God gives Himself to us

0

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us

Praying the Psalms

For nearly three millennia – from the days of King David to our own era -men and women from diverse lands and cultures have been lifting their hearts to God by praying and singing the psalms of ancient Israel.

Originally a sort of hymnal for public prayer and liturgical worship in the Temple built by David’s son King Solomon, the Book of Psalms has also imbued Christian worship since the days of the early Church.

As a devout Jew, Jesus prayed the psalms frequently and occasionally cited verses from them in his public discourses and conversations and controversies with the Jewish elders and scribes (for example, Mark 12:10-11, 35-37; Luke 20:42-43). He and his disciples sang psalms during the Last Supper before leaving for the Mount of Olives (Matthew 26:30; Mark 14:26). Jesus even prayed portions of the psalms as he hung on the cross (Mark 15:34; Luke 23:46). St. Paul quoted from them throughout his letters and urged his fellow Christians to sing “psalms, hymns, and spiritual songs” (Colossians 3:16; cf. Ephesians 5:19). And as the faith spread, the early Fathers of the Church maintained love and reverence for the Jewish psalms. St. Augustine exclaimed, “O, in what accents I spoke to you, my God, when I read the Psalms of David, those faithful songs and sounds of devotion. … O, how I was enkindled by them toward you” (Confessions, Book IX). Eventually, the Catholic Church incorporated the ancient psalms into its official prayer, the Liturgy of the Hours.

The psalms invite us to pray. Moreover, they teach us how to pray, for they give us a rich vocabulary. In the psalms we can proclaim to God our wonder at his greatness. We can confess to him our sins and failures and tell him of our ecstatic joys, our profound sorrows, our deepest needs, and our hidden fears. Indeed, from them we learn the language of prayer. In praying the psalms, we speak to God and God speaks to us. The Book of Psalms – also commonly known as the Psalter – is a gateway opening to us the path to prayer.

 

Prayers for Every Mood and Occasion. The psalms have a universal appeal. The joyful shouts of praise and thanksgiving, the cries of distress, and the petitions and entreaties to God are all common responses arising out of the hearts of men and women everywhere. Who of us has not at some time or another echoed the groan “How long, O Lord? Will you forget me forever?” (Psalm 13:1) or reveled with gratitude in the goodness of God, singing, “I give you thanks, O Lord, with my whole heart” (Psalm 138:1)?

While joy, sorrow, praise, and lament are the most dominant themes pervading the entire Psalter, scholars recognize several major “types” of psalms and variously classify them according to content, structure, and life settings. The main classifications are wisdom psalms, hymns of praise, individual and collective laments, thanksgiving hymns, and royal and messianic psalms. Within these broad categories, several specific types are identifiable, among them penitential psalms, creation hymns, psalms recounting Israel’s history, victory songs, and a royal wedding psalm. In some psalms, classifications or distinctions may overlap, blur, or run together.

Many of the psalms were probably composed as public liturgical prayers to be used in the Temple services in Jerusalem. Sometime after the fifth century BC, the Jewish community also began to worship in local synagogues. The liturgy of the synagogues was a liturgy of the word that included readings from the Hebrew Scriptures and the singing of psalms. When Christian communities began to form, they imitated the worship of their Jewish brothers and sisters. Despite their public use, most of the psalms contain a very personal note, including strong emotions such as joy or anguish. Some may have begun as the personal private prayers of an individual and were later adapted for congregational use. As Pope Benedict XVI noted in a catechesis on the psalms, the whole complexity of human life is distilled in the complexity of the different literary forms of the various Psalms: hymns, laments, individual entreaties and collective supplications, hymns of thanksgiving, penitential psalms, sapiential [wisdom]psalms and the other genres that are to be found in these poetic compositions. … By teaching us to pray, the Psalms teach us that even in desolation, even in sorrow, God’s presence endures, it is a source of wonder and of solace; we can weep, implore, intercede, and complain, but in the awareness that we are walking toward the light, where praise can be definitive. As Psalm 36 teaches us: “with you is the fountain of life; in your light do we see light” (36:10). (General Audience, June 22, 2011)

When we pray the psalms, whether alone or with fellow Christians, we participate in the prayer of the Church, God’s people. We share the psalms in common as members of the body of Christ – in some of them, speaking the same prayers Christ himself offered to the Father; in others, hearing the Father’s words addressed to us about his Son and acknowledging Jesus as our Lord.

