Kính gửi anh em trong chức tư tế của Chúa Kitô ! Mến gửi các con trong Giáo Hội Công giáo thánh thiện !
Thời gian dành cho công cuộc truyền giáo đã đến.
Hàng năm, vào thời điểm nào đó, « Ngày Thế Giới Truyền Giáo » được tổ chức khắp nơi trên thế giới công giáo. Năm nay, nó được ấn định vào ngày 20 tháng Mười.
Đây là cơ hội để khơi lên nhận thức về ơn gọi truyền giáo trong tâm hồn của mỗi tín hữu, đúng hơn là toàn thể Giáo Hội. Giáo Hội được thiết lập để truyền giáo. Giáo Hội của Chúa Kitô được gọi là Công giáo, nghĩa là phổ quát. Giáo hội được kêu gọi trở nên một biến cố trong lịch sử, trong hàng ngũ của nhân loại, điều mà nó thuộc về quyền lợi và bổn phận : chứng nhân của Chúa Kitô cho mọi người, là phương tiện cứu rỗi cho mọi người, một xã hội thần bí và nhân bản được mở ra cho tất cả mọi người. Đừng vì thống trị, đừng vì thay thế hoặc bon chen với thành phố trần gian này, nhưng thâm nhập vào bên trong tinh thần nhờ ánh sáng của sự thật, cùng với sự nhiệt thành tự do, sự thúc đẩy quan tâm tới đức công bình và tình huynh đệ để đưa thế giới đến sự hiệp nhất tôn giáo, trong sự hài hòa và tôn trọng những khác biệt tự nhiên cũng như chủng tộc, văn hóa, chính trị. Đó chính là Công giáo theo thể chế, Công giáo đó phải là Công giáo trong thực tại. Dấu chỉ thần linh mà Giáo hội đang mang nơi mình, thậm chí, trong các thời đại cuối cùng này chính là được thức tỉnh. Giáo Hội đã ý thức hơn về điều đó. Dần dần, những con đường thế giới vạch ra cũng đã cống hiến nhiều thông tri mới giữa các dân tộc, Giáo Hội cảm thấy mình cần phải « khẩn trương về đức ái » qua những con đường ấy ; thậm chí, rất thường xuyên đi trước vì Giáo Hội nhận thức bản chất của mình là truyền giáo. Tiếng kêu của Thánh Phaolô : « Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng » (1Cr 9, 16) đã vang lên trong lòng Giáo Hội và khơi dậy trong Giáo Hội một sự tưởng nhớ, một sự thúc đẩy về ơn gọi ban đầu của mình. Lịch sử công cuộc truyền giáo ở những thập niên cuối cùng đã chỉ ra điều đó, nó như một thời đại đầy những rủi ro, mạo hiểm, anh hùng, tử đạo. Có thể nói, ấn tượng truyền giáo đã bùng nổ, bất chấp những khó khăn phi thường, bảo vệ những môi trường cơ bản và những con người đầy lòng dũng cảm và tình yêu. Niềm tin trở thành điều nó phải là : năng động, không kiềm chế, thậm chí là liều lĩnh. Niềm vui loan truyền Tin Mừng đã đền đáp mọi nỗ lực và hy sinh. Rồi Công đồng xuất hiện nhằm xác định rõ những nguyên tắc thần học của hiện tượng này, và thúc đẩy Dân Chúa tái khám phá nghĩa vụ mở rộng bản địa của mình, và đưa ra các tiêu chí, các chuẩn mực, các lời khuyên để tiếp tục công cuộc loan báo Tin Mừng vĩ đại cho muôn dân, với sức mạnh lớn hơn và hệ thống tốt hơn, mà Giáo Hội chưa đặt nguồn gốc sâu sa và khả năng tự trị.
Các Hiền Huynh và các con thân mến ! Bức tranh này mô tả một khía cạnh tuyệt vời, và nhờ những dấu chỉ chắc chắn, kỳ diệu của đời sống hiện tại của Giáo Hội thánh thiện của chúng ta, đáng được tôn trọng và suy nghĩ bằng tất cả sự quan tâm của chúng ta. Ai phân tâm hoặc thờ ơ trước sự tỏ mình của Giáo Hội thánh thiện này, nên nghi ngờ về lòng trung thành của mình đối với Chúa Kitô và đối với phép rửa. Công cuộc truyền giáo là của chúng tôi, của mỗi người trong chúng ta, của mỗi cộng đoàn những người tin : tuy xa cách về không gian, nhưng gần gũi với nhau trong tâm hồn. Nếu chúng ta hiểu được những giá trị đạo đức mà chúng liên kết đức tin và đức mến, thì « Ngày thế giới truyền giáo » phải là điểm tập trung sự chú ý và thực hành nơi mỗi người chúng ta. Vì vậy chúng tôi nói với anh chị em qua sứ điệp này.
