Đủ tốt! Chúa Giêsu đã đến để chiến đấu cho chúng ta.

0

Mọi thứ như chúng đang hiện diện trong thế giới này không phải như cách chúng được giả định.

Tâm hồn của chúng ta không phải như chúng lẽ ra phải là. Thế giới đã không trọn vẹn vì tội lỗi. Tâm hồn chúng ta đã không trọn vẹn. Vì thế thật hợp lý khi chúng ta nói: “Tôi tốt, tôi ổn”, bởi vì trong một thế giới chưa hoàn thành, đôi khi điều tốt nhất chúng ta có thể hy vọng chỉ đơn giản là để đối phó. “Tôi đang giải quyết nó” là tất cả những gì chúng ta có thể thu thập được.

Nhưng đôi khi một sự giả định sâu sắc hơn đang ẩn chứa bên dưới tất cả những điều này. Có lẽ tận sâu thẳm chúng ta nghĩ rằng “tốt”, “OK (ổn)” và “còn sống được” như bất cứ ai cũng có thể hy vọng. Điều này tốt như nó là. Chỉ cần thu thập điều gì đó có vẻ đủ tốt để bạn vượt qua. Bạn đang cố hết sức để quên đi quá khứ, lơ là với hiện tại và để không nghĩ quá sâu sắc về tương lai.

Trong câu chuyện về người phụ nữ ở bờ giếng (x.Ga 4,1-42), chúng ta thấy một ai đó đang thực hiện chính điều vừa đề cập ở trên: đang vượt qua, đang cố gắng làm điều tốt nhất cho dẫu cuộc sống khó khăn bằng cách thu thập lại những mảnh đã đổ vỡ. Gioan rất có chủ ý về mọi chi tiết mà ngài đưa vào trong câu chuyện này. Câu chuyện cho dẫu dài nhưng không một từ nào là thừa thãi.

Bước ngoặt trong cuộc trò chuyện xảy ra khi Chúa Giêsu nói: “Chị hãy gọi chồng chị” (Ga 4,16). Cho đến thời điểm ấy, đã có một số trao đổi phong phú (giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ), nhưng chưa có sự biến đổi gì. Và rồi đột nhiên, bầu không khí như thể trở nên yên tĩnh và mọi thứ đều đóng băng. Đây là khoảnh khắc sự thật được tỏ lộ.

Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng” và Chúa Giêsu nói: “Chị nói phải… Chị đã có năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị” (Ga 4,17.18). Người phụ nữ không thể giả vờ là chị tốt, chị ổn nữa. Trong câu nói đó của Chúa Giêsu, các ước mơ của chị đã được tỏ lộ, cũng như sự thật là tất cả chúng đều chưa ổn.

Người phụ nữ ở bờ giếng, bằng cách cố quên đi quá khứ, lờ đi hiện tại và không nghĩ đến tương lai của mình, chị đang cố gắng diễn tả: “Tôi tốt, tôi ổn, tôi không có vấn đề gì”. Nhưng Chúa Giêsu chỉ rõ vấn đề của chị: “Chị hãy đi gọi chồng của chị” (Ga 4,16). Trong khoảnh khắc đó, người phụ nữ phải đối diện với những gì chị đã luôn luôn biết nhưng chị chưa bao giờ thú nhận: chị không tốt.

Mỗi mọi người trong chúng ta chưa hoàn hảo.

Chúng ta thường tránh sự im lặng này như thế nào? Chúng ta thường đơn giản chuyển sang vấn đề kế tiếp ra sao: phải chăng những tin nhắn, chương trình truyền hình, những bộ phim, bất bất cứ điều gì khác tiếp theo có thể khiến chúng ta phân tâm không thừa nhận sự? Chúng ta thường cố quên đi quá khứ, bỏ qua hiện tại và cũng không nghĩ gì đến tương lai của mình.

Chúng ta chưa hoàn hảo, nhưng Chúa Giêsu đã đến để chiến đấu cho chúng ta! Đây là những gì Chúa Giêsu đã mạc khải cho người phụ nữ ở bờ giếng rằng: tội của chị và quá khứ của chị không hề cản trở Người yêu thương chị.

Nhưng quá khứ của chị có thể là sự cản trở để chị yêu mến Người. Điều này không đúng cho tất cả chúng ta sao?

