Thầy đến để ném lửa vào thế gian – SN ngày 24.10.2024

0

Tác giả: Don Schwager
Nguồn: 
www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Thursday (October 24, 

“I came to cast fire upon the earth”

Scripture:  Luke 12:49-53

49 “I came to cast fire upon the earth; and would that it were already kindled! 50 I have a baptism to be baptized with; and how I am constrained until it is accomplished! 51 Do you think that I have come to give peace on earth? No, I tell you, but rather division; 52 for henceforth in one house there will be five divided, three against two and two against three; 53 they will be divided, father against son and son against father, mother against daughter and daughter against her mother, mother-in-law against her daughter-in-law and daughter-in-law against her mother-in-law.”

Thứ Năm, ngày 24.10.2024      

Thầy đến để ném lửa vào thế gian

Lc 12,49-53

(49) “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! (50) Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!(51) “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. (52) Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. (53) Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại me; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng”.

Meditation: Do you want to be on fire for God? Jesus shocked his disciples when he declared that he would cast fire and cause division rather than peace upon the earth. What kind of fire did Jesus have in mind here? 

The fire of God’s purifying love and cleansing word

The image of fire in biblical times was often associated with God and with his action in the world and in the lives of his people. God sometimes manifested his presence by use of fire, such as God’s revelation to Moses through the burning bush in the wilderness which was not consumed by the flames (Exodus 3:2). God assured the Hebrew people of his continual presence, guidance, and protection for them through the wilderness for forty years with the pillar of fire by night and a pillar of cloud by day (Exodus 13:21-22). The prophet Elijah called down fire from heaven to reveal God’s presence and power and to purify the people of false idols (1 Kings 18:36-39). The image of fire was also used as a sign of God’s glory (Ezekiel 1:4, 13) and holiness (Deuteronomy 4:24), his protective presence (2 Kings 6:17), and his righteous judgment (Zechariah 13:9) and holy wrath against sin (Isaiah 66:15-16). 

Fire is also a sign and symbol of the presence and power of the Holy Spirit. John the Baptist said that Jesus would baptize with the Holy Spirit and with fire (Matthew 3:11-12 and Luke 3:16-17). When the Holy Spirit was poured out upon the disciples at Pentecost “tongues of fire” appeared above their heads (Acts 2:3). We can see from both the Old and New Testament Scriptures that God’s fire purifies and cleanses to make us clean (sins washed away) and holy (fit to offer him acceptable praise and worship), and it inspires a reverent fear (awe in God’s presence) and respect (obeying and giving God his due) for God and for his holy word. 

Loyalty unites – division separates

Why did Jesus link fire from heaven with costly division on the earth? Did he expect his followers to take his statement of “father against son and son against father” and “mother against daughter and daughter against mother” literally? Or was he intentionally using a figure of speech to emphasize the choice and cost of following him above all else? Jesus used a typical Hebrew hyperbole (a figure of speech which uses strong language and exaggeration for emphasis) to drive home an important lesson. We often do the same when we want to emphasize something very strongly. Jesus’ hyperbole, however, did contain a real warning that the Gospel message does have serious consequences for our lives. 

When Jesus spoke about division within families he likely had in mind the prophecy of Micah: a man’s enemies are the men of his own household (Micah 7:6). The essence of Christianity is loyalty to Jesus Christ – the Son of God and Savior of the world – a loyalty that takes precedence over every other relationship. The love of God compels us to choose who will be first in our lives. To place any relationship (or anything else) above God is a form of idolatry. 

Who do you love first and foremost?

Jesus challenges his disciples to examine who they love first and foremost. A true disciple loves God above all else and is willing to forsake all for Jesus Christ. Jesus insists that his disciples give him the loyalty which is only due to God, a loyalty which is higher than spouse or kin. It is possible that family and friends can become our enemies if the thought of them keeps us from doing what we know God wants us to do. Does the love of Jesus Christ compel you to put God first in all you do (2 Corinthians 5:14)?

The Gospel message is good news for those who seek pardon, peace, and the abundant life which God offers us through his Son, Jesus Christ. Jesus offers true freedom to those who believe in him – freedom from slavery to sin, Satan, and the oppressive forces of hatred and evil that can destroy body, mind, and spirit. Do you listen to the voice of your Savior and trust in his word? Commit your ways to him, obey his word, and you will find true peace, joy, and happiness in the Lord your God.

“Lord Jesus, may the fire of your love consume me and transform my life that I may truly desire nothing more than life with you. Fill me with the power of your Holy Spirit that I may always seek to please you and do your will.” 

Suy niệm: Bạn có muốn được đốt cháy vì Chúa không? Đức Giêsu đã làm cho các môn đệ sững sốt khi Người tuyên bố rằng Người sẽ ném lửa và gây ra sự chia rẽ hơn là đem hòa bình cho thế giới. Ngọn lửa nào Đức Giêsu muốn ám chỉ ở đây?

