Wash the disciples’ feet – Suy niệm theo The WAU (12.5.2022)

0

Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ
Nguồn: The Word Among Us – May 2022

Thursday May 12th 2022
Meditation: John 13, 16-20

When Jesus had washed the disciples’ feet . . . (John 13:16)

Would you wash someone’s feet if you knew he was about to betray you? Probably not. But that’s what Jesus did. As he was kneeling before Judas, perhaps he was even hoping that this tender gesture would cause Judas to change his mind. I know what you’re planning to do, we can imagine Jesus thinking, but I still want to show you how much I love you and want to bless you.

In washing his betrayer’s feet, Jesus set the bar high for how we are to respond to those who hurt us. And while Judas didn’t end up changing his mind, Jesus was showing us how to love and humbly serve our enemies (Matthew 5:43-44). He was demonstrating with his actions what Paul would later urge us to do: “Bless those who persecute [you], bless and do not curse them” (Romans 12:14).

Of course, Jesus isn’t asking us to let people walk all over us. In fact, we see many instances when he established healthy boundaries with the people around him—whether it was taking care to withdraw so that he could spend time alone with his Father, or refusing to engage with the people in Nazareth when they wanted to throw him off a cliff (Matthew 14:13; Luke 4:29-30). Like Jesus, sometimes we also need to set such boundaries, including deciding whether it is even prudent to continue a relationship.

But we can also try to see ourselves and people we might consider our enemies through God’s eyes: both beloved, and both imperfect. So when people hurt us—even if we don’t understand why—we can choose to be led by compassion rather than retribution. By forgiving and blessing those who mistreat us, we open the door to allow God to work in our lives as well as in theirs.

Who are the “enemies” in your life, and how might you bless them? For starters, if you haven’t yet forgiven them, you can pray for the grace to do so. You can also bless them by deciding not to judge them or speak critically about them, or by lifting them up in prayer each day. In these ways and more, you will be washing their feet—and softening your own heart in the process.

“Lord, help me to love and bless my enemies.”

Thứ Năm tuần tuần IV Phục Sinh
ngày 12.5.2022

Suy niệm: Ga 13, 16-20

Khi Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ … (Ga 13,16)

Bạn có rửa chân cho ai đó nếu biết người đó sắp phản bội bạn không? Chắc là không. Nhưng đó là những gì Chúa Giêsu đã làm. Khi quỳ gối trước Giuđa, có lẽ Ngài thậm chí còn hy vọng rằng cử chỉ dịu dàng này sẽ khiến Giuđa thay đổi ý định. Tôi biết bạn đang dự định làm gì, chúng ta có thể tưởng tượng Chúa Giêsu đang nghĩ gì, nhưng tôi vẫn muốn cho bạn thấy tôi yêu bạn và muốn chúc lành cho bạn nhiều như thế nào.

Khi rửa chân cho kẻ phản bội, Chúa Giêsu đặt tiêu chuẩn cao cho cách chúng ta đáp trả những người đã làm tổn thương mình. Và trong khi Giuđa không đổi ý, Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta cách yêu thương và khiêm nhường phục vụ kẻ thù của mình (Mt 5,43-44). Ngài đã thể hiện bằng hành động của mình điều mà sau này Phaolô thúc giục chúng ta làm: “Hãy chúc lành cho những kẻ bắt bớ anh em, chúc lành và đừng nguyền rủa họ” (Rm 12,14).

Tất nhiên, Chúa Giêsu không đòi hỏi chúng ta để mọi người leo lên đầu mình. Trên thực tế, chúng ta thấy nhiều trường hợp khi Ngài đã thiết lập ranh giới lành mạnh với những người xung quanh – cho dù đó là việc rút lui để Ngài có thể dành thời gian ở một mình với Cha mình, hay từ chối giao chiến với những người ở Nagiarét khi họ muốn xô Ngài xuống vực thẳm (Mt 14,13; Lc 4,29-30). Giống như Chúa Giêsu, đôi khi chúng ta cũng cần đặt ra những ranh giới như vậy, bao gồm cả việc quyết định xem liệu có nên tiếp tục một mối tương quan hay không.

Nhưng chúng ta cũng có thể cố gắng nhìn bản thân và những người mà chúng ta có thể coi là kẻ thù của mình qua con mắt của Thiên Chúa: cả hai: người đáng yêu và người bất toàn. Vì vậy, khi mọi người làm tổn thương chúng ta – ngay cả khi chúng ta không hiểu tại sao – chúng ta có thể chọn được dẫn dắt bởi lòng trắc ẩn hơn là báo thù. Bằng cách tha thứ và chúc lành cho những người ngược đãi chúng ta, chúng ta mở ra cánh cửa để cho phép Thiên Chúa hoạt động trong cuộc sống của chúng ta cũng như trong cuộc sống của họ.

Ai là “kẻ thù” trong cuộc đời bạn, và bạn có thể chúc lành cho họ như thế nào? Đối với những người gây sự, nếu bạn vẫn chưa tha thứ cho họ, bạn có thể cầu xin ơn sủng để làm điều đó. Bạn cũng có thể chúc lành cho họ bằng cách quyết định không phán xét họ hoặc chỉ trích họ, hoặc cầu nguyện cho họ mỗi ngày. Bằng những cách này và hơn thế nữa, bạn sẽ rửa chân cho họ – và làm dịu trái tim của chính bạn trong quá trình này.

Lạy Chúa, xin giúp con yêu thương và chúc lành cho những kẻ thù của con.

Comments are closed.

phone-icon