First take the log out of your own eye – Suy niệm ngày 26.06.2023

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Monday, June 26, 2023

“First take the log out of your own eye”

Scripture:  Matthew 7:1-5 

1 “Judge not, that you be not judged.  2 For with the judgment you pronounce you will be judged, and the measure you give will be the measure you get.  3 Why do you see the speck that is in your brother’s eye, but do not notice the log that is in your own eye?  4 Or how can you say to your brother, `Let me take the speck out of your eye,’ when there is the log in your own eye?  5 You hypocrite, first take the log out of your own eye, and then you will see clearly to take the speck out of your brother’s eye.

Thứ Hai, ngày 26.06.2023

Hãy lấy cái đà trong mắt mình ra trước đã

Mt 7,1-5

1 “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán,2 vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.3 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?4 Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh?5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.

Meditation: How do you wish to be judged by others? Everybody is a critic, but who wants to be judged negatively? Judgmentalism is rampant, even among Christians. So how can we avoid this poisonous sin and not be contaminated by the world’s view of who is good and who is bad? “Thinking the best of other people” is necessary if we wish to grow in love. And kindliness in judgment is nothing less that a sacred duty. The Rabbis warned people: “He who judges his neighbor favorably will be judged favorably by God.”

Who can judge rightly?

How easy it is to misjudge and how difficult it is to be impartial in judgment. Our judgment of others is usually “off the mark” because we can’t see inside the person to their inner motives and intentions, or we don’t have access to all the facts, or we are swayed by instinct and unreasoning reactions to people. It is easier to find fault in others than in oneself.

Why did Jesus calls his critics hypocrites? Listen to Augustine of Hippo’s (354-430 A.D) explanation of this passage:

“The word hypocrite is aptly employed here, since the denouncing of evils is best viewed as a matter only for upright persons of goodwill. When the wicked engage in it, they are like impersonators, masqueraders, hiding their real selves behind a mask, while they portray another’s character through the mask. The word hypocrites in fact signifies pretenders. Hence we ought especially to avoid that meddlesome class of pretenders who under the pretense of seeking advice undertake the censure of all kinds of vices. They are often moved by hatred and malice.

“Rather, whenever necessity compels one to reprove or rebuke another, we ought to proceed with godly discernment and caution. First of all, let us consider whether the other fault is such as we ourselves have never had or whether it is one that we have overcome. Then, if we have never had such a fault, let us remember that we are human and could have had it. But if we have had it and are rid of it now, let us remember our common frailty, in order that mercy, not hatred, may lead us to the giving of correction and admonition. In this way, whether the admonition occasions the amendment or the worsening of the one for whose sake we are offering it (for the result cannot be foreseen), we ourselves shall be made safe through singleness of eye. But if on reflection we find that we ourselves have the same fault as the one we are about to reprove, let us neither correct nor rebuke that one. Rather, let us bemoan the fault ourselves and induce that person to a similar concern, without asking him to submit to our correction.” (excerpt from SERMON ON THE MOUNT 2.19.64)

Merciful healing and removal of sin

Jesus states a heavenly principle we can stake our lives on: what you give to others (and how you treat others) will return to you in like manner. The Lord knows our faults, weaknesses, and sins and he sees everything, even the imperfections and hidden sins of the heart which we cannot recognize in ourselves. Like a gentle father and a skillful doctor he patiently draws us to his seat of mercy and removes the cancer of sin which inhabits our hearts.

Do you trust in God’s mercy and grace? And do you submit to his truth about what is right and wrong, good and evil, helpful and harmful for your welfare and the welfare of your neighbor as well? Ask the Lord to purify your heart with his loving-kindness and mercy that you may have ample room for charity and forbearance towards your neighbor.

“O Father, give us the humility which realizes its ignorance, admits its mistakes, recognizes its need, welcomes advice, accepts rebuke. Help us always to praise rather than to criticize, to sympathize rather than to discourage, to build rather than to destroy, and to think of people at their best rather than at their worst. This we ask for thy name’s sake. (Prayer of William Barclay, 20th century)

Suy niệm: Làm sao bạn lại muốn bị người khác đoán xét? Mỗi người đều là nhà phê bình, nhưng ai lại muốn bị đoán xét cách tiêu cực? Chủ nghĩa xét đoán đang lan tràn, thậm chí nơi các tín hữu. Thế thì làm sao chúng ta có thể tránh được tội lỗi độc hại này mà không bị ô uế bởi cái nhìn thế gian về ai là người tốt hay xấu? “Nghĩ tốt về người khác” là điều cần thiết, nếu chúng ta muốn lớn lên trong tình yêu. Sự khoan hồng trong khi xét đoán không gì hơn là một bổn phận linh thánh. Các thầy Rabbis đã cảnh báo người ta rằng: “Người xét xử khoan dung với người khác sẽ được Thiên Chúa xét xử khoan dung”.

Ai có thể xét đoán cách đúng đắn?

