Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc hiểu được.
Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!
TIẾNG VIỆT
24. Kinh nguyện Thánh Thể là gì?
Kinh nguyện Thánh Thể (còn được gọi là Kinh Tạ Ơn) là kinh nguyện quan trọng nhất trong thánh lễ. Đó là trung tâm điểm của bí tích Thánh Thể. Không có kinh nguyện Thánh Thể thì không có thánh lễ. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và dâng lời tạ ơn, nghĩa là Người đọc kinh nguyện Thánh Thể (xem Lc 22, 19).
Kinh nguyện Thánh Thể khởi đầu bằng lời mời cộng đoàn hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa:
– Chúa ở cùng anh chị em. – Và ở cùng cha.
– Hãy nâng tâm hồn lên. – Chúng con đang hướng về Chúa.
– Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta. – Thật là chính đáng.
Hãy tạ ơn Chúa ! Đó là lời quan trọng nhất. Tạ ơn Chúa là mục đích chính của thánh lễ. Tham dự thánh lễ là tạ ơn Chúa cả trời đất vì bao kỳ công của Người hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Kinh nguyện Thánh Thể luôn luôn ngỏ lời với Chúa Cha.
CẤU TRÚC KINH NGUYỆN THÁNH THỂ:
Chúng ta dừng lại ít phút để khảo sát kỹ lưỡng và để hiểu rõ cấu trúc của kinh nguyện Thánh Thể. Để tham khảo, tôi đề nghị nên tìm đọc kinh nguyện Thánh Thể II trong cuốn sách lễ nào đó. Sau đây là cấu trúc:
1. Đối thoại mở đầu: đối thoại giữa vị chủ tế và cộng đoàn, mà chúng ta vừa nêu ở trên, nhằm mời gọi tâm tình tạ ơn.
2. Lời Tiền Tụng: linh mục chủ tế nhân danh toàn thể cộng đoàn tán tụng Chúa Cha và cảm tạ Người về tất cả công trình cứu chuộc cho nhân loại, hoặc về lý do nào đặc biệt, tùy ngày, tùy lễ, tùy mùa khác nhau. Lời Tiền Tụng cũng làm nổi bật công trình cứu chuộc của Chúa Kitô.
3. Kinh “Thánh! Thánh! Thánh!”: toàn thể cộng đoàn, hợp với các thần thánh trên trời, hát hay đọc “Thánh! Thánh! Thánh!” Đây là lời tung hô, thờ lạy, tạ ơn và vinh danh Chúa Cha.
4. Kinh khẩn cầu: xin Chúa Cha, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, dùng quyền năng để thánh hiến bánh và rượu, nghĩa là làm trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.
5. Lời truyền Phép: linh mục nhân danh Chúa Kitô đọc lại những lời Người đã nói trong bữa Tiệc Ly. Chính Chúa Kitô đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa tối sau cùng này, ban cho các Tông Đồ Mình và Máu Người, dưới hình bánh và hình rượu, để ăn và uống, và truyền cho các ông phải làm cho mầu nhiệm này tồn tại mãi.
6. Kinh tưởng niệm: sau lời truyền phép, Giáo Hội tưởng niệm toàn bộ công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, nhất là việc tưởng niệm cuộc khổ hình, phục sinh, lên trời của Người, và loan báo ngày Người sẽ trở lại. Kinh tưởng niệm được bắt đầu bằng lời tung hô của cộng đoàn: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết…”
7. Kinh khẩn cầu (2): xin Chúa Cha, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, để sau khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, các tín hữu được lãnh nhận ơn cứu độ và được hiệp nhất trong Hội Thánh, là thân thể sống động của Chúa Kitô.
8. Lời chuyển cầu: sau kinh khẩn cầu là một loạt các lời cầu xin, cho Giáo Hội, cho mọi người trong cộng đoàn, cho kẻ sống cũng như đã qua đời, v.v… trong niềm hiệp thông với các thánh.
9. Vinh tụng ca: cuối kinh nguyện Thánh Thể, một lần nữa linh mục dâng lời tôn vinh Chúa Cha, qua Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần.
10. Amen! Toàn thể cộng đoàn kết thúc kinh nguyện Thánh Thể bằng cách xướng hoặc hát Amen! có nghĩa là cộng đoàn tán đồng với tất cả những điều vừa được đọc trong kinh.
