Chỉ dụ về việc tuyển lựa Hiến sinh và Giáo sĩ

0

CHỈ DỤ CỦA THÁNH BỘ TU SĨ 

Về việc tuyển lựa và huấn luyện các Hiến sinh và Giáo sĩ trước khi nhận Tuyên khấn và gọi chịu các Chức Thánh (Ra ngày 2 tháng 2 năm 1961)

Trích “Nữ Tu đọc Văn Thư Tòa Thánh”, Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn 1969, Văn thư XVII, tr. 122-155. Nữ Tu viện Đa Minh Bùi Chu (Tam Hiệp) 

 Gửi: Các Bề trên lãnh đạo Các Tu viện, Các Dòng không tuyên thệ và Các Tu Hội ngoài đời

Về nhiệm vụ phải ân cần tuyển trạch, đào luyện những Hiến sinh nhập bậc Tu Trì cùng chịu Chức Thánh.

 TIỂU DẪN

 Để có một quan niệm đại cương về Chỉ Dụ này, trước khi đọc, nên chú ý: Đừng kể phần mở đầu, Chỉ Dụ có năm chương cốt yếu:

  • Chương  I: Về những nguyên nhân phản bội thông thường của các Tu sĩ, Giáo sĩ
  • Chương II: Phải thận trọng tuyển trạch những Hiến sinh nhập bậc Tu trì và bậc Giáo sĩ.
  • Chương III: Phải thận trọng việc đào luyện và cũng cố ơn Thiên Triệu.
  • Chương IV:Về những tuyên ngôn và biểu quyết phải thực hành trước khi cho khấn Dòng và chịu chức Thánh.
  • Chương V: Cách thức xử trí với các Tân Linh Mục.

 PHẦN MỞ ĐẦU: VỀ MỤC ĐÍCH GIÁ TRỊ VÀ PHẠM VI CHỈ DỤ

1. Nhắc lại Chỉ dụ “Quantum religiones”.

Thánh Bộ Tu Sĩ hằng lưu tâm đến  việc đào luyện tất cả những ai muốn ở bậc trọn lành Giáo Sĩ … Vì thế, Chỉ Dụ: “Quantum religiones” ban hành ngày 1 tháng 12 năm 1931, gửi cho Bề trên các Tu viện và các Hội Dòng Giáo Sĩ đã nhắc nhở cho chư vị tầm quan trọng việc đào luyện các kẻ thuộc quyền mình về phương diện Tu trì và chức Linh mục, nhất là tầm quan trọng về việc biểu quyết nhận họ Khấn dòng và chịu các Chức Thánh.

Mục đích chính của chỉ dụ này là: “Hết sức đề phòng và ngăn ngừa những thảm trạng đào ngũ (hay phá giới) thường xảy ra không những ở Bậc Tu sĩ, mà cả ở bậc Giáo sĩ đã khấn Dòng nữa”.

2. Mục đích và giá trị của Chỉ dụ này:

Đừng kể những quy tắc thẩm định đã ghi trong Chỉ Dụ nói trên vẫn được củng cố, ngày nay Thánh Bộ lại muốn lưu tâm bàn thêm vấn đề ấy, nhất là việc tuyển trạch, đào luyện các Hiến sinh và việc bò phiếu biểu quyết chấp thuận cho họ tuyên thệ cùng chịu các Chức Thánh. Như thế, Chỉ dụ này khả dĩ đáp lại một cách thích hợp hơn với tình thế hiện tại, và với các văn kiện mới đây của các Đức Giáo Hoàng đã bàn giải về vấn đề này.

3. Những nguyên do chính:

Năm Thánh 1950, các Dòng tu đã nhóm Đại hội tại Roma, cơ hội ấy đã thu hút nhiều nhà chuyên môn, thông thái, kinh nghiệm từ bốn phương về tham dự. Họ đã ứng khẩu trình bày ý kiến, hoặc đã phát hành những nguyên tắc về sự cổ động, tuyển chọn, đào tạo các ơn Thiên Triệu Tu Sĩ và Linh Mục. Những ý kiến đó đã sưu tập, xuất bản thành bổn quyền với nhan đề : “ Những văn thư và huấn liệu” (Acta et Documenta). Lại trong các quốc gia, cũng có nhiều hôi nghị nhóm họp để thảo luận nghiên cứu cùng một vấn đề đó.

Trong quãng thời gian gần đây, lại đã xuất hiện nhiều văn kiện tối quan trọng, như thông điệp “ Ad Catholici Sacerdotii” của Đức Piô XI ra ngày 20 tháng 12 năm 1935, và nhiều thông điệp khác của Đức Piô XII, vị Giáo Hoàng rất có công với bậc Chân tu, như huấn dụ “Mentis Nostrae” ra ngày 23-9-1950, thông điệp “ Sacra Virginitas” ra ngày 25-3-1954, diễn văn “Solemnis Conventus” đọc ngày 24-6-1939, trước mặt các sinh viên Giáo sĩ cùng các vị Giám-đốc của họ, diễn văn “ Haud Mediocri” đọc ngày 11-2-1958, trước cử tọa Bề trên các tu viện, các Hội dòng hiện diện tại Roma, nhưng nhất là Tông-hiến “Sedes Sapientiae” ban hành ngày 31-5-1956, ra lệnh phải huấn luyện các Giáo sĩ ở bậc dòng về tinh thần Tu sĩ, Linh mục và Tông đồ. Trong những bài diễn văn quan trọng đọc tại Công đồng đầu tiên nhóm tại Roma, hay những bài diễn văn đã đãng trong nội qui Công đồng đó, Đức Thánh Cha Gioan XXIII (1961) đương hiển trị Giáo Hội đã ban bố những lời vàng ngọc không kém quan trọng về Chức thánh Linh mục và sự chuẩn bị khẩn thiết để lãnh chức trọng ấy. Ngày 27-12-1955, Thánh bộ Bí-tích đã gửi cho các Đấng bản quyền một bản thông cáo đề cập tới các Giáo sĩ Triều, trong đó Thánh Bộ đã nhấn mạnh đến sự biểu quyết khẩn thiết trước khi nhận họ chịu các Chức thánh.

Thực ra không những thích đáng mà còn là một nhiệm vụ cho Thánh Bộ Tu sĩ thu thập những kết quả của một kinh nghiệm tiến hóa lâu dài, phong phú như thế để thảo Chỉ dụ mới này ; và Chi dụ này còn được coi như bản giải thích của Tông hiến “ Sedes Sapientiae” về vấn đề đặc biệt đó nữa.

4. Chỉ dụ này gửi tới những ai?

Bản Chỉ dụ này gửi tời Bề trên các Tu viện, các Dòng các Hội tu có đời sống Cộng đồng và các Hội tu ngoài đời, đặc biệt là gởi cho Bề trên các Hội dòng mà toàn thể là Giáo sĩ, bởi vì những lý do chính đáng, Chỉ dụ này chỉ nhắc đến các Tu-sĩ chính tông, nhưng những quy-tắc đã được công bố trong Chi du này cũng phải đem áp dụng cho các phần tử của bất cứ tổ chức tu trì dưới hình thức nào khác.

Lại mặc dầu Chỉ dụ này nhằm thẳng đến những ai chuẩn bị nhập hàng Giáo sỹ, nhưng bất cứ những điều đã nói về sự tuyên chọn và chuẩn bị tới bậc Toàn thiện phải được áp dụng một cách thích hợp cho các Tu sĩ không ở bậc Giáo sỹ và cả các Nữ tu nữa.

CHƯƠNG I: NHỮNG NGUYÊN NHÂN PHẢN BỘI NĂNG XẢY RA HƠN

 5. Phải tra cứu nguyên nhân của các vụ bội ước.

Tiên vàn các Bề trên phải tra xét những giọng phàn nàn thường phát ra tự nơi miệng những kẻ giũ áo ra đi, và phải khảo sát những nguyên do nào các Linh Mục thường viện cớ để xin Tòa Thánh cho hồi tục, vì họ đã quá chán ghét đời sống mà họ đang ôm ấp ; lại cũng phải khảo sát ; họ đã dựa vào những thắc mắc nào mà cả dám tự bỏ đời tu hành, tự ý trở về thế gian. Họ còn nại đến cả tòa án Roma, biến lý khôg thừu nhận những nhiệm vụ Giáo sĩ nhất là sự ở độc thân buộc họ phải giữ. Một khi đã biết được những nguyên do phản bội ấy, các Bề trên sẽ phải hết sức tỉnh táo lưu tâm trong việc tra xét ơn Thiên Triệu của các Hiến sinh và trong sự ân cần củng cố duy trì ơn kêu gọi của họ.

Thường thường các Tu sĩ chính tông khai rằng : tuy thiếu ơn Thiên Triệu, nhưng họ đã vào Dòng và ở trong bậc Dòng ; hoặc rắng : trong thời gian huấn luyện hay những năm đầu thi hành chức vụ Thánh họ đã không có ơn Thiên Triệu siêu nhiên chính thức.

6. Ảnh hưởng trái nghịch của gia đình.

Các Tu sĩ đó thường viện chứng là bị áp lực thái quá của gia đình, do những người bà con thân quyến. Sinh ra bởi những gia đình nghèo nàn, đông con, cha mẹ hay bà con họ đã khuyên họ bỏ nhà ra đi để giải quyết vấn đề quẫn bách gia đình. Ngoài lời dụ dỗ, khuyên lơn, thân nhân họ còn đe loi cưỡng bách họ phải khấn Dòng, làm Linh mục cho đến mãn đời. Thế là, theo như các tu sĩ đó quả quyết, mặc dù họ đối lập, phản kháng không muốn ở bậc Tu sỹ và Giáo sỹ, nhưng thân nhân họ đã toàn thắng.

7. Ảnh hưởng trái nghịch của các vị Bề trên và Linh hướng.

Cũng không thiếu những Tu sĩ tố cáo rằng : Các vị Bề trên và Linh hướng đã là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiêu khê ấy cho họ. Nhiều vị Bề trên , Linh hướng , mặc dầu thấy các Hiến sinh của mình hầu như không có chút khuynh hướng gì về đời sống tu dòng, không có tinh thần đạo hạnh, không tấn tới gì theo đà tiến của niên tuế họ,thế mà Chư vị không ngại khuyên dụ họ cứ cố tu đi, hoặc vì hy vọng tương lai họ sẽ cải hóa, hoặc vì quá lo cho có nhiều ơn Thiên Triệu hơn là có những ơn Thiên Triệu tốt, hoặc vì quá thương con cái thiêng liêng mình một cách bất chính, hóa lầm lạc, đến nỗi đe dọa : họ sẽ bị nguy hiểm phần rỗi đời đời, nếu họ tứ bỏ bậc Giáo sĩ Dòng.

