Giải đáp thắc mắc về Thánh lễ (3 ngôn ngữ): 30 – Không lên rước lễ vì không xứng đáng?

0

Được sự cho phép của Linh mục Giuse Vũ Thái Hòa, giáo sư Phụng vụ và là tác giả cuốn “40 câu hỏi về Thánh lễ”, Ban Truyền Thông sẽ lần lượt đăng các câu hỏi và lời giải đáp cho những vấn đề mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về Thánh lễ, nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về những cử hành Phụng vụ mà chúng ta đã từng tham dự. Các câu hỏi và giải đáp này sẽ được đăng bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Việt, English và Français để các bạn trẻ ở nước ngoài cũng có thể đọc hiểu được.

Người ta nói “vô tri bất mộ”. Am hiểu về Thánh lễ sẽ giúp chúng ta không chỉ “đi lễ” hoặc “xem lễ” mà còn tham gia vào các cử hành Phụng vụ cách tích cực, chủ động và linh hoạt hơn. Mong quý độc giả đón đọc và phổ biến rộng rãi cho nhiều người được biết, để kiến thức và niềm tin Công giáo được lan tỏa rộng rãi.

Xin cám ơn và xin Chúa chúc phúc lành cho quý vị!

TIẾNG VIỆT

30. Có phải không lên rước lễ vì ta tự xét là không xứng đáng hoặc chưa sẵn sàng chăng?

Ngày xưa, linh mục dâng thánh lễ bằng tiếng La-tinh và quay lưng lại với giáo dân. Mỗi người tự dọn mình bằng cách đọc thầm kinh dọn chịu lễ trước khi lên rước lễ. Nhưng ngày nay, theo tinh thần canh tân phụng vụ sau Công Đồng Vaticanô II, toàn bộ thánh lễ là sự chuẩn bị cho việc rước lễ. Hay nói đúng hơn, toàn bộ thánh lễ là hiệp lễ (rước lễ): từ việc mặc niệm lúc đầu thánh lễ, nhìn nhận tội lỗi mình, nghe Lời Chúa qua các bài đọc, lời nguyện giáo dân, thông dự vào kinh nguyện Thánh Thể, đọc kinh Lạy Cha. Tất cả đều nhằm khai triển hành động của Chúa Kitô, Đấng làm cho chúng ta trở nên thân thể của Người.

Trong kinh nguyện Thánh Thể, sau khi bánh, rượu đã được thánh hiến, chúng ta xin Chúa Cha, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, để sau khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta được hiệp nhất trong Hội Thánh, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô.

Chúng ta thấy rước lễ quan trọng như thế nào khi biết rằng rước lễ tóm lược toàn bộ thánh lễ. Do đó những người tham dự thánh lễ không nên tách rời cộng đoàn và tự cô lập mình, khi nghĩ rằng mình không xứng đáng lên rước lễ. Chúng ta không quên điều này: rước lễ không phải là một phần thưởng, nhưng là một lương thực.

Chúng ta hãy nhớ lại câu mà mọi người đều đọc trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh”. Như thế, vấn đề ở đây không phải là việc nêu lên phẩm giá của mình, nhưng trái lại, ý thức được rằng rước lễ không phải là một quyền lợi, nhưng là một ân huệ. Khoảng cách giữa sự thánh thiện của Chúa và của ta ví tựa như trời cao với vực thẳm, cho nên đây không là lúc đặt vấn đề mình có xứng đáng hay không để rước Chúa vào lòng.

Lời nguyện trên lập lại lời của viên sĩ quan đã không dám tiếp đón Chúa Giêsu vào nhà mình: “nhưng xin Ngài phán một lời” (Lc 7, 7). Trong Chúa Giêsu, Lời và bản thân Người chỉ là một. Để ý đến lời mời của Chúa Giêsu “Hãy cầm lấy mà ăn” quan trọng hơn việc tìm kiếm sự thanh khiết của chúng ta nhiều.

Vả lại, chúng ta cảm thấy nghịch thường khi thấy một số tín hữu nhận lời mời của Chúa Kitô đến dự bữa tiệc thánh của Người, và do đó, tự xem là con cái trong một gia đình, lại tự tách riêng ra, không tham dự rước lễ, làm như họ là người ngoài bữa tiệc hoặc là những người bàng quan. Tham dự thánh lễ mà không rước lễ là chưa thấu hiểu ý nghĩa đích thật của bí tích Thánh Thể.

Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ. Ngoài vấn đề những người bị vạ tuyệt thông hoặc phạm tội nặng không được rước lễ, có thể vào lúc rước lễ, với đức tin cao độ, chúng ta thực sự cảm thấy chưa sẵn sàng trong nội tâm để tiến lên đón nhận Mình thánh Chúa. Vì rước lễ đòi hỏi sự chuẩn bị cả con người chúng ta, nên phải làm hết sức để tránh làm sao cho việc rước lễ khỏi trở nên máy móc, nhàm chán. Có lẽ trong một vài trường hợp, ta không nên lên rước lễ, không phải vì ưu tư về sự thanh khiết của mình, nhưng vì không phù hợp với lòng thành của mình trước cử chỉ ta sắp thực hiện.

