Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us
It’s where the fruit of the Spirit is meant to grow. Every summer my Aunt Minnie planted a big garden and enlisted me to help water and weed it. As soon as the ground defrosted in western Pennsylvania, she scattered seeds that would yield beans, lettuce, pumpkins, and other vegetables. As summer approached, Aunt Minnie put in her tomatoes. These were my favorite because they were the raw materials for the luscious marinara sauce she served with her homemade ravioli. To be successful in Pittsburgh’s short growing season, tomatoes need a head start. So Aunt Minnie always went to the greenhouse at the nursery nearby and selected hearty seedlings, which she thrust in the ground with a little fertilizer and a lot of care. A Place for Growing. The greenhouse had played an important role in preparing those tomato plants for their life’s purpose. The glass walls and roof protected the little plants from the cold; they let in the sunlight and kept in the warmth that they needed for growth. Gardeners cared for them, watering them daily and fertilizing them as they needed. The greenhouse gave those tomato plants good beginnings. Our families are like that. They are the Holy Spirit’s greenhouse for us and our children. With us the children get protection, nourishment for their bodies and souls, and instruction and practice in daily living. This prepares our kids to fulfill their life’s purpose of loving and serving the Lord and his people. It gives them a good start on the Christian lives they must live in the world. In the family, they begin to acquire the fruits of the Holy Spirit, the behaviors that mark them as followers of Christ. The spiritual greenhouse of daily family life is also where we parents continue our own Christian growth by developing the fruits of the Spirit to maturity. Together we all learn “love, joy, peace, patience, kindness, generosity, faithfulness, gentleness, and self-control” (Galatians 5:22). These are the qualities the Holy Spirit produces in us as he transforms us in Christ’s image Know Your Fruit. Spiritual growth is a work of grace, but we must also do what we can to cultivate the fruits of the Spirit in our families. This requires understanding what they are and how they work. Take some time to reflect on the following four facts about the fruits of the Spirit. If possible, discuss them with your spouse. These truths will lay the groundwork for your family’s Christian growth, just as turning the soil prepared the little hillside plot for my Aunt Minnie’s garden. Fact #1: The fruits of the Spirit are not feelings. Many Christians misinterpret these Christian characteristics. They may mistake attraction for love, pleasure for joy, calmness for peace, and so on. The fruits of the Spirit may involve feelings, but they are character traits that the Spirit forms in us through our decisions and actions. We define and acquire them by what we do, not by how we feel. Sometimes, in fact, our behavior manifests spiritual fruit when we feel quite the opposite. Once, for example, two of my sons were embroiled in an angry dispute. The younger one, with fists threatening, was ready to settle it with a fight. The older one was angry, too, but with arms at his side, he said, “Go ahead and hit me if you want. I am not going to fight with you.” He wanted to work things out peaceably, and as a result they did not slug it out. This is a down-home illustration of the fruit of the Spirit that we call “peace.” Peace is not merely a calm feeling or even the cessation of hostilities. Peace is the disposition to maintain and repair unity in relationships. My son’s actions – his refusal to fight his brother and his insistence on settling things some other way – preserved the peace in our family. Had he followed his feelings, there would have been a fight! Of course, bearing the fruits of