Độc thân ngày nay (tt)

0

ĐỘC THÂN NGÀY NAY
Nguyên tác: Supplément à vie chrétienne,
Nov. 1972, No 151 Tác giả: Yves Raguin, SJ.
Chuyển ngữ: Lm. Đặng Xuân Thành

PHẦN I: ĐOÀN SỦNG ĐỘC THÂN (tt)

5. Mầu nhiệm cánh chung giữa lòng cuộc sống

Để đánh giá lại đời sống độc thân người ta hay nhấn mạnh tới ý nghĩa cánh chung của sự độc thân. Người hiến dâng sự trinh khiết của mình cho Thiên Chúa là người làm chứng cho thời đại tương lai. Độc thân là một lời nhắc nhở cho những ai hay bị cám dỗ quên đi điều này: trong thế giới bên kia người ta không kết hôn nữa và sẽ sống như các thiên thần trước mặt Chúa. Nhưng lời chứng này khó tác động lên tâm trí những người đã gặp được người bạn đời lý tưởng ở trần gian này.

Ai cũng đi tìm hạnh phúc, và kể từ khi Kitô giáo khai sinh, nhiều người đã ao ước tích trữ một kho tàng trên trời. Những người đó hành động như nhà thương gia khôn khéo biết cất giữ tài sản của mình vào chỗ an toàn. Nhưng giữ thái độ đó có thể khiến cho cuộc sống của ta mang màu sắc bi quan.

Có một cách để kéo cuộc sống mai hậu ấy vào ngay trong cuộc sống hiện tại này, vì cuộc sống mai hậu đã nằm sẵn trong cuộc sống hiện tại này. Đó cũng chính là điều mà những người tận hiến cho Thiên Chúa muốn thực hiện. Trước khi biến cuộc sống của mình thành một dấu chỉ của thời hậu lai, cuộc sống của họ đã là một dấu chỉ rất đặc biệt về cuộc sống vĩnh cửu được thể hiện ngay trong thời gian này.

Cuộc sống vĩnh cửu đã ẩn dấu nơi chúng ta, cuộc sống ấy đã có mặt ở chỗ nào có Thiên Chúa ngự trị, có Thiên Chúa hiện diện và chia sẻ sự sống của Người cho ta. Thánh Gioan tuyên bố một cách hết sức đơn giản như sau: “Ngay từ bây giờ, chúng ta đã là con cái Thiên Chúa, và chúng ta sẽ thế nào sau này, điều đó bây giờ chưa được tỏ hiện. Nhưng chúng ta biết rằng khi điều đó được tỏ hiện chúng ta sẽ giống như Người vì một ngườichồng. Ðôi khi họ nhìn thấy nơi Người khuôn mặt cùa Thiên Chúa, hay của vị Chủ tể sự sống. Trong trường hợp này sự chọn lựa của họ có pha lẫn sự sợ hãi, sợ hãi những hình phạt vì tội lỗi của họ, sợ chết. Rất có thể trong những động lực thúc đẩy họ quyết định sống độc thân có những ảo tưởng, ngộ nhận, nhưng hiện tại lúc đó điều quan trọng là họ cho là hậu quả của việc họ đã gặp gỡ Thiên Chúa. Trong kinh nghiệm thiêng liêng đó họ ý thức rõ ý muốn của Thiên Chúa và vội vàng đáp lại, như thế họ tin rằng mình có bổn phận phải gặp lại vậy.

Các ơn gọi được quyết định như thế đó. Thiên Chúa can thiệp vào cuộc đời ta, trực tiếp qua Đức Kitô, qua Đức Maria hay bằng một cách nào khác. Thiên Chúa đột nhập vào cuộc đời ta, y như một thiếu nữ hay một thanh niên khi gặp nhau và cảm thấy yêu nhau. Khi Thiên Chúa đột nhập vào cuộc đời một người, như thế người ây không còn tự hỏi độc thân có phải là một dấu chỉ về thời hậu lai hay không. Sự độc thân lúc đó trở nên giống như điều kiện cơ bản để họ đáp lại tình yêu. Độc thân không phải là tình yêu, nhưng là sự biểu lộ và là dấu chỉ của tình yêu.

