Anh em có thể uống chén mà Thầy uống không? – SN song ngữ 26.5.2021

0

Wednesday (May 26): “Are you able to drink the cup that I drink?”

Scripture: Mark 10:32-45

32 And they were on the road, going up to Jerusalem, and Jesus was walking ahead of them; and they were amazed, and those who followed were afraid. And taking the twelve again, he began to tell them what was to happen to him, 33 saying, “Behold, we are going up to Jerusalem; and the Son of man will be delivered to the chief priests and the scribes, and they will condemn him to death, and deliver him to the Gentiles; 34 and they will mock him, and spit upon him, and scourge him, and kill him; and after three days he will rise.” 35 And James and John, the sons of Zebedee, came forward to him, and said to him, “Teacher, we want you to do for us whatever we ask of you.” 36 And he said to them, “What do you want me to do for you?” 37 And they said to him, “Grant us to sit, one at your right hand and one at your left, in your glory.” 38 But Jesus said to them, “You do not know what you are asking. Are you able to drink the cup that I drink, or to be baptized with the baptism with which I am baptized?” 39 And they said to him, “We are able.” And Jesus said to them, “The cup that I drink you will drink; and with the baptism with which I am baptized, you will be baptized; 40 but to sit at my right hand or at my left is not mine to grant, but it is for those for whom it has been prepared.” 41 And when the ten heard it, they began to be indignant at James and John. 42 And Jesus called them to him and said to them, “You know that those who are supposed to rule over the Gentiles lord it over them, and their great men exercise authority over them. 43 But it shall not be so among you; but whoever would be great among you must be your servant, 44 and whoever would be first among you must be slave of all. 45 For the Son of man also came not to be served but to serve, and to give his life as a ransom for many.”

 

Thứ Tư  26-5          Anh em có thể uống chén mà Thầy uống không?

Mc 10,32-45

32 Đức Giê-su và các môn đệ đang trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình:33 “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại.34 Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại.”35 Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: “Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây.”36 Người hỏi: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì? “37 Các ông thưa: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.”38 Đức Giê-su bảo: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không? “39 Các ông đáp: “Thưa được.” Đức Giê-su bảo: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu.40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được.”41 Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an.42 Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em;44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”

 

Meditation: 

Was Jesus a pessimist or a stark realist? On three different occasions, the Gospels record that Jesus predicted he would endure great suffering through betrayal, rejection, and the punishment of a cruel death. The Jews resorted to stoning and the Romans to crucifixion – the most painful and humiliating death they could devise for criminals they wanted to eliminate. No wonder the apostles were greatly distressed at such a prediction! If Jesus their Master were put to death, then they would likely receive the same treatment by their enemies. 

 

Why did the Messiah have to suffer and die for us?

Jesus called himself the “Son of Man” because this was a common Jewish title for the Messiah. Why must the Messiah be rejected and killed? Did not God promise that his Anointed One would deliver his people from their oppression and establish a kingdom of peace and justice? The prophet Isaiah had foretold that it was God’s will that the “Suffering Servant” make atonement for sins through his suffering and death (Isaiah 53:5-12). Jesus paid the price for our redemption with his blood. Slavery to sin is to want the wrong things and to be in bondage to destructive desires. The ransom Jesus paid sets us free from the worst tyranny possible – the tyranny of sin and the fear of death. Jesus’ victory did not end with death but triumphed over the tomb. Jesus defeated the powers of death through his resurrection. Do you want the greatest freedom possible, the freedom to live as God truly meant us to live as his sons and daughters?

Jesus weds authority with sacrificial love and service

Jesus did the unthinkable! He wedded authority with selfless service and with loving sacrifice. Authority without sacrificial love is brutish and self-serving. Jesus also used stark language to explain what kind of sacrifice he had in mind. His disciples must drink his cup if they expect to reign with him in his kingdom. The cup he had in mind was a bitter one involving crucifixion. What kind of cup does the Lord have in mind for us? For some disciples, such a cup entails physical suffering and the painful struggle of martyrdom. But for many, it entails the long routine of the Christian life, with all its daily sacrifices, disappointments, setbacks, struggles, and temptations. 

Through death, to self, we serve and reign with Christ

A follower of Jesus must be ready to lay down his or her life in martyrdom and be ready to lay it down each and every day in the little and big sacrifices required. An early church father summed up Jesus’ teaching with the expression: to serve is to reign with Christ. We share in God’s reign by laying down our lives in humble service as Jesus did for our sake. Are you willing to lay down your life and to serve others as Jesus did?

“Lord Jesus, your death brought life and freedom. Make me a servant of your love, that I may seek to serve rather than be served.”