ENGLISH

30. Is it due to self-examination that we are unworthy or not yet ready that we do not go to communion?

In the past, the priest offered Mass in Latin and turned his back towards the laymen. Each person examined himself by silently saying the prayer of preparation for the communion. But now, pursuant to the spirit of liturgical reform after the Second Vatican Council, the whole Mass is a preparation for the communion. Or better still, the whole Mass is communion (reception of the Eucharist): from the memorial at the beginning of Mass, acknowledgment of our sins, listening to God’s Words via the readings, prayer of the faithful, sharing in the Eucharistic Prayer, saying the Lord’s Prayer. All aim at developing the action by Christ, Who makes us become His body.

In the Eucharistic Prayer, after the bread and wine are consecrated, we implore God the Father, by the action of the Holy Spirit, that after receiving the Body and Blood of Christ, we may be united in the Church, Mystical Body of Christ.

We see how important communion is when knowing that communion summarizes the whole Mass. Therefore, participants in Mass should not separate themselves from the congregation and isolate themselves, when thinking that they are not worthy to go to communion We should not forget this: going to communion is not a reward, but a food.

Let us remember the sentence everybody says before receiving the communion: “Lord, I am not worthy that you should enter under my roof, but only say the word and my soul shall be healed”. Thus, the matter here is not mentioning our dignity, but on the contrary, becoming aware that going to communion is not a right, but a grace. The distance between God’s holiness and us is like heaven and abyss, so the matter here is not to question whether we are worthy or not to receive the Lord into our heart.

The above prayer repeats the words of the officer who did not dare receive Jesus into his house: “but only say the word” (Lk 7: 7). In Jesus, the Word and His body are one and the same thing. It is important to pay more attention to Jesus’ words “Take this, all of you, and eat of it” and not our purification.

Nevertheless, we feel it unusual to see some believers receiving the invitation of Christ to attend His holy banquet, and as such, being children in one family, separate themselves by not going to communion, as if they were outside the banquet or merely onlookers. Attending Mass but not going to communion is not fully understanding the real meaning of the Eucharist Sacrament.

However, there is an exception. In addition to those who are excommunicated or commit capital sin and are not allowed to receive communion, at the time of communion, with high faith, we feel actually not yet ready in our innermost to take the Host. Because such communion requires preparation of our whole being, we must do our utmost to avoid making it mechanical and boring. Perhaps in some cases, we should not receive communion, not because we are concerned about our purity, but it does not conform to the sincerity of our heart if we are going to perform such an act.

FRANÇAIS 

30. Doit-on se priver de la communion parce que l’on ne se juge pas assez digne ou pas encore prêt à la recevoir ?

Autrefois, le prêtre tournait le dos aux fidèles et disait la messe en latin. Chacun se préparait individuellement en lisant dans son missel “les Actes” avant la communion. Prières de dévotion qui visaient à favoriser une bonne disposition spirituelle.

Mais aujourd’hui, la réforme liturgique qui a suivi le Concile Vatican II fait de toute la messe une préparation à la communion. Ou, plus exactement, la messe tout entière devient communion: depuis le recueillement initial; le rappel de l’invitation à la sainteté et, en conséquence, la reconnaissance de notre péché; l’écoute de la Parole de Dieu; la prière universelle; l’action liturgique à laquelle tous sont associés; la récitation du Notre Père. Tout développe l’action du Christ qui fait de nous le corps du Christ. Dans la prière eucharistique, après la sanctification des offrandes, nous demandons à Dieu (2e épiclèse) que, par l’Esprit Saint, ces offrandes servent à notre sanctification, que la réception du corps eucharistique du Christ nous constitue en son corps ecclésial. C’est ainsi que la communion trouve sa place et récapitule toute la messe. Il n’est donc pas souhaitable que celui qui a ainsi participé à toute la messe se coupe soudain de l’assemblée et s’isole en lui-même sous prétexte de se demander s’il est assez pur pour communier. La communion n’est pas récompense. Elle est nourriture.

Relisez bien la phrase que l’on dit avant la communion: “Seigneur, je ne suis pas digne de te recevoir; mais dis seulement une parole et je serai guéri”. Il n’est pas question de réclamer une certaine dignité. Il s’agit au contraire de reconnaître que la communion n’est pas un droit mais un don. L’écart est si grand entre la sainteté de Dieu et la nôtre qu’on ne peut se prétendre digne de communier.

Cette phrase reprend celle du centurion qui n’osait pas recevoir Jésus chez lui: “Mais dis seulement une parole” (Lc 7, 7). En Jésus, la Parole et la personne ne font qu’un. L’attention à la Parole qui nous dit: “Prenez et mangez-en tous” est plus importante que la recherche de notre pureté.

Comme nous l’avons dit plus haut: l’eucharistie est communion. Ceux qui participent à la célébration sont appelés à communier au corps du Christ pour que soit édifié le corps du Christ qu’est l’Église. Participer à la messe sans communier, c’est oublier la véritable signification de ce sacrement.

Cependant il peut arriver qu’au moment de communier on ne se sente pas suffisamment disponible intérieurement, avec une foi assez éveillée, pour pouvoir vivre dans la vérité requise le geste que l’on va poser. La communion nous engage profondément et il faut tout faire pour éviter qu’elle ne devienne un geste automatique, routinier. Peut-être, dans certains cas, vaut-il mieux s’abstenir, non pas par souci de pureté, mais par souci de vérité par rapport au geste qu’on accomplit.

Comments are closed.

phone-icon