6. Để Yêu Thương Mọi Người

Lý do trước hết và trên hết của sự độc thân là để đáp lại Tình yêu Thiên Chúa một cách cá nhân. Tuy nhiên động lực này cũng có nhiều hợp âm căn bản đì kèm theo, như muôn hiến thân cho mọi ngưòì chẳng hạn. Quả thật, khám phá Tình yêu Thiên Chúa mà không chút ước ao hiến thân cho những người khác là một điều hiếm hoi, rất hiếm nữa là đàng khác.

Khi một thanh niên, một thiếu nữ kinh nghiệm được Tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu mà họ chỉ có thể đáp lại bằng sự độc thân hai hình ảnh lập tức hiện ra trước mắt họ. Một bên là hình ảnh của một gia đình mà họ có thể xây dựng và hạnh phúc của gia đình đó chính là hạnh phúc của họ. Dù muốn hay không, hình ảnh này cũng gợi ra một thế giới thật ấm áp, thật thân mật, trong đó người ta tha thiết yêu nhau, nhưng đành phải xa cách đôi chút với thế giới chung quanh. Ngược với hình ảnh là một quang cảnh khác: không phải là một cuộc sống không có tình yêu, nhưng hoàn toàn bị một tình yêu khác thu hút, một cuộc sống hoàn toàn hiến dâng cho Chúa nhưng đồng thời cởi mở đối với thế giới và sẵn sàng vượt qua mọi sự nơi mình.

Những người thanh niên, thiếu nữ ấy cảm thấy họ sẽ sẵn sàng để giúp đỡ và yêu thương kẻ khác nhiều hơn khi họ không có gia đình riêng. Nếu hồi nhỏ họ đã nếm hương vị ngọt ngào của đời sống gia đình, thì quả thật đấy là một hy sinh rất lớn khi họ khước từ tái tạo lại trong gia đình mới của riêng mình cái bầu khí ấm áp mà họ đã nếm được ngày xưa. Nếu biết qua những tình bạn sâu đậm và đã chớm yêu thương, thì khi đáp lại Tình yêu Thiên Chúa trong sự độc thân chắc họ sẽ cảm thấy đau đớn thật sự trong lòng, nhưng phải như thế, và nhờ tình yêu đã nếm trước đó họ thấy được Tình yêu của Thiên Chúa một cách rõ rệt và trung thực hơn.

Tình yêu trinh khiết này đòi hỏi họ phải khước từ một số niềm vui trong tình yêu nhân loại. Nhưng khi làm thế, Thiên Chúa chuẩn bị mở rộng tâm hồn họ cho lớn bằng tâm hồn Người. Vì thế khi hiến dâng con tim mình cho Thiên Chúa, người ta sẽ nhận ra rằng con tim Thién Chúa chính là nơi gặp gỡ của toàn thể nhân loại. Dầu vậy vẫn có một nỗi cám dỗ cho những ai dấn thân vào con đường độc thân: đó là khép kín lòng mình. Thật tệ hại, vẫn còn có người nghĩ rằng muốn yêu mến Thiên Chúa thi không được yêu thương ai hết. Thế nhưng nào hiểu được tình yêu Thiên Chúa và đáp lại sẽ không chịu yêu Thiên Chúa thôi mà còn yêu mọi người nữa.

Cuộc đời là một lịch sử, và trong lịch sử ấy càng kinh nghiệm nhiều về cuộc đời càng khám phá thấy thêm nhiều thực tại. Khi đã hiểu được Thiên Chúa muốn gọi mình phục vụ và yêu mến Người trong đời sống độc thân, thật ít khi ta đáp lại mà không đầm đìa nước mắt, nước mắt của một con tim biết khóc. Chúng ta chỉ là con người và vì thế không phải dễ gì mà hy sinh được những viễn tượng tươi đẹp của một cuộc hôn nhân lành thánh và một gia đình hạnh phúc. Không phải là lãng mạn, là sướt mướt tình cảm khi bảo rằng trong lúc cảm thấy hân hoan tiến thân cho Chúa ta cũng khóc cho tình yêu nữa.