the Spirit involves a process; one single action did not show that my son had acquired the settled disposition of a peacemaker. Still, it was a promising sign. Fact #2: We do not receive the fruits of the Spirit passively; we acquire them actively. When we notice that we lack a certain Christian quality, we are inclined to pray for it. If we have persistent bouts with anger, we pray for patience. If we wrestle with pesky desires, we pray for self-control. Prayer is the right place to start. If that’s all we do, however, we’ll never produce the spiritual fruits we are seeking. The fruits of the Spirit are perfections that the Spirit forms in us, but we have to play our part and respond to grace. We acquire them as we go about performing the behaviors that their names describe. Are you praying for patience? Then take steps to control your anger and irritability with a whiny child. Do you want to grow in self-control? Leave that last piece of cake for another family member to enjoy. Fact #3: Each fruit of the Spirit is an antidote for an opposite evil behavior. St. Paul contrasted the fruits of the Spirit with the “works of the flesh,” evil deeds that are the fruit of self-indulgence (see Galatians 5:19-23). Each Christian mark is the obverse of a wicked one, like opposite sides of a coin. But the fruits of the Spirit are not only opposed to the works of the flesh: They are also antidotes for evil conduct. Love, for example, leaves no room for hatred; kindness is a gentle replacement for meanness; and peace defuses enmity, as it did for my sons when they worked things out without coming to blows. Fact #4: Ordinarily, the fruits of the Spirit are formed in us in our relationships. Anyone who has tried consistently to obey Christ’s command to “love one another” (John 13:34-35) has discovered how difficult it is. Jesus’ kind of love goes against the grain of our natural tendencies to self-interest and sin. Without the help of the Holy Spirit, we just would not be able to love others selflessly – not even our own spouses and children. The Spirit makes it possible by disposing us to do the right thing in all of our relationships. When we follow his promptings and conduct ourselves in Christlike ways, we produce the fruits of the Spirit. Each of these Christian characteristics, even those which seem to be private, shapes the way we relate to others. Gentleness, for example, may help us discover ways to reach the heart of a rebellious child. Faithfulness may seal our determination to honor our marriage vows. Self-control, which may seem to be a purely personal, internal quality, affects others because it curbs conduct like greed and lust that can destroy our closest relationships. Because the fruits of the Spirit are behaviors that produce loving relationships, the family is the ideal place to learn them and put them into practice. As we do, we and our children will be like those tomato plants in my aunt’s garden, bearing a bumper crop of fruit that will be a delight to all. Bert Ghezzi is a popular author and speaker. He has written hundreds of articles and more than twenty books, including Everyday Encounters with God, written with Fr. Benedict Groeschel, (The Word Among Us Press, 2008), available from www.wau.org/books. |
Đó là nơi hoa trái của Thánh Thần được kỳ vọng phát triển