8. Không biết những trách nhiệm và thiếu tự do lúc thụ lãnh.

Lại cũng không hiếm những tu sĩ viện chứng là tại họ không biết rõ những trách nhiệm bậc Tu sĩ và Giáo sĩ, nhất là vấn đề độc thân, hay là lúc tiến lên khấn trọn đời, hoặc chịu Chức thánh, họ hoàn toàn phân vân lưỡng lự. Họ nói, khi còn nhỏ hay khi vừa bắt đầu tuổi thanh xuân, họ đã được đem vào một nhà dòng, họ chỉ có một quan niệm rất mu mơ về ơn kêu gọi Giáo sĩ dòng, hoặc không có một ý chí cương quyết, thế rồi dù khi đã mãn thời kỳ học tập, huấn luyện thử thách, họ cũng đã không lướt thắng được tình trạng đó. Nhưng họ đã không bỏ con đường họ đang theo hoặc vì họ thấy các bạn đồng lớp tiến, họ đã làm theo như cái máy không suy xét gì, hoặc vì tính nhút nhát, không quyết định, mà Bề trên cứ dụ dỗ khuyên lơn, nên họ bùi tai nghe theo, mặc dù miễn cưỡng. Do đó họ kết luận rằng: “ Trong việc khấn Dòng và thụ phong Linh mục, họ thiếu ý thức về nhiệm vụ Linh mục, hay họ đã nhận những nhiệm vụ ấy ngoài ý muốn hoàn toàn!”

9. Lo sợ một tương lai bấp bênh.

Khi gần tới Kỳ chịu Chức thánh, hay khấn trọn đời, thỉnh thoảng có những Tu sĩ vì tuổi đã cao, lại không có bằng cấp đời, vô nghề nghiệp, nên họ ngại bỏ đời sống tu dòng , vì sợ ra đời làm ăn vất vả mới đủ sống, hoặc sợ, dù đã cố gắng nhiều để kiếm lấy một nghề tự do khả dĩ đủ sinh sống, mà cũng không thành đạt, thế nên họ đã thà chọn đời Giáo sĩ dòng vì họ kể như là sự dữ nhẹ hơn.

10. Khó giữ đức Trinh Khiết.

Đôi khi có những Linh mục dòng quả quyết: hiện nay mình bất lực không thể giữ đức Trinh khiết, vì tại những thói xấu đã mắc trong tuổi thanh xuân, những thói xấu ấy tuy có suy giảm trong thời gian nào đó, nhưng tuyệt nhiên không mất hẳn, lại vì tình dục đã thành bệnh lý, tuy họ đã dùng những phương dược thông thường hay khác thường, cả phương dược thiêng liêng để chế ngự mà cũng vô công hiệu, nên họ năng lỗi phạm tội thủ dâm. (Phạm tội một mình).

11. Thiếu hẳn tinh thần Tu sĩ.

Sau hết không hiếm những tu sĩ dẫn chứng rằng: “ Nguyên nhân làm cho họ bội tín là tại họ thiếu hẳn tinh thần tu dòng. Đời sống Duy tâm theo chủ nghĩa Tự nhiên đã thấu nhâp tâm hồn họ, khiến họ bất lực không thể uấn mình sống theo kỷ luật dòng được. Hoặc ở tại nhàn rỗi, không làm gì sinh ích cho tu viện, hoặc bị tính ham muốn đời sống hoạt động bên ngoài, và ưa thích hoạt động tông đồ lôi cuốn và đồng thời lại khinh thị đời sống nội tâm, nên họ đã trở thành mồi ngon cho mọi dịp nguy hiểm, mà chính họ không muốn xa lánh, hay thú nhận.

12. Những lý do phản bội thường vô vị và chủ quan.

Những lý do đó cùng nhiều lý do tương tự khác, thường được những Linh mục dòng quá yếu đuối đã dẫn ra, đôi khi họ còn cố buộc Giáo hội phải chịu trách nhiệm về tinh cảnh đáng thương và khốn nạn của họ, như thế là tại Giáo hội đã nhận họ vào đời sống tu sĩ và Giáo sĩ để phụng sự Giáo hội, mặc dầu họ thiếu hẳn những đức tính cần phải có,, hay tuy họ được Chúa gọi đích thực làm thành phần của Chúa “In sortem Domini”, nhưng ra như Giáo hôi đã không biết coi sóc đào luyện họ. Quả đúng như điều Thánh Bộ Bí tích đã nhận xét trong bản thông cáo kể trên: “Những biện chứng các Linh mục khốn nạn đó đem trình bày trong thời kỳ tố tụng, là ngụy chứng, vì đã rõ những biện chứng đó chi do những kẽ phàn nàn số phận đệ trình thôi, mà những biện chứng ấy tại tòa án không có chứng nhân hay văn kiện nào xác nhận cả”. Điều ấy thật qúa hiển nhiên. Lý do là vì các Linh mục đáng thương hại đó không nhận biết lòng dạ họ đã thay đổi quá nhiểu rồi, nên họ đã vô tình cho rằng: cái hiện trạng tinh thần của họ và sự khủng hoảng tâm lý đã thay đổi nhiều với thời gian, đã có ngay từ lúc khấn dòng và khi chịu Chức thánh.

13. Phải làm tan biến những lý do chỉ có dáng vẻ bề ngoài.

Nghĩa vụ lượng tâm của các Bề trên.

Nhưng vì danh dự của Giáo hội, ích lợi của các dòng tu, và để nên gương sáng cho mọi giáo dân, cần thiết các vị Bề trên phải luôn luôn tỉnh thức cùng luôn nhiệt thành để làm sao cho các Linh mục dòng kia tư hậu không còn chút lý do nào, dù chỉ bề ngoài thôi, để phàn nàn van xin được.

Chớ chi các vị Bề trên luôn tỉnh thức như vậy để đề phòng, kẻo vì mình làm việc thiếu khôn ngoan hay sai lầm, hoặc có những phụ trách viên việc đào luyện, tuyển trạch các thanh niên vào bậc Tu trì, không tìm hiểu hoặc khinh thị không áp dụng các quy tắc của Giáo hội một cách hữu hiệu, hoặc không cẩn thận phân biệt, tuyển lựa để loại trừ những người không có ơn Thiên Triệu, cùng chểnh mảng đào tạo huấn luyện những kẻ có ơn Thiên Triệu. Bởi vậy Thánh Bộ Tu sĩ có nhiệm vụ hết sức khuyên răn các vị Bề trên đừng khi nào quên những nguyên tắc tuyên bố dưới đây và phải ghi tâm lời chỉ bảo quan trọg đã công bố trong chỉ dụ “Illud Saepius”, (ra ngày 18-8-1915). Khi một tu sĩ chính tông xuất dòng, vị Bề trên dòng ấy, nếu suy xét cẩn thận trước mặt Chúa, tất sẽ dễ nhận thấy mình đã liên can đến một phần lớn tội đó và đã lỗi nghĩa vụ mình. Tội phạm đó thường xảy ra do việc chấp nhận tu sĩ, hoặc do việc huấn luyện đời sống tu dòng cho họ, hoặc do tại sau khi họ đã tuyên thệ rồi, Bề trên bỏ mặc không còn lưu tâm để ý chăm sóc họ nữa.

 CHƯƠNG  II: PHẢI THẬN TRỌNG TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN HIẾN SINH LÊN BẬC TOÀN THIỆN, CÙNG HÀNG CHÁNH TẾ.

 A-  VÀI NHẬN XÉT TỔNG QUÁT.

 14. Cần phẩm hơn lượng.

Mặc dầu phải tận lực cổ võ ơn Thiên triệu bậc Trọn lành và hàng Giáo phẩm (Star.Gen, art.32), nhưng tiên vàn phải cận thận đề phòng kẻo vì quá cố gắng tăng gia số lượng mà làm tổn thương đến phẩm.

Mong sao ai nấy đều xác tín rằng: “ Nếu chỉ quá lo lằng về số lượng, mà thiếu chăm lo huấn luyện các hiến sinh,  thì chỉ sản xuất những hậu quả trái ngược với điềi ta mong ước”. Thật vậy, song song với Ân sủng, không gì thích hợp cho việc cổ võ ơn Thiên triệu cho bằng đời sống thánh thiện kiểu mẫu của các tu viện, trái lại cũng không gì ngăn cản sự nảy nở hay làm chết nghẹt các mầm non ơn Thiên triệu bằng những gương xấu do các tu sĩ không được đào luyện vũng chắc.

 “Trước hết, hãy tìm nước Thiên Chúa và sự thánh thiện của Người, còn các sự khác sẽ ban cho các con”. Ta có thể nói, và xin các vị Bề trên cũng lặp lại, rằng: Tiên vàn chúng ta hãy tìm phẩm, còn lượng tự nhiên sẽ được gia thêm, vì Chúa quan phòng sẽ liệu điều đó. Việc tìm số đông không phải nhiệm vụ chúng ta, ví Chúa đã không ban cho chúng ta quyền phú ơn Thiên Triệu vào các linh hồn. Tất cả giáo lý về ơn Thiên triệu đều dạy rằng: Ơn Thiên triệu phát sinh bởi Chúa, và duy mình Chúa ban. Chúng ta chỉ phải giữ nhiệm vụ làm cho ơn ấy nảy nở, lớn lên và vun xới. Đó là sự bảo đảm và hứa hẹn một tương lai thịnh vượng cho Tu viện các con. (Diễn văn Đức T.C piô XI).

Thực ra, do kinh nghiệm, chúng ta cũng đã rõ: Chúa ban nhiêu ơn Thiên triệu cho những Tu viện sốt sắng giữ kỷ luật nhiệm nhặt và chu toàn nhiệm vụ đặc biệt trong nhiệm thể Chúa Kytô. Trái lại những Tu viện nào mà các phần tử ở đó không trung tín theo Thánh ý Chúa, thường phải chịu cách quẫn bách ơn kêu gọi.