Tuy nhiên, khi đánh mất (bề ngoài có vẻ thế) khả năng trao hiến cho một người, chồng hay vợ, cho con cái trong từng giây từng phút, ta lại thấy những hồng ân khác được ban tặng cho ta nhiều đến vô hạn. Nhờ khám phá ra tình yêu Chúa, cuộc sống của ta sẽ bị vỡ tung ra để ban phát cho tất cả những ai cần đến chúng ta. Hiến thân cho những người khác, động lực ấy thật quan trọng đến nỗi thường thường là động lực duy nhất mà ta dám nói lên. Biết bao con người đã bị tình yêu Thiên Chúa chiếm lấy thật sự và đã trao cả thần xác lẫn linh hồn cho Người thật sự, nhưng lại không dám nói lên điều đó, chỉ vì e thẹn. Người ta không nói lên điều đó vì đó là một điều quá thâm sâu, quá riêng tư. Ít ai thú nhận rằng mình bị tình yêu của Đức Kitô hút lấy, mình sẵn sàng cho một mình Người, chỉ sống nhờ Người, trong Người, tình yêu và tình bạn của Người đã làm thỏa mãn lòng mình. Tôi thường nghe họ nói: Tôi chưa bao giờ nói với ai về tình yêu tôi có đối với Thiên Chúa đang ở trong tôi. Đâu có ai hiểu được tôi? Có người chờ 20, 30 năm rồi mới kể lại cuộc gặp gỡ giữa họ với Đức Kitô, một cuộc gặp gỡ đã thay đổi toàn bộ cuộc đời họ. Đã có kinh nghiệm tình yêu tới mức độ đó rồi, nhưng biết nói với ai đây, nếu không phải là với một mình Đấng đã cho ta biết tình yêu ấy?

Trong thế giới này có khá nhiều linh mục, nữ tu, giáo dân che đậy ơn gọi thật của mình dưới lý do ‘có thể thú nhận được’ như để phục vụ người khác, để xả thân hoàn toàn. Ai cũng thấy rõ chung qui tất cả những lý do đó đều là để ‘dâng hiến’, họ còn nói rằng đó chính là nền tảng của ơn gọi họ. Điều đó rất đúng. Nhưng vì tế nhị, họ không dám nói rằng sở dĩ họ hiến thân như thế chỉ là vì một tình yêu duy nhất, chỉ vì Đức Kitô. Đó là bí mật của đời họ, là kho tàng của lòng họ. Nếu họ không nói ra, đó chính là vì họ sợ không được thông cảm. Một người cho rằng mình đã cảm thấy tình yêu tới mức độ thường bị chế nhạo đôi chút. Họ thường bị coi là ngây thơ quá. Thế nhưng tôi nghĩ rằng người ngây thơ nhất chính là Thiên Chúa vì Người đã đến nói thẳng với ta rằng Người yêu ta.

Nhưng xét cho cùng con Người Giêsu Nadarét ấy không ngây thơ chút nào. Người đã yêu thương chúng ta đến cùng, đến độ để cho tim mình ra trống hết không còn gì nữa… Có đông người hơn chúng ta tưởng đã theo chân vị ấy và yêu mến Người. Họ có thể nhắc lại như Gioan: ‘Chúng tôi đã tin vào tình yêu Yêu Thiên Chúa, yêu nhân loại, đó chính là hai mặt cùa tình yêu’

7- Vĩnh viễn

Những lí do khiến cho một người quyết định bước vào con đường độc thân thường rất phức tạp. Không hẳn lúc nào người ta cũng quyết định điều đó vì những lí do tốt đẹp. Nếu được quyết định vì những lí do đã nói trên đây (độc thân là đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa và hiến thân cho mọi người), rất có thể người ta quyết định bất chấp mọi sự. Những lí do vừa kể trên đây tự nó cao thượng và sâu xa quá đến nỗi những ai dấn thân đều tự coi như mình đã bị ràng buộc vĩnh viễn vào lời cam kết đó. Sở dĩ họ cam kết vĩnh viễn được là nhờ họ đã yêu một cách đậm đà sâu sắc.