Như thế, thánh lễ, nhất là trong kinh nguyện Thánh Thể, trở thành tổng hợp và khuôn mẫu cho mọi lời nguyện Kitô giáo, dưới mọi khía cạnh, cho mọi nhu cầu, bắt đầu bằng lời tụng ca và lời tạ ơn lên Thiên Chúa đã ban cho chúng ta biết bao ơn lành. Thực sự, chẳng phải chúng ta xứng đáng lãnh nhận những hồng ân đó, nhưng vì Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta trước tiên.
ENGLISH
24. What is the Eucharistic Prayer?
The Eucharistic Prayer is the most important prayer in Mass. It is the center of the Eucharistic. Without Eucharistic Prayer, there would be no Mass. In the Last Supper, Jesus took the bread and gave thanks, broke it and handed it to the disciples, the Eucharistic Prayer comprises all those gestures (see Lk 22: 19).
The Eucharistic Prayer begins with an invitation requesting the congregation to lift up their hearts to pray and give thanks to God:
The Lord be with you. – And with your spirit.
Lift up your hearts. – We lift them up to the Lord.
Let us give thanks to the Lord our God. – It is right and just.
Give thanks to God! This is the most important word. Giving thanks to God is the main objective of Mass. Participating in Mass is giving thanks to the Lord of heaven and earth for His innumerable wondrous works of yesterday, today and tomorrow.
The Eucharistic Prayer always addresses the Father.
STRUCTURE OF THE EUCHARISTIC PRAYER:
We stop for a few minutes to carefully study and clearly understand the structure of the Eucharistic Prayer. For reference, I suggest reading Eucharistic Prayer II in a missal. The following is the structure:
1. Dialogue: Dialogue between the celebrant and the congregation, which we have just mentioned above, to evoke grateful feelings.
2. Preface: The priest celebrant in the name of the whole congregation praises God the Father and thanks Him for the whole works of salvation for mankind, or for any special reason, depending on the date, the festivity, and the season. The Preface also highlights the salvation works of Christ.
3. The “Holy! Holy! Holy!”: The whole congregation, together with the heavenly saints, sings or recites “Holy! Holy! Holy!” This is a word of praise, worship, thanksgiving for and acclamation of the Father.
4. Invocation: The priest implores the Father, by the action of the Holy Spirit, to use the power to consecrate the bread and wine, that is to say to transform them into the Body and Blood of Christ.
5. Consecration: The priest in the name of Christ recites the words He said in the Last Supper. Christ Himself instituted the Eucharist in this last supper, giving to the Apostles His Body and Blood, under the species of bread and wine, to be eaten and drunk, and commanding them to actualize this mystery forever.
6. Memorial: After the consecration, the Church remembers the whole salvation works of Christ, especially the memory of His passion, resurrection and ascension, and announces His coming. The memorial is begun by the acclamation of the congregation: “We proclaim your Death, O Lord…”
7. Invocation: God the Father is implored, by the action of the Holy Spirit, to grant that after reception of the Body and Blood of Christ, the faithful may be saved and united in the Church, the living body of Christ.
8. Intercessions: After the invocation come a series of intercessions for the Church, for everybody in the congregation, for the living as well as for the dead, and so forth in communion with the saints.
9. Doxology: At the end of the Eucharistic Prayer, once more the priest offers words of glorification to the Father via the Son and in the Holy Spirit.
10. Amen! The whole congregation concludes the Eucharistic Prayer by reciting or singing Amen! That is to say the congregation agrees with all that is said in the prayer.
Thus, Mass, especially in the Eucharistic Prayer, becomes a summary and model for all Christian prayers, under every aspect, for every need, beginning with a doxology and thanksgiving to God for having granted us so many graces. In fact, we are not worthy to receive those graces, just because God has loved us first.
FRANÇAIS
24. Qu’est-ce que la prière eucharistique?
La prière eucharistique est la plus importante de toutes les prières de la messe. Elle est au cœur du mystère. En effet, sans prière eucharistique, il n’y a pas de messe. Le soir de la Cène, Jésus prit du pain, puis il rendit grâce, c’est-à-dire qu’il prononça la prière eucharistique (cf. Lc 22, 19).