Mỗi mùa hè dì Minnie của tôi đều trồng một khu vườn lớn và chọn tôi để giúp dì tưới cây và nhổ cỏ. Ngay khi đất tơi ở phía tây Pennsylvania, dì ấy đã gieo hạt giống để trồng đậu, rau diếp, bí ngô và các loại rau khác. Khi mùa hè đến gần, Dì Minnie trồng cà chua. Đây là loại cà chua yêu thích của tôi vì chúng là nguyên liệu thô cho nước sốt marinara ngon tuyệt mà dì ấy dùng kèm với món ravioli (bánh bao) tự làm. Để thành công trong mùa phát triển ngắn ngủi của Pittsburgh, cà chua cần một khởi đầu tốt đẹp. Vì thế Dì Minnie luôn đến nhà kính ở nhà trẻ gần đó và chọn những cây giống mạnh khỏe, rồi dì trồng xuống đất với một ít phân bón và chăm sóc kỹ lưỡng. Một Nơi cho Sự Phát Triển. Nhà kính đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho những cây cà chua đó vì mục đích cuộc sống của chúng. Những tường và mái bằng kính đã bảo vệ những cây nhỏ khỏi bị lạnh; chúng được đặt dưới ánh sáng mặt trời và được giữ ấm như chúng cần để phát triển. Những người làm vườn chăm sóc chúng, tưới chúng hằng ngày và bón phân cho chúng khi cần thiết. Nhà kính đã cung cấp cho những cây cà chua đó những khởi đầu tốt đẹp. Gia đình chúng ta cũng giống như thế. Các gia đình là căn nhà kính của Chúa Thánh Thần đối với chúng ta và con cái chúng ta. Với chúng ta con cái nhận được sự bảo vệ, sự nuôi dưỡng cho thân xác và tâm hồn chúng, sự hướng dẫn và thực hành trong cuộc sống hằng ngày. Điều này chuẩn bị cho các con trẻ của chúng ta để hoàn thành mục đích của cuộc đời chúng là yêu thương và phục Chúa và dân Chúa. Gia đình cho chúng một khởi đầu tốt về đời sống Kitô hữu mà chúng phải sống trong trần gian. Trong gia đình, chúng bắt đầu đạt được những hoa trái của Chúa Thánh Thần, các hành vi đánh dấu chúng là những người môn đệ của Chúa Kitô. Căn nhà kính tâm linh của cuộc sống gia đình hằng ngày cũng là nơi chúng ta, các bậc cha mẹ tiếp tục sự phát triển Kitô hữu của chính chúng ta bằng cách phát triển các hoa trái của Thánh Thần để trưởng thánh. Tất cả chúng ta cùng nhau học “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22). Đây là những phẩm chất mà Chúa Thánh Thần làm trổ sinh nơi chúng ta khi Người biến đổi chúng ta theo hình ảnh của Chúa Kitô. Hãy Nhận Biết Hoa Trái của Bạn. Sự phát triển về tâm linh là một công việc của ân sủng, nhưng chúng ta cũng phải làm những gì chúng ta có thể để phát triển hoa trái của Thánh Thần trong gia đình chúng ta. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết các hoa trái đó là gì và chúng hoạt động như thế nào. Hãy dành ít thời gian để suy niệm về bốn sự thật sau đây về hoa trái của Thánh Thần. Nếu có thể, hãy thảo luận các hoa trái ấy với người bạn đời của bạn. Những sự thật này sẽ đặt nền tảng cho sự phát triển Kitô giáo của gia đình bạn, giống như việc xới đất đã chuẩn bị cho mảnh đất nhỏ trên sườn đồi trong vườn Dì Minnie của tôi. Sự thật #1: Hoa trái của Thánh Thần không phải là những cảm giác. Nhiều Kitô hữu giải thích sai những đặc điểm Kitô giáo này. Họ có thể lầm sự hấp dẫn với tình yêu, khoái lạc với niềm vui, sự bình tĩnh với sự bình an và .v.v. Hoa trái của Thánh Thần có thể liên quan đến các cảm giác, nhưng chúng là những đặc điểm tính cách mà Thánh Thần hình thành trong chúng ta qua những quyết định và hành vi của chúng ta. Chúng ta xác định và đạt được chúng bằng cách chúng ta hành động, chứ không phải bằng cách chúng ta cảm thấy. Thực vậy, đôi khi hành vi của chúng ta biểu lộ hoa trái thiêng liêng khi chúng ta cảm thấy hoàn toàn đối nghịch. Chẳng hạn, một lần, hai trong các con trai của tôi bị cuốn vào một cuộc cãi vã giận dữ. Cậu em, giơ nắm đấm đe doạ và đã sẵn sàng giải quyết bằng một cuộc đánh nhau. Cậu anh cũng giận, nhưng chống tay bên hông rồi nói: “Hãy tiến lên và đánh anh nếu em muốn. Anh sẽ không đánh nhau với em đâu”. Cậu ấy muốn giải quyết mọi sự cách bình an và kết quả là chúng đã không đánh nhau. Đây là một minh họa đơn giản về hoa trái của Thánh Thần mà chúng ta gọi là “sự bình an”. Bình an không đơn thuần một cảm giác điềm tĩnh hay thậm chí chấm dứt những thù nghịch. Bình an là khuynh hướng để duy trì và sửa chữa sự hiệp nhất trong các mối tương quan. Các hành động của con trai tôi – từ chối đánh em trai mình và sự kiên định để giải quyết mọi việc theo một cách khác nào đó – đã duy trì hòa bình trong gia đình chúng tôi. Giả như cậu ấy sống theo những cảm xúc của mình, thì đã có một cuộc chiến xảy ra! Dĩ nhiên, việc sinh hoa trái của Thánh Thần bao gồm một tiến trình; một hành động đơn lẻ không cho thấy rằng con trai tôi đã đạt được khuynh hướng