CỬ HÀNH CANH THỨC PHỤC SINH
1- Phần 1 : NẾN PHỤC SINH
Trong phần đầu, chúng ta lưu ý :
a. Quang cảnh Nhà Thờ: Nhà thờ trống, các đèn đều tắt. Cử hành trong đêm tối.
b. Làm phép Lửa mới: Chúa Giêsu đã nói tới lửa Người đem vào thế gian và mong được cháy phừng lên.
c. Sửa soạn Nến Phục sinh: Ở đây, cây nến được dùng không như một vật dụng phụ thuộc vào việc phụng tự. Nến Phục sinh tượng trưng chính Chúa Kitô.
d. Nến được thắp sáng lên: Hình ảnh Chúa Kitô sống lại, đang sống và là ánh sáng soi đường dẫn lối cho thế gian. Nến được kiệu long trọng vào nhà thờ : gợi cho chúng ta cuộc tiến vào Đất Hứa của con cáiIsrael sau cột mây sáng, trong cuộc VƯỢT QUA đầu tiên.
e. Bắt đầu cuộc kiệu: Nến được đưa lên cao với lời xướng : Ánh sáng Chúa Kitô. Và mọi người đồng thanh : Tạ ơn Chúa. Nến được đưa lên cao lần thứ hai ở cửa vào nhà thờ. Và từ Nến Phục sinh, các nến của cộng đoàn được thắp lên. Khi tới trước bàn thờ, vị chủ lễ hoặc phó tế lại đưa Nến lên cao một lần nữa. Bấy giờ, các đèn trong nhà thờ được thắp sáng lên.
f. Bài công bố Tin Mừng Phục sinh: MỪNG VUI LÊN, nói lên niềm vui ơn Cứu Độ
2- Phần 2 : Phụng vụ Lời Chúa
a. Đọc Cựu Ước: Cũng dưới ánh sáng của Nến Phục sinh, ánh sáng của Đức Kitô Phục sinh, chúng ta mới hiểu thấu Cựu Ước, là cả một sự sửa soạn lâu dài cho việc Đấng Cứu Thế đến.
– Bài đọc I:
Trang đầu sách Cựu Ước mời gọi chúng ta nhìn bao quát toàn vũ trụ. Với câu điệp khúc : “Và Thiên Chúa thấy điều đó là tốt”, Giáo Hội muốn đặc biệt mời gọi các dự tòng có cái nhìn lạc quan về thế giới.
– Bài đọc II : Lễ tế Isaac
Theo lệnh Chúa, Abraham đã không do dự đem đứa con của lời hứa, đứa con một đi hiến tế. Thư Hipri chú giải : “Bởi tin, Abraham đã hiến dâng Isaac khi Thiên Chúa thử lòng, và ông tiến dâng đứa con một … bởi ông nghĩ rằng : Thiên Chúa quyền phép đủ để làm cho người chết sống lại, do đó ông đã được lại con ông, sự đã nên như triệu
– Bài đọc III : Cuộc Vượt Qua Biển Đỏ
Con cái Israel được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập và được đưa về Đất Hứa, ngang qua Biển Đỏ. Biển liền mở ra trước họ và cột mây lửa bảo vệ họ khỏi tầm mắt quân vua Pharaon đuổi theo. Khi họ vượt qua xong, biển ập trở lại, vùi dập quân Ai cập. Hình ảnh phép Rửa Tội có kèm theo hình ảnh cuộc chiến thắng nhờ Thập giá. Nhờ các tiên tri, dânIsraelđược vững tin rằng : quá khứ sẽ bảo đảm cho tương lai : Thiên Chúa đã tỏ uy quyền mà giải thoát dân Ngài, ắt Ngài sẽ không bỏ rơi và sẽ còn cứu thoát họ mãi.Israelmới cũng được sự bảo đảm của Thiên Chúa nhờ ơn Phục sinh của Đức Kitô.
– Bài đọc IV
Trích từ sách “Niềm an ủi của Israel”, nói lên lòng trung thành, tình yêu vĩnh cửu và giao ước bình an trường tồn của Chúa
– Bài đọc V
Đây là một trong những lời sấm bao quát nhất của Cựu Ước. Giáo Hội nhận thấy ở đó : lời loan báo “tin mừng” cho mọi dân tộc, chớ không chỉ riêng cho con cáiIsrael, kèm theo lời hứa ban hồng ân Thánh tẩy và Thánh Thể : hồng ân hoàn toàn nhưng không…
– Bài đọc VI : Nguồn Khôn Ngoan thật
Mọi khôn ngoan thế gian đều qua đi. Chỉ có sự khôn ngoan của Thiên Chúa bền vững đời đời.
– Bài đọc VII
Lời sấm của tiên tri Ezekiel báo cho dân bị lưu đày biết : Thiên Chúa sẽ đưa họ trở về, tha thứ tội lỗi, ban cho họ một quả tim, một thần trí mới, sẽ lập lại giao ước mới để họ sẽ là dân của Chúa và Ngài sẽ là Thiên Chúa của họ.
b. Đọc Tân Ước
– Bài thư Thánh Phaolô đúc kết toàn bộ môn huấn giáo và nêu lên mối liên kết chặt chẽ giữa hồng ân Rửa Tội với mầu nhiệm Chúa Kitô chết và sống lại.
– Bài Phúc Âm kể lại việc Chúa sống lại từ cõi chết, là nền tảng đức tin của mọi tín hữu, là đối tượng của Tin Mừng Cứu Độ, lẽ sống của mọi người kitô hữu.
Giờ đây, người dự tòng sắp lãnh nhận ơn Thánh tẩy. Hội Thánh được thêm phần tử, kết quả thấy được của Hồng ân Cứu Độ.
3- Phần 3 : Phụng vụ THÁNH TẨY
Trong phần đầu, nghi thức lễ Nến đã cho chúng ta thấy ý nghĩa về ánh sáng liên quan đến sự Phục sinh. Phụng vụ Thánh tẩy, nghi thức làm phép Nước biểu lộ mầu nhiệm Sự Sống bằng dấu tượng trưng quen thuộc đối với Kinh Thánh và Truyền Thống : đó là mạch nước. Thánh Gioan đã sử dụng dấu chỉ về sự sống cách đặc biệt : trong dấu chỉ đầu tiên Chúa đã làm ở bữa tiệc cưới tại thành Cana, trong buổi nói chuyện với ông Nicôđêmô về sự sống mới, và trong dịp trao đổi với phụ nữ xứ Samaria bên thềm giếng Giacóp. Chính Thánh Gioan đã cho thấy : ánh sáng và sự sống là hai đặc điểm bổ túc của Ngôi Lời: “Nơi Người là sự sống và sự sống là ánh sáng của loài người” (1,4).
a. Vì thế, bí tích Thánh tẩy được gọi là “Phép Rửa tái sinh”
b. Tuyên xưng lại lời hứa Thánh tẩy
4- Phần 4 : Phụng vụ THÁNH THỂ
Giờ đây, tất cả tín hữu, toàn thể Giáo Hội, cùng trong niềm hân hoan cảm tạ, tham dự tiệc Thánh Thể, một bảo chứng tiên báo Bàn Tiệc trên trời. Tiếng ALLELUIA (Hãy ngợi khen Chúa), tự cõi lòng mọi người sẽ vang lên suốt Mùa Phục sinh.