Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ
Wednesday, November 13, 2024
“He fell at Jesus’ feet giving thanks” Scripture: Luke 17:11-19 11 On the way to Jerusalem he was passing along between Samaria and Galilee. 12 And as he entered a village, he was met by ten lepers, who stood at a distance 13 and lifted up their voices and said, “Jesus, Master, have mercy on us.” 14 When he saw them he said to them, “Go and show yourselves to the priests.” And as they went they were cleansed. 15 Then one of them, when he saw that he was healed, turned back, praising God with a loud voice; 16 and he fell on his face at Jesus’ feet, giving him thanks. Now he was a Samaritan. 17 Then said Jesus, “Were not ten cleansed? Where are the nine? 18 Was no one found to return and give praise to God except this foreigner?” 19 And he said to him, “Rise and go your way; your faith has made you well.” |
Thứ Tư, ngày 13.11.2024
Anh sấp mình dưới chân Đức Giêsu và tạ ơn Người Lc 17,11-19 11 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê.12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa13 và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi! “14 Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.” Đang khi đi thì họ được sạch.15 Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa.16 Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri.17 Đức Giê-su mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? “.19 Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”19 “Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” |
Meditation:
What can adversity teach us about the blessing of thanksgiving and the healing power of love and mercy? The Book of Proverbs states: A friend loves at all times; and a brother is born for adversity (Proverbs 17:17). When adversity strikes you find out who truly is your brother, sister, and friend. The Gospel records an unusual encounter between two peoples who had been divided for centuries. The Jews and Samaritans had no dealings with one another even though Samaria was located in the central part of Judaea. Both peoples were openly hostile whenever their paths crossed. In this Gospel narrative we see one rare exception – a Samaritan leper in company with nine Jewish lepers. Sometimes adversity forces people to drop their barriers or to forget their prejudices. When this band of Jewish and Samaritan lepers saw Jesus they made a bold request. They didn’t ask for healing, but instead asked for mercy. Mercy is heartfelt sorrow at another’s misfortune The word mercy literally means “sorrowful at heart”. But mercy is something more than compassion, or heartfelt sorrow at another’s misery and misfortune. Compassion empathizes with the sufferer. But mercy goes further – it removes suffering. A merciful person shares in another’s misfortune and suffering as if it were his or her own. And such a person will do everything in his or her power to dispel that misery. Mercy is also connected with justice. Thomas Aquinas (1225-1274), a great teacher and scripture scholar, said that mercy “does not destroy justice, but is a certain kind of fulfillment of justice. ..Mercy without justice is the mother of dissolution; (and) justice without mercy is cruelty.” Mercy..”moves us to do what we can do to help the other.” Mercy seeks to remedy the weakness of others, and where sin is involved to lead others to recognize their need for repentance and turning away from wrongdoing. Pardon without repentance negates justice. God’s mercy brings healing of mind, heart, and body So what is the significance of these ten lepers asking Jesus to show them mercy? They know they are in need of healing, not just physical, but spiritual healing as well. They approach Jesus with faith and with sorrow for their sins because they believe that he can release the burden of their guilt and suffering and restore both soul and body. Their request for mercy is both a plea for pardon and release from suffering. Jesus gives mercy to all who ask with faith and contrition (true sorrow for sin). Why did only one leper out of ten return to show gratitude? Gratefulness, a word which expresses gratitude of heart and a thankful disposition, is related to grace – which means the release of loveliness. Gratitude is the homage of the heart which responds with graciousness in expressing an act of thanksgiving. The Samaritan approached Jesus reverently and gave praise to God. Ingratitude leads to lack of love and kindness, and intolerance towards others If we do not recognize and appreciate the mercy and help shown to us, we will be ungrateful and unkind towards others. Ingratitude is forgetfulness or a poor return for kindness received. Ingratitude easily leads to lack of charity and intolerance towards others, as well as to other vices, such as complaining, grumbling, discontentment, pride, and presumption. How often have we been ungrateful to our parents, pastors, teachers, and neighbors? Do you express gratitude to God for his abundant help and mercy towards you and are you gracious, kind, and merciful towards your neighbor in their time of need and support? “Lord Jesus, may I never fail to recognize your loving kindness and mercy. Fill my heart with compassion and thanksgiving, and free me from ingratitude and discontentment. Help me to count my blessings with a grateful heart and to give thanks in all circumstances.” |
