Tất cả vì vinh quang Thiên Chúa

0

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us

Prayer is an expression of love.

The high school I attended in suburban Maryland was named for St. Vincent Pallotti, the nineteenth-century saint who, among other things, was a great advocate for the laity in the life of the Church.

In 1835, St. Vincent Pallotti founded the Union of Catholic Apostolate, a lay association that is considered a forerunner of Catholic Action. He described its mission this way:

The Catholic Apostolate, that is, the universal apostolate, which is common to all classes of people, consists in doing all that one must and can do for the great glory of God and for one’s own salvation and that of one’s neighbor.

He later expressed something that is central to all of us: the idea that almost any aspect of our lives can be offered as prayer. “You must be holy in the way God wants you to be holy,” he said. “God does not ask you to be a Trappist Monk or a hermit. He wills that you sanctify your everyday life.”

This, I believe, is our great calling -and, in itself, a beautiful form of prayer.

As I was working on this book, I reached out to a woman who knows a lot about how to sanctify the everyday: Rose Sullivan. Known affectionately as “Mama Rose,” she is the executive director of the National Conference of Diocesan Vocation Directors. She also happens to be the mother of a priest.

Rose is, as you can imagine, a busy person. She is also a woman of prayer. I asked her what ideas she could offer other busy people, from her many years of experience. What practical advice would she give?

She sent me the following email, and it summarizes perfectly what I consider the ideal prayerful ethic:

1.   It may sound oversimplified, but try waking up just twenty minutes earlier, and give that time to God. It will be a game changer in starting your day -and you can even have your coffee while you are praying!

2.   Driving to the seminary in the morning, I turn off the radio and turn on prayer time. My rosaries are never far from me, even if I only have time for a decade. Asking Mary, our most powerful intercessor, to guide us through our day and bring us ever closer to her Son is always an investment for the better for your soul.

3.   You want your prayer to be a response to the presence and love of Jesus. Prayer is not a mix of some magical words you recite that suddenly transports you into a deeper relationship with Christ. Prayer is a conversation with God. Take a coffee break; take a prayer break. Sometimes just stepping away from the joyful chaos of work and taking a quick break to walk, stretch, and reach out to God are all you need for that moment.

4.   Pick up a good book on the saints, on Mary, on the Church; pick up the Bible, and just start reading.

5.   Stop and simply invite God into the busyness of your day – “Jesus, be with me now.” Although he always is with us, that quick prayer spoken throughout the day reminds us that he is, in fact, always there.

6.   If you needed to get your child to soccer practice, had a deadline looming at work, and were preparing to welcome your relatives for a weekend stay, you would somehow get it all done. How? You make it work. How about putting God on that list? In fact, how about putting him on the top of your list? If you need to schedule your time to pray, then do it, and set a calendar notification.

At the end of the day, I think most of us can argue, perhaps defensively, that we are too busy to pray. How can we possibly do it? There’s just too much going on! But as my friend Rose reminds us: actually, we aren’t too busy. Not at all.

The choice to pray is, fundamentally, a choice – just like the choice to read, or to cook, or to paint. Or the choice to love. Prayer is, after all, an expression of love. It is an expression of our abiding hope and faith in the God who made us and loves us – and of our own love for him.

And as an act of love – like any act of love – it is deeply rooted. It involves more than mere words.

Pope Francis has said,

I … think of many Christians who think that praying is – pardon me “talking to God like a parrot.” No! One prays from the heart, from within. … Our God needs nothing: in prayer he only asks that we keep a channel of communication open with him in order to always recognize that we are his most beloved children. He loves us very much.

I submit that if we follow that path -praying from the heart, living each day as an ongoing prayer to the source of our joy and our hope – we can only draw closer to the One who desires that closeness forever. Let us strive with confidence, faith, and trust to do that. Let us strive to live that. Let us pray.

———-

This is a selection from The Busy Person’s Guide to Prayer by Deacon Greg Kandra (The Word Among Us Press 2019), available from www.wau.org/books.

Cầu nguyện là một sự biểu lộ của tình yêu.