Thật quá dễ dàng để đánh giá sai và thật khó biết bao để phán đoán công bằng, không thiên vị. Sự phán đoán của chúng ta về người khác thường “trật đường rầy”, bởi vì chúng ta không thấy được bên trong con người, đối với những động cơ và ý định bên trong của họ, hay chúng ta không nắm bắt hết mọi sự kiện, hay chúng ta nghiêng chiều về những phản ứng của bản năng và thành kiến đối với người khác. Thật dễ dàng hơn để tìm thấy lỗi lầm nơi người khác hơn nơi mình.

Tại sao Đức Giê su gọi những người chỉ trích mình là đạo đức giả? Hãy nghe thánh Augustine thành Hippo (354-430 AD) giải thích đoạn văn này:

Hạn từ đạo đức giả khéo léo được dùng ở đây, vì việc lên án những điều xấu là cách tốt nhất để vấn đề được người ta nhìn chỉ dành cho người ngay chính tốt lành. Khi người xấu làm chuyện này, họ giống như những người giả danh, các diễn viên, che giấu con người thật của mình sau tấm mặt nạ, khi họ vẽ tính nết của người khác qua tấm mặt nạ. Hạn từ đạo đức giả thật tế có nghĩa là những người giả vờ. Do đó, chúng ta đặc biệt phải tránh thói hay xen vào chuyện người khác của những người giả vờ, những người xem ra tìm cách khuyên bảo ra sức phê bình về mọi nết xấu. Họ thường bị kích động bởi sự căm thù và ác tâm.

Tốt hơn, khi cần thiết buộc ta khiển trách người khác, chúng ta phải hành động với sự sáng suốt, đạo đức và thận trọng. Trước hết, chúng ta hãy xem xét lỗi mà người đó phạm chúng ta đã bao giờ phạm chưa, hoặc đã phạm và đã chế ngự được rồi hay không. Nếu chúng ta đã không bao giờ phạm lỗi đó, chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta là con người rất có thể phạm phải nó. Nhưng nếu chúng ta đã phạm nó và giờ đây đã chừa bỏ nó, chúng ta hãy nhớ tới sự yếu đuối mỏng giòn chung của con người, để với lòng thương xót chứ không phải thù hận, lèo lái chúng ta đến sự sửa sai và khiển trách. Bằng cách này, cho dù sự khiển trách mang lại sự hoán cải hay khiến cho người phạm tội ra tồi tệ hơn (vì kết quả không thể lường trước được), thì chính chúng ta được bình yên qua tầm nhìn thuần túy. Nhưng nếu khi suy gẫm, chúng ta thấy rằng chính chúng ta cũng có lỗi lầm giống như người mà chúng ta sắp khiển trách, thì chúng ta đừng sửa sai cũng đừng khiển trách họ. Tốt hơn, chúng ta hãy khóc than cho lỗi lầm của chính mình và kết luận rằng người đó có cùng sự lo lắng tương tự, mà không đòi hỏi họ phải chịu sự sửa sai của mình” (trích từ Bài giảng trên núi 2.19.64).

Sự chữa lành của lòng thương xót và xóa bỏ tội lỗi

Đức Giêsu đưa ra một nguyên tắc siêu phàm chúng ta có thể áp dụng cho cuộc sống của mình: Đong đấu nào sẽ được đong lại bằng đấu đó (cách thức mình đối xử với người khác)sẽ trở lại với mình trong cách thức tương tự. Chúa biết rõ những lỗi lầm, yếu đuối, và tội lỗi của chúng ta và Người thấy mọi thứ, thậm chí những khuyết điểm và tội lỗi được che giấu trong lòng, mà ngay chính chúng ta cũng không nhận ra. Như một người cha nhân từ và một vị bác sĩ tài giỏi, Người kiên nhẫn lôi kéo chúng ta đến ngai tòa thương xót của Người, và cất đi căn bệnh ung thư của tội lỗi, đang ngự trị trong lòng chúng ta.

Bạn có tin tưởng vào lòng thương xót và ơn sủng của Thiên Chúa không? Và bạn có quy phục chân lý của Người về những gì là đúng hay sai, tốt hay xấu, lợi ích hay tai hại cho quyền lợi của bạn và của người khác không? Hãy cầu xin Chúa thanh tẩy tâm hồn bạn với lòng nhân ái và thương xót khoan dung của Người, để bạn có thể có chỗ cho lòng bác ái, độ lượng, khoan dung đối với tha nhân.

“Lạy Cha, xin ban cho chúng con lòng khiêm tốn, để chúng con nhận ra sự ngu dốt của mình, để nhìn nhận lỗi lầm của mình, để nhận ra sự thiếu thốn của mình, để tiếp nhận những lời khuyên bảo, để đón nhận sự khiển trách. Xin Cha giúp chúng con luôn luôn biết khen ngợi hơn là chỉ trích, cảm thông hơn là lên án, xây dựng hơn là phá hủy, và nghĩ tốt về người khác hơn là nghĩ xấu. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.” (Lời cầu nguyện của William Barclay, thế kỷ 20).

Comments are closed.

phone-icon