Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
Theo the Word Among us
When you think of the Visitation of Mary, which is described in today’s Gospel reading, you normally think she’s going to see Elizabeth—and she is. But Zechariah was probably there as well, even though he would have been a silent presence. Just think how his inability to speak might have heightened his perception of what was going on around him. While we have no record of Zechariah’s experience, we can imagine what this visit might have been like for him.
When Zechariah first saw Mary, worn from the journey but alive with excitement and hope, perhaps his heart leaped for joy just as his son did. Imagine his tired face and furrowed brow softening into a warm smile as he welcomed their surprise visitor! When he heard Elizabeth call their young cousin “the mother of my Lord” (Luke 1:43), Zechariah could tell that something remarkable was going on. Any shock or doubt he might have felt at hearing his wife give Mary such a title would have dissolved as he remembered the angel’s promise that his son would “go before” the Lord and prepare his way (1:17). When Elizabeth praised Mary for believing what the Lord said to her (Luke 1:45), Zechariah’s own faith might have been buoyed up and his anticipation kindled. Any regret at his own response to his heavenly messenger likely faded when he observed Mary’s wholehearted surrender to the Lord’s will. Today, just a few days before Christmas, place yourself in the scene of the Visitation as a silent presence like Zechariah. Take some time to slow down your thoughts. Imagine Mary entering your house carrying Jesus in her womb. How does your heart respond to the sound of her greeting? Do you recognize Jesus in her? Can you praise God for Mary’s faithful response to his word to her “Lord, help me to listen to what you’re saying to me today.” |
Khi bạn nghĩ về chuyến Thăm Viếng của Đức Maria được mô tả trong bài Tin Mừng hôm nay, bạn thường nghĩ rằng Mẹ đến thăm bà Êlisabét – và đúng là như vậy. Nhưng ông Giacaria có lẽ cũng ở đó, cho dù chỉ là sự hiện diện trong thầm lặng. Hãy nghĩ đến việc ông không thể nói đã có thể nâng cao nhận thức của ông về những gì đang diễn ra xung quanh ông như thế nào. Mặc dù chúng ta không có một tường thuật nào về kinh nghiệm của Giacaria, chúng ta cũng có thể tưởng tượng rằng ông đã cảm nhận về cuộc thăm viếng này ra sao. Khi ông Giacaria lần đầu tiên thấy Maria, dù mệt mỏi sau chuyến hành trình nhưng vẫn phấn khởi và đầy hy vọng, có lẽ lòng ông muốn vỡ òa niềm vui giống như con trai ông. Hãy tưởng tượng khuôn mặt mỏi mệt và cặp lông mày đang nhíu lại của ông dịu đi và nở thành một nụ cười ấm áp khi ông tiếp đón vị khách bất ngờ của họ! Khi ông nghe bà Êlisabeth gọi người em họ của mình là “Thân Mẫu Chúa tôi” (Lc 1,43), Giacaria có thể nói rằng điều gì đó đặc biệt đang diễn ra. Bất kỳ sự kinh ngạc hay nghi ngờ nào mà ông đã có thể cảm thấy khi nghe vợ ông gọi Đức Maria với một danh xưng như thế chắc hẳn đã tan biến khi ông nhớ lại lời hứa của sứ thần rằng con trai ông sẽ “đi trước” Chúa và chuẩn bị con đường cho Người (Lc 1,17). Khi bà Êlisabét ca ngợi Đức Maria vì đã tin vào những gì Chúa nói cùng Mẹ (Lc 1,45), đức tin của Giacaria có thể được tăng lên và sự mong đợi của ông được khơi lên. Bất kỳ sự hối tiếc nào về phản ứng trước kia của ông đối với sứ thần Thiên Chúa hầu như đều tan biến khi chứng kiến sự quy phục hoàn toàn của Đức Maria trước thánh ý của Thiên Chúa. Hôm nay, chỉ còn vài ngày trước lễ Giáng Sinh, hãy đặt chính bạn vào cảnh Thăm Viếng như một sự hiện diện thầm lặng giống Giacaria. Hãy dành chút thời gian để làm chậm lại suy nghĩ của bạn. Hãy tưởng tượng Maria bước vào nhà bạn mang theo Chúa Giêsu trong cung lòng. Tâm hồn bạn sẽ đáp lại lời chào của Mẹ ra sao? Bạn có nhận ra Chúa Giêsu nơi Mẹ không? Bạn có thể ngợi khen Thiên Chúa về sự đáp trả trung tín của Mẹ Maria đối với lời Người dành cho Mẹ không? “Lạy Chúa, xin giúp con lắng nghe những gì Người đang nói với con hôm nay”. |