La prière eucharistique débute par une invitation du prêtre à élever notre cœur et notre esprit vers le Seigneur dans la prière et l’action de grâce:
– Le Seigneur soit avec vous. – Et avec votre esprit.
– Élevons notre cœur. – Nous le tournons vers le Seigneur.
– Rendons grâce au Seigneur notre Dieu – Cela est juste et bon.
Rendons grâce! Voilà les mots clés. Rendre grâce, c’est le but même de l’eucharistie. Participer à l’eucharistie, c’est rendre grâce au Seigneur du ciel et de la terre pour tous ses hauts faits: ceux d’hier, ceux d’aujourd’hui, ceux de demain.
À noter que c’est toujours au Père que s’adresse la prière eucharistique.
UNE PRIERE BIEN STRUCTUREE:
Prenons le temps d’examiner attentivement la prière eucharistique afin de découvrir quelle est sa structure. Comme point de référence, je suggère la 2e prière eucharistique qu’on trouvera dans un missel ou dans “Prions en Église”. Voici comment elle est structurée.
1. Le dialogue d’introduction – Tout commence par un dialogue, entre le prêtre et l’assemblée, qui invite à rendre grâce.
2. La préface – Vient ensuite la préface (ce n’est pas le sens de l’ “avant-propos”, car ici, le préfixe pré- n’a pas un sens temporel, mais spatial: devant Dieu et devant l’assemblée). Le prêtre, au nom de toute l’assemblée, glorifie Dieu le Père et lui rend grâce pour toute l’œuvre de salut ou pour un de ses aspects particuliers, selon la diversité des jours, des fêtes ou des temps. La préface met particulièrement en relief l’œuvre du Christ.
3. Le Sanctus – Au terme de la préface, apparaît le Sanctus (le Saint, saint, saint) qui est un chant d’acclamation, d’adoration et d’action de grâce adressé au Père.
4. L’épiclèse – Après le Sanctus, on trouve une prière appelée épiclèse (ce mot grec signifie “invocation sur”). L’Église demande à Dieu le Père d’envoyer son Esprit pour que le pain et le vin deviennent le corps et le sang du Christ.
5. Le récit de l’institution – Après l’épiclèse, se situe le récit de l’institution: par les paroles et les actions du Christ, est représentée la dernière Cène où le Christ lui-même institua le sacrement de l’eucharistie, lorsqu’il donna à ses Apôtres, sous les espèces du pain et du vin, son corps et son sang à manger et à boire, et leur laissa l’ordre de perpétuer ce mystère.
6. L’anamnèse – Après les paroles de consécration, vient l’anamnèse qui fait mémoire de l’ensemble de l’œuvre salvifique du Christ dont les phases principales sont: passion, résurrection, ascension et retour. L’anamnèse commence par l’acclamation de l’assemblée: “Nous annonçons ta mort, Seigneur…”
7. L’épiclèse – Cette seconde épiclèse, appelée épiclèse de communion, est la prière sur la communauté rassemblée pour que, après avoir reçu le corps et le sang du Christ, elle devienne, par la force de l’Esprit Saint, le Corps vivant du Seigneur.
8. L’intercession – Après l’épiclèse de communion, commence une série de demandes pour l’Église, pour les membres de l’assemblée, pour les vivants et les morts, etc. dans la communion des saints.
9. La doxologie – À la fin de la prière eucharistique, le prêtre seul rend de nouveau gloire au Père, par le Fils, dans l’Esprit. C’est la doxologie. Encore un mot grec (doxa: gloire ; logos: parole).
10. Amen! – C’est toute l’assemblée qui met le point final à la prière eucharistique en proclamant ou en chantant Amen! Elle marque ainsi son accord avec tout ce qui a été dit.
Ainsi, l’eucharistie, surtout dans la prière eucharistique, devient la synthèse et le modèle de toute la prière chrétienne, sous tous ses aspects, pour tous nos besoins, à commencer par la louange et l’action de grâce à Dieu pour les immenses et innombrables bienfaits accomplis en notre faveur, alors que nous ne méritons rien et ne le cherchions pas, tandis que lui nous aimait déjà, le premier.