Trường trung học mà tôi theo học ở vùng ngoại ô Maryland được đặt theo tên Thánh Vicent Pallotti, một vị thánh sống thế kỷ XIX. Ngoài những hoạt động khác, ngài là người ủng hộ mạnh mẽ cho giáo dân trong cuộc sống của Giáo Hội.

Năm 1835, Thánh Vicent Pallotti đã thành lập Liên Hiệp Tông đồ Công Giáo, một hiệp hội được coi là tiền thân của Hoạt Động Công Giáo. Ngài đã mô tả sứ mạng của Liên Hiệp như sau:

Tông đồ Công Giáo là việc tông đồ phổ quát, chung cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân, bao gồm việc thực hiện tất cả những gì người ta phải và có thể làm cho vinh quang cao cả của Thiên Chúa và cho ơn cứu độ của chính mình  và của tha nhân.

Sau này ngài diễn tả điều là trọng tâm cho tất cả chúng ta: ý tưởng là hầu hết bất cứ khía cạnh nào trong cuộc sống của chúng ta đều có thể được dâng lên như lời cầu nguyện. Ngài nói: “Bạn phải trở nên thánh thiện theo cách Thiên Chúa muốn bạn nên thánh”. “ Thiên Chúa không đòi hỏi bạn phải là một Tu sĩ Trappist (Thầy Dòng Xitô Nhặt phép) hay một ẩn sĩ. Người muốn bạn thánh hóa cuộc sống hằng ngày của bạn”.

Tôi tin đây là lời ơn gọi lớn lao của chúng ta – và tự nó, cũng là một hình thức cầu nguyện tuyệt vời.

Khi tôi đang viết cuốn sách này, tôi đã liên lạc, tiếp cận với một người phụ nữ biết nhiều về cách thánh hoá mỗi ngày sống: Rose Sullivan. Được biết đến cách trìu mến với cái tên là “Mama Rose (Mẹ Rôsa)”, bà là giám đốc điều hành của Hội nghị Quốc gia các Giám đốc Ơn gọi Giáo phận. Bà cũng là thân mẫu của một linh mục.

Như bạn có thể tưởng tượng, Rose là một người bận rộn. Bà cũng là một phụ nữ cầu nguyện. Tôi đã hỏi bà rằng với nhiều năm kinh nghiệm của mình, bà có ý tưởng gì có thể giúp cho những người bận rộn khác. Bà cho lời khuyên thực hành gì đây?

Bà đã gửi cho tôi email dưới đây và nó tóm tắt cách hoàn hảo những điều tôi coi là đạo đức cầu nguyện lý tưởng:

1.   Nghe có vẻ quá đơn giản, nhưng hãy cố gắng thức dậy sớm hơn chỉ hai mươi phút, và dành thời gian đó cho Chúa. Điều đó sẽ thay đổi hoàn toàn cách bạn bắt đầu ngày mới – và thậm chí bạn có thể uống cà phê trong khi cầu nguyện!

2.   Lái xe đến chủng viện vào buổi sáng, tôi tắt radio và bật giờ cầu nguyện. Chuỗi mân côi thì không bao giờ xa tôi, ngay cả khi tôi chỉ có thời gian để đọc mười kinh. Việc cầu xin Đức Maria, đấng chuyển cầu mạnh mẽ nhất của chúng ta, để hướng dẫn chúng ta trong ngày và đưa chúng ta đến gần hơn với Con của Mẹ luôn luôn là một khoản đầu tư tốt hơn cho tâm hồn bạn.

3.   Bạn muốn lời cầu nguyện của bạn là một lời đáp lại sự hiện diện và tình yêu của Chúa Giêsu. Cầu nguyện không phải là hỗn hợp những lời ma thuật nào đó mà bạn đọc thuộc lòng rồi bất thình lình đưa bạn vào một mối tương quan sâu sắc hơn với Chúa Kitô. Cầu nguyện là một cuộc trò chuyện với Thiên Chúa. Hãy nghỉ giải lao để dùng một tách cà phê; hãy nghỉ giải lao để dâng một lời cầu nguyện. Đôi khi chỉ bước ra khỏi nơi hỗn loạn vui vẻ của công việc và nghỉ giải lao nhanh chóng để đi bộ, duỗi người ra và vươn mình tới Chúa là tất cả những gì bạn cần làm trong khoảnh khắc đó.