Trường hợp tình yêu nhân loại cũng vậy. Nếu tình yêu chỉ có tính cách ngoại diện và chỉ dựa vào vẻ đẹp của người bạn đời, tình yêu ấy sẽ mau chóng bị đe dọa; còn nếu tình yêu ấy bén rễ sâu nơi con người kia, nó sẽ tồn tại dù cho có chuyện gì xảy đến chăng nữa, Tình yêu này mạnh hơn cả cái chết. Thất bại, tai họa, bệnh tật, lỗi lầm, không có gì có thể giết chết được tình yêu đó tựa như một tảng đá không thể lay chuyển được, tựa như viên kim cương không thể đổ vỡ được.

Nhiều Kitô hữu và nhiều người ngoài Kitô giáo ngạc nhiên vô cùng khi thấy nhiều linh mục và tu sĩ xin giải gỡ lời khấn hứa một cách dễ dàng vô cùng. Ngay cả những người không chống đối việc có một hàng giáo sĩ kết hôn cũng cám thấy khó giải thích tại sao việc cam kết với Thiên Chúa và với cộng đoàn Kitô hữu tại ít có giá trị hơn việc cam kết trong hôn nhân. Cho dù nói rằng hai lãnh vực đó khác nhau hoàn toàn, người ta vẫn thấy rằng lời hứa phải đúng là lời hứa, tuyên thệ phải đúng là tuyên thệ.

Các vị ấy cho rằng: “Nếu đã kết hôn thì không được ly dị vì ta phải tôn trọng lời hứa đã hứa với bạn mình, nhất là khi đã có con với nhau… Nhưng khi đã làm linh mục rồi mà xin trả lại tự do, chuyện ấy không có gì là quan trọng lắm”. Thôi thì nếu không nói tới bại trong chính tầm hồn con người khi cắt đứt lời thề, thì ít ra phải tôn trọng những người chúng ta làm linh mục cho, những người đang chờ đợi nơi chúng ta một sự phục vụ mà chỉ có linh mục mới làm được. Giáo dân thì thế giới có đầy rồi, nhưng một linh mục có ảnh hưởng đôi chút trong nhân loại như Đức Giêsu Kitô thì không dễ kiếm đâu.

Tôi không có ý bêu xấu ai ở đây, bởi vì có những hoàn cảnh bất đắc dĩ và chỉ Thiên Chúa mới có quyền xét xử mọi người, cả tôi lẫn người khác. Nhưng tôi xin bàn luận về một thực tại của nhân loại trong tư cách là một con người, để thấy rõ vấn đề ấy hơn trong tình trạng mù mờ hỗn độn hiện nay. Một linh mục muốn kết hôn để phát triển bản thân nhưng cuối cùng đã khước từ hôn nhân vì đã dấn thân cho các tín hữu, linh mục đó chắc sẽ bị lên án là thiếu thành thật, ông ta đã quyết định theo đức tin chứ không theo nhu cầu cá nhân của ông. Nhưng khi ông nói rằng mình không thể từ khước hôn nhân lâu hơn thế nữa, sự độc thân của mình không còn ý nghĩa gì nữa, mình phải trở về với con người như mọi người đàn ông khác, phải bỏ tác vụ để lập gia đình, không ai kết án ông cả và cho đó là một chuyện hết sức bình thường. Biết rõ như thế ta mới hiểu được tầm trạng của các đôi vợ chồng đã có lúc muốn bỏ nhau nhưng cuối cùng vẫn cố gắng tiếp tục chung sống chỉ vì họ đã hứa như vậy và đã hứa để thi hành vĩnh viễn.