Suy niệm:  

Ðức Giêsu có phải là người bi quan hay là người hoàn toàn duy thực không? Vào ba thời điểm khác nhau, các Tin mừng kể lại rằng Ðức Giêsu tiên đoán Người sẽ chịu đau khổ lớn lao qua sự phản bội, chống đối, và hình phạt của cái chết dã man. Người Do thái thường sử dụng hình phạt ném đá, còn người Rôma thì đóng đinh, cái chết đau đớn và nhục nhã nhất họ dành cho các tội nhân mà họ muốn tiêu diệt. Không trách được các tông đồ đã bị sốc mạnh trước lời tiên đoán như thế! Nếu Ðức Giêsu, Thầy của họ bị người ta giết chết, thì kẻ thù của họ chắc hẳn cũng đối xử với họ như vậy.

Tại sao Đấng Messia phải chịu đau khổ và chịu chết vì chúng ta?

Ðức Giêsu tự xưng mình là “Con Người” bởi vì đây là một danh xưng quen thuộc của người Do thái dành cho Đấng Mêsia. Tại sao Đấng Mêsia phải bị chống đối và giết chết? Chẳng phải Thiên Chúa đã hứa rằng Đấng được xức dầu tấn phong sẽ giải thoát dân Người khỏi mọi áp bức và thiết lập một vương quốc an bình và công chính đó sao? Ngôn sứ Isaia đã tiên báo rằng Thiên Chúa muốn “Người tôi tớ đau khổ” đền tội cho loài người qua sự đau khổ và cái chết của Người (Is 53,5-12). Ðức Giêsu đã trả giá cho sự cứu chuộc chúng ta bằng chính máu của Người. Nô lệ cho tội lỗi là muốn làm những điều xấu xa sai trái, và bị lệ thuộc vào những ước muốn tiêu cực. Cái giá Ðức Giêsu phải trả giải thoát chúng ta khỏi quyền lực ghê gớm nhất, quyền lực của tội lỗi và sự sợ hãi cái chết. Chiến thắng của Ðức Giêsu không kết thúc với cái chết, nhưng chiến thắng trên ngôi mộ. Ðức Giêsu đã đánh bại các quyền lực của sự chết qua sự phục sinh của Người. Bạn có muốn sự tự do hoàn toàn, sự tự do để sống như những người con của Thiên Chúa mà Chúa hằng mong đợi không?

Đức Giêsu kết hợp uy quyền với tình yêu hy sinh và sự phục vụ

Ðức Giêsu đã làm điều rất ấn tượng! Người kết hợp quyền hành với sự phục vụ vô vị lợi và sự hy sinh yêu thương. Quyền hành mà không có tình yêu hy sinh là sự tàn bạo và tự phục vụ mình. Ðức Giêsu cũng sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ để giải thích sự hy sinh nào Người muốn nói tới. Các môn đệ phải uống chén của Người, nếu họ muốn được ngự trị với Người trong nước Trời. Chén mà Người nói tới là chén đắng trong cuộc khổ nạn. Thiên Chúa muốn dành cho chúng ta loại chén nào? Đối với một số môn đệ, một chén như thế đòi hỏi sự đau khổ thể lý và cuộc chiến tử đạo đau đớn. Nhưng đối với hầu hết, nó đòi hỏi việc bổn phận hằng ngày trong cuộc đời dài của người tín hữu, với tất cả sự hy sinh hằng ngày, những thất vọng, những vấp ngã, những cố gắng, và những cám dỗ.

Qua sự chết đi cho chính mình, chúng ta phục vụ và ngự trị với Đức Kitô

Người môn đệ phải sẵn sàng dâng hiến mạng sống mình trong sự tử đạo, và hy sinh nó mỗi ngày trong những hy sinh lớn nhỏ đòi buộc. Một giáo phụ thời sơ khai tóm tắt việc giảng dạy của Ðức Giêsu với câu nói: Phục vụ là ngự trị với Đức Kitô. Chúng ta chia sẻ trong sự ngự trị của Thiên Chúa bằng cách hy sinh mạng sống mình trong việc phục vụ âm thầm như Ðức Giêsu đã làm vì chúng ta. Bạn có sẵn sàng dâng hiến mạng sống mình và phục vụ người khác như Ðức Giêsu đã làm không?

Lạy Chúa Giêsu, cái chết của Chúa mang lại sự sống và sự tự do. Xin làm cho con nên người tôi tớ tình yêu của Chúa, để con có thể tìm kiếm sự phục vụ hơn là được phục vụ.

 

 

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu
– chuyển ngữ

Comments are closed.

phone-icon