Giải đáp thắc mắc về Thánh lễ (3 ngôn ngữ): 39 – Để cử hành Thánh lễ, người ta có thể dùng cơm và trà thay cho bánh và rượu được không?

0

Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc hiểu được.

Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.

Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!

TIẾNG VIỆT

39. Để cử hành thánh lễ, người ta có thể thay thế bánh miến và rượu nho bằng các thứ khác, chẳng hạn bằng cơm và trà ở Á Châu, hoặc bằng bánh khoai mì và rượu thốt-nốt bên Phi Châu được không?

Ngày nay, Kitô giáo được loan truyền khắp thế giới và Công Đồng Vaticanô II mong muốn mỗi dân tộc diễn tả đức tin theo truyền thống văn hóa riêng của mình. Vậy tại sao không thích nghi bữa tiệc Thánh Thể với bữa ăn truyền thống của mỗi dân tộc ?
Bánh miến (làm bằng bột mì) và rượu nho có vẻ quá gắn bó với nền văn hoá Cận Đông và Tây Phương. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu là người Do-thái, chính Người đã dùng bánh miến và rượu nho để lập phép Thánh Thể.
Dùng bánh miến và rượu nho cũng là một cách để nhớ lại rằng Thiên Chúa đã đi vào Lịch Sử. Mạc khải Kitô giáo đã được thực hiện trong một nơi chốn rõ rệt và một thời điểm nhất định. Khi chúng ta tuân theo huấn lệnh của Chúa Giêsu “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”, chúng ta phải để ý đến những điều kiện cụ thể này của việc Người nhập thể.
Đàng khác, chúng ta đừng quên biểu tượng phong phú của bánh miến và rượu nho trong Kinh Thánh, thí dụ :
– “Thầy là bánh hằng sống” (Gioan 6, 35.48). “Thầy là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời” (Gioan 6, 51). (Bánh ở đây phải hiểu là bánh miến).
– “Thầy là cây nho thật” (Gioan 15, 1). “Thầy là cây nho, các con là ngành nho…” (Gioan 15, 5).
“Bánh miến” và “cây nho” là hai đề tài rất thường gặp trong Kinh Thánh.
Do đó, hai thứ thực phẩm này, hơn hẳn mọi thứ khác, nêu bật ý nghĩa về mối giao ước mới và vĩnh cửu giữa Thiên Chúa và loài người, được đóng ấn trong Đức Giêsu Kitô và được cử hành trong mỗi thánh lễ.

ENGLISH

39. To celebrate Mass, can bread and wine be replaced by other items, such as rice and tea in Asia, or cassava cake and palm wine in Africa?

Nowadays, Christianity is spreading all over the world and the Second Vatican Council wishes every nation to express faith according to its own cultural tradition. Why not adapt the Eucharistic banquet to the traditional meal of each nation?

Wheaten bread (made of flour) and grape wine seem to be deeply attached to the culture in the Near East and the Western culture. But we should not forget that Jesus is a Jew, and He Himself used wheaten bread and grape wine to institute the Eucharist.

The use of wheaten bread and grape wine is also a manner to remind that God has entered into the History. Christian revelation has been carried out in a specific place and at a specific point of time. When we obey the instruction of Jesus “Do this in memory of Me”, we must pay attention to these concrete conditions of His incarnation.

On the other hand, we should not forget the rich symbol of wheaten bread and grape wine in the Bible, for examples:

– “I am the bread of life” (Jn 6: 35.48). “I am the living bread that came down from heaven; whoever eats this bread will live forever” (Jn 6, 51). (Bread here must be understood to be wheaten bread).

– “I am the true vine” (Jn 15: 1). “I am the vine, you are the branches…” (Jn 15: 5).

Wheaten bread” and “grape vine” are two topics often met in the Bible.

Therefore, these two types of food, far better than anything else, stress the meaning of the new covenant between God and humanity, sealed in Jesus Christ and celebrated in every Mass.

FRANÇAIS 

39. Pour célébrer la messe, pourrait-on remplacer le pain et le vin par d’autres aliments, par exemple, du riz et du thé en Asie, ou des galettes de manioc et du vin de palme en Afrique ?

Aujourd’hui, le christianisme s’est répandu dans le monde entier et le concile Vatican II a souhaité que les différents peuples expriment leur foi en fonction de leur culture. Pourquoi alors ne pas adapter le repas eucharistique au repas traditionnel de chaque pays ?

Le pain et le vin peuvent apparaître trop liés à une culture (proche-orientale et occidentale). Mais on ne peut pas oublier que Jésus lui-même était Juif et qu’il a pris du pain et du vin pour instituer l’eucharistie.

Prendre du pain et du vin, c’est aussi une façon de se rappeler que Dieu est entré dans l’Histoire. La révélation chrétienne s’est faite en un lieu précis et un temps déterminé. Lorsque nous obéissons au commandement du Seigneur « faites ceci en mémoire de moi », nous nous devons de prendre en compte ces conditions concrètes de son incarnation.

Par ailleurs, il ne faut pas oublier la riche symbolique du pain et du vin dans la Bible, par exemple:

l « Je suis le pain de vie » (Jn 6, 35.48). « Je suis le pain vivant descendu du ciel. Celui qui mangera de ce pain vivra pour l’éternité » (Jn 6, 51).

l « Je suis la vraie vigne » (Jn 15, 1). « Je suis la vigne, vous êtes les sarments… » (Jn 15, 5).

Les deux thèmes « pain » et « vigne » reviennent très souvent dans la Bible.

Ces deux aliments peuvent, mieux que n’importe quels autres, signifier l’alliance nouvelle et éternelle scellée en Jésus-Christ entre Dieu et l’homme, et célébrée en chaque eucharistie.

Comments are closed.

phone-icon