Lửa tình yêu và lời thanh tẩy của TC

Trong Kinh thánh, lửa thường được liên kết với Thiên Chúa, hành động của Người trong thế gian và trong cuộc sống của dân Người. Thỉnh thoảng, Thiên Chúa bày tỏ sự hiện diện của Người bằng cách dùng lửa, như bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi khi Thiên Chúa nói chuyện với Môisen (Xh 3,2). Thiên Chúa bảo đảm với dân Dothái về sự hiện diện, hướng dẫn, và bảo vệ không ngừng của Người dành cho họ qua hoang địa trong 40 năm với cột lửa vào ban đêm và cột mây vào ban ngày (Xh 13,21-22). Ngôn sứ Elia đã gọi lửa từ trời xuống để mặc khải sự hiện diện và quyền năng của TC và để thanh tẩy những người của các phiếm thần (1K 18,36-39). Hình ảnh ngọn lửa cũng được sử dụng để biểu hiện vinh quang của Thiên Chúa (Ed 1,4.13), sự thánh thiện của Người (Đnl 4,24), sự hiện diện che chở của Người (2V 6,17), sự xét xử công minh (Dcr 13,9), và sự phẩn nộ của Người chống lại tội lỗi (Is 66,15-16).

Lửa cũng là dấu chỉ và biểu tượng sự hiện diện và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Gioan tẩy giả nói rằng Đức Giêsu sẽ làm phép rửa bằng Chúa Thánh Thần và lửa (Mt 3,11 – Lc 3,16-17). Khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các môn đệ vào ngày lễ Ngũ Tuần, các “lưỡi lửa” xuất hiện trên đầu họ (Cv 2,3). Chúng ta có thể thấy được cả Kinh thánh Cựu và Tân ước rằng lửa của Thiên Chúa vừa sàn lọc vừa thanh tẩy chúng ta nên trong sạch (tội lỗi bị xóa bỏ), và thánh thiện (xứng đáng dâng Người lời ca tụng và sự thờ phượng) và khơi dậy lòng kính sợ (kính sợ sự hiện diện của Thiên Chúa) và tôn kính (vâng phục và trả lại cho TC cách thích đáng) TC và Lời thánh thiện của Người.

Sự trung tín hiệp nhất – sự chia rẽ phân li

Tại sao Đức Giêsu liên kết lửa từ trời với sự chia rẽ tai hại ở thế gian? Có phải Người muốn các môn đệ áp dụng lời tuyên bố của Người “cha chống lại con trai và con traichống lại cha” và “mẹ chống lại con gái và con gái chống lại mẹ” theo nghĩa đen không? Hay Người đang có ý định hình ảnh của ngôn ngữ để nhấn mạnh sự lựa chọn và cái giá của việc đi theo Người vượt trên tất cả những điều khác? Đức Giêsu đã sử dụng lối nói cường điệu tiêu biểu của người Dothái (hình ảnh của ngôn ngữ sử dụng lời lẽ và cường điệu mãnh liệt để nhấn mạnh) cho một bài học quan trọng. Chúng ta thường làm như vậy khi chúng ta muốn nhấn mạnh một điều gì đó một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, lối nói cường điệu của Đức Giêsu chứa đựng một lời cảnh báo thực sự rằng sứ điệp Tin mừng có những hệ quả cho cuộc sống của chúng ta.

Khi Đức Giêsu nói về sự chia rẽ, dường như Người có trong đầu lời tiên tri của ngôn sứ Mica: “Kẻ thù của người ta lại là những người trong gia đình” (Mk 7,6). Bản chất của Kitô giáo là trung thành với Đức Giêsu Kitô, lòng trung thành vượt trên mọi mối quan hệ khác. Tình yêu của Thiên Chúa thúc bách chúng ta chọn lựa ai sẽ là người ưu tiên trong cuộc đời chúng ta. Đặt để bất kỳ mối quan hệ nào (hay bất cứ điều gì khác) trên Thiên Chúa là một hình thức thờ bụt thần.

Ai là người bạn yêu trước hết và nhiều nhất?

Đức Giêsu thách đố các môn đệ kiểm tra ai là người mà họ yêu thương trước tiên và nhiều nhất. Người môn đệ chân thật yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự luôn sẵn sàng từ bỏ tất cả vì Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu nhấn mạnh rằng các môn đệ phải trả cho Người sự trung thành chỉ dành cho Thiên Chúa, một sự trung thành lớn hơn cả người phối ngẫu hay quan hệ ruột thịt. Có thể gia đình và các bạn bè có thể trở nên những kẻ thù của chúng ta, nếu như suy nghĩ của họ ngăn cản chúng ta bỏ qua những gì chúng ta biết TC muốn chúng ta phải làm. Tình yêu của ĐGK có thúc ép bạn đặt để TC lên hàng đầu trong tất cả những việc bạn làm không (2Cr 5,14)?

Sứ điệp Tin mừng là tin vui cho những ai tìm kiếm sự tha thứ, bình an, và sự sống sung mãn mà TC ban cho chúng ta qua Con của Người là Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu ban sự tự do đích thật cho ai tin vào Người – giải thoát khỏi ách nô lệ cho tội lỗi, Satan, và các sức mạnh đè bẹp của hận thù và độc ác mà có thể hủy hoại thân xác, tâm trí, và linh hồn. Bạn có lắng nghe tiếng của Đấng Cứu thế và tin vào lời Người không? Hãy trao phó đường lối bạn cho Người, vâng phục lời Người, và bạn sẽ tìm thấy sự bình an, niềm vui, và hạnh phúc đích thật nơi Chúa là TC của bạn.

Lạy Chúa Giêsu, chớ gì lửa tình yêu của Chúa đốt cháy con và biến đổi cuộc đời con để con có thể thực sự không ao ước gì khác hơn cuộc sống với Chúa. Xin Chúa làm cho con mạnh mẽ trong tình yêu và lòng trung thành mà không gì có thể ngăn cản con khỏi thực thi ý Chúa.

Comments are closed.

phone-icon