_______

Jeanne Kun is a former editor of The Word Among Us magazine..

Cầu Nguyện bằng các Thánh Vịnh

Gần ba thiên niên kỷ – từ thời Vua Đavít tới thời đại của chúng ta – những người nam và nữ từ những vùng đất và nền văn hoá khác nhau đang hướng lòng lên Chúa bằng cách cầu nguyện và hát những thánh vịnh của Ítraen cổ đại.

Lúc đầu là một loại thánh ca dùng cho việc thờ phượng phụng vụ và cầu nguyện công khai trong Đền Thờ do Vua Salomon, các sách Thánh Vịnh cũng đã thấm nhuần vào việc thờ phượng của các Kitô hữu từ những ngày đầu của Giáo Hội sơ khai.

Là một người Do Thái sùng đạo, Chúa Giêsu đã thường xuyên cầu nguyện bằng các thánh vịnh và thỉnh thoảng trích dẫn những câu thánh vịnh trong các bài giảng thuyết và trò chuyện hay tranh luận công khai với các trưởng lão và kinh sư (chẳng hạn, Mc 12,10-11.35-37; Lc 20,42-43). Người và các môn đệ đã hát thánh vịnh trong suốt Bữa Tiệc Ly trước khi đến Núi Oliu (x. Mt 26,30; Mc 14,26). Thậm chí Chúa Giêsu đã cầu nguyện những phần thánh vịnh khi Người bị treo trên thập giá (Mc 15,34; Lc 23,46). Thánh Phaolô đã trích dẫn thánh vịnh trong các lá thư của ngài và khuyến khích các Kitô hữu của mình hát “những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng” (Cl 3,16; x. Ep 5,19). Và khi đức tin được truyền bá rộng rãi, các Giáo Phụ thời kỳ đầu đã duy trì lòng yêu mến và kính trọng đối với các thánh vịnh Do Thái. Thánh Augustinô thốt lên: “Ôi, với giọng điệu nào mà con đã thưa lên với Chúa, Thiên Chúa của con, khi con đọc các Thánh Vịnh của vua Đavít, những bài ca trung tín và những âm điệu của lòng sùng kính. … Ôi, con đã được thắp sáng thế nào bởi chúng đối với Chúa” (Tự Thuật, Cuốn Sách IX). Cuối cùng, Giáo Hội Công Giáo đã đưa các thánh vịnh cổ vào lời cầu nguyện chính thức của mình, Phụng Vụ các Giờ Kinh.

Các thánh vịnh mời gọi chúng ta cầu nguyện. Hơn nữa, chúng dạy chúng ta cách cầu nguyện, vì chúng cho chúng ta từ vựng phong phú. Trong các thánh vịnh, chúng ta có thể thốt lên với Thiên Chúa sự ngạc nhiên của chúng ta về sự vĩ đại của Người. Chúng ta có thể tự thú với Người tội lỗi và sự thất bại của mình và thưa Người về những niềm vui ngây ngất, những nỗi buồn sâu xa, những nhu cầu sâu thẳm nhất và những nỗi sợ hãi ẩn kín của chúng ta. Thực vậy, từ các thánh vịnh chúng ta học ngôn ngữ cầu nguyện. Khi cầu nguyện bằng các thánh vịnh, chúng ta nói chuyện với Thiên Chúa và Thiên Chúa nói chuyện với chúng ta. Sách Thánh Vịnh – cũng thường được gọi là Sách Thánh Thi – là cánh cửa mở ra con đường cầu nguyện cho chúng ta.

Lời Cầu Nguyện cho Mọi Tâm Trạng và Mọi Trường Hợp. Các thánh vịnh có một sức hấp dẫn phổ quát. Những tiếng reo vui ngợi khen và tạ ơn, những tiếng kêu than đau khổ, những lời thỉnh cầu và khẩn nài lên Thiên Chúa đều là tất cả những phản ứng chung xuất phát từ trái tim của những người nam nữ ở khắp mọi nơi. Ai trong chúng ta đã từng có lúc không lặp lại lời than vãn: “Ôi lạy Chúa, đến bao giờ? Ngài đành quên con mãi mãi?” (Tv 13,1) hoặc mừng vui với lòng biết ơn về sự tốt lành của Thiên Chúa, hát lên rằng: “Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ” (Tv 138,1).