Vì lý do đó, có một vài Tu viện, khi lâm cảnh thiếu ơn Thiên Triệu, họ đã dùng những phương tiện và những hình thức chiêu mộ không thích đáng mấy, đang khi lẽ ra họ chỉ phải hết sức chú trọng đào luyện cho chu đáo những tâm hồn tự ý dâng mình, hay những kẻ đến với họ do những đường lối thông thường của Giáo hội và Chúa quan phòng.

Chúng ta đừng quên điều giáo huấn trong Thánh kinh mà Đức Thánh Cha đã nhắc lại rất thích thời rằng: “Tướng Gédéon đang chuẩn bị một toán quân đông đảo, thoáng trông, thấy đầy vẻ oai vệ hăng hái, sẵn sàng xông pha với mọi gian nguy hiểm trở. Nhưng đột nhiên, Ông nghe tiếng Chúa phán bảo ông rằng: “Muốn chiến thắng, chỉ cần một số ít người hùng mạnh hơn một đám quân đông đúc” (Joannnes XXIII A, A. S. 52 (1960. p. 263).

15. Ơn Thiên Triệu phải có dấu chứng tích cực.

Phải nhớ rằng: “Chỉ có thể nhận những hiến sinh hoàn toàn không mắc ngăn trở giáo luật, và đồng thời có những dấu Chúa kêu gọi xác thực như Tông hiến “Sedes Sapietiae” đã ghi dạy. Trong việc nhận xét phân biệt các ơn kêu gọi, điểm ấy phải được coi như nguyên tắc thứ nhất và tuỵệt đối. Tông Hiến đã dạy điều ấy rất rõ rệt: “Việc Chúa kêu gọi ở Dòng hay Linh mục, phải được coi là tối ư khẩn thiết, vì nếu thiếu, tất sẽ sụp đổ như tòa nhà thiếu nền tảng. Kẻ không được Chúa kêu gọi, sẽ thiếu hẳn ơn Chúa khích lệ cùng trợ lực”.

Tu sĩ có đủ khả năng như Giáo luật đòi hỏi, để gánh nhận những nhiệm vụ Tu viện sẽ giao phó hay không, cần phãi dựa vào những chứng lý tích cực  (Can.973§ 3) như dựa vào sức khỏe phần xác, trí khôn sáng sủa, đức hạnh nết na cả về phương diện tự nhiên cùng Ân sủng, và tùy theo hạn tuổi, vì nhờ những đặc tính đó một thanh niên mới đủ sức chịu đựng, khả khan những nhiệm vụ mà đời sống Tu sĩ cùng Giáo sĩ đòi hỏi.

16. Khả năng thích đáng của các hiến sinh phải đích thực rõ ràng.

Chỉ được nhận vào Đệ tử viện của Dòng tu những hiến sinh nào đã được sát hạch kỹ lưỡng cùng điều tra cẩn thận. Trong Đệ tữ viện cũng như trong các Tập viện, cần thiết phải năng thử thách và thăm dò đi lại nhiều lần, song cũng phải tuân giữ các khoản từ 31 đến 34 trong bản Nội quy của Tông Hiến “Sedes Sapientiae”. Chỉ một hoài nghi thích đáng thôi, không đủ được, song khi có đủ lý do hoài nghi tính hạnh một hiến sinh nào, thì chớ nhận cho tuyên khấn (can 57I§2), nhất là tuyên khấn trọng (575§I). Nếu là việc cho chịu Chức thánh, lại càng phải cẩn thận dè dặt hơn. Theo từ ngữ của Giáo luật, việc thử thách phải kéo dài thêm và phải làm cho hết sức để ta có đủ chắc chắn đích thực về hiến sinh ấy. (cc.741§2– 574§2). Vậy để xứng đáng với chức vị, các Bề trên và tất cả những ai có nhiệm vụ thăm dò các ơn Thiên triệu phải đem áp dụng điều mà sau khi thích nghi những giai đoạn thử thách cùng tuyển lựa, Giáo luật buộc các Giám mục: “Vị Giám mục đừng truyền Chức thánh cho người nào khi không có sự chắc chắn vè người ấy. Bằng không, không những Giám mục phạm tội nặng, mà còn liều mình đồng tình với những tội kẻ khác” (can973§3). Vậy việc tuyển chọn và thử thách môt Tu sĩ là một yếu điểm để tiến lên Chức thánh. Như Đức Pio đã khô ngoan nhận xét: khi truyền chức cho các Tu sĩ chính tông, “Vị Giám mục thường thường để mặc cho các Bề trên xét đoán định đoạt”. Bởi đấy trong trường hợp có sự hoài nghi về hạnh kiểm tu sĩ nào, thì tuyệt nhiên không được truyền chức. Trong việc rất quan hệ đến ích lợi của Giáo Hội và các linh hồn, luôn luôn phải theo ý kiến vững chắc nhất. Đức Pio còn phán thêm: “Xét theo hiện trạng này, ý kiến vững chắc nhất gây ích lợi rất nhiều cho các hiến sinh, vì làm cho họ biết từ bỏ con đường có thể đưa dẫn họ đến chỗ hư mất đời đời”.

17. Nhiệm vụ, quyền bính Tòa Ngoài, Tòa Trong, hai Tòa cùng phải giữ vững nguyên tắc như nhau.

Trong việc rất quan trọng này, nhiệm vụ can hệ nhất thuộc các vị Bề trên Cả. Các vị phải điều khiển xúc tiến công việc, tiên vàn các vị phải biết những quy luật Tòa Thánh đã ấn định, cùng phải tỉnh thức đôn đốc để những quy luật ấy được triệt để thi hành. Trong việc này, các vị phải gánh phần trách nhiệm nặng nề nhất.

Nhưng các vị Bề trên Cả cần phải có sự cộng tác, trợ lực của tất cả những ai được đắc cử vào việc tuyển trạch, đào luyện các hiến sinh, như các Bề trên các vị Giám đốc Tòa ngoài, các Cha giải tội, các vị Linh giám, mỗi người tùy phạm vi chức vụ của mình. Những dấu có hay không có những ơn Thiên triệu, xét theo bản tính có thể nhận biết được. Có những dấu chỉ có các Bề trên Tòa ngoài mới biết, lại có những dấu liên quan đến vấn đề lương tâm, chỉ các Cha giải tội cùng linh hướng mới có thể biết. Nhưng trong việc gọi và nhận các Tu sĩ khấn dòng, tất cả những vị ấy đếu có một trách nhiệm lương tâm, nên nếu vì không biết hay biếng trễ, họ đều thông phần vào tội kẻ khác, tức thông đồng tác tệ vậy.

Nhưng các vị ấy phải cư xử khác nhau trong khi thi hành phận sự. Các Bề trên Tòa ngoài phải thi hành công tác bề ngoài và ờ tòa ngoài của mình, theo những quy luật chung và riêng. Phần các Cha giải tội, buộc phải giữ ấn tòa, và phần các vị Linh hướng hiểu theo nghĩa chặt, buộc phải giữ bí mật do Chức vụ thánh mình đảm nhận, thì lại phải xét xử cách khác, nghĩa là chư vị chỉ nên hoạt động ở tòa trong, sao cho những kẻ không được Chúa gọi, hoặc đã ăn ở bất xứng với ơn Chúa kêu gọi, đừng tiến lên.

Tuy dù tòa ngoài tòa trong có cách thức hành động khác biệt, nhưng điều hệ trọng nhất là ai nấy cứ phải giữ những nguyên tắc như thế để xét đoán định đoạt các ơn Thiên triêu, lại phải giữ mức độ khôn ngoan buộc phải có, khả dĩ chấp nhận một cách chí chắn cho những thanh niên được tuyên khấn cùng lãnh nhận Chức Thánh.

18. Nhiệm vụ Cha Giải tội và Cha Linh hướng.

Các Cha Giải tội có trọng trách lương tâm, đặc biệt phải thẳng thắn, không được vị nể, phải bắt buộv những kẻ bất xứng lìa bỏ đời sống Tu trì và Giáo sĩ, mặc dầu họ xem ra có đủ điều kiện dể chịu phép Giải tội, nhưng không vì đấy mà cho họ là xứng đáng khấn Dòng hay chịu Chức. Những nguyên tắc mẫu mực để chịu phép Bí tíchGiải tội, khác hẳn với những tiêu chuần mà Giáo Hội dạy phải dựa theo để đoán xét có xứng đáng bậc Linh Mục hay bậc Dòng không. Bởi đấy những người chắn chắn là bất xứng khấn Dòng và chịu Chức, vẫn có thể được chịu phép Giải tội nên, miễn là họ chứng tỏ thật tình thống hối về các tội đã phạm và hứa từ bỏ ý định của bậc Dòng hay bậc Giáo sĩ nhưng tuyệt đối phải loại bỏ đi, không dđược nhận cho tuyên thệ và thụ phong Linh mục.

Còn chư vị Linh hướng có nghĩa vụ xét đoán những kẻ được phú thác cho mình ở Tòa trong, không phải là tòa Bí tích về ơn kêu gọi, phải giục bảo những kẻ thiếu tư cách, mạnh dạn từ bỏ nếp sống tu Dòng hay Giáo sĩ chúng đang theo.

19. Các Cha giải tội, các vị Linh hướng phải được tuyển chọn cẩn thận.

Nhân dịp này, Thánh Bộ tha thiết nhắc bảo chư vị Bề trên, sự quan hệ khẩn thiết trong việc tuyển trạch những người rất thông thái, khôn ngoan minh mẫn để nhận xét các tâm hồn thanh thiếu niên, để làm Cha Giải tội và Linh hướg trong các Đệ-tử-viện của hội dòng. Chính các Bề trên còn phải lưu tâm săn sóc đến tất cả những kẻ phụ trách việc đào luyện thanh thiếu niên hầu chư vị giữ cách thức làm việc khôn ngoan, nhất trí sao cho những kẻ thiếu tư cách đừng tiến lên Chức Thánh.