giải quyết của một người kiến tạo hòa bình. Tuy nhiên, đó là một dấu hiệu đầy hứa hẹn. Sự thật #2: Chúng ta không lãnh nhận các hoa trái của Thánh Thần cách thụ động; chúng ta đạt được chúng cách chủ động. Khi chúng ta lưu ý rằng chúng ta thiếu một phẩm chất Kitô hữu nào đó, chúng ta có xu hướng cầu xin điều đó. Nếu chúng ta khăng khăng những cuộc vật lộn với sự tức giận, chúng ta cầu nguyện xin ơn kiên nhẫn. Nếu chúng ta phải vật lộn với những ham muốn khó chịu, chúng ta cầu nguyện xin ơn tự chủ. Cầu nguyện là nơi đúng đắn để bắt đầu. Tuy nhiên, nếu đó là tất cả những gì chúng ta làm, chúng ta sẽ không bao giờ sinh được những hoa trái thiêng liêng mà chúng ta đang tìm kiếm. Hoa trái của Thánh Thần là những sự hoàn hảo mà Thánh Thần hình thành trong chúng ta, nhưng chúng ta phải cầu nguyện để góp phần mình và đáp trả lại ân sủng. Chúng ta đạt được chúng khi chúng ta nói về việc thực hiện các hành vi mà tên chúng mô tả. Bạn có đang cầu nguyện xin sự kiên nhẫn không? Rồi thực hiện các bước để kiềm chế cơn giận và sự cau có của bạn với một đứa trẻ nhõng nhẽo. Bạn có muốn tăng khả năng tự chủ không? Hãy để miếng bánh cuối cùng cho một thành viên khác thưởng thức. Sự thật #3: Mỗi hoa trái của Thánh Thần là một loại thuốc chống lại một hành vi xấu xa trái nghịch. Thánh Phaolô đã đối chiếu các hoa trái của Thánh Thần với “những việc làm của xác thịt”, những việc làm xấu là hoa trái của sự nuông chiều bản thân (x. Gl 5,19-23). Mỗi dấu hiệu Kitô hữu là mặt phải của điều xấu, giống như hai mặt trái ngược của một đồng xu. Nhưng những hoa trái của Thánh Thần không chỉ đối nghịch với những việc làm của xác thịt: Chúng cũng là những liều thuốc cho hành vi xấu xa. Chẳng hạn, yêu thương thì không có chỗ cho hận thù; nhân hậu là sự thay thế nhẹ nhàng cho sự hèn hạ; và sự bình an xoa dịu sự oán thù, như điều đó đã xảy ra cho các con trai tôi khi chúng giải quyết mọi việc mà không gây gỗ đánh nhau. Sự thật #4: Bình thường, các hoa trái của Thánh Thần đã được hình thành nơi chúng ta trong các mối tương quan. Bất cứ ai đã cố gắng kiên trì vâng theo mệnh lệnh của Chúa Kitô để “yêu thương nhau” (Ga 13,34-35) đã nhận ra điều đó khó khăn như thế nào. Tình yêu của Chúa Giêsu đi ngược với bản chất khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là ích kỷ và tội lỗi. Không có sự trợ giúp của Thánh Thần, chúng ta sẽ không chỉ không thể yêu thương những người khác cách vô vị lợi – mà ngay cả với chồng và con cái chúng ta. Thánh Thần sẽ làm cho điều đó có thể bằng cách thôi thúc chúng ta làm điều đúng đắn trong tất cả các mối tương quan của chúng ta. Khi chúng ta tuân theo các đề nghị của Người và cư xử theo những cách giống như Chúa Kitô, chúng ta sẽ làm trổ sinh hoa trái của Thánh Thần. Mỗi trong những đặc điểm Kitô giáo này, ngay cả những đặc điểm dường như riêng tư, đều định hình cách chúng ta liên hệ với những người khác. Chẳng hạn, sự hiền lành có thể giúp chúng ta khám phá những cách tiếp cận tâm hồn của một đứa trẻ nổi loạn. Sự trung thành có thể đóng dấu sự quyết tâm trân trọng những lời thề hôn phối của chúng ta. Sự tự chủ, có thể dường như là một phẩm chất đơn thuần cá nhân, nội tâm lại ảnh hưởng đến những người khác bởi vì nó kiềm chế hành vi như lòng tham và dục vọng có thể phá hủy các mối tương quan thân thiết nhất của chúng ta. Bởi vì các hoa trái của Thánh Thần là những hành vi làm trổ sinh các mối tương quan yêu thương, gia đình là nơi lý tưởng để học và thực hành chúng. Khi chúng ta làm như thế, chúng ta và con cái chúng ta sẽ giống như những cây cà chua trong vườn của dì tôi, cho một vụ mùa trái cây bội thu mang lại niềm vui thích cho tất cả mọi người. Bert Ghezzi là một tác giả và diễn giả nổi tiếng. Ông đã viết hàng trăm bài báo và hơn hai mươi cuốn sách, bao gồm Everyday Encounters with God (Những Cuộc Gặp Gỡ Hằng Ngày với Thiên Chúa, được viết cùng với Cha Benedict Groeschel, (The Word Among Us Press, 2008), có sẵn tại www.wau.org/books. |