Who will entrust to you the true riches? – Chúa Nhật 25 Thường Niên C

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Phó tế Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Sunday (September 18): “Who will entrust to you the true riches?”

Scripture: Luke 16:1-13

1 He also said to the disciples, “There was a rich man who had a steward, and charges were brought to him that this man was wasting his goods. 2 And he called him and said to him, `What is this that I hear about you? Turn in the account of your stewardship, for you can no longer be steward.’ 3 And the steward said to himself, `What shall I do, since my master is taking the stewardship away from me? I am not strong enough to dig, and I am ashamed to beg. 4 I have decided what to do, so that people may receive me into their houses when I am put out of the stewardship.’ 5 So, summoning his master’s debtors one by one, he said to the first, `How much do you owe my master?’ 6 He said, `A hundred measures of oil.’ And he said to him, `Take your bill, and sit down quickly and write fifty.’ 7 Then he said to another, `And how much do you owe?’ He said, `A hundred measures of wheat.’ He said to him, `Take your bill, and write eighty.’ 8 The master commended the dishonest steward for his shrewdness; for the sons of this world are more shrewd in dealing with their own generation than the sons of light.”9 And I tell you, make friends for yourselves by means of unrighteous mammon, so that when it fails they may receive you into the eternal habitations. 10 “He who is faithful in a very little is faithful also in much; and he who is dishonest in a very little is dishonest also in much. 11 If then you have not been faithful in the unrighteous mammon, who will entrust to you the true riches? 12 And if you have not been faithful in that which is anothers, who will give you that which is your own? 13 No servant can serve two masters; for either he will hate the one and love the other, or he will be devoted to the one and despise the other. You cannot serve God and mammon.”

Chúa Nhật     18-9           Ai sẽ trao phó cho ngươi của cải đích thật?

Lc 16,1-13

1 Đức Giê-su còn nói với các môn đệ rằng: “Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông.2 Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!3 Người quản gia liền nghĩ bụng: “Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi.4 Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!5 “Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?6 Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.7 Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: “Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.8 “Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.9 “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.10 Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.11 Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em?12 Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?13 “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được.”

 

Meditation: What does wealth and riches have to do with the kingdom of God? Jesus seemed to praise a steward (a manager entrusted with his master’s goods) who misused his wealthy employer’s money. What did the steward do that made Jesus praise him? The steward was responsible for managing his wealthy landowner’s property. The steward very likely overcharged his master’s tenants for their use of the land and kept more than his fair share of the profit. When the landowner discovered the steward’s dishonest practice he immediately removed him from his job, leaving him penniless and ashamed to beg or do manual work. 

The necessity of prudent foresight to avert disaster

Before news of his dismissal became public knowledge, the shrewd steward struck a deal with his master’s debtors. In discounting their debts he probably was giving up his generous commission. Such a deal won him great favor with the debtors. Since the steward acted as the landowner’s agent, such a deal made his master look very generous and forgiving towards those who owned him money. Surely everyone would praise such a generous landowner as the town hero! Since the master could not undo the steward’s cancellation of the debts without losing face and making his debtors resent him, he praised the steward for outwitting him and making him appear as a generous and merciful landowner.

Generous giving is rewarded with treasure that lasts forever

What’s the point of Jesus’ parable? Jesus did not praise the steward for his dishonest behavior but for his shrewd foresight in relieving the debts of others who he believed would, in turn, treat him as a friend and show him mercy, kindness, and generosity in his time of need and great want. Jesus immediately followed this parable with an exhortation to his followers to make use of the world’s material goods, including “tainted money” ( which in Hebrew means “unrighteous mammon”), to relieve those who are indebted to us for the material and physical help we give them in their time of need and want. In the Scriptures generous giving is connected with alms giving – the sharing of our financial and material resources with those in need (Luke 12:33). Those who receive alms become your friends because you are merciful to them in their time of need. And God who sees all, rewards those who are generous in helping others.

Generous giving will be repaid in kind. Augustine of Hippo reminds us that we are all beggars of God. 

“Even though you possess plenty, you are still poor. You abound in temporal possessions, but you need things eternal. You listen to the needs of a human beggar, you yourself are a beggar of God. What you do with those who beg from you is what God will do with his beggar. You are filled and you are empty. Fill your neighbor from your fullness, so that your emptiness may be filled from God’s fullness” (Sermon 56, 9).

Paul the Apostle reminds us, “We brought nothing into this world and we cannot take anything out of this world” (1 Timothy 6:7). The Lord Jesus wants us to make good use of all the resources that he gives us and that come into our possession. Our life is short – but how we invest in this present life will determine our future in the age to come when the Lord Jesus will raise our mortal bodies to immortality and give to each what he or she has sown in this present life.