Chúng tôi muốn nói với anh chị em về những khó khăn mà ngày nay, do sự phát triển của thế giới, mà các công cuộc truyền giáo đang gặp phải, và vì các phương pháp mới, mà chúng phải phục vụ để bảo vệ các vị trí đã đạt được để phát triển, gia tăng theo ý muốn của Chúa.
Nhưng có lẽ chúng tôi cũng cần phải trình bày ngay bây giờ cho anh chị em xem xét một khía cạnh khác của vấn đề truyền giáo, một vấn đề đã được biết đến mà nó luôn hiện diện và tái diễn, đó là « các phương tiện ». Sứ vụ thì lúc nào cũng có, và hơn bao giờ hết, cần có các phương tiện : ơn gọi và của dâng cúng. Bây giờ chúng ta nói về của dâng cúng. Chúng ta sẽ thực hiện điều này với sự nhút nhát theo bản năng, và gần như không được thoải mái, nếu nhu cầu không áp đặt lên chúng ta ; và nếu Công đồng không khuyến cáo chúng ta đừng xấu hổ xin họ bố thí và trở nên như những hành khất vì Chúa Kitô và vì phần rỗi các linh hồn (x. AG, 39).
Nhu cầu tại các miền truyền giáo thì bao la, chúng được xem xét từ mọi phía. Họ cần trường học, bệnh viện, nhà thờ, nhà nguyện, bệnh viện phong, chủng viện, các trung tâm đào tạo và nghỉ dưỡng, những chuyến đi xa. Điều nặng nề nhất không chỉ là việc xây dựng các tòa nhà, mà là hoạt động của chúng, liên quan đến việc chi một khoản tiền lớn hàng năm cho việc bảo tồn các thiết bị, cho việc duy trì nhân sự và cho các cơ quan cứu trợ.
Các xứ truyền giáo có thể cung cấp rất ít cho mục đích này: nói chung, đó là những vùng miền đang trên đà phát triển, đôi khi rất nghèo. Tất cả mọi thứ đều dựa trên việc quản lý của Giáo phận, mà thu nhập thì tối thiểu : rất ít các ân nhân tại địa phương, và hiếm có ở những nơi khác. Có thể nói, đó thường là một tổ chức từ thiện không chắc chắn, tình cờ, được trao cho người có lòng hảo tâm và có khả năng tài trợ không thường xuyên.
Giờ đây, anh em và các con hãy lắng nghe chúng tôi. Chúng tôi phải bào chữa một lý do, đặc biệt, về các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo. Với các tổ chức này, không phải là mối quan tâm riêng thúc đẩy chúng tôi đặt các Hội này trước các tổ chức khác, mặc dù rất sáng kiến và xứng đáng ; nhưng là một tổ chức không thể thiếu vì tính hiệu quả truyền giáo và sự phân phối công bằng của các nhà tài trợ được định sẵn cho việc truyền giáo của thế giới áp đặt ưu tiên này trên chúng tôi. Hơn nữa, Công đồng còn nhấn mạnh : phải cổ võ « đặc biệt là các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo » (AG 38).
Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo của Bộ Truyền Bá Đức Tin, của Hội Thánh Phêrô Tông Đồ, và của Hội Thánh Nhi có mục đích quan tâm Dân Chúa về việc thiết lập Giáo Hội giữa những người và những nhóm người chưa tin vào Chúa Kitô, nhờ vào sự đóng góp trợ giúp tinh thần cũng như vật chất.
Cách thức cộng tác này đối với hoạt động truyền giáo của Giáo Hội bao gồm mọi thành phần trong Giáo Hội, từ Giáo Hoàng, người đang nói với anh chị em, cho đến người cuối cùng trong các tín hữu.
Các Giám mục, các nhà truyền giáo nam nữ và các Linh mục địa phương sẽ tìm thấy một sự tin tưởng duy nhất chắc chắn trong sự trợ giúp của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, trong đó mỗi năm phân chia số tiền thu được khoảng 800 hoặc nhiều hơn các giáo tỉnh truyền giáo trên toàn thế giới.
Đó là một chia sẻ khó khăn tỉ mỉ, tế nhị, được nghiên cứu từ các văn phòng và các cơ quan tổ chức, nhưng cần thiết cho giá trị khôn ngoan và thực hành về việc đóng góp lương thực hằng ngày cho các nhà truyền giáo. Từ quan điểm này, các Hội diễn tả một sự phục vụ cao quí : đảm bảo sự phân chia đồng đều các của dâng cúng và không nên có các giáo phận truyền giáo được ưu tiên nhiều hơn, và những giáo phận khác bị bỏ sót.
