Monday (December 2): “Many will sit at table in the kingdom of heaven”
Gospel Reading: Matthew 8:5-11 5 As he entered Capernaum, a centurion came forward to him, begging him 6 and saying, “Lord, my servant is lying paralyzed at home, in terrible distress.” 7 And he said to him, “I will come and heal him.” 8 But the centurion answered him, “Lord, I am not worthy to have you come under my roof; but only say the word, and my servant will be healed. 9 For I am a man under authority, with soldiers under me; and I say to one, `Go,’ and he goes, and to another, `Come,’ and he comes, and to my slave, `Do this,’ and he does it.” 10 When Jesus heard him, he marveled, and said to those who followed him, “Truly, I say to you, not even in Israel have I found such faith. 11 I tell you, many will come from east and west and sit at table with Abraham, Isaac, and Jacob in the kingdom of heaven. |
Thứ Hai 2-12 Nhiều người sẽ đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa
Mt 8,5-11 5 Khi Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin:6 “Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm.”7 Người nói: “Chính tôi sẽ đến chữa nó.” Viên đại đội trưởng đáp:8 “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.9 Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: “Đi! “, là nó đi, bảo người kia: “Đến! “, là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: “Làm cái này! “, là nó làm.”10 Nghe vậy, Đức Giê-su ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: “Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin như thế.11 Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp trong Nước Trời. |
Meditation:
Are you ready to feast at the Lord’s banquet table? God’s gracious invitation extends to all – Jew and Gentile alike – who will turn to him with faith and obedience. Jesus used many images or pictures to convey what the kingdom of God is like. One such image is a great banquet feast given at the King’s table (Matthew 8:11 and Luke 13:29). Jesus promised that everyone who believed in him would come and feast at the heavenly banquet table of his Father. Jesus told this parable in response to the dramatic request made by a Roman centurion, a person despised by many because he was an outsider, not one of the “chosen ones” of Israel. In Jesus’ time the Jews hated the Romans because they represented everything they stood against – including foreign domination and pagan beliefs and practices.
The power to command with trust and respect Why did Jesus not only warmly receive a Roman centurion but praise him as a model of faith and confidence in God? In the Roman world the position of centurion was very important. He was an officer in charge of a hundred soldiers. In a certain sense, he was the backbone of the Roman army, the cement which held the army together. Polybius, an ancient writer, describes what a centurion should be: “They must not be so much venturesome seekers after danger as men who can command, steady in action, and reliable; they ought not to be over-anxious to rush into the fight, but when hard pressed, they must be ready to hold their ground, and die at their posts.” Faith in Jesus’ authority and power to heal The centurion who approached Jesus was not only courageous, but faith-filled as well. He risked the ridicule of his cronies as well as mockery from the Jews by seeking help from a traveling preacher from Galilee. Nonetheless, the centurion approached Jesus with great confidence and humility. He was an extraordinary man because he loved his slave. In the Roman world slaves were treated like animals – something to be used for work and pleasure and for bartering and trade. This centurion was a man of great compassion and extraordinary faith. He wanted Jesus to heal his beloved slave. Jesus commends him for his faith and immediately grants him his request. Are you willing to suffer ridicule in the practice of your faith? And when you need help, do you approach the Lord Jesus with expectant faith?
Christ comes to establish God’s kingdom of peace where all peoples can feast at his table The prophet Isaiah foretold a time of restoration for the holy city Jerusalem and for its remnants (see Isaiah 4:2-6) and also a time of universal peace when all nations would come to Jerusalem to “the mountain of the Lord and to the house of the God of Jacob” and “beat their swords into plowshares” (Isaiah 2:2-4). Jesus fulfills this prophecy first by restoring both Jew and Gentile to friendship with God through the victory he won for us on the cross. When he comes again he will fully establish his universal rule of peace and righteousness (moral goodness) and unite all things in himself (Ephesians 1:10). His promise extends to all generations who believe in him that we, too, might feast at the heavenly banquet table with the patriarchs of the Old Covenant (Abraham, Isaac, and Jacob) who believed but did not yet see the promised Messiah. Do you believe in God’s promises and do you seek his kingdom first in your life? The season of Advent reminds us that the Lord Jesus wants us to actively seek him and the coming of his kingdom in our lives. The Lord will surely reward those who seek his will for their lives. We can approach the Lord Jesus with expectant faith, like the centurion in today’s Gospel reading (Matthew 8:5-11), knowing that he will show us his mercy and give us his help.
