Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo Word Among Us
The heat of God’s love purifies and transforms us.
The seven hundred acres of fields on the ranch providing feed for cattle and horses were a challenge for plow and sower and reaper. And if one of those machines broke down during the window offered by the season, it could mean losing a crop. So when a plow broke that day, repair was urgent. Fortunately, five miles away there was one man who could fix the plow’s twisted arm: Adolph Stricker. I was scarcely eight years old as I rode with the disabled part in the pickup to witness the repair. The swarthy blacksmith scrutinized the misshapen iron arm, then cranked up his fire and began the process of transformation. I was awed by what I saw, by what fire can do to iron. The orange rust flicked off first, and then the piece turned black. Before long the black grew red, and finally the red turned a glowing white, hardly distinguishable from the fire. At that point, Adolph was able to remove the iron, place it on his anvil, and begin to pound it into the shape he wanted. Spiritual transformation is like that. We are twisted iron, useless and leaving untilled the world we were meant to prepare for the harvest. Then God comes along, sends the heat of his love, and we begin to change. Love purifies as it transforms. It makes us shed our rust; then it targets the darkness within us, eventually bringing us into light and making us malleable. What a wonderful parable of spiritual transformation. If the broken plow arm could speak, it would probably scream and protest and cry out to the blacksmith, “Why are you doing this to me?” And that’s how our flesh also reacts when we are hammered by trials. And even if we know in theory that God permits rather than causes evil, we can’t separate our pain from our relationship with him, and so with the psalmist we cry out, “You lifted me up just to cast me down” (Psalm 102:11). Can I still think of God as our Father, even if he is only letting me suffer like this? But then we open our Bible, and our eyes fall on Hebrews’ reprise of Proverbs: “My son, do not disdain the discipline of the Lord or lose heart when reproved by him; for whom the Lord loves, he disciplines.” … Endure your trials as “discipline”; God treats you as sons. . .. We have had our earthly fathers to discipline us, and we respected them. Should we not [then]submit all the more to the Father of spirits and live? They disciplined us for a short time as seemed right to them, but he does so for our benefit, in order that we may share his holiness. (Hebrews 12:5-6, 7, 9-10) We learn from the word of God that the heavenly Father disciplines and that his purpose is not to make us unhappy, nor is it merely to make us holy, but to make us share his holiness. What a difference it would make for me if every time I am struck with a trial, I would realize that this is a chance for me to grow in the very holiness of God! That is certainly not my first thought when the storm breaks, but I will try to remember that other passage from James: Consider it all joy, my brothers, when you encounter various trials, for you know that the testing of your faith produces perseverance. And let perseverance be perfect, so that you may be perfect and complete, lacking in nothing. (James 1:2-4) The greatest trial in my own life was my first year teaching high school. Without any practice teaching, I found myself with five daily class preparations, four for my freshman class (religion, English, Latin, and civics) and one for a junior class (world history). Straight out of college, I made every possible mistake a beginning teacher could make and lost discipline in the class – and this lasted for a whole academic year. I certainly did not “consider it all joy.” It was the first time in my life that I had failed in anything that serious. The only consolation I had was the word of an older brother, who told me, “You are experiencing redemptive suffering.” In retrospect, I realize how blessed I was to be in that crucible. I learned a lot about myself and a lot about teaching. I was on the anvil for a year. The Father was allowing me to experience the heat and the hammer, that I might grow. He also knew how much I could take. I think of Paul’s word to the Corinthians: “No trial has come to you but what is human. God is faithful and will not let you be tried beyond your strength; but with the trial he will also provide a way out, so that you may be able to bear it” (1 Corinthians 10:13). Not only that, but the word of my older brother has come back to me in other times of trial. He was summarizing Paul’s word to the Colossians: “Now I rejoice in my sufferings for your sake, and in my flesh I am filling up what is lacking in the afflictions of Christ on behalf of his body, which is the church” (Colossians 1:24). Of course, Christ’s sufferings are more than sufficient to save a universe, because he is God. But in terms of quantity and kind, Jesus did not suffer every kind of pain. He did not, for example, suffer the pains of old age or physical disabilities or a riotous freshman classroom. That he left for me. And that gave me hope, not just that the year would end, but that my sufferings were in the end worthwhile. I know it is not nature but the grace of God the Father that enables me to see suffering as an opportunity to grow closer to his son Jesus in his passion, and so to grow in holiness. In my ministry I have become a wounded healer, like Jesus, whose risen glory did not erase the wounds in his hands and feet but made them windows of healing for others, not least of all for the first disbeliever – his own apostle Thomas. If I have not yet reached the holiness of rejoicing in suffering, at least let me know the joy of suffering with Christ. __________ This is an excerpt from Living in the Father’s Embrace by George T. Montague, SM (The Word Among Us Press 2014) available from www.wau.org/books. |
Sức nóng của tình yêu Thiên Chúa thanh tẩy và biến đổi chúng ta.