Chúa Giêsu phải mang vết thương để chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta là những con người đầy những khuyết điểm. Khi bạn tin rằng bạn tốt, bạn ổn – nghĩa là bạn đang giả vờ rằng sự đổ vỡ này tốt như nó là thế, rằng mọi thứ đang đúng như chúng lẽ ra phải là – rồi bạn sẽ lãnh hội được một điều gì đó ít hơn nhiều so với những gì mà Chúa Giêsu muốn ban cho bạn. Người đã đến để chiến đấu cho bạn. Người đã chết cho bạn.

Tội lỗi của bạn – quá khứ của bạn mà bạn đang cố để quên đi, hiện tại của bạn mà bạn đang cố để bỏ qua – không phải là một cản trở để Chúa Giêsu yêu thương bạn! Nhưng nó có thể là một cản trở để bạn yêu Chúa nếu bạn không biết đến nó và giả vờ là bạn đang ổn, đang tốt.

Đây là một trong những lý do tại sao tôi yêu thích việc Xưng Tội. Chúng ta có thể đối diện với Chúa Giêsu và nhận thức rằng: Cho dẫu tôi bất toàn và tội lỗi, nhưng tôi sẽ không quên quá khứ của tôi hoặc không biết đến hiện tại của mình. Bởi vì Chúa Giêsu bước vào trong các vết thương của chúng ta để chữa lành, phục hồi những gì còn bất ổn, dở dang.

Tuần lễ này bạn được mời gọi thực hiện hai điều. Thứ nhất bạn hãy xác định một vết thương cần được chữa lành hoặc một lời nói dối mà bạn bị cám dỗ để tin tưởng, và hãy dâng nó lên cho Chúa Giêsu trong giờ cầu nguyện. Nếu bạn mang một lời nói dối đến với Chúa Giêsu, hãy hỏi Người xem những gì Người phải nói về nó. Nếu nó là một vết thương, hãy xin Chúa Giêsu ban ân sủng để tin tưởng vào tình yêu mà Người dành cho bạn, để tha thứ cho bất cứ ai đã làm tổn thương bạn, và tiếp tục lãnh nhận sự chữa lành và sự toàn vẹn trong Người. Sau đó, bạn hãy dành chút thời gian để cầu nguyện và suy gẫm về điều này, hãy kết thúc bằng lời cầu nguyện dưới đây hoặc bằng lời cầu nguyện của riêng bạn.

Thứ hai, hãy đi xưng tội sớm bao nhiêu có thể. Hãy nhớ rằng đây là một bí tích của sự chữa lành và lòng thương xót, bí tích này không chỉ bảo đảm cho bạn sự tha thứ của Thiên Chúa trong Chúa Kitô nhưng còn ban cho bạn ân sủng để lớn lên trong sự chiến thắng tên nói dối (ma quỷ) và những tội lỗi đang đè nặng trên bạn[1].

Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết con hơn con biết chính con.
Chúa biết những tổn thương, những nỗi sợ hãi, những mối nghi ngờ, và cả những tội lỗi của con.
Lạy Chúa, nếu không có Chúa, con mãi là kẻ bất toàn, tội lỗi.
Nhưng có Chúa trong cuộc đời con, con không cần phải quên quá khứ, không cần phải chối bỏ hiện tại của con hay phải sợ hãi tương lai phía trước.
Với lòng tin tưởng vào tình yêu tuyệt vời của Chúa dành cho con,
Con chạy đến với Chúa để cầu xin sự trợ giúp và chữa lành.
Lạy Chúa Giêsu, con cần Chúa hôm nay và mãi mãi.
Chỉ một mình Chúa mới có thể phục hồi những gì còn dở dang.

Đây là một trích lọc từ cuốn sách có tựa đề: “Một Thế Giới Dở Dang”, của Cha Mike Schmitz (The Word Among Us Press, 2020), có sẵn tại www.wau.org/books.

BY: FR. MIKE SCHMITZ

Theo Word Among Us, Personal Spirituality Resources
Nguồn: https://wau.org/resources/article/ good_enough/

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

[1] Nếu bạn cần một sự bồi dưỡng hay bất cứ sự trợ giúp nào về Bí tích Hòa Giải, hãy đến với Bishops website (www.usccb.org), và hãy lướt tới phần “Prayer & Worship” (Cầu Nguyện và Thờ Phượng”)> “Sacraments” (“Các Bí tích”) > “Penance and Reconciliation” (“Thống hối và Hòa giải”). Ở đó, bạn sẽ tìm thấy vài sự trợ giúp và hướng dẫn, chẳng hạn như “Làm thế nào để đi Xưng tội”, những việc xét mình và một số bài viết ngắn về bí tích.

Comments are closed.

phone-icon