Vì Đấng Toàn Năng Đã Làm Cho Tôi Những Điều Trọng Đại – SN song ngữ Chúa Nhật XX TN, năm B

0

Sunday (August 15):

“He who is mighty has done great things for me”

Scripture: Luke 1:39-56  

39 In those days Mary arose and went with haste into the hill country, to a city of Judah, 40 and she entered the house of Zechariah and greeted Elizabeth. 41 And when Elizabeth heard the greeting of Mary, the babe leaped in her womb; and Elizabeth was filled with the Holy Spirit 42 and she exclaimed with a loud cry, “Blessed are you among women, and blessed is the fruit of your womb! 43 And why is this granted me, that the mother of my Lord should come to me? 44 For behold, when the voice of your greeting came to my ears, the babe in my womb leaped for joy. 45 And blessed is she who believed that there would be a fulfillment of what was spoken to her from the Lord.”46 And Mary said, “My soul magnifies the Lord, 47 and my spirit rejoices in God my Savior, 48 for he has regarded the low estate of his handmaiden. For behold, henceforth all generations will call me blessed; 49 for he who is mighty has done great things for me, and holy is his name. 50 And his mercy is on those who fear him from generation to generation. 51 He has shown strength with his arm, he has scattered the proud in the imagination of their hearts, 52 he has put down the mighty from their thrones, and exalted those of low degree; 53 he has filled the hungry with good things, and the rich he has sent empty away. 54 He has helped his servant Israel, in remembrance of his mercy, 55 as he spoke to our fathers, to Abraham and to his posterity for ever.” 56 And Mary remained with her about three months, and returned to her home.

Chúa Nhật: 15-8            

Vì Đấng Toàn Năng Đã Làm Cho Tôi Những Điều Trọng Đại 

Lc 1,39-56 

39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”46 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:”Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,47 thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.48 Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.49 Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!50 Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.51 Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.52 Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.53 Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng.54 Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,55 như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời.”56 Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.

Meditation: Why did Jesus offer himself as “food and drink”? The Jews were scandalized and the disciples were divided when Jesus said “unless you eat my flesh and drink my blood, you have no life in you.” What a hard saying, unless you understand who Jesus is and why he calls himself the bread of life. The miracle of the multiplication of the loaves (John 6:3-13), when Jesus said the blessing, broke and distributed the loaves through his disciples to feed the multitude, is a sign that prefigured the superabundance of the unique bread of the Eucharist, or Lord’s Supper. The Gospel of John has no account of the Last Supper meal (just the foot washing ceremony and Jesus’ farewell discourse). Instead, John quotes extensively from Jesus’ teaching on the bread of life.

In the Old Covenant bread and wine were offered in a thanksgiving sacrifice as a sign of grateful acknowledgment to the Creator as the giver and sustainer of life. Melchizedek, who was both a priest and king (Genesis 14:18; Hebrews 7:1-4), offered a sacrifice of bread and wine. His offering prefigured the offering made by Jesus, our high priest and king (Hebrews 7:26; 9:11; 10:12). The remembrance of the manna in the wilderness recalled to the people of Israel that they live – not by earthly bread alone – but by the bread of the Word of God (Deuteronomy 8:3).

 

Jesus made himself a perfect offering and sacrifice to God on our behalf

At the last supper when Jesus blessed the cup of wine, he gave it to his disciples saying, “Drink of it, all of you, for this is my blood of the covenant, poured out for many for the forgiveness of sins”(Matthew 26:28). Jesus was pointing to the sacrifice he was about to make on the cross, when he would shed his blood for us – thus pouring himself out and giving himself to us – as an atoning sacrifice for our sins and the sins of the world. His death on the cross fulfilled the sacrifice of the paschal (passover) lamb whose blood spared the Israelites from death in Egypt.

Paul the Apostle tells us that “Christ, our paschal lamb, has been sacrificed” (1 Corinthians 5:7). Paul echoes the words of John the Baptist who called Jesus the “Lamb of God who takes away the sins of the world” (John 1:29). Jesus made himself an offering and sacrifice, a gift that was truly pleasing to the Father. He “offered himself without blemish to God” (Hebrews 9:14) and “gave himself as a sacrifice to God” (Ephesians 5:2).

 

The Lord Jesus sustains us with the life-giving bread of heaven

Jesus chose the time of the Jewish Feast of Passover to fulfill what he had announced at Capernaum – giving his disciples his body and his blood as the true bread of heaven. Jesus’ passing over to his Father by his death and resurrection – the new passover – is anticipated in the Last Supper and celebrated in the Eucharist or Lord’s Supper, which fulfills the Jewish Passover and anticipates the final Passover of the church in the glory of God’s kingdom. When the Lord Jesus commands his disciples to eat his flesh and drink his blood, he invites us to take his life into the very center of our being. That life which he offers is the very life of God himself. Do you hunger for the bread of life?