Bảy trăm mẫu ruộng trên trang trại cung cấp thức ăn cho gia súc và ngựa là một thách đố đối với người cày, người gieo hạt và người gặt lúa. Và nếu một trong các máy đó bị hư trong lúc vụ mùa đang diễn tiến thì có thể đồng nghĩa là mất mùa. Vì thế, khi một máy cày bị hư ngày hôm đó, việc sửa chữa là hết sức khẩn cấp. May thay, cách đó năm dặm, có một người đàn ông tên là Adolph Stricker có thể sửa chữa cánh tay bị cong của máy cày. Khi chỉ mới tám tuổi, tôi được ngồi trên xe bán tải chở bộ phận bị hỏng và được chứng kiến quá trình sửa chữa nó. Người thợ rèn da ngăm đen kiểm tra kỹ lưỡng cánh tay sắt bị méo mó, sau đó tăng lửa và bắt đầu quá trình biến hoá. Tôi vô cùng kinh ngạc trước những gì tôi thấy, trước những gì lửa có thể làm với sắt. Trước tiên, lớp gỉ màu cam đỏ lửa lên rồi toàn bộ mảnh vỡ chuyển thành màu đen. Trong một thời gian dài, màu đen chuyển sang màu đỏ, và cuối cùng màu đỏ chuyển sang màu trắng sáng, rất khó phân biệt được với ngọn lửa. Đến lúc đó, Adolph đã có thể lấy miếng sắt ra, đặt nó lên cái đe và bắt đầu đập nó thành hình dạng mà ông muốn. Sự biến đổi về tâm linh cũng giống như thế. Chúng ta là những cục sắt cong queo, vô dụng và đáng rời khỏi thế giới này cho đến khi chúng ta được chuẩn bị cho mùa thu hoạch. Sau đó, Thiên Chúa đến, gửi lửa tình yêu của Người và chúng ta bắt đầu biến đổi. Tình yêu thanh tẩy khi nó biến đổi. Nó làm cho chúng ta rơi rụng đi những rỉ sét; rồi nó nhắm vào bóng tối bên trong chúng ta, cuối cùng nó đưa chúng ta vào trong ánh sáng và làm cho chúng trở nên dễ uốn nắn, dễ dạy bảo. Thật là một dụ ngôn tuyệt vời về sự biến đổi tâm linh. Nếu một cánh tay của máy cày bị hư hỏng có thể nói, nó sẽ có thể hét lên và phản đối rồi gào lên với người thợ rèn: “Tại sao ông làm điều này với tôi?” Và đó là cách cơ thể của chúng ta phản ứng khi chúng ta bị những thử thách tấn công. Và ngay cả nếu về lý thuyết, chúng ta biết rằng Thiên Chúa cho phép chứ không phải Người gây ra sự ác, chúng ta vẫn không thể chia tách nỗi đau đớn của chúng ta ra khỏi mối tương quan của mình với Chúa, và vì thế cùng với thánh vịnh gia, chúng ta kêu lên: “Chúa nhấc con lên, rồi quẳng ra xa” (Tv 102,11). Tôi có thể vẫn nghĩ về Thiên Chúa là Cha của chúng ta, ngay cả nếu Người chỉ để tôi đau khổ như thế này? Nhưng rồi chúng ta mở cuốn Thánh Kinh và đọc đoạn trích dẫn trong sách Châm Ngôn của người Do Thái: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy… Anh em chịu đựng những thử thách như ‘kỷ luật’. Thiên Chúa đối xử với anh em như với những người con… Chúng ta có cha trần thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, thì chúng ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được sống. Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của mình; còn Thiên Chúa sửa dạy là vì lợi ích của chúng ta, để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện của Người” (Hebrews 12:5-6, 7, 9-10) Lời Thiên Chúa dạy chúng ta rằng Cha trên trời sửa dạy và rằng mục đích của Người không phải làm cho chúng ta không vui, bất hạnh, cũng không đơn thuần làm cho chúng ta nên thánh thiện, nhưng cho chúng ta được chia sẻ sự thánh thiện của Người. Sẽ thật sự khác biệt biết bao nếu mỗi lần tôi gặp thử thách, tôi nhận ra rằng đây là cơ hội để tôi lớn lên trong chính sự thánh thiện của Chúa! Chắc chắn đó không phải suy nghĩ đầu tiên của tôi khi cơn giông tố ập đến, nhưng tôi sẽ cố gắng nhớ tới một đoạn thư khác của Thánh Giacôbê: “Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì.” (Gc 1,2-4) Thử thách lớn nhất trong cuộc đời tôi là năm đầu tiên tôi dạy ở trường trung học. Không có bất kỳ việc dạy thực hành nào, tôi nhận ra tự mình phải chuẩn bị năm bài để lên lớp mỗi ngày, bốn bài cho lớp năm nhất (tôn giáo, tiếng Anh, tiếng Latinh và giáo dục công dân) và một bài cho học sinh năm hai (lịch sử thế giới). Ngay sau khi ra trường, tôi đã mắc phải mọi lỗi lầm mà một giáo viên bắt đầu có thể mắc phải và tôi làm mất kỷ luật trong lớp – và điều này kéo dài suốt cả năm học. Chắc chắn, tôi đã đã không “tự cho mình chan chứa niềm vui”. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đới tôi đã thất bại trong vấn đề nghiêm trọng đó. Lời an ủi duy nhất mà tôi có được là lời của anh trai tôi, anh ấy nói với tôi rằng: “Em đang trải nghiệm sự đau khổ cứu chuộc”. Gẫm lại, tôi thấy mình thật diễm phúc khi gặp thử thách cam go đó. Tôi đã học được nhiều về chính bản thân tôi và nhiều về việc dạy họ. Tôi đã ở trên cái đe suốt một năm. Chúa Cha đã cho phép tôi trải nghiệm sức nóng và cái búa để tôi có thể lớn lên. Người cũng biết tôi có thể chịu đựng nhiều thế nào. Tôi nghĩ đến lời Thánh Phaolô nói với các tín hữu Corintô: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1 Cr 10,13). Không chỉ thế, lời của anh trai tôi đã trở lại với tôi khi tôi gặp thử thách khác. Anh ấy đã tóm tắt lời của Thánh Phaolô nói với các tín hữu Côlôsê: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24). Dĩ nhiên, những đau khổ của Chúa Kitô đã quá đủ để cứu vũ trụ, bởi vì Người là Thiên Chúa. Nhưng xét về số lượng và phân loại, Chúa Giêsu đã không phải chịu mọi loại đau khổ. Chẳng hạn, Người không phải chịu những đau khổ của tuổi già hay những bệnh tật, giới hạn về thể lý hoặc lớp học năm thứ nhất ồn ào. Người đã để lại những đau khổ đó cho tôi. Và điều đó cho tôi niềm hy vọng, không chỉ là năm học đó kết thúc, nhưng những đau khổ của tôi cuối cùng thật đáng giá. Tôi biết đó không phải là tự nhiên nhưng là ơn Thiên Chúa Cha ban cho tôi có thể coi đau khổ là một cơ hội để tiến gần hơn với Chúa Giêsu Con của Người trong đau khổ, và để lớn lên trong sự thánh thiện. Trong sứ vụ của mình, tôi đã trở nên người chữa lành bị thương tích, như Chúa Giêsu, vinh quang phục sinh của Người đã không xóa sạch những vết thương nơi bàn tay và chân của Người nhưng biến chúng thành cửa sổ chữa lành cho những người khác, ít nhất cho người tín hữu không tin đầu tiên – chính tông đồ Tôma của Người. Nếu tôi vẫn chưa đạt tới sự thánh thiện là vui mừng chịu đau khổ, thì ít nhất hãy để tôi biết vui mừng về việc chịu đau khổ với Chúa Kitô. ___________ Đây là một trích đoạn từ cuốn sách có tựa đề: “Sống trong Vòng Tay của Cha”, tác giả là George T. Montague, SM (The Word Among Us Press 2014) có sẵn tại from www.wau.org/books. |