Giáo án Nhân bản cho Thiếu nhi – Bài 11: Ngồi cho đúng cách

0

Sr. Maria Bùi Thị Bích Mai, OP

LỜI CHÚA: “Hai ông bà tìm thấy con trong Đền thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi.” (Lc 2,46)

Ý chính:
1/ Ngồi biểu lộ tư cách của con người.
2/ Cách ngồi thể hiện người lịch sự.
3/ Cách ngồi trong mối liên hệ với người khác.

Tâm tình: Tạ ơn và quyết tâm rèn cách ngồi cho đúng cách.

I/ ỔN ĐỊNH

II/ EM NGHE LỜI CHÚA

1. Dẫn nhập

Tin Mừng theo thánh Luca ở chương thứ 2 ghi lại những sự kiện trong thời niên thiếu của Chúa Giêsu. Năm ấy Chúa Giêsu 12 tuổi, ở tuổi này, người Do Thái được phép đến đền thờ Giêrusalem dự các nghi lễ của đạo Do Thái. Chúa Giêsu đi với cha nuôi là thánh Giuse và Mẹ Maria. Sau khi các nghi lễ đã xong, mọi người ra về nhưng Chúa Giêsu ở lại trong đền thờ mà không báo cho cha mẹ biết. Do người đông nên thánh Giuse và Mẹ Maria nghĩ là bé Giêsu đi cùng với họ hành, nhưng sau một ngày đường không tìm thấy con, các ngài vội vã quay lại Giêrusalem tìm kiếm. Sau ba ngày, cả hai mới gặp Chúa trong đền thờ. Các em biết thánh Giuse và Mẹ Maria thấy Chúa Giêsu đang làm gì không? Chúa đường hoàng ngồi giữa các thầy rất giỏi luật lệ Do Thái, Chúa vừa nghe vừa hỏi họ. Họ rất ngạc nhiên về trí thông minh của Chúa. đoạn Tin mừng cho chúng ta biết Chúa không chỉ thông minh mà còn có cả tư thế đàng hoàng, đúng mực nữa. Chúng ta sẽ cùng nghe lại câu chuyện ấy trong đoạn Tin Mừng sau đây nhé:

2. Công bố Lời Chúa: Lc 2, 41-50

3. Diễn giải

Lời Chúa Diễn giải Bài học
Lc 2, 41-50 – Thánh Giuse và Mẹ Maria gặp Chúa Giêsu đang làm gì trong đền thờ?

– Tư thế ngồi của một người giúp ta đoán biết gì về người đó? (các em nêu ý kiến, GLV đúc kết, bổ sung)

1/Tư thế ngồi của một người ảnh hưởng gì đến  người đó?

– Tư thế ngồi ảnh hưởng đến vẻ đẹp, sức  khoẻ và cả cách cư xử của họ.

Các em có nghe nói đến người bị vẹo cột sống chưa, đó là một tật có thể thấy khi nhìn phía sau, người bị vẹo hầu hết là do không được tập ngồi thẳng, đứng thẳng từ bé. Vẹo không chỉ làm cho dáng hình của mình không đẹp, còn làm cho mình mệt mỏi khi ngồi học, làm giảm chú ý và dĩ nhiên không thể học tốt được rồi. Theo các em, ngồi thế nào là đúng? (Gợi ý cho các em thế đúng của đầu, tay, chân, khi đứng lên, ngồi xuống …) 2/ Cần phải ngồi như thế nào?

– Nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động.
– Giữ đầu thẳng, hai bàn tay để trên đầu gối hoặc trên mặt bàn.
– Không ngồi vắt chân, gác chân, rung đùi.
– Khi đến nhà người khác, phải xin phép hay chờ người lớn mời mới được ngồi.

Thông thường có một nơi ta thường được ngồi là nơi tàu xe hoặc các nơi công cộng, nơi đây, ta không chỉ ngồi với những người thân mà còn gặp gỡ với nhiều người khác nữa. Tư thế ngồi ở những nơi này là điều mà mọi người có thể nhìn thấy và đánh giá ta. Như thế vào những lúc này ta cần ngồi như thế nào? (gợi ý cho các em cách xử lý khi gặp những người già yếu bệnh tật lên tàu xe, nơi công cộng, khi ngồi vào ôtô con) 1/ Khi ngồi trên tàu xe, nơi công cộng ta cần chú ý điều gì?

– Biết nhường ưu tiên, nhường chỗ cho người cao tuổi, già yếu, tật nguyền.
– Khi ngồi xe ôtô, ta ngồi vào băng ghế trước, rồi xoay người rút chân lên.

4. Cầu nguyện

III/ EM NHỚ LỜI CHÚA

Ghi Lời Chúa, câu 1, 2 ,3 và phần thực hành:
“Đợi phép mới ngồi
Đầu thẳng, thân thẳng
Tay trên đầu gối
Em tập mỗi ngày.”

IV/ EM SỐNG LỜI CHÚA

Băng reo: Cỏ lùng

QT: Cỏ lùng
– Rơi xuống (ngồi)

QT: Cỏ lùng
– Nảy mầm (Từ từ đứng lên)

QT: Cỏ lùng
– Tươi tốt (nhón gót đưa tay lên cao)

QT: Cỏ lùng
– Bị đốt (Đập mạnh hai tay vào đùi)

  1. Hát một bài

V/ KẾT THÚC

  • Dặn dò những điều cần thiết.
  • Cầu nguyện kết thúc.

Comments are closed.

phone-icon