 

Trong khi niềm vui, nỗi buồn, lời ca ngợi là những chủ đề chính yếu nhất bao trùm toàn bộ Sách Thánh Thi, các học giả nhận ra nhiều “loại” thánh vịnh chính và phân loại chúng cách khác nhau theo nội dung, cấu trúc và hoàn cảnh cuộc sống. Các phân loại chính là các thánh vịnh về sự khôn ngoan, các thánh thi ngợi khen, các lời than vãn tập thể và cá nhân, các thánh thi tạ ơn, và các thánh vịnh hoàng gia và thiên sai. Trong những phạm trù rộng rãi này, nhiều loại cụ thể có thể xác định được, trong số đó các thánh vịnh sám hối, các thánh thi về tạo dựng, các thánh vịnh kể lại lịch sử của dân Itsraen, các bài ca chiến thắng và thánh vịnh lễ cưới hoàng gia. Trong một số thánh vịnh, các phân loại hoặc sự phân biệt có thể chồng chéo, mờ nhạt hoặc ăn khớp với nhau.

Nhiều thánh vịnh có lẽ được sáng tác như những lời cầu nguyện phụng vụ công khai để được sử dụng trong các sinh hoạt Đền Thờ ở Giêrusalem. Khoảng sau thế kỷ thứ năm Trước Công Nguyên, cộng đoàn Do Thái cũng bắt đầu thờ phượng trong các hội đường địa phương. Phụng vụ của các hội đường là phụng vụ lời Chúa bao gồm các bài đọc từ Kinh Thánh Do Thái và hát các thánh vịnh. Khi các cộng đoàn Kitô bắt đầu hình thành, họ bắt chước việc thờ phượng của các anh chị em Do Thái Giáo của mình. Bất kể việc sử dụng công khai, hầu hết các thánh vịnh chứa đựng ghi chú rất cá vị, bao gồm những cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như niềm vui hay nỗi đau khổ. Một số người có thể đã bắt đầu những lời cầu nguyện riêng tư của một cá nhân và sau đó được điều chỉnh để sử dụng cộng đồng. Như Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã lưu ý trong một bài giáo lý về các thánh vịnh, toàn bộ sự phức tạp của cuộc sống con người được kết tinh trong sự phức tạp của các hình thức phụng vụ khác nhau: các thánh thi, lời than vãn, các lời cầu xin cá nhân và các lời nài xin tập thể, các thánh ca tạ ơn, các thánh vịnh sám hối, các thánh vịnh khôn ngoan và các thể loại khác được tìm thấy trong các sáng tác thơ này. … Bằng cách dạy chúng ta cầu nguyện, các thánh vịnh dạy chúng ta ngay cả trong sự đổ nát, hoang tàn, ngay cả trong nỗi buồn sầu, trong sự hiện diện của Thiên Chúa luôn bền vững, đó là nguồn gốc của sự ngạc nhiên và sự an ủi; chúng ta có thể khóc lóc, khẩn cầu, chuyển cầu và phàn nàn, nhưng trong sự ý thức rằng chúng ta đang tiến bước về phía ánh sáng, nơi lời ngợi khen có thể được xác định. Như thánh vịnh 36 dạy chúng ta: Ngài quả là nguồn sống, nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng(Tv 36,10). (Buổi Yết Kiến Chung, 22/6/2011).

Khi chúng ta cầu nguyện bằng các thánh vịnh, cho dù một mình hay với các Kitô hữu, chúng ta tham dự vào lời cầu nguyện của Giáo Hội, dân Thiên Chúa. Chúng ta chia sẻ các thánh vịnh cách chung như các thành viên của thân mình Chúa Kitô – trong một số thánh vịnh, chúng ta thưa những lời cầu nguyện mà chính Chúa Kitô đã dâng lên Chúa Cha; trong những thánh vịnh khác, chúng ta nghe lời của Chúa Cha nói với chúng ta về Con của Người và thừa nhận Chúa Giêsu là Chúa chúng ta.

_______

Jeanne Kun là cựu biên tập viên của tạp chí The Word Among Us.

Comments are closed.

phone-icon