“Lord Jesus, you feed us daily with your life-giving word and you sustain us on our journey to our true homeland with you and the Father in heaven. May I never lose hope in your promises nor lag in zeal for your kingdom of righteousness and peace.” |
Suy niệm:
Bạn có sẵn sàng đến dự bàn tiệc của Chúa không? Lời mời gọi tốt lành của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người – Dothái cũng như dân ngoại – những kẻ quay về Người với lòng tin và sự vâng phục. Ðức Giêsu sử dụng nhiều hình ảnh để diễn tả vương quốc Thiên Chúa giống như cái gì. Một hình ảnh như thế là bữa tiệc lớn của nhà Vua (Mt 8,11 và Lc 13,29). Ðức Giêsu hứa rằng những ai tin vào Người sẽ đến dự bàn tiệc nước trời của Cha Người. Ðức Giêsu nói dụ ngôn này để trả lời cho lời thỉnh cầu tha thiết của viên sĩ quan La mã, một người bị nhiều người khinh miệt, bởi vì ông ta không phải là người Dothái, là dân ngoại, không phải là một trong số “những người được chọn” của Israel. Trong thời Ðức Giêsu, người Dothái rất ghét người Rôma, bởi vì họ đại diện cho những gì mà người Dothái chống lại – bao gồm sự thống trị ngoại bang, những niềm tin và sự thực hành ngoại giáo. Quyền ra lệnh với lòng tin tưởng và tôn trọng Tại sao Ðức Giêsu không chỉ đón nhận viên sĩ quan La mã cách thân thiện, mà còn khen ngợi ông như một mẫu gương đức tin và lòng trông cậy vào Thiên Chúa? Trong thế giới La mã, vai trò người lính rất quan trọng. Ông là một viên sĩ quan cai quản cả trăm quân lính. Trong một ý nghĩa nào đó, ông là cột trụ của quân đội Rôma, là chất keo gắn chặt đội quân lại với nhau. Polybius, một tác giả thời cổ mô tả về đội quân La mã như sau: “Họ không phải là những người liều lĩnh đi tìm sự nguy hiểm, ngay cả khi họ có thể ra lệnh, kiên vững trong hành động, và nắm chắc. Họ không thèm khát chiến đấu, nhưng khi vào thế bắt buộc, họ sẵn sàng quyết tâm gìn giữ mảnh đất của mình, và chết đi vì nhiệm vụ”.
Tin vào quyền năng chữa lành của Đức Giêsu Viên sĩ quan đến gần Ðức Giêsu không chỉ với lòng can đảm mà còn có lòng tin tràn đầy. Ông dám chịu sự chế nhạo của bạn bè đồng nghiệp cũng như sự mỉa mai từ người Dothái qua việc tìm kiếm sự giúp đỡ của một thầy giảng lưu động ở Galilê. Tuy nhiên, viên sĩ quan đã đến với Ðức Giêsu với lòng tự tin và khiêm nhường. Ông là một người đặc biệt bởi vì ông yêu mến người nô lệ của mình. Trong thế giới Rôma, người ta coi những người nô lệ như súc vật – một cái gì đó được dùng để làm việc và giải trí hay để trao đổi buôn bán. Viên sĩ quan La mã là người có lòng trắc ẩn và một niềm tin lạ thường. Ông muốn Ðức Giêsu chữa lành người tôi tớ yêu dấu của mình. Ðức Giêsu khen ngợi lòng tin của ông ấy và lập tức ban cho ông điều thỉnh cầu. Bạn có sẵn sàng chịu sự nhạo báng trong sự thực hành đức tin của mình không? Khi bạn cần giúp đỡ, bạn có đến gần Ðức Giêsu với lòng tin kiên vững không? Đức Kitô đến để thiết lập vương quốc bình an của Thiên Chúa nơi mọi người có thể dự tiệc Ngôn sứ Isaia đã tiên báo thời gian phục hồi cho thành thánh Giêrusalem và dân chúng (Is 4,2-6) và cho hòa bình của toàn thể thế giới, khi mọi quốc gia sẽ đến “núi Chúa và nhà Thiên Chúa của Giacóp” và “đánh các gươm giáo thành lưỡi cày” (Is 2,2-4). Ðức Giêsu đã hoàn thành lời tiên báo này, trước hết bằng việc phục hồi tình bằng hữu cho người Dothái lẫn dân ngoại với Thiên Chúa, qua sự chiến thắng của Người dành cho chúng ta trên thập giá. Khi Người trở lại một lần nữa, Người sẽ thiết lập trọn vẹn quyền cai trị phổ quát của sự bình an và công chính và sự hiệp nhất tất cả mọi sự trong chính Người (Ep 1,10). Lời hứa của Người trải dài mọi thế hệ, những ai tin tưởng vào Người, cả chúng ta nữa, có thể vào dự tiệc trên trời với các tổ phụ thời Cựu ước, những người đã tin tưởng nhưng chưa được nhìn thấy Đấng Mêsia đã được Chúa hứa.
Bạn có tin vào các lời hứa của Thiên Chúa và bạn có tìm kiếm vương quốc của Người trước hết trong cuộc đời mình không? Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta rằng Ðức Chúa muốn chúng ta tìm kiếm Người và vương quốc sắp đến của Người cách tích cực trong cuộc đời chúng ta. Ðức Chúa chắc chắn sẽ ban thưởng cho những ai tìm kiếm ý Người cho cuộc đời mình. Chúng ta có thể đến gần Chúa Giêsu với lòng tin kiên vững, giống như viên sĩ quan trong bài Tin mừng hôm nay, biết rõ ràng rằng Người sẽ bày tỏ cho chúng ta lòng thương xót và sự trợ giúp của Người cho chúng ta. Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa nuôi dưỡng chúng con hằng ngày với Lời ban sự sống của Chúa, và gìn giữ chúng con trong cuộc hành trình đến với quê hương đích thực với Chúa và với Cha trên Trời. Chớ gì con không bao giờ mất đi lòng trông cậy vào những lời hứa của Chúa, hay thờ ơ trong sự nhiệt thành đối với vương quốc công chính và bình an của Chúa. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