20. Sự cộng tác của hiến sinh: Hãy thành thực dễ dạy.

Sau hết hãy khôn ngoan khuyến khích các hiến sinh biết cộng tác vào việc nhận xét ơn kêu gọi, làm như thế là mưu đại ích cho họ. Chớ chi các hiến sinh hiểu rõ: Bỏ đời sống tu Dòng và đạo binh Giáo sĩ không phải bao giờ củng là sự dữ cho mọi người. Không phải là sự dữ mà là sự lành cho những kẻ không đủ điều kiên. Không trung tín với ơn kêu gọi khi có đủ chứng cớ Chúa gọi, là liều mình nguy hiểm. Nhưng cứ nhắm mắt ôm lấy cho mình trách nhiệm đời sống Tu sĩ và Giáo sĩ, khi Chúa không gọi, hoặc khi mình bất xứng, thì còn nguy hiểm độc hại hơn nữa. Vậy chư vị phả năng khuyên răn họ ăn ở đơn sơ, thành thực trong việc trình bày linh hồn, ở dễ dạy và tuyệt đối vâng phục những lời khuyên lơn và mệnh lệnh của các Đấng giải tội. Linh hướng và Bê trên. Vì các thanh thiếu niên càng ăn ở dễ dạy, ngay thẳng thành thực thì các Bề trên càng giúp đỡ họ cách hiệu quả hơn, khi phải xét đoán ơn kêu gọi ở bậc Trọn lành hoặc chịu Chức thánh của họ.

Vậy các hiến sinh nên hiểu ý Giáo-hội về vấn đề cởi mở tâm hồn như đã đề cập trong khoản Giáo-luật 530§2 và đã được giải thích trong bản Nội quy chung Tông hiến “Sedes Sapientiae”.

21. Thời kỳ tuyển lựa dứt khoát.

Trong thời kỳ tuyển lựa dứt khoát, mong ai nấy hãy cần mẫn hết sức, để có thể thi hành sự xét đoán trong quãng thời gian Giáo luật ấn định, và xin ai nấy lưu tâm rằng: Chỉ họa huần mới phải kéo dài sự thử thách. Và cũng xin ghi nhớ nguyên tắc rất khôn khéo của Đức Thánh Cha Piô XI đã ban bố trong thông điệp “Ad Catholici Sacerdotii” như sau: “ Dầu có hoãn lại môt kỳ cũng không phải là quá trễ. Nhưng thường trong trường hợp như vậy, dĩ nhiên hay xảy ra nhiều điều lầm lẫn và bất lợi, song nếu có lý do khoan giãn thật xứng đáng, và nếu cần phải loại kẻ ấy ra khỏi đường thẳng thì xin cứ thi hành, đừng vị nể ai cả”.

 B. TỰ DO CẦN THIẾT

 22. Dấu có ơn Thiên Triệu.

Trong những dấu chứng ơn Thiên triệu đích thực, ý chí tự do hoàn toàn không bị cưỡng bách và sự thâm hiểu nhiệm vụ đấng bậc mình, phải được liệt kê vào hàng đầu. Giáo luật đòi phải có tự do hoàn toàn mới được chịu chức, có thế thời ký Tập và Khấn mới sinh được hiệu quả đích thực. Chiếu theo khoản luật 32, 3 trong bản Nội quy “Sedes Sapientiae”, khi tuyển mộ các ơn Thiên triệu phải trách tất cả những gì có lẽ làm giảm bớt, hay tổn thương đến tự do. Về phương diện này, hễ có sự quyết đinh tự do, thì chứng tỏ có ơn Thiên triệu đặc biệt, hoặc thật có Chúa Thánh Thần soi sáng thúc giục bên trong khiến kẻ ấy mộ mến các lời khuyên Phúc âm hay chức vị Linh mục. Theo ý kiến Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X đối với một ơn kêu gọi đích thực đòi phải có ơn linh cảm, hoặc theo như Đức iáo Hoàng Piô XI đã đề cập trong Thông điệp “Ad Catholici Sacerdotii”, đỏi phải có khuynh hướng đặc biệt ham thích những công việc thánh. Khuynh hướng đó phải có ý ngay lành, hoàn toàn tự do quyết định cùng tuyển chọn, chứ không do lương tâm mờ ám thúc đẩy, hoặc do mối xúc cảm nhất thời.

23. Bề trên hãy cứu xét những lý do siêu nhiên.

Vì các Bề trên có nhiệm vụ phải cứu xét ơn kêu gọi của những kẻ thuộc quyền mình, nên chư vị hãy tra xét cẩn thận xem có phải bởi bộc phát hay bởi ý chí tự do quyết định thật sự. Xin chư vị hãy năng thăm hỏi những kẻ thuộc quyền mình có những lý do siêu nhiên trong ơn kêu gọi chăng, nhất là khi những kẻ ấy thuộc những gia đình nghèo túng, hoặc thiếu phương tiện đủ để sống một đời sống xứng đáng, hoặc không có văn bằng, hoặc vì mắc tính nhút nhát, buồn bực, do dự, bối rối, hoặc không thể quyết định về bất cứ một việc quan trọng nào. Đề thấu hiểu tận tâm trạng, hãy bắt họ viết (lược trình sơ lược) về ơn kêu gọi. Như thế là bó buộc họ tự cứu xét về ơn kêu gọi của mình.

24. Xin các Bề trên hãy lấy tình cha con giúp đỡ những kẻ phải đau khổ bề trong hay bề ngoài.

Các Bề trên đừng quên khuyên các hiến sinh rằng: Nếu có kẻ nào cảm thấy mình bị cưỡng bách tuyên thệ hay tiến chức, do áp lực của cha mẹ, bà con,hoặc vì tại nghèo túng , thiếu cách sinh sống, hãy tín nhiệm bày tỏ lương tâm với các vị Bề trên hay các Cha giải tội. Các vị này hãy tỏ thái độ sẵn sàng giúp đỡ để họ thoát khỏi cảnh nguy hiểm ấy mà không sinh hại gì, đồng thời nếu có thể hãy vạch con đường khác khả dĩ, nếu có thể, giúp họ sống xứng đáng khi về đời.

25. Xin các vị Bề trên hãy chấp nhận sự phán đoán của các vị Linh hướng.

Khi nào hiến sinh khai trình: Theo lời cha giải tội hay Linh hướng, mình không đủ tư cách lên chức Linh mục, xin vị Bề trên hãy chấp thuận lời cung khai của đương sự và đừng tra hỏi gì hơn nữa. Nếu đương sự là Thày năm hoặc Thày sáu, vị Bề trên cùng kẻ ấy hãy cúng nhau thỏa thuận tâu xin Tòa Thánh cho họ được hồi tục.

26. Cách cư xử với kẻ do dự có tính nghi nan.

Quan hệ là khi những thanh niên nào có tính do dự, không thể quyết định phải ở bậc Dòng hay về đời, chịu chức hay không, xin các Bề trên hãy khuyên những kẻ bất xứng đừng theo đuổi dự kế nữa. Còn những kẻ nào chư vị nhận thấy xứng đáng khấn dòng hay chịu chức thì hãy khuyên bảo, nhưng phải ý tứ đề phòng đừng có cưỡng bách họ tuyên khấn hay thụ phong, phải để họ được tự do quyết định, và phải đề phòng tránh gây áp lực trái phép như dùng những lời dụ dỗ giả trá, hoặc đe dọa chúng sẽ liều mình chịu nhiều hình phạt thiêng liêng và xa hỏa ngục nếu từ chối tuyên khấn hay thụ phong.

 C. CẦN PHẢI HIỂU BIẾT CÁC TRÁCH NHIỆM

 27.  Xin hãy dạy vẽ cho các Hiến sinh hiểu rõ những trách nhiệm.

Các Hiến sinh phải khấn Dòng cùng chịu Chức thánh với một ý chí thực thong dong, bằng không, tức là mất tự do. Lương tâm buộc chư vị Bề trên phải lo liệu cho các thỉnh sinh, tập sinh cũng như các sinh viên thần học, trong thời kỳ học tập được dạy dỗ cẩn thận về những trách nhiệm và nghĩa vụ của đời Tu sĩ và Giáo sĩ.

Những nghĩa vụ và trách nhiệm đó, chiếu theo bổn phận, cha Giáo Tập, Cha Linh giám phải trình bày giải thích trong những giờ dạy học, huấn từ thông thường, hoặc tronh nhữg tờ các tri thuận tiện. Các Cha giảng cấm phòng cũng hãy giảng giải về nghĩa vụ trong vấn đề ấy trước khi có cuộc khấn trọn đời hoặc tấn phong về các chức. Sau hết, các giáo sư Thần học, Luân lý, khi giảng dạy về phép Truyền chức, cũng hãy cắt nghĩa những trách nhiêm và nghĩa vụ của hàng Giáo sĩ, và trong các dịp khảo hạch, cũng phải hỏi những kẻ toan chịu chức về vấn đề ấy.

28. Phải bài xích tính táo bạo liều lĩnh chọn bậc Tu sĩ và Giáo sĩ.

Ngay từ buổi đầu và trong thời kỳ huấn luyên, phải năng khuyên bảo các dự tu hiểu biết sự thánh thiện, quyền chức và vinh dự của bậc Tu trì cùng chức Linh mục, và phải lên án khiển trách sự thất tín với ơn thiên triệu. Đối với những người táo bạo lăn xả mình vào ơn Thiên triệu lại càng phải khiển trách lên án như thế và nghiêm ngặt hơn nữa. Những kẻ cả dám tuyên khấn hay tiến lên chịu các Chức thánh, khi không có ơn Thiên triệu, hay hoặc đã làm cho mình không xứng đáng với tiếng Chúa gọi, thì thật liều mình gặp phải nhiều nguy hiểm. Các kẻ ấy phải luyên tập cho mình có lương tâm chính trực, đồng thời phải thận trọng xa lánh những lý thuyết lầm lạc, mờ ám dạy về ơn Thiên triêu Tu trí, Linh mục, đức Khiết trinh và bậc Hôn nhân Công giáo. Chớ chi mọi người hiểu cùng xác nhận rằng: thời gian thử thách về ơn kêu gọi không phải hoàn thành khi được nhận khấn lần nhất, nhưng còn kéo dài mãi tới lúc vĩnh thệ và thụ phonh Linh mục.