Các Giám mục truyền giáo sẽ không có viện trợ hàng năm cho việc duy trì các giáo phận và thực hiện các dự án của họ mà không có Hội Truyền bá Đức tin ; sẽ không thể thực hiện được việc thành lập các giáo sĩ địa phương nếu không có viện trợ được phân phối bởi Hội Thánh Phêrô tông đồ, và cũng không thể giúp các trẻ em, đặc biệt là các trẻ em bị bỏ rơi và bệnh tật, nếu không có Hội Thánh Nhi.
Mỗi Giám mục, linh mục và tín hữu, ngay cả khi thực hành một số hoạt động tông đồ truyền giáo, trực tiếp hay gián tiếp, trong các lãnh vực cá nhân, cũng phải đem sự cộng tác của mình vào trong các hoạt động chung của Giáo Hội : nghĩa là cho các Hội Giáo Hoàng, trong khi chúng là của Đức Giáo Hoàng, của hàng Giám mục, và của toàn thể Dân Thiên Chúa. Hơn nữa, các Hội Giáo Hoàng cũng tuân thủ các phương pháp lập trình chung mới, mà chúng chi phối cho sự phát triển của các công trình quy mô hiện đại. Trong Tự sắc « Ecclesiae Sanctae » (số 13, § 2) các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo liên kết chặt chẽ với Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc thông qua sự phối hợp trực tiếp làm nổi bật và làm cho các Hiệp Hội được hiệu quả hơn bằng cách tăng cường sự phục vụ của họ với một tổ chức nghiêm ngặt, và để cổ võ tinh thần truyền giáo của toàn thể Dân Chúa với sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo của các giáo sĩ quí mến của chúng tôi.
Tất cả các giám mục, trong tư cách là thành viên của hàng giám mục, đấng kế vị Tông đồ Đoàn, đã quan tâm cách sống động tới sự trưởng thành của mình. Thật vậy, trong các Hội Nghị Giám Mục, trong số các Hội Nghị khác, phải nói rằng « về quyết định đóng góp tài chính mà mỗi giáo phận, tuỳ tỉ lệ thu nhập của họ, phải nộp hàng năm cho công cuộc truyền giáo » (AG 38).
Ngoài ra, việc tài trợ được trao cho các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo còn giúp cho ân nhân hiểu biết giáo huấn bác ái theo những đường hướng Công giáo. Chúng không chỉ tập trung sự chú ý đến từng nhu cầu cụ thể đã từng biết đến, hướng tới việc sử dụng hợp lý sự giúp đỡ có thể đã là một phần khích lệ cho người giúp (x. Mt 5,46-47), mà còn mở rộng đến những biên cương vô hạn, đến vô số những nhu cầu bị lãng quên, đến những người loan báo Tin Mừng mà tự họ không biết cách kêu gọi sự trợ giúp hoặc không biết ai để ngỏ lời : đó là những viễn cảnh chính ở các nước rộng lớn tại Á Châu, Phi Châu, Úc Châu nơi mà công cuộc truyền giáo đang ở những giai đoạn sơ khai còn nhiều khó khăn trong việc “thiết lập giáo hội” tại địa phương.
Sau cùng, chúng tôi không muốn thinh lặng về lòng quảng đại của Hàng Giáo Phẩm và của các tín hữu bằng con đường này chia sẻ sứ vụ với chúng tôi, là một phần trong lời kêu gọi thực hành thông điệp « Populorum progressio » (phát triển các dân tộc), bởi vì được trao ban với kiến thức đầy đủ về các sự kiện, với sự khôn ngoan nhằm nâng cao tổ chức các dân tộc được trợ giúp từ các công cuộc truyền giáo và với sự liên tục tương đối đó, cho phép một hạt giống nhỏ lớn lên thành một cây sum suê cành lá. Như thế, đóng góp thực sự cho sự phát triển của các dân tộc, phải đưa họ đi từ đời sống văn minh, đạo đức thiếu thốn sang tự cung tự cấp xứng với các quốc gia tự do và hiện đại.
Anh em và các con thân mến, đừng chần chừ về diễn từ của chúng tôi, đúng hơn, đây là những lo lắng của chúng tôi về việc loan báo Tin Mừng. Chúng tôi biết ơn về nhiều điều anh chị em đã làm vì lợi ích cho công cuộc truyền giáo. Vậy chúng tôi khích lệ anh chị em cứ tiếp tục làm và làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là lời tuyên bố long trọng của Chúa Kitô : « Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã đã dành, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy » (Lc 6,38).
Chúng tôi không thể thưởng cho anh chị em, nhưng Chúa Kitô thì có thể ; và đây là điều mà chúng tôi mong ước gửi tới tất cả những nhà hảo tâm, những người ủng hộ và những người giữ vai trò chủ đạo trong sứ vụ truyền giáo, phép lành toà thánh của chúng tôi.
Từ Vatican, ngày 2 tháng 6 năm 1968.
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Chuyển dịch: Nt. Maria Phạm Thị Hoa, OP