Nếu nhiều cuộc hôn nhân đã kết thúc bằng sự ly dị, thì đó thường là vì người ta đã quyết định vội vã. Thế nhưng trường hợp này rất hiếm thấy đối với các người tận hiến trong đời tu hay chịu chức linh mục. Một linh mục sẽ cảm thấy ngượng miệng khi nói rằng mình đã không có đủ thì giờ để suy nghĩ, ông ta có thể nói rằng mình đã bị lóa mắt trước một chức linh mục lý tưởng chỉ có trong mơ với đầy đủ hương khói lung linh. Nhưng cuộc đời nào cũng vậy, lúc quyết định cho tương lai – khoảng 17 đến 25 tuổi là lúc chân chúng ta dễ bị cất bổng khỏi mặt đất nhiều hơn cả… để chạy theo những giấc mơ của đầu óc và con tim. Các linh mục và tu sĩ còn trẻ, cũng như những cặp vợ chồng trẻ, có thể làm chứng điều đó. Tình yêu không đánh lừa ta, nhưng quyến rũ ta để đưa ta tới một quyết định cuộn tròn cả cuộc đời mình. Trong đời sống độc thân cũng như hôn nhân, những lúc có những quyết định hệ trọng để thực hiện sau này, thường là những lúc tình yêu ta ở độ hăng nồng nhất. Nếu quên điều này, chẳng mấy chốc ta sẽ biến đổi hôn nhân và sự độc thân thành những thảm họa’… Trong hôn nhân cũng như trong đời sống độc thân, người ta luôn cam kết ‘Để sống mãi mãi’… Chuyện này sẽ đơn giản hơn nếu như sau khi cam kết như vậy ta được đi vào vĩnh cữu ngay. Tuy nhiên, ‘mãi mãi’ ở đây có nghĩa là ngày này sang ngày khác trong một cuộc sống thay đổi từng giây phút, trong cuộc sống mà mỗi ngày mà nhân cách lại lớn hơn và xác định rõ hơn, cảm tính của ta được đánh thức dậy và được khám phá ra mỗi ngày một rõ rệt hơn. Có ai biết được ngày mai lòng mình sẽ ra sao, và không biết mối tình ban đầu của tôi có bị đe dọa bởi một cuộc gặp gỡ tình cờ nào đó không?

Như thế ta mới hiểu được tính cách ‘vĩnh viễn’ trong việc dấn thân ở độ tuổi 20 đó có nghĩa gì. Nếu sau này ta muốn mình còn có thể nhắc lại lời ‘vĩnh viễn’ ấy với đầy đủ sự thật của nó… dù người chồng đã có lần bị cám dỗ ngủ với một người đàn bà khác, dù người linh mục đã có lần bị cám dỗ chối bỏ cái lời hứa của mình, thì ta phải nhắc lại lời hứa ấy hằng ngày. Linh mục ấy có thể nói rằng lúc ông 20 tuổi chưa biết sức mạnh của tình yêu nhân loại. Nhưng khi 20 tuổi làm sao ông biết dược những gì ông sẽ cảm thấy lúc lên 40 tuổi? Thân phận con người là thế. Chính vì thế trong độc thân cũng như trong hôn nhân, lời hứa rất trang trọng. Nó phải có giá trị vĩnh viễn, dù thế nào đi nữa.

8. Không thực sự muốn độc thân

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay của sự độc thân ta thấy rõ trong số người bỏ hàng ngũ này có những người đã không thực sự sống độc thân. Đối với họ, độc thân là một trong những điều kiện đòi hỏi để trở thành linh mục hay để bước vào dòng tu mà họ bị thu hut bởi lý tưởng của dòng tu đó. Độc thân là một trong những điều kiện để sống cuộc đời xả thân phục vụ Chúa và người khác. Họ biết rõ là mình không thích độc thân, nhưng vì người khác đã sống được nên họ nghĩ rằng chính họ cũng sẽ sống được.

Ở các môi trường Kitô giáo người ta còn quý trọng đặc biệt chức linh mục và sự khấn dòng. Đây là hai bậc sống đáng mơ ước vì chúng đem lại uy thế cho con người được sống thoải mái nữa. Chính vì thế nhiều người đã leo tới chức linh mục mà vẫn không ý thức rõ về sự độc thân. Họ đã bước vào con đường này và không có lý do gì để họ ngưng lại cả. Thêm vào đó một chút vị nể người khác, danh dự gia đình và nhiều lý do khác đã giúp họ tiếp tục sống độc thân. Nếu sống ở những vùng có truyền thống Ki tô giáo, thì làm một linh mục tốt tương đối dễ. Các linh mục có đủ việc làm và không còn thì giờ để nhìn vào sự độc thân của mình. Vả lại các tín hữu ở đó có ý thức rất cao về các linh mục và nhờ đó các linh mục được nâng đỡ rất nhiều để nỗ lực đôi khi một cách anh hùng trung thành với đời độc thân. Dẫu vậy, một số người vẫn độc thân như một sự tất yếu và có nhiều người trong số này đã hết sức kín đáo tìm những sự bù trừ mà họ khó lòng bỏ qua được.