 

“Lord Jesus, you nourish and sustain us with your very own presence and life-giving word. You are the bread of life – the heavenly food that sustains us now and that produces everlasting life within us. May I always hunger for you and be satisfied in you alone.”

Suy niệm: Tại sao Đức Giêsu cho mình là “đồ ăn thức uống” (Ga 6,53)? Người Dothái cảm thấy bị xúc phạm và các môn đệ bị chia rẽ khi Đức Giêsu nói “Nếu anh em không ăn thịt Ta và uống máu Ta, anh em sẽ không có sự sống trong mình”. Thật là câu nói khó nghe, trừ khi bạn hiểu Đức Giêsu là ai và tại sao Người nói mình là bánh sự sống. Dấu lạ làm cho bánh ra nhiều (Ga 6,3-13), khi Đức Giêsu nói lời tạ ơn, bẻ ra, và trao bánh cho các môn đệ để nuôi đám đông, là sự tiên báo về sự sung mãn của bánh Thánh Thể duy nhất, hay Bữa tiệc của Chúa. Tin mừng Gioan không có câu chuyện bữa tiệc ly (chỉ có việc rửa chân và diễn từ vĩnh biệt của Đức Giêsu). Thay vào đó, Gioan trích dẫn nhiều huấn từ của Đức Giêsu về bánh sự sống.

Trong Cựu ước, bánh và rượu được dâng tiến trong hy lễ tạ ơn như một dấu chỉ của sự nhận thức biết ơn Đấng tạo hóa là Đấng ban tặng và duy trì sự sống. Menkisêđê, vừa là tư tế vừa là vua (St 14,18; Hr 7,1-4) dâng tiến của lễ bánh và rượu. Của lễ của ông tiên báo của lễ Đức Giêsu thực hiện, vị Thượng tế và là Vua của chúng ta (Hr 7,26; 9,11; 10,12). Sự tưởng nhớ đến bánh manna trong hoang địa nhắc lại cho dân Israel rằng họ sống – không chỉ bởi bánh trần thế – nhưng còn bởi bánh Lời Chúa (Đnl 8,3).

 

 

Đức Giêsu đã biến mình thành của lễ hoàn hảo cho Thiên Chúa thay cho chúng ta

Trong bữa tiệc ly, khi Đức Giêsu chúc lành chén rượu, Người trao cho các môn đệ và nói: “Anh em hãy uống chén này, vì này là máu giao ước của Ta, đã đỗ ra cho nhiều người được tha tội” (Mt 26,28). Đức Giêsu muốn nói tới hy lễ mà Người sắp thực hiện trên thập giá, khi Người đỗ máu ra vì chúng ta – Người đã bộc lộ chính mình và trao mình cho chúng ta – làm lễ tế đền bù tội lỗi chúng ta và tội lỗi của nhân loại. Cái chết của Người trên thập giá hoàn thành hy lễ của chiên Vượt qua, máu đã cứu dân Israen khỏi chết trong Ai cập.

Thánh Phaolô tông đồ nói với chúng ta rằng “Đức Kitô, con chiên vượt qua của chúng ta, đã bị hiến tế” (1Cor 5,7). Phaolô nhắc lại lời của Gioan tẩy giả, người đã gọi Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Đức Giêsu biến mình thành lễ vật và hy tế, một món quà thật sự làm hài lòng Cha. Người “đã tự hiến tế mà không làm ô danh Thiên Chúa” (Hr 9,14) và “tự hiến mình như của lễ dâng cho Thiên Chúa” (Ep 5,2).

 

 

Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta với bánh ban sự sống từ trời

Đức Giêsu đã chọn ngày lễ Vượt qua để thực hiện những gì Người đã công bố ở Caphanaum – ban cho các môn đệ mình và máu của Người. Sự vượt qua của Đức Giêsu tới Cha bằng cái chết và sống lại của Người – lễ Vượt qua mới – được tiên báo trong bữa Tiệc ly và được cử hành trong Thánh lễ, sẽ hoàn thành lễ Vượt qua của người Dothái và tiên báo lễ Vượt qua cuối cùng của Giáo hội trong vinh quang của Nước Thiên Chúa. Khi Đức Giêsu truyền lệnh cho các môn đệ ăn thịt và uống máu của Người, Người mời gọi chúng ta nhận lấy sự sống của Người vào trong con người của mình. Sự sống mà Ngài ban cho là sự sống thật của chính Thiên Chúa. Bạn có đói khát bánh sự sống không?

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa nuôi dưỡng và duy trì chúng con với chính sự hiện diện và sự sống của Chúa. Chúa là bánh sự sống – là lương thực duy trì chúng con bây giờ và đem lại sự sống đời đời trong chúng con. Chớ gì con luôn luôn đói khát Chúa và thỏa mãn trong một mình Chúa mà thôi.

 

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu 
– chuyển ngữ

Comments are closed.

phone-icon