 D. ĐÒI PHẢI CÓ ĐỨC TRINH KHIẾT

 29. Sự quan trọng của Đức Khiết Trinh: Phải dạy các thanh niên biết sự quan trọng cùng những nguy hiểm của Đức này.

Trong những triệu chứng cùng dấu chỉ ơn Thiên triệu, đức Khiết trinh khẩn thiết hơn cả. Chính phần lớn, đức Khiết trinh biểu thị các Hiến sinh có thể gia nhập đạo binh thánh va giúp đương sự tòng ngũ cho đến cùng. Bởi vậy :

a) Phải tỉnh táo cần mẫn khích lệ các Hiến sinh dự bị vào đạo binh thánh, biết tôn trọng, yêu mến cùng canh giữ đức Trong sạch nơi bản thân.

b)  Phải ấn định thời giờ dạy các tân Linh mục không những về vấn đề  độc thân, đức Khiết trinh và những nhiệm vụ buộc họ phải tuân giữ, mà còn phải dạy họ biết ngay những nguy hiểm họ sẽ gặp về sau. Đối với các dự tu muốn lảm Linh mục lại càng phải dạy bảo chúng xa lánh những nguy hiểm ngay khi còn niên thiếu.

c) Vì nước Trời mà giữ đức Khiết trinh, tuy dầu đức Trong sạch cao quý hơn sự kết hôn, nhưng cũng phải biết phẩm giá đời sống phu thê hiện đang thực hành trong phép Bí tích Hôn phối Công giáo do chính Thiên Chúa thiết lập. Vậy hãy dạy dỗ huấn luyện, để khi đã ý thức được giá trị lớn lao của bậc hôn nhân Công giáo, họ lại tự ý thong dong mộ mến các giá trị siêu việt của đức Trinh khiết Linh mục va Tu sĩ.

d)  Nếu thấy một Hiến sinh nào không thể giữ độc thân và đức Trinh khiết Linh mục, mặc dầu có những tư cách, khả năng gì nổi bật đi nữa, cũng bất chấp. Xin các Bề trên cứ loại ra khỏi hàng ngũ Tu Sĩ cúng Giáo sĩ, đồng thời xin chư vị hãy đặt luôn trước mắt những nguyên tắc sau đây, buộc chư vị phải khôn ngoan thận trọng đem áp dụng.

30. Những kẻ phải loại . Qui tắc thực hành.

1) Một Hiến sinh tỏ ra bất cứ cách nào không thể giữ đức Trinh khiết Tu sĩ và Linh mục, vì năng phạm tội nghịch đức ấy, hoặc vì có khuynh hướng rõ rệt về tình dục, hoặc chỉ vì ý chí yếu đuối quá, thì không được nhận vào trường huấn luyện Tông đồ, cũng không được cho vào nhà Tập hay cho tuyên khấn cách nào. Giả sử đã nhận rồi nhưng chưa vĩnh thệ thì phải loại ngay không được trì hoãn, hay tùy trường hợp bảo kẻ ấy rút lui đi, bất kể đã được luyện tập đến giai đoạn nào. Giả sử vĩnh thệ thì trọn đời không bao giờ được chịu phép Cắt tóc và các Chức, nhất là các Chức bậc thượng, và nếu cần, cứ chiếu theo Giáo luật, đuổi ra khỏi Tu viện.

2) Nếu một dự tu mắc tập quán thủ dâm, và suốt trong một thời gian đã được chỉ định khôn ngoan, cũng không hy vọng sửa mình. Thì đừng nhận vào nhà Tập ; nếu kẻ ấy không sửa mình cẩn thận, đừng nhận cho khấn lầ nhất hay cho khấn lại. Còn một tập sinh hay một khấn sinh lâm thời tỏ ý quyết định sửa mính và có hy vọng bảo đảm sửa mình được, thì phải kéo dài thời gian thử thách chiếu theo các khoản luật: 57I§2 ; 574§2 ; 973§3 .

Những thanh thiếu niên xét về thể lý, tâm lý, được coi là thông thường, lành mạnh trí khôn và thể xác, có lòng đạo đức chắc chắn và những đức tính khác liên hệ đến đức Trinh khiết, đồng thời có lòng thành thữc ước ao đời sống Tu sĩ và Linh mục, đó là những kẻ có hy vọng cải thịên vững chắc.

3) Đối với việc cho khấn trọn đời và chịu các Chức thánh, phải giữ một quy tắc nghiêm ngặt hơn. Nếu kẻ nào không có tập quán vững chắc về đức Trinh khiết, và dù đã cho hoãn ra một năm, cũng không có bảo đảm gì về đức ấy, thí đừng nhận cho khấn hay chịu chức. Lại trong vòng năm ấy, trước khi cho khấn trọn đời và chịu các Chức thánh , có phạm những tội mới khiến phải hoài nghi thì hãy loại, không được cho vĩnh thệ và thụ phong ; đừng kể chiếu theo pháp luật và thời giờ cho phép được thử lại hoặc đương sự tỏ dấu hy vọng cải thiện được như đã nói trên (s.30).

4) Sau khi đã nhập trường Tông đồ, nếu một học sinh phạm tội nặng nghịch đức Trinh khiết vối một người cùng hay khác giới hoặc đã làm gương xấu nặng cho kẻ khác về tội nghịch đức đó thì cấp tốc phải loại ngay theo Giáo luật c.I374, trừ khi một thanh niên có nhiều đức tính nổi vượt, mà đã bị dụ dỗ, và đã tỏ thực tình hối cải hoặc xét theo khách quan, tội đã phạm là một hành vi không hoàn toàn, lại tùy hoàn cảnh về tính tình của thanh niên đó, các đấng Bề trên hay các vị giải tội sau khi nhận xét khôn ngoan có thể quyết định thể khác.

Nếu một tập sinh hay một khấn sinh chưa vĩnh thệ đã phạm những tội như thế, phải loại đi, hoặc nếu có lý do, mà đã xét đến Giáo luật c. 647§2 rồi, cũng hãy trục xuất. Một tu sĩ đã vĩnh thệ nếu đã phạm những tội đó thì mãn đại không được chịu phép Cắt tóc hay bất cứ chức nào. Nếu là trường hợp thuộc tòa ngoài, xét theo Giáo luật cc.653 và 668 chưa có đủ lý do cho kẻ ấy về đời thì Bề trên phải bảo ban theo Giáo luật.

Sau hết, nếu kẻ ấy đã chịu chức Năm hay chức Sáu mà đã xét đến những điều vừa nói trên, nếu cần thiết, hãy báo cáo Tòa Thánh để tháo cho kẻ ấy được hồi tục.

Cũng thế, chớ nhận vào Dòng dù là cốt để làm Linh mục, dù để thử đi nữa, những Giáo sĩ hay Tu sĩ mà ở địa phận hay trong Dòng họ đã ở, họ đã phạm tội nặng bề ngoài thuộc đức Trinh khiết, đừng để biết chắc đủ lý do bào chữa, hoặc tối thiểu giảm bớt được trách nhiệm một cách đáng kể.

Lại những kẻ mắc khuyng hướng xấu về tội đồng tính hoặc kê dâm, đừng cho khấn dòng, chịu chức. Đời sống cộng đồng, chức Linh-mục sẽ là cơ hội gây nguy hiểm nặng nề cho các kẻ ấy.

5) Những dự tu nào, dù chưa phạm tội mô thức (tội thật nghịch đến đức Trinh khiết) nhưng đang mắc chứng bệnh khuynh hay dị khuynh về tính dục, nhất là mắc chứng tri giác quá nhậy cảm về tình dục hay tính dâm dật, đối với họ, sự ở độc thân trong bậc Tu sĩ, luôn luôn là một sự anh hùng hay cuộc rử đạo, nên họ cần phải được tra xét đặc biệt. Không phải chỉ giữ đức Trinh khiết bằng các tự ý kiêng kỵ những thú vui nhục dục, tuy dầu điểm đó đối với nhiều kẻ đã là việc khó, nhưng còn phải ở độc thân, giữ lòng cô đơn xa cách gia đình, đó là những điểm rất khó giữ đối với những kẻ bản năng đa tình đa cảm quá, nên không thích hợp ở bậc tu dòng. Vấn đề này các vị tập sư và giáo sư phải ý tứ xét đoán hơn là các vị giải tội. Thực ra những khuynh hướng ấy không biểu lộ trong tòa giải tội cho bằng trong đời sống cộng đồng và cách giao tiếp hàng ngày.

31. Cách thức đối xử với những kẻ mắc những chức bệnh tinh thần.

Cũng phải lưu ý đặc biệt đến những kẻ tỏ ra các triệu chứng mắc bênh thần kinh hệ, đó là một thứ bênh đã được các y sĩ gọi là bệnh thần kinh suy nhược, hay là bệnh tinh thần, nhất là những kẻ mắc chứng bối rối, mất hết ý chí, loạn thần kinh ; những kẻ có thân xác có thần kinh yếu đuối quá ; những kẻ mắc chứng đa sầu thâm niên, mắc chứng sợ hãi, hay chứng trúng phong, động kinh tà ma ám ảnh ; những kẻ sinh bởi cha mẹ nghiện rượu, hoặc có bệnh gia truyền, nhất là về tinh thần ; sau hết những thanh niên quá trìu mến đời sống phong lưu dễ dãi, và những thú vị trần tục. Xin các Bề trên hãy quan sát những kẻ ấy cẩn thận và giao cho một bác sĩ chuyên trị bệnh thần kinh, là người Công giáo khôn ngoan có thẩm quyền khám bệnh tình, để một khi đã khám xét nhiều lần, bác sĩ bảo cho họ biết có thể gánh vác những nhiệm vụ đời sống Tu sĩ và Linh mục nhất là sự ở độc thân, và làm vẻ vang bậc mình được hay không.

 CHƯƠNG III: PHẢI THẬN TRỌNG TRONG VIỆC ĐÀO LUYỆN VÀ CỦNG CỐ ƠN THIÊN TRIỆU

 32. Phải chỉ định những huấn luyện viên rất lão luyện và bất cứ ở đâu, các vị đó cũng được mọi người tin tưởng như thế.

Sau khi đã nhận xét, phân biệt các ơn kêu gọi rồi, các vị Bề trên còn mục tiêu khác phải nhằm là tuyển chọn những huấn luyện viên xuất chúng, đầy kinh nghiệm để đào tạo, giáo dục các thanh niên Tu sĩ theo khoản 24 trong bản Nội Quy chung. Trong Thông điệp “Ad catholici sacerdotii” Đức Thánh Cha Piô XI phán: “ Chư Huynh hãy đặt những Linh mục tài đức và các học đường thánh, đừng ngại bắt các vị ấy bỏ những nghĩa vụ bề ngoài xem ra quan trọng hơn, vì các nhiệm vụ đó không thể sánh với nhiệm vụ chính yếu này được, vì không có nhiệm vụ nào khác có thể thay thế được. Dù bất cứ nơi nào và ở đâu, Chư huynh hãy tìm kiếm những Linh mục khả kham xứng đáng chu toàn sứ mệnh cao cả đó”. Nếu giữ được một điều này thôi, Chỉ dụ này cũng gây được kết quả bảo đảm, bằng không, tất cả những điều nói trong chỉ dụ này sẽ luống công vô ích.