The rabbis had a saying, “The rich help the poor in this world, but the poor help the rich in the world to come.” Ambrose, a 4th century bishop commenting on the parable of the rich fool who tore down his barns to build bigger ones to store his goods. said: The bosoms of the poor, the houses of widows, the mouths of children are the barns which last forever. The true treasure which lasts is the treasure stored up for us in heaven. God richly rewards those who give generously from the heart to help those in need.

True generosity does not impoverish – but enriches the giver

What is the enemy of generosity? It’s greed, the excessive desire for personal gain and security. However, we do not need to be afraid for true generosity does not impoverish the giver, but enriches that person a hundredfold! Generosity expands the soul – but greed contracts it. God is generous and superabundant in lavishing his gifts upon us. We can never outmatch God in generosity. He has given us the best of gifts in sending us his only-begotten Son, the Lord Jesus Christ, who offered up his life for us on the cross. The Father also offers us the gift of the Holy Spirit who fills us with the fruit of peace, joy, patience, kindness, love, and self-control (Galatians 5:22) – and many other blessings as well. Everything we have is an outright gift of God. Do you know the joy and freedom of blessing others with the gifts and resources God has given to you?

What controls or rules your life?

Jesus concludes his parable with a lesson on what controls or rules our lives. Who is the master (or ruler) in charge of your life? Our “master” is that which governs our thought-life, shapes our ideals, and controls the desires of the heart and the values we choose to live by. We can be ruled by many different things – the love of money or possessions, the power of position, the glamor of wealth and prestige, the driving force of unruly passions and addictions. Ultimately the choice boils down to two: God and “mammon”. What is mammon? “Mammon” stands for “material wealth or possessions” or whatever tends to “control our appetites and desires.” 

When a number of the religious leaders heard Jesus’ parable they reacted with scorn (Luke 16:14). Jesus spoke to the condition of their hearts – they were lovers of money (Luke 16:14). Love of money and wealth crowd out love of God and love of neighbor. Jesus makes clear that our heart must either be possessed by God’s love or our heart will be possessed by the love of something else.

The Lord alone can satisfy our desires and give us generous hearts

There is one Master alone who has the power to set us free from greed and possessiveness. That Master is the Lord Jesus Christ who died to set us free and who rose to give us new abundant life. The Lord Jesus invites us to make him the Master and Lord of our lives. He alone can satisfy the desires of our heart and transform us in his love through the power of the Holy Spirit.

Our money, time, and possessions are precious resources and gifts from God. We can guard them jealously for ourselves alone or allow the love of the Lord to guide us in making good use of them for the benefit of others – especially those in need – and for the work of the Lord in advancing his kingdom. Ask the Lord to fill your heart with a spirit of generosity and joy in sharing what you have with others.

“Lord Jesus, all that I have is a gift from you. May I love you freely and generously with all that I possess. Help me to be a wise and faithful steward of the resources you put at my disposal, including the use of my time, money, and possessions.”

 

Suy niệm: Tiền bạc và của cải có liên quan gì tới vương quốc của Thiên Chúa? Đức Giêsu dường như ca ngợi người quản lý (người được trao phó coi sóc tài sản của chủ mình), người đã lạm dụng tiền bạc của chủ nhân giàu có của mình. Người quản lý đã làm gì khiến Đức Giêsu phải khen ngợi ông?  Người quản lý có trách nhiệm về việc trông coi tài sản của người chủ giàu có của mình. Có lẽ ông đã đòi hỏi những người thuê đất của ông chủ nhiều hơn và giữ phần huê hồng của mình cũng nhiều hơn. Khi ông chủ phát hiện việc làm gian dối của người quản lý, ngay lập tức ông cho anh ta thôi việc, không cho anh ta đồng xu nào, và anh ta phải xấu hổ đi ăn xin hoặc làm công việc nặng nhọc.

Cần có cái nhìn xa để tránh tai họa

Trước tin tức sa thải được truyền ra công chúng, người quản lý khôn ngoan lập tức đi thương lượng với những người thuê đất. Qua việc giảm giá cho những con nợ, anh ta đang đề cao lòng quảng đại của mình. Cuộc thương lượng như thế là sự lợi ích lớn cho những con nợ. Vì anh ta hành xử với tư cách của người đại diện chủ đất, nên cuộc thương lượng như thế sẽ làm cho ông chủ ra vẻ rất quảng đại và tha nợ cho những người thuê đất. Chắc chắn mọi người sẽ ca ngợi một ông chủ quảng đại như thế như một vị anh hùng của thành phố! Vì người chủ không thể thu hồi lại việc tha nợ của người quản lý mà không bị mất mặt và sẽ làm cho những con nợ oán giận ông. Nên ông khen ngợi người quản lý về việc đánh lừa ông như một người chủ đất quảng đại và giàu lòng thương xót.