Đời độc thân trở nên có thể và thậm chí tương đối dễ thực hiện nếu người ta được nâng đỡ bởi tình bạn của những người bạn của những lí tưởng và sự quý trọng của cộng đoàn tín hữu. Đành rằng có một số người chỉ tiến bước trên con đường độc thân một cách tàm tạm. Nhưng cũng có những người đã bước đi một cách hân hoan, thật dễ dàng và ung dung thoải mái, Dù sa ngã và khốn khổ, nhưng lý tưởng ấy vẫn cao đẹp đối với họ.

Điều cốt yếu không phải là làm sao cho đừng có những khó khăn trở ngại, mà là biết đương đầu và liệu thử sức mình có vượt qua được những khó khăn đó không. Muốn sống độc thân một cách thật sự có nghĩa là muốn sống độc thân trong đời sống cụ thể của mình. Một thanh niên có thể thấy khó giữ mình trong sạch, nhưng biết mình sẽ vượt qua được. Dù tương lai luôn mang nhiều những rủi ro bất trắc, nhưng lúc lựa chọn lần đầu này người thanh niên thiếu nữ ấy có thể đã tin chắc rằng mình được Thiên Chúa kêu gọi và sau nhiều lần thử luyện họ xác tín rằng đến lúc mình phải dấn thân vĩnh viễn.

Hoàn cảnh sẽ thay đổi, nói như thế thật dễ. Vâng, hoàn cảnh sẽ thay đổi, nhưng đó cùng chính là lúc họ làm chứng về sự trưởng thành của mình, khi họ vẫn giữ một lập trường không đổi trước một sự thật vượt lên trên cuộc sống hằng ngày của mình, dù hoàn cảnh có thế nào chăng nữa. Khi kết hôn với một người, anh thanh niên này phải thấy trước rằng mình sẽ gặp những thiếu nữ đẹp hơn, thông minh và quyến rũ hơn người vợ của mình… Khi cam kết sống độc thân, người thanh niên phải biết rõ rằng sau này, lúc mình được 40 tuổi chẳng hạn, mình sẽ cảm thấy cần có sự hiện diện của một người phụ nữ bên mình. Mình sẽ cần một người vợ. Cũng thế, sau nhiều năm sống yên ổn, các nữ tu bỗng nhiên cảm thấy hết sức khao khát yêu thương và được yêu thương.

Nếu những người này không thực sự muốn sống độc thân để kết hợp với Chúa Ki tô, với Giáo hội, với sự thật và tình yêu, thì vào lúc thử thách họ sẽ bị cám dỗ để thốt lên những lời như sau: Tôi chưa bao giờ thật sự muốn phải thiếu thốn, phải cô độc như thế. Họ cảm thấy hết sức cần thử nghiệm đàn ông, đàn bà như mọi người, đến nỗi họ xem sự độc thân hoàn toàn chỉ là một sự sắp đặt…Họ đổ lỗi cho Giáo hội là đã làm hỏng cuộc đời họ khi cấm họ sống y như mọi người. Họ nói: ” Nếu biết độc thân là thế , chúng tôi chẳng bao giờ muốn độc thân đâu”.

Họ có lý… cho dù đối với Đức Kitô, Giáo hội, các thánh và tất cả những ai hiểu biết thì độc thân không phải như thế. Không ai muốn độc thân chỉ là cô độc, thiếu yêu thương, lạnh giá trong con tim và mất hết sức sống. Có ai muốn những điều đó đâu? Nếu độc thân là vậy thì sự độc thân ấy chẳng qua chỉ là lớp vỏ bên ngoài, là cái hình thức hợp pháp để một linh mục, một tu sĩ không có vợ, một nữ tu không có chồng… không ai có thể chọn độc thân kiểu đó.