33. Những đức tính và việc tuyển định những vị xứng đáng làm huấn luyện viên.

Xin các vị Bề trên, ai nấy tùy phạm vi nhiệm vụ của mình áp dụng từng chữ tất cả những điều đã truyền dạy về vấn đề này trong tông hiến “ Sedes Sapientiae” khoản 24 và 25. Có 2 điểm phải được lưu ý đặc biệt ở đây.

1)   NHIỆM VỤ NÀY XIN ĐỪNG TRAO PHÓ CHO NHỮNG VỊ QUÁ TRẺ. Tiên vàn phải chú ý: VIỆC GIÁO DỤC CÁC KẺ DỰ BỊ Ở BẬC TU SĨ VÀ LINH MỤC LÀ VIỆC RẤT KHÓ KHĂN VÀ SỨ MỆNH ĐÀO TẠO CÁC LINH HỒN LÀ VIỆC RẤT QUAN TRỌNG, nếu trao phó cho những Linh mục còn quá trẻ  thì rất nguy hiểm. Chính việc họ huấn luyên bản thân mình cũng chưa thành tựu, vì họ chưa đủ tuổi già giặn như Giáo luật c. 559§I truyền dạy và trong khi thi hành chức vụ họ chưa có kinh nghiệm chắc chắn về đời sống.

2) XIN ĐỪNG CHẤP THUẬN NẾU CHƯA CHUẨN BỊ.

Điểm thứ hai các bề trên phài đề phòng  đừng ủy nhiệm cho các huấn luyện viên chưa được chuẩn bị, hoặc chỉ được chọn các cẩu thả. Tài năng tự nhiên chưa đủ. Những tư cách tự nhiên và siêu nhiên đối với chức vụ gay go này dĩ nhiên phải có sẵn, nhưng thường tình mà nói, họ rất cần phải được qua môn sư phạm Giáo hội. Khoa thánh này. Khoa thánh này cho các huấn luyên viên những nguyên tắc quy luật, mẹo mực thực hành trong việc đào luyện Giáo sĩ và Tu sĩ theo tinh thần và những điều Giáo luật của Giáo hội đòi. Nếu mù tịt về khoa này, tất sẽ sinh nhiều sự bất chính, bất lợi mà hiện chúng ta đang than phiền.

34 . Phải trách thuyết nhân bản giả dối.

Tông hiến SEDES SAPIENTIAE và bản NÔI QUY tiếp liền bản TÔNG HIẾN đó đã luận giải về sự đào luyện Tu sĩ Giáo sĩ và Tông đồ. Ở đây không cần ghi thêm gì nữa để tránh khỏi nói đi nói lại vô ích ; nhưng có vài chi tiết liên hệ đến vấn đề này, nên cần phải nhắc lại để các vị Bề trên lưu ý :

Về việc huấn luyện thanh niên, tiên vàn các vị hãy luôn luôn đặt trước mặt lời ĐỨC T.C.PIOXII chỉ dạy trong tông hiến SEDES SAPIENTIAE số 23 như sau : Dầu luôn luôn phải lưu ý về việc huán luyện nhân vị hàng Giáo sĩ dòng, nhưng trong suốt thời gian huấn luyện, cố nhiên việc thánh hóa linh hồn phải được tôn trọng hơn hết.

Vậy phải đề phóng cho đờ sống tu trì tránh khỏi mọi hình thức của chủ nghĩa nhân bản giả trá hay Tự nhiên thuyết, và phải ra sức đạt cho được tinh  cách siêu nhiên và sự thánh thiện của nó ; nhất là thời buổi hiện tại này, khẩn thiết hơn bao giờ hết, vì như người ta nói : Tự nhiên thuyết đã thấu nhập mọi tâm trí con người.

35. Không nên khinh thị các lý do tự nhiên, song phải trọng các lý do siêu nhiên hơn.

Tronh những lý do dựa theo đây mà tuyển lựa các kẻ khấn Dòng và sống đời Linh mục, phải chú ý đến những lý do ở bậc siêu nhiên hơn, và trong việc đào luyện các Tu sĩ thanh niên, các tài năng siêu nhiên phải được trọng hơn các tài năng tự nhiên. Chính Đức Thánh Cha LEO XIII đã lưu ý mọi người bằng lời tuyên bố xác lý sau đây: Thực là khó hiểu: có những kẻ rất thông thạo triết lý Công giáo, lại coi trọng những tài năng tự nhiên hơn các tài năng siêu nhiên và cho các tài năng tự nhiên phát sinh nhiều kết quả phong phú hơn. Tự nhiên với ân sủng trợ lực, lại yếu nhược hơn là để nguyên sức tự nhiên hành động một mình sao? Nào các thánh nhân được Giáo Hội tôn kính công khai đã tỏ ra yếu nhược và bất lực trong bậc tự nhiên vì các Ngài đã trổi vượt trong sự thực hành các nhân đức Ky-tô giáo sao!!!

Trong tông hiến SEDEA SAPIENTIAE, Đức Thánh Cha PIO XII dạy: về những phương tiện và phương pháp huấn luyện, dĩ nhiên là không được khinh thị những điều mà khoa học hiện tại phát xuất và tự nhiên phát ra, miễn là những phương pháp ấy tốt, đáng quý trọng và ta biết đón nhận cách khôn ngoan, song không gì lầm lạc và tệ hại hơn là trong việc đào luyện các hiến sinh ưu tú, chỉ căn cứ vào những phương pháp tự nhiên hoặc lại quá trớn nữa, còn những phương thế, hỗ trợ siêu nhiên lại khinh xuất hay đánh giá thấp kém, trong khi muốn tìm đến sự trọn lành của bậc Dòng hay bậc Giáo sĩ để việc Tông đồ được kết quả hơn thì những phương thế siêu nhiên như các Bí tích, cầu nguyên, hãm mình, và các việc khác giống như vậy, không những là khẩn thiết mà còn đứng đầu, chủ yếu, không thể chối được.

36. Hãy tập luyện chúng thực hành đức Phục tùng và xả kỷ.

Nhiều lần các Đức Giáo Hoàng cận đại đã đề cập tới đức Phục tùng Tu sĩ va từ bỏ ý riêng. Các Ngài đã chỉ giáo tính cách siêu nhiên của hai đức ấy, đồng thời nhắc nhở các Tu sĩ phải ân cần thực hành hai đức ấy cho tới mức trọn lành; và các Ngài còn tố giác những lý thuyết độc hại thường xảy ra trong vấn đề đó : nhất là quan niệm sai lầm về nhân vị, đó là một thừ tinh thần mị dân hay dân chủ đang xâm chiếm các tâm hồn, khiến cho đức phục tùng mả Chúa Ki-tô, Chúa chúng ta, đã giảng dạy phải thực hành, trở thành huyền hoặc, vô vị.

Cũng phải chú ý : cái thuyết thữc tế đó đã gây nguy hại cho đời sống tu trì biết bao, vì bởi đó các Tu sĩ khinh suất dần dần các nhiệm vụ tu hành, rồi nhượng bộ cho các khuynh hướng của bản năng, tồi lại không những tuyên cáo là nó không bị cấm đoán, mà còn trình bày nó như một thứ nhu cầu của thời đại cho tiến bộ con người,do đấy con người có quyền hưởng hay hoàn toàn đượ phép. Bởi thế dưới chiêu bài tiến bộ, người ta tím cho thân xác những dễ dãi, vui thích đủ thứ, cho giác quan được tự do, cho các tài năng được toại nguyên, cho trí khôn được tò mò, không dè dặt trong sự tìm sách báo, phát thanh, điện ảnh, vô tuyên truyền hình, rồi các kịch trường thế tục; và sau hết một đời sống không phục tòng mở rộng của đón tất cả những sở thích của ý riêng và hoạt động cá nhân.. Tất cả những cái đó vừa gây nguy hiểm cho các nhiệm vụ cốt yếu của đời tu hành, vừa khu trừ tinh thần khiêm nhường, khổ chế là nền tảng đời sống Ki-tô hữu, như lời Chúa Ki-tô phán: “Kẻ muốn theo Ta, hãy xả kỷ, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt. XVI, 24) Tinh thần đó chỉ có thể tập luyện được bằng cách sống đóng đanh mình vào Thập giá cho thế gian (Gal. VI, 14).

Đức Thánh Cha Gioan XXIII nói: “ Kẻ do dự, kẻ muốn hưởng đời sống dễ dãi, tức là kẻ rất ham muốn những sự đời, ao ước được nếm hết mọi cái trần tục, thì không phải là không thể gọi là quân binh đích thực của nước Thiên Chúa. Hỡi các con yêu dấu, các con hãy ý tứ ghi nhớ điều này: Cái sức lực tiềm tàng và phong phú của chức vụ Tông đồ mai sau của các conchính là ở tại tâm hồn các con thành khẩn siêu thoát mọi của cải trần gian. Kẻ thường trốn kỷ luật nhiệm nhặt của đời sống tu hành, cả dám sống trong Dòng như một người thế gian, tự do sắm liệu cho mình mọi tiện nghi vừa ý, thích thú thì xứng đáng với vị tướng lãnh là Chúa Ki-tô sao được !”

Diễn văn Đức Thánh Cha Gioan XXIII đọc ngày 28-1-1960:

 Vậy các Bề trên giữ trọng trách, hãy ghi sâu vào tâm hồn các thanh niên nguyên tắc đời sống trọn lành sau đây: “ Chỉ cho phép các tu sĩ được hưởng các dễ dãi, vui thú, tùy những sự ấy có thể giúp họ đạt tới sự hoàn thiện của Phúc-âm và thi hành xứng đáng chức vụ tông đồ theo như biện pháp riêng của họ, nguyên tắc này dị biệt với nguyên tắc đời sống của một giáo hữu thường phải sở cứu”.

Nói thế không có ý cấm dùng những phát minh tân thời hữu ích khi các Bề trên xét những phát minh ấy tiện cho việc huấn luyện được hoàn hảo, giúp các hoạt độc được phát triển và hữu ích hơn, đồng thời loại được những cái dư thừa chỉ chiều giác quan làm vui bản năng, nhưng hòan toàn không cần thiết cho Tu viện đạt tới mục đích và thi hành nhiệm vụ Tông đồ.

