đạo. Chúng ta không tham gia quân đội để tìm kiếm hòa bình và từ chối đánh trận, bởi vì chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa đã đi bước trước trong cuộc chiến”. Các thánh tử đạo thật sự sống và chết như những chứng nhân của Tin mừng. Các ngài chế ngự các kẻ thù qua niềm hy vọng và lòng can đảm kiên trung, tình yêu hy tế, sự bỏ mình, lòng khoan dung, và lòng trắc ẩn. Thiên Chúa có thể kêu gọi một số trong chúng ta trở người tử đạo cho niềm tin. Nhưng hầu hết ơn gọi của chúng ta là tử đạo không đổ máu, làm chứng cho niềm vui và sức mạnh của Tin mừng trong những thách đố, trái ý, cám dỗ, và nghịch cảnh hằng ngày, trên con đường bước đi theo Chúa Giêsu. Chúng ta không cần sợ hãi các địch thù của mình Điều lôi kéo hầu hết người khác đến với sự thật và sức mạnh của Tin mừng là gì? Khi người ta thấy các tín hữu yêu thương kẻ thù, vui mừng trong đau khổ, kiên nhẫn trong nghịch cảnh, tha thứ những người gây thương tổn, và bày tỏ sự cảm thông và trắc ẩn đối với những người thất vọng và cần sự giúp đỡ. Đức Giêsu nói với chúng ta rằng chúng ta không cần phải sợ những nghịch cảnh của mình. Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta đầy đủ ơn sủng, sức mạnh, và khôn ngoan để đối diện với bất cứ thử thách nào, và trả lời cho bất cứ thách đố nào đối với niềm tin của chúng ta. Bạn có hăm hở làm chứng cho niềm vui và sự tự do của Tin mừng không? Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã cứu chuộc thế giới bằng cái chết đền tội trên cây thập giá. Xin Chúa lấp đầy con niềm hy vọng an vui và lòng dũng cảm, và mạnh dạn làm chứng cho sự thật về tình yêu của Chúa dành cho tội nhân và chiến thắng của Chúa trên quyền lực của tội lỗi, Satan, và sự chết. |