Suy niệm:
Nghịch cảnh có thể dạy cho chúng ta điều gì, về năng lực chữa lành của tình yêu và lòng thương xót? Sách châm ngôn nói rằng: Bạn bè thương nhau mọi thời mọi lúc; vào ngày hoạn nạn chỉ có anh em (Cn 17,17). Khi nghịch cảnh ập đến, bạn sẽ biết ai mới thật sự là anh em, chị em, và bạn bè của mình. Phúc âm ghi lại một cuộc gặp gỡ bất thường giữa những người đã được phân cách trong nhiều thế kỷ. Người Do Thái và Samaria không có tiếp xúc với nhau. Và họ công khai bày tỏ sự thù ghét khi gặp mặt nhau. Trong đoạn Phúc âm này, chúng ta thấy một ngoại lệ hiếm có – một người cùi xứ Samaria trong số chín người cùi người Do Thái. Đôi khi nghịch cảnh ép buộc chúng ta buông thả những chướng ngại của mình, hoặc để quên đi những thành kiến của mình. Khi những người cùi nhìn thấy Đức Giêsu, họ đã thực hiện một yêu cầu táo bạo. Họ không cầu xin cho được chữa bệnh, nhưng cầu xin lòng thương xót. Thương xót là đau đớn từ cõi lòng trước sự bất hạnh của người khác Hạn từ thương xót nghĩa đen là “phiền muộn trong lòng”. Nhưng lòng thương xót là cái gì còn hơn cả lòng trắc ẩn, hay phiền muộn chân thành về sự bất hạnh của người khác. Lòng trắc ẩn thương cảm với người đau khổ. Nhưng lòng thương xót đi xa hơn, nó sẽ cất đi sự đau khổ. Một người có lòng thương xót chia sẻ sự bất hạnh và đau khổ của người khác như thể nó là của riêng mình. Và họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để xua đuổi sự đau khổ đó. Lòng thương xót cũng được nối kết với công lý. Thánh Thomas Aquinas (1225-1274), một giáo sư lỗi lạc và nhà nghiên cứu Kinh thánh cho rằng lòng thương xót “không tiêu diệt công lý, nhưng là sự thi hành công lý… Lòng thương xót mà không có công lý là mẹ của sự phân hủy; và công lý mà không có lòng thương xót là tàn ác”. Lòng thương xót “thúc đẩy chúng ta làm những gì chúng ta có thể làm để giúp người khác”. Lòng thương xót tìm hóa giải sự yếu đuối của người khác, và ở đâu có tội lỗi thì dẫn họ tới sự nhận ra sự cần thiết phải sám hối và từ bỏ những việc làm sai trái. Tha thứ mà không có hối hận là phủ nhận công lý. Lòng thương xót của TC đem lại sự chữa lành cho trí óc, tâm hồn, và thân xác Vì vậy, ý nghĩa của mười người phung cầu xin lòng thương xót là gì? Họ biết họ đang cần chữa bệnh, không chỉ về phần thể lý, nhưng còn về phần thiêng liêng nữa. Họ đến gần với Đức Giêsu lòng thống hối và đức tin, vì họ tin rằng Người có thể gỡ bỏ gánh nặng tội lỗi và đau khổ và phục hồi cho thân xác và tâm hồn. Yêu cầu của họ cho lòng thương xót vừa là sự cầu xin cho tha thứ, và giải thoát khỏi đau khổ. Đức Giêsu tỏ lòng thương xót cho tất cả những ai cầu xin với lòng tin và lòng thống hối (hối tiếc thật sự vì tội lỗi). Tại sao chỉ có một người cùi trong số mười người trở lại để bày tỏ lòng biết ơn? Sự biết ơn diễn tả tấm lòng tri ân và cảm tạ, được kết nối với ơn sủng – Có nghĩa là sự bày tỏ vẻ đẹp. Lòng biết ơn là sự kính trọng của tâm hồn mà đáp lại với lòng tốt, trong việc thể hiện một cử chỉ tạ ơn. Người Samaria đến gần Đức Giêsu một cách cung kính, và dâng lời ngợi khen Chúa. Sự vô ơn dẫn tới sự thiếu tình yêu, nhân hậu và bất dung đối với người khác Nếu chúng ta không nhận ra và tri ân lòng thương xót đã dành cho chúng ta, chúng ta trở thành người vô ơn. Sự vô ân là sự quên đi hoặc thái độ lạnh nhạt đối với lòng tốt đã nhận được. Sự vô ân dễ dàng dẫn đến sự thiếu lòng mến và không có sự khoan dung đối với những người khác, cũng như tội lỗi khác, như sự bất mãn, không hài lòng, than trách, càu nhàu, kiêu ngạo và ngạo mạn. Chúng ta có thường vô ơn với cha mẹ, cha xứ, các giáo viên, và hàng xóm của chúng ta không? Bạn có bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa về lòng thương xót của Người dành cho bạn, và bạn có tỏ lòng thương xót đối với tha nhân không? Lạy Chúa Giêsu, ước gì con không bao giờ lơ là để nhận ra lòng nhân hậu và thương xót yêu thương của Chúa. Xin lấp đầy trái tim con lòng trắc ẩn và biết ơn, và giải thoát con khỏi sự vô ân và bất mãn. Xin giúp con ghi nhớ những phúc lành của con với lòng biết ơn, và dâng lời cảm tạ Chúa trong mọi trường hợp. |