Vì thế những cơ sở dùng làm Chủng viện, sẽ phải xây cất và tiết chế theo như các quy tắc về đức Đơn sơ, Khó nghèo Tu sĩ. Hai đức ấy đòi phải tổ chức nhà cửa thế nào cho xông mùi nhiệm nhặt xả kỷ và tâm hồn các hiến sinh phải được thấm nhuần theo những đòi hỏi của nhiệm vụ Tông đồ mai sau của họ.

37. Phải chuẩn bị cho họ thi hành việc Tông đồ, nhưng nhất là phải chuẩn bị cho họ có đời sống thiêng liêng cao sâu của bậc Tu trì và Linh mục.

Sau hết trong thời đại này, thường thấy nhiếu thanh niên ưa tìm sự hoạt động tông đồ bên ngoài thích hợp với trí năng họ hơn là tìm sự trọn lành Tu sĩ cho linh hồn. Đối với sự trọn lành, họ chỉ có một quan niệm hời hợt nông cạn và không có đủ lòng mộ mến. Sau vài năm hoạt động họ sẽ đâm ngán giữ Tu luật vì họ không cảm thấy ích lợi chính đáng của nó. Họ aẽ coi Tu luật như cản trở việc Tông đồ và họ ao ước thoát ly để được nhập vào bậc Giáo sĩ Triều. Để phòng ngừa nguy hiểm này, trong việc đào luyện các con cái mình, các vị Bề trên phải rất ân cần trình bày và tuần tự giải thích đời trọn lành theo Phúc âm cho chúng hiểu, làm sao để khuyến khích, lôi kéo các chúng vững tâm mạnh tiến mộ mến, không những ao ước thi hành việc Tông đồ mà còn có ý chí thành thực đạt tới sự trọn lành Kytô hữu trong việc thực hành lời khuyên Phúc âm và cẩn thủ Hiến Pháp riêng của Dòng trong tình mến Chúa, noi gương Chúa Kytô và ước ao thánh hóa các linh hồn. Dức T.C.Pio XXII nói: “ Linh mục là dụng cụ thánh hóa các Linh hồn, phần rỗi họ và nước Thiên Chúa được khuếch trương, hệ tại rất nhiều ở sự thánh thiện bản thân Linh mục”.

 CHƯƠNG IV: VỀ NHỮNG TUYÊN NGÔN VÀ BIỂU QUYẾT PHẢI THỰC HÀNH TRƯỚC KHI CHO KHẤN DÒNG VÀ CHỊU CHỨC THÁNH.

 38.  Đòi các Tu sĩ phải có tờ tự cung khai để được gọi chịu các Chức.

Trong việc cho các hiến sinh nhận nhiệm vụ Tu sĩ hay Giáo sĩ (khấn hay chịu chức) phải hết sức thận trọng bênh vực, tán trợ quyền tự do và ý chí thong dong của các hiến sinh, và phải tránh với bất cứ giá nào, cho họ đừng ngã theo thói xấu mệnh danh là “tinh thần tập đoàn”. Đàng khác, vì rất thích hợp cho các hiến sinh biết tự tập cho quen cuộc đời, nên tự hậu, tất cả các Bề trên Tu viện Giáo sĩ, các Dòng, các  hội tu ngoài đời hãy giữ các điều sau đây:

Trước khi khấn tạm, là kỳ phải đi trước cuộc chấp nhận cho chịu cắt tóc và các chức nhỏ, các tập sinh phải đệ trình Bề trên một tờ tuyên ngôn viết tay, trong đó họ chứng nhận minh bạch mình được gọi ở bậc toàn thiện Tu sĩ và bậc Giáo sĩ và sẽ tỏ ý quyết định ở trong hai bậc ấy cho đến mãn đại. Các khấn sinh lâm thời trước khi vĩnh thệ còn phải làm tờ tuyên ngôn ấy lại. Các đơn thỉnh nguyện, các tờ tuyên ngôn ấy phải được lưu trữ trong công hàm. Các hiến sinh sẽ tự tay viết các tờ ấy, sợ rằng dùng những bản in sẵn và được chuẩn y, chúng aẽ ký vào một cách vô ý thức. Trước khi ký, chúng hãy suy nghĩ cẩn thận về nội dung tờ ấy và bàn hỏi Cha linh hướng.

39. Tiên vàn, sự thích đáng của hiến sinh phải được chứng minh.

Xin các Bề trên đừng để một hiến sinh nào chịu các chức nhỏ khi các vị chưa dùng sự hiểu biết cẩn thận, chưa có bảo chứng về hạnh kiểm, lòng đạo đức, đức nết na, Trinh khiết của kẻ ấy và chưa có bảo chứng về sự người ấy được gọi lên bậc Giáo sĩ, tấn tới trong các môn học Giáo hội và giữ Tu-luật thể nào. Muốn được sự biểu quyết một cách chắc chắn hơn, các Bề trên hãy hỏi chứng của cha Giám-đốc có quyền trực tiếp với các hiến sinh ấy, và chứng của tất cả những ai do sự năng tiếp xúc với chúng, có thể biết rõ hơn về hạnh kiểm, đời sống của chúng. Xin đừng đón nhận các chứng ấy một cách khinh xuất, nhưng phải được tra cứu cẩn thận, đồng thời phải lưu ý đến sự xét đoán của những chứng nhân xem có khôn ngoan thành thực, chín chắn hay không.

Các Bề trên hãy làm một chứng thư chính thức về các cuộc điều tra và kết quả biểu quyết, rồi lưu giữ trong công hàm.

Sau hết, Bề trên, chính Ngài, hay nhờ Đấng khác thông thái, khôn ngoan, có tài gậy được tín nhiệm nơi thanh niên, sẽ cẩn thận hỏi cho biết đích xác hơn, họ có ước ao chịu các Chức ở bậc Tu dòng một cách tự do và vì những lý do siêu nhiên chăng.

40. Thời kỳ xứng tiện hơn để chịu các Chức bậc thượng. Xin đừng truyền các chức ấy trước khi khấn trọn đời.

Những quy tắc thích thời mà Thánh bộ Bí tích đã dạy trong bản thông cáo số 14, Thánh bộ này cũng lấy làm như của mình, đó là:

Để các hiến sinh được chuẩn bị trực tiếp chịu các Chức nhất là các Chức bậc thượng, thì phải liệu cho các cuộc phong chức được làm vào thời kỳ đã dự tính, và được coi là thích hợp hơn, chứ không phải là ngẫu nhiên mà làm. Vậy rất hợp lý mà bỏ hẳn thời kỳ trước hoặc sau liền cuối niên học vì thời kỳ ấy các hiến sinh chưa chịu khảo hạch về các môn học thánh xong, hay là con đang sắp sửa khảo hạch, công việc học hành còn đang làm họ mệt nhọc hay căng thẳng nên họ còn thiếu sự bình tĩnh để suy xét cẩn thận việc tối hệ trọng là chịu chức.

Còn về sự chịu các Chức bậc thượng, các Bề trên cả các  Dòng phải nhớ: không được nhận hiến sinh nào chịu các Chức ấy trước khi khấn trọn đời (c.964, §3). Trong những dòng không có vĩnh thệ, cấm các Bề trên không được nhận con cái mình chịu các Chức thánh trước khi họ giao ước dứt khoát.

41. Điều tra mới trước chức Năm.

Trước khi nhận các hiến sinh chịu chức NĂM, các Bề trên phài điều tra một lần nữa theo điều tra nói trong số 39. Mục đích để các vị xem lại các văn  bản, tư liệu của cuộc điều tra trước và còn lưu trữ trong công hàm. Các vị hay so sánh những khẩu cung mới về hạnh kiểm và các nhân đức với những khẩu cung cũ, khả dĩ ý thức được rõ rệt các thanh niên từ lần khấn thứ nhất đã ăn ở thế nào đối với Tu-luật và có tấn tới trong các môn học thuộc bậc Giáo sĩ chăng. Khi đã làm như thế, nếu thấy họ xứng đáng đủ điều và nếu không có lý do nào theo Giáo-luật buộc loại họ không cho chịu chức, các Bề trên mới có thể cho họ ủy nhiệm thư hay chứng minh thư chịu chức, đồng thời phải giữ những gì Giáo-luật và Hiến-pháp riêng Dòng họ truyền dạy.

42. Trước khi chịu chức Năm, phải ký tên vào công thức thệ ngôn.

Trong tất cả các Dòng, trước khi giới thiệu Tu sĩ chịu chức Năm, trừ bản điều tra đã buộc ở trên, các Bề trên phải đòi họ nôp kịp thời công thức sau đây tự tay họ viết và ký tên trước mặt Bề trên để thề làm tin.

Đây là nội dung của công thức:

Con tên là…tu sĩ Dòng… đã đệ đơn xin các Đấng Bề trên chấp nhận cho con chịu chứ Năm, sau khi đã suy nghĩ chín chắn trước mặt Chúa, tự thề làm tin, con chứng thực rằng :

1)  Với một ý chí hoàn toàn đầu đủ, con tự ý muốn chịu Chức thánh này, cũng như con ưng nhận tất cả các trách nhiệm của chức ấy, chứ không bị cưỡng bách, sợ sệt hay áp lực nào xúi giục.

2) Con tuyên bố: con ý thức hoàn toàn về những nhiệm vụ của Chức thánh này; con tự ý nhận những nhiệm vụ ấy và với ơn Chúa, con quyết chí trung thành giữ các nhiệm vụ ấy suốt đời.

3)  Con chứng thực : con hiểu rõ những sự lời khấn đức Trinh khiết buộc, và luật ở độc thân ; với ơn Chúa, con quyết giữ trọn điều ấy cho đến mãn đời.

4)  Sau hết, theo các khoản Giáo luật, con thề thành thực vâng phục cách ngoan ngoãn mọi điều các Đấng Bề trên sẽ truyền dạy theo kỷ luật Giáo Hội, sẵn sàng làm gương cho các kẻ khác về các nhân đức trong lời nói, việc làm, để đáng được lãnh phần thưởng Chúa hứa cho kẻ nhận lấy nhiệm vụ cao quý này, tay con chạm đến sách Phúc-âm, con xin hứa và thề như thế.

 Ngày ……. tháng ……. năm …..

Ký tên.

43. Trước khi cho chịu chức Phó tế và chức Linh mục, xin các vị Bề trên phải điều tra kỹ lưỡng xem họ có thích đáng không.

