Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo the Word Among us
This is not the first time in John’s Gospel that Jesus uses the image of being “lifted up” to describe his crucifixion (John 12:32). Earlier, Jesus compared Moses’ lifting of the serpent in the desert to himself being “lifted up” (3:14). Then, speaking to the religious leaders, he said, “When you lift up the Son of Man, then you will realize that I AM” (8:28).
Of course, after Jesus was nailed to a cross, he was physically lifted up. But John’s repeated use of the phrase goes beyond that. Jesus’ crucifixion, as horrible and painful as it was, was also an exaltation. That’s because through his cross and resurrection, Jesus saved the world. It was a victory over sin, Satan, and death. This is the paradox of the cross. It was through Jesus’ suffering and death that he was glorified—and brought glory to his Father’s name (John 12:28). It was by becoming that grain of wheat that falls to the ground and dies that Jesus was able to produce “much fruit” (12:24). That “fruit”—our salvation—is why we reverence the cross. It is also why Jesus could talk of his impending death as a lifting up. It was truly a triumph of love over death. Jesus also promised to “draw everyone” to himself (John 12:32). This, too, was the fruit of his sacrifice. The cross removed the barrier of sin that blocked our relationship with the Father. Now, forgiven and made blameless through Jesus’ blood, we have become sons and daughters of God. Drawn into the heart of the Trinity, we can enjoy eternal life with God, both now and forever. Today at Mass, gaze at the crucifix above the altar and let it speak to you of God’s infinite love for you. Then praise and thank Jesus for his willingness to suffer and die so that you might live. “Jesus, I exalt your name over all the earth!” |
Đây không phải là lần đầu tiên trong Tin Mừng của Thánh Gioan, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh “được giương cao” để mô tả việc Người bị đóng đinh (Ga 12,32). Trước đó, Chúa Giêsu đã so sánh việc ông Môsê giương cao con rắn trong sa mạc với việc chính Người “được giương cao” (Ga 3,14). Sau đó, khi nói với các nhà lãnh đạo tôn giáo, Người nói: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu” (Ga 8,28) Dĩ nhiên, sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, thân xác Người được nâng lên cao. Nhưng việc Thánh Gioan sử dụng cụm từ đó nhiều lần còn vượt xa điều đó. Việc Chúa Giêsu bị đóng đinh, tuy kinh khủng và đau đớn như thế, cũng là một sự tôn vinh. Đó là vì nhờ thập giá và sự phục sinh, Chúa Giêsu đã cứu độ trần gian. Đó là một sự chiến thắng trên tội lỗi, Satan và sự chết. Đây là nghịch lý của thập giá. Chính nhờ sự đau đớn và cái chết của Chúa Giêsu mà Người được vinh quang – và làm vinh danh Chúa Cha (Ga 12,28). Chính nhờ việc trở nên hạt lúa mì gieo xuống đất và chết đi mà Chúa Giêsu có thể trổ sinh “nhiều hoa trái” (Ga 12,24). “Hoa trái” đó – ơn cứu độ của chúng ta – là lý do tại sao chúng ta tôn kính thánh giá. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu có thể nói về cái chết sắp xảy ra của người như là một sự giương cao. Đó thực sự là một chiến thắng của tình yêu trên cái chết. Chúa Giêsu cũng đã hứa “kéo mọi người” lên với Người (Ga 12,32). Đây cũng là hoa quả hiến tế của Người. Thập giá đã tháo bỏ rào cản của tội lỗi làm tắc nghẽn mối tương quan của chúng ta với Chúa Cha. Giờ đây, được tha thứ và trở nên trong sạch nhờ bửu huyết của Chúa Giêsu, chúng ta đã trở thành con cái Thiên Chúa. Được kéo vào tâm lòng của Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta có thể vui hưởng sự sống đời đời với Thiên Chúa, bây giờ và mãi mãi. Hôm nay trong Thánh lễ, bạn hãy nhìn lên thánh giá trên bàn thờ và hãy để thánh giá nói với bạn về tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho bạn. Rồi hãy ca ngợi và cảm ơn Chúa Giêsu vì Ngài đã sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết để bạn được sống. “Lạy Chúa Giêsu, con tán dương danh Chúa trên khắp trần gian!” |