Nhưng tại sao có người đã đi tới chỗ coi độc thân chỉ là những sự cấm đoán, giới hạn? Theo tôi, đó là vì ngay từ đầu người ấy đã không muốn chọn một Tình Yêu – cốt tủy của sự độc thân, một tình yêu đặc biệt khiến họ không thể sống tình yêu hôn nhân nữa. Người ta đã chấp nhận sống độc thân vì đó là một phần trong toàn bộ giao kèo để trở thành linh mục hay tu sĩ một nhà dòng nào đó.

Có thể lúc đầu người ta đã hết lòng ‘ưng thuận’ thứ tình yêu đặc biệt đó, nhưng sau đó họ quên vun trồng tình yêu đó. Tình yêu đối với Thiên Chúa cũng đòi phải được chăm sóc như tình yêu giữa con người với nhau vậy. Khi cam kết vĩnh viên chúng ta như đang ở vào buổi chiều ngày lễ thành hôn. Ta đã trao hết tình yêu, nhưng sự sống tình yêu của chúng ta chỉ mới bắt đầu thôi. Qua năm tháng, theo nhịp độ mùa màng, sự sống ấy phải đâm rễ sâu và vươn thành những cành cây theo đủ mọi hướng.

9. Đoàn sủng và cơ chế

Nếu chỉ có linh mục triều bỏ sống độc thân thì có thể cho rằng nguồn gốc của khủng hoảng ấy là quan hệ giữa độc thân và chức linh mục. Thật vậy, đây là nguyên nhân sâu xa hơn. Tuy nhiên không kể các linh mục triều, rất nhiều tu sĩ nam lẫn nữ cũng mất ý thức về sự tận hiến cho Thiên Chúa, vì họ đã để đức tin của mình mềm yếu đi. Quả vậy chỉ có đức tin, chỉ có đức tin mang một tính chất hết sức đặc biệt mới có thể bảo đảm cho ta trung thành được với Đức Kitô trong đời sông độc thân.

Bảo rằng mọi sự khủng hoảng là do Giáo hội đã liên kết chức linh mục với đời sống độc thân, nói như thế là đã đánh lạc hướng chú ý, không nhìn vào vấn đề thật sự của nó. Chính Đức Kitô đã đặt vân đề căn bản này khi nói về những người tự yếm hoạn vì Nước Trời… Không phải ai cũng có thế hiểu được. Và phải nói thêm rằng người ta chỉ có thể hiểu được khi chấp nhận dấn thân vào, như trong tiến trình đức tin vậy. Chỉ khi nào thực hành đời sống độc thân thật sự ta mới thấy được độc thân là gì, chỉ khi nào sống độc thân người ta mới khám phá ra ý nghĩa sâu xa của nó.

Giáo hội đã can thiệp vào chỗ này, vì đức tin của Giáo hội mở ra để đón lấy một kinh nghiệm bao la rộng rãi hơn đức tin của mỗi Kitô hữu nói riêng. Giáo hội cung cấp cho những người tận hiến những sự bảo vệ và an toàn. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà một vấn đề đã được đặt ra, bởi chưng Giáo hội luôn có xu hướng chăm sóc quá đáng đối với việc trung thành thực hành lời hứa, Giáo hội vốn có nhiệm vụ bảo lãnh cho việc này mà!

Chúng ta dễ trách cứ Giáo hội là đã áp đặt những qui tắc và sự cấm cản nhiều khi không còn hiệu năng nữa. Tuy nhiên không được đổ hết mọi lỗi cho Giáo hội. Vì Giáo hội cũng đã cung cấp một kho tàng truyền thống của mình, kho tàng đời sống nội tâm của mình, và cung cấp chính Đức Kitô nữa. Vì thế những ai bỏ ơn gọi trước hết cần phải tự hỏi xem mình đã trung thành với tiếng Chúa gọi chưa, mình đã làm hết để giải quyết vấn đề này, vì Giáo hội chỉ có thể quyết định khi giải đáp cho vấn đề ấy đã được mọi người coi là ‘quá hiển nhiên’ trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần.

Muội Muội sưu tầm

(Còn nữa)

Comments are closed.

phone-icon