4.   Hãy chọn lấy một cuốn sách hay về các, về Đức Maria, về Giáo Hội; hãy cầm cuốn Thánh Kinh lên và bắt đầu đọc.

5.   Hãy dừng lại và đơn giản mời Chúa vào trong sự bận rộn của ngày sống của bạn -“Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ở cùng con bây giờ”. Mặc dù Người luôn luôn ở cùng chúng ta, nhưng lời cầu nguyện nhanh được thốt lên đó trong ngày sống nhắc nhở chúng ta rằng thực sự Người luôn luôn ở đó.

6.   Nếu bạn cần đưa con của bạn đi tập bóng đá, sắp đến hạn hoàn thành công việc và chuẩn bị đón những người thân vào cuối tuần, bằng cách nào đó bạn sẽ hoàn thành tất cả. Bằng cách nào đây? Bạn làm cho mọi việc trôi chảy. Còn về việc đưa Chúa vào danh sách đó thì sao? Thực vậy, sao bạn không đặt Chúa lên đầu danh sách của bạn? Nếu bạn cần lên lịch cho thời gian cầu nguyện của bạn, bạn hãy làm điều đó và hãy cho thông báo lên lịch.

Cuối ngày, tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều có thể lý luận, có lẽ cách phòng vệ, rằng chúng ta quá bận rộn để cầu nguyện. Làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Có quá nhiều thứ đang diễn ra! Nhưng như Rose, người bạn của tôi nhắc nhớ chúng ta: thực sự, chúng ta không quá bận rộn. Không hề đâu.

Về căn bản, việc lựa chọn cầu nguyện là một sự lựa chọn – giống như một lựa chọn đọc sách, hoặc nấu ăn hay vẽ tranh. Hoặc sự lựa chọn để yêu thương. Sau hết, cầu nguyện là một sự biểu lộ của tình yêu. Đó là một sự biểu lộ của niềm hy vọng và niềm tin bền bỉ vào Thiên Chúa Đấng đã dựng nên chúng ta và yêu thương chúng ta và là sự biểu lộ chính tình yêu của chúng ta dành cho Người.

Và như là một hành động của tình yêu – giống như bất cứ hành động nào của tình yêu  – nó có nguồn gốc sâu xa. Nó gồm nhiều hơn chỉ những lời lẽ đơn thuần.

Tôi… nghĩ đến nhiều Kitô hữu cho rằng cầu nguyện – xin lỗi là “nói với Chúa giống như một con vẹt” Không! Người ta cầu nguyện từ đáy lòng, từ bên trong… Thiên Chúa của chúng ta không cần gì: trong cầu nguyện Người chỉ yêu cầu chúng ta duy trì một kênh liên lạc cởi mở với Người để luôn luôn nhận ra rằng chúng ta là những người con yêu dấu nhất của Người. Người yêu chúng ta rất nhiều.

Tôi tin rằng nếu chúng ta đi theo con đường đó – cầu nguyện từ đáy lòng, sống mỗi ngày như một lời cầu nguyện liên lỉ với nguồn vui và bình an của chúng ta – chúng ta chỉ có thể đến gần hơn với Đấng hằng ao ước sự gần gũi đó mãi mãi. Chúng ta hãy nỗ lực với sự xác tín, tin tưởng và tín thác để sống điều đó. Chúng ta hãy cầu nguyện.

———-

Đây là một trích đoạn trong cuốn sách coa tựa đề: The Busy Person’s Guide to Prayer (Hướng Dẫn Cầu Nguyện cho Người Bận Rộn), tác giả là Phó tế Greg Kandra (The Word Among Us Press 2019), có sẵn tại từ www.wau.org/books.

Comments are closed.

phone-icon