Việc cho đi quảng đại được phần thưởng quý giá tồn tại mãi mãi

Quan điểm bài dụ ngôn của Đức Giêsu là gì? Đức Giêsu đã không khen ngợi người quản lý vì hành vi dối trá của y, nhưng khen sự tiên liệu khéo léo của y trong việc giảm bớt số nợ của người khác, những người mà y tin rằng để đáp lại họ sẽ đối xử với y như bạn bè và đối xử với y với lòng thương xót, nhân hậu, và quảng đại trong thời kỳ thiếu thốn khó khăn của y. Ngay sau dụ ngôn này, Đức Giêsu đã khích lệ những người theo Người biết lợi dụng của cải vật chất của thế gian, kể cả “đồng tiền dơ bẩn” (tiền mà tiếng Do thái gọi là “đồng tiền bất chính”), để giúp đỡ những ai mắc nợ chúng ta về của cải vật chất hay sự trợ giúp thể lý mà chúng ta giúp họ trong lúc họ gặp khó khăn thiếu thốn. Trong Kinh thánh, cho đi cách quảng đạisự bố thí – chia sẻ tài sản và vật chất với những ai thiếu thốn khó nghèo (Lc 12,33). Những ai nhận sự bố thí sẽ trở nên bạn bè của bạn vì bạn tỏ lòng thương xót với họ trong lúc hoạn nạn. Và TC, Đấng thấu suốt tất cả, sẽ ban thưởng cho ai quảng đại giúp đỡ tha nhân.

Sự cho đi cách quảng đại sẽ được bù đắp xứng đáng. Thánh Augustine Hippo nói với chúng ta rằng tất cả chúng ta đều là những kẻ ăn mày Thiên Chúa:

“Cho dù bạn có nhiều của cải, bạn vẫn nghèo nàn. Bạn có nhiều của cải chóng qua, nhưng bạn cần những điều vĩnh cửu. Bạn lắng nghe những nhu cầu của người ăn xin, nhưng chính bạn cũng là kẻ ăn xin Thiên Chúa. Những gì bạn làm với người van xin bạn chính là điều Thiên Chúa sẽ làm với kẻ van xin Người. Bạn giàu có những bạn vẫn không có gì. Hãy làm giàu cho tha nhân từ sự giàu có của bạn, để sự trống rỗng của bạn sẽ được sự giàu có của Thiên Chúa lấp đầy” (Bài giảng 56,9).

Thánh Phaolô tông đồ nói với chúng ta rằng “Chúng ta không mang gì vào trong thế gian này và chúng ta sẽ không lấy được gì ra khỏi thế gian này” (1Tm 6,7). Chúa Giêsu muốn chúng ta biết lợi dụng mọi tài sản Người ban cho chúng ta và trở thành sở hữu của chúng ta. Cuộc đời của chúng ta ngắn ngủi – nhưng cách thức chúng ta đầu tư trong cuộc sống hiện tại này sẽ quyết định tương lai của chúng ta đời sau khi Chúa Giêsu cho kẻ chết sống lại và sẽ ban lại cho mỗi người những gì họ đã gieo trong cuộc sống hiện tại này.

Các thầy Rabbi nói “Người giàu giúp người nghèo ở đời này, nhưng người nghèo lại giúp người giàu ở đời sau”. Thánh Ambrosio, một giáo phụ ở thế kỷ thứ 4, giải thích dụ ngôn người giàu khờ dại phá kho lẫm để xây cái to lớn hơn để thu góp của cải nói rằng: Sự đùm bọc người nghèo, làm nhà cửa cho các bà góa phụ, việc cho các trẻ em ăn uống là những kho lẫm tồn tại mãi mãi. Kho báu đích thật tồn tại mãi mãi là kho báu dành sẵn cho chúng ta ở trên trời. Thiên Chúa quảng đại ban thưởng cho ai cho đi cách quảng đại với tấm lòng để giúp đỡ người nghèo khó.

Lòng quảng đại đích thật không bần cùng hóa – nhưng làm giàu người cho đi

Kẻ thù của sự quảng đại là gì? Đó là tính tham lam, lòng ao ước quá mức cho sự chiếm hữu và an toàn cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải sợ hãi vì sự quảng đại đích thật không bần cùng hóa người cho đi, nhưng làm giàu cho họ gấp trăm lần! Sự quảng đại mở rộng tâm hồn, còn lòng tham thì làm nó teo lại. Thiên Chúa quảng đại và hào phóng trong việc ban ơn sủng cho chúng ta. Chúng ta không bao giờ vượt trổi Thiên Chúa về sự quảng đại. Người ban cho chúng ta những ơn huệ quý giá nhất qua việc sai người Con một yêu dấu của Người, là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã hiến mình vì chúng ta trên thập giá. Chúa Cha cũng ban cho chúng ta ân huệ của Chúa Thánh Thần, Đấng lấp đầy chúng ta với hoa trái bình an, hoan lạc, kiên nhẫn, nhân hậu, yêu thương, và tự chủ (Gl 5,22) và nhiều ơn phúc khác. Mọi sự chúng ta có hoàn toàn đều là ơn huệ của Thiên Chúa. Bạn có biết niềm vui và sự tự do của việc giúp đỡ người khác với những ơn huệ và tài sản mà Thiên Chúa đã ban cho bạn không?

Điều gì thống trị và lèo lái cuộc đời bạn?

Đức Giêsu kết luận dụ ngôn với một bài học về những gì kiểm soát cuộc đời chúng ta. Ai là người chủ lèo lái cuộc đời của bạn? “Chủ” của chúng ta là người chi phối cuộc đời có ý nghĩa của chúng ta, hình thành những quan niệm của chúng ta, kiểm soát mọi ước muốn của tâm hồn và những giá trị chúng ta chọn lựa để sống với. Chúng ta có thể bị chi phối bởi nhiều thứ khác nhau – sự yêu thích tiền của, chức quyền, say mê của cải và danh giá, chìm đắm trong những đam mê và nghiện ngập cách vô độ. Rốt cuộc, sự chọn lựa nhắm tới hai điều: TC và “tiền bạc”. Tiền bạc là gì? “Tiền bạc” tượng trưng cho “sự giàu có của cải vật chất” hay bất cứ những gì có khuynh hướng “kiểm soát những ước muốn của chúng ta”.

Khi một số người lãnh đạo tôn giáo nghe dụ ngôn của Đức Giêsu, họ phản ứng với sự khinh miệt (Lc 16,14). Đức Giêsu đã nói tới tình trạng tâm hồn của họ – họ là những kẻ yêu thích tiền bạc (Lc 16,14).  Yêu thích tiền bạc và của cải che lấp tình yêu Thiên Chúa và thương yêu tha nhân. Đức Giêsu nói rõ rằng lòng chúng ta sẽ bị chiếm hữu bởi tình yêu của Thiên Chúa hay bởi sự yêu thích những thứ khác.

Chỉ có mình Chúa mới có thể thỏa mãn khát vọng của chúng ta và ban cho ta một tâm hồn quảng đại

Chỉ có một người Chủ duy nhất, Đấng có quyền lực giải thoát chúng ta khỏi tính tham lam và chiếm hữu.   Người Chủ đó chính là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết để giải thoát chúng ta và Đấng đã sống lại để ban cho chúng ta sự sống mới dồi dào. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy chọn Người làm Chủ và là Chúa của đời mình. Chỉ mình Người mới có thể thỏa mãn mọi khát vọng của tâm hồn chúng ta và biến đổi chúng ta trong tình yêu của Người nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Tiền bạc, thời gian, và của cải của chúng ta là những tài nguyên và ơn huệ đến từ Thiên Chúa. Chúng ta có thể ích kỷ bo bo giữ cho mình hoặc để cho tình yêu của Chúa hướng dẫn chúng ta trong việc lợi dụng chúng để sinh ích lợi cho người khác – đặc biệt cho những người thiếu thốn – và cho công việc của Chúa trong việc mở mang nước Chúa. Hãy cầu xin Chúa lấp đầy tâm hồn bạn tinh thần quảng đại và niềm vui trong việc chia sẻ những gì bạn có với người khác.

Lạy Chúa Giêsu, tất cả những gì con có là ơn sủng của Chúa. Chớ gì con yêu mến Chúa cách tự do và quảng đại với tất cả những gì con có. Xin Chúa giúp con trở thành một người quản lý khôn ngoan và trung tín về những tài nguyên mà Chúa giao phó cho con sử dụng, kể cả việc sử dụng thời gian, tiền bạc, và của cải vật chất.”

Comments are closed.

phone-icon