Để phong chức Phó tế và chức Linh mục, dầu không đòi phải thu thập các bản điều tra đầy đủ và khẩu cung bổ xung, nhưng các Bề trên phải lo lắng xét xem trong quãng từ Chức này đến Chức thánh khác có xảy ra điều chi mới, đáng khả nghi về ơn Thiên triệu Linh mục, hoặc chứng thực ơn Thiên triệu ấy không có. Trong trường hợp như vậy, một khi đã điều tra rất cẩn thận và bàn hỏi các người khôn ngoan, các Bề trên cấm hẳn họ không được chịu một chức nào mới, đồng thời mật báo sự việc cho thánh bộ này để tùy trưởng hợp riêng biệt, Thánh bộ sẽ định đoạt sự gì xem ra thích đáng hơn trong Chúa.

44. Thường thường đừng xin ơn chuẩn.

Xin các Bề trên hãy ghi nhớ những quy tắc trong bản Nội quy chung, khoản 34, 3, 2, 3, đó là:

1 – Xin các Bề trên chỉ xin ân chuẩn hay miễn trừ trong từng “ca” riêng biệt, vì những lý do thật quan trọng đã được thẩm định trong mỗi trường hợp.

2 –  Về tuổi tác và các điều kiện khác đòi phải có cho được chịu các Chức, nhất là các Chức bậc thượng.

3 – Về tính cách phổ thông tất cả các môn học hay về sự giảng dạy các vấn đề khác nhau hoặc phải năng đi dự lớp, hoặc phải chịu các cuộc khảo hạch. Các Bề trên các Tu viện mà có phép cho chịu các Chức thánh trước kỳ hạn cũng đều phải giữ hạn chế của các khoản luật 34 trong khi xử dụng đặc ân đó bao lâu còn hiệu lực. Còn việc xử dụng các đặc ân khác, xin các vị hay theo lẽ thích đáng, xử dụng làm sao cho hợp với lối thực hành và những quy tắc thường đã được Thánh Bộ Tu nhận xét trong những đặc pháp thuộc cùng một loại đã ban cho những kẻ phải giữ luật chung.

4 – Còn về tuổi các dự chức, xin các Bề trên thà khoan giãn hơn là cho chịu các chức trước tuổi.

45. Trách nhiệm các Bề trên trong việc ban ủy nhiệm thư.

Theo Giáo luật, để các Tu sĩ được chịu chức, các Bề trên hoạc gửi ủy nhiệm thư cho các Giám Mục truyền chức (cc.964, 965) hoặc viết chứng minh thư giới thiệu các Tu sĩ được chịu chức. Trong chứng minh thư đó, Bề trên dòng chứng nhận: các Tu ãi thuộc Tu viện người, họ đã học xong các môn học, họ đã tuyên thệ và hoàn tất những gì Giáo luật buộc (c. 995,§4). Do đó trách hiệm rất nặng nề buộc các Giám mục phải đào luyện thử thách và tuyển lựa các chủng sinh muốn chịu các Chức thánh cũng buộc các Bề trên dòng có nhiêm vụ cho các Tu sỹ mình chịu các Chức thánh như vậy. Theo khoản luật 997§2, dù các Giám mục có thể không chấp thuận bằng chứng của các Bề trên, và chính các Ngài có quyền tra xét các Tu sĩ có đáng chịu chức hay không nhưng không buộc các Ngài phải làm thế trước mặt Chúa và Giáo hội, các Ngài có thể nhận bằng chứng tán thành của các Bề trên và qui cho các Vị ấy hoàn toàn trách nhiệm về việc đào luyện và phong chức các tu sĩ.

 CHƯƠNG  V: CÁCH THỨC XỬ TRÍ VỚI CÁC TÂN LINH MỤC

 46. Phải giữ cẩn thận trong những năm đầu mới làm Linh mục. Những nguy hiểm do thiếu kinh nghiệm.

Một khi các niên học và năm mục vụ đã kết liễu và đã thụ phong rồi, các Linh mục trẻ phải giữ mọi sự cẩn thận cần thiết khi toan khỉ sự thi hành Chức vụ được ủy thác trong những năm đầu, đồng thời phải ý thức về những nguy hiểm sẽ gặp và đôi khi những nguy hiểm ấy sẽ làm vỡ mộng bao hy vọng lớn lao đặt nơi các tân Linh mục, như Đức Piô đã căn dặn trong Huấn dụ hàng Giáo sĩ (Mentin nostrae).

Hồi bắt đầu thi hành chức vụ, vì tuối thanh niên đang hăng nồng vì năng phải tiếp xúc với đời quá, nên thường phải gặp những nỗi khó khăn vừa lớn vừa nhiều và những chước cám dỗ mới lạ. Các tân Linh mục, vì thấy mình được tự lập hơn. Và vì phải có sáng kiến trong các công tác đã được ủy nhiệm nên các vị có thể mắc nhiều lầm lỗi, khuyết điểm, khiến ta có lý mà sợ các vị sẽ xa ngã thảm hại. Thêm và những cái đó, một sự kiện này là các Linh mục trẻ đôi khi nghĩ mình phải trù định, cải tổ nhiều việc, không đếm xỉa gì đến những phương pháp và kế hoạch của các vị đàn anh, Sau hết, hoặc vì các vị thiếu cần mẩn, hoặc vì thất bại về công viêc chính mình lo toan, hay công việc các Bề trên truyền phải làm, nên đã gây thiệt hại cho đời sống thiêng liêng các vị.

  47. Những nguy hiểm của bè rối  “háo động”.

Đức Thánh Cha Piô XIII đã dạy chúng ta về hiểm nguy đó bằng những lời rất quan hệ như sau: “Ta không thể giấu nổi, nỗi lo lắng buồn phiền của ta với những kẻ vì hoàn cảnh địa phương và thời gian đang mải miết quá sức trong hố sâu các hoạt động bên ngoài, mà khinh suất nhiệm vụ đệ nhất của chức Linh mục là thánh hóa bản thân. Ta đã công bố: phải đưa về đàng chính, những kẻ táo bạo nghĩ rằng: có thể cứu rỗi các nhân linh bằng cái người hiện đại cho một danh từ rất thích đáng là: “bè rối háo động”. Ta có ý nói tính háo động đó không đếm xỉa gì đến Ân sủng và không thực hành những phương tiện khẩn thiết Chúa Kytô đã dạy để đạt tới sự Thánh thiện.

48. Những nguy hiểm của sự theo thói đời.

Chức vụ thánh lẽ ra phải cống hiến một cơ hội thánh hóa bản thân thì lại thành cơ nới rộng kỷ luật ra đền “TỘI” và làm mất cả tinh thần Tu sĩ. Không hiếm Linh mục dòng đang khi thi hành chức vụ lại bắt chước thói đời trong cách ăn nói, cử chỉ và sinh hoạt. Họ lỗi đức Khó nghèo bằng sự dùng của cải quá tự do, họ khinh thị việc giữ kỷ luật và những việc đạo đức trong khi xa vắng Tu-viện. Những Linh mục về loại này hay tìm thừa tác vụ thường xuyên lâu dài ở ngoài Tu-viện để có đủ cớ bên ngoài, thoát khỏi giữ kỷ luật mãi mãi.

49. Các tân Linh mục phải được thụ giáo lần lần về các “thừa tác vụ” dưới sự hướng dẫn của một ông thầy có thẩm quyền.

Các Bề trên hãy sửa chữa những tệ hại đó, nếu các vị biết nghe lời khuyên trọn hảo đã được bảo đảm bằng kinh nghiệm như đã ghi trong bản Nội quy chung khoản 51 như sau: Linh mục sẽ chỉ được thừa nhận quyết liệt là đã được huấn luyện thử thách khi tới 30 tuổi chẵn (tam thập như lập), sau khi đã chịu huấn luyện lần chót với sự giầu kinh nghiệm bản thân trong chức vụ. Đang khi chờ đợi, các Linh mục trẻ phải thụ giáo lần lần về công việc Tông đồ. Theo Huấn dụ của Đức Thánh Cha Piô XII như đã trưng ở trên, phải được săn sóc một cách tỉnh táo sáng suốt và phải được hướng dẫn bằng tình phụ tử trong lúc thi hành chức vụ. Đừng để cho các vị giao tiếp với đời một cách đột ngột, phiền toái và quá nhiều. Tốt hơn, các cuộc giao tiếp phải được điều độ, khiêm tốn và đơn sơ, bao lâu các vị còn đang chuyên tâm học hành và cầu nguyện dưới sự bảo trợ của một Cha linh giám có thẩm quyền và còn đang phụ trách giúp một Linh mục khác từng trải, càng lâu càng hay. Vì như các cây sồi khỏe, được kiên cố do quãng thời gian lâu dài, thì đây cũng thế, đòi phải có sự nhẫn nại lâu dài mới đào tạo được một người của Thiên Chúa. Vậy phải kìm hãm tính đại cảm quảng đại của các Linh mục trẻ, vì dễ đưa các vị đến những hoạt động trái mùa. Một hành động quá trớn phá hại hơn là xây dựng, và làm hại công nhân cũng bằng làm hại việc Tông đồ.

50. Xin đừng chỉ định các Linh mục trẻ ở những nhà nhánh nhỏ (trụ sở bé).

Theo luật chung, đừng chỉ định những Linh mục trẻ ở những trụ sở bé; hãy đặt các vị ấy ở những trụ sở mà kỷ luật Dòng với sự thi hành điều độ công việc Tông đồ được hòa hợp nhau và ở những địa sở mà có thể dễ giữ các điều đã nói ở số trước.

Phải săn sóc những vị đi vắng.

Xin các Bề trên lo liệu cho các Linh mục trẻ không được vắng nhà Dòng quá lâu. Trong mọi trường hợp, họ phải trở về Tu-viện để tĩnh tâm mỗi tháng.

Xin các Bề trên cũng phải lo lắng đến những kẻ vắng Tu-viện, về đời sống, hạnh kiểm, cách giao tiếp của họ, cả về họ xử dụng, quản lý tài sản nữa.

51. Những kỳ nghỉ hè tại gia đình, các bãi tắm, hay những nơi thế tục.

Xin các Bề trên đừng cho phép các Linh mục nghỉ hè, hoặc tĩnh dưỡng một thời gian khá lâu tại nhà cha mẹ hay bạn hữu. Sự đó khiến người đời phải ngạc nhiên và anh em đồng nghiệp bất mãn. Xin đừng để các vị được quá dễ dãi săn sóc sức khỏe lâu ngày tại gia đình hoặc các nơi tắm biển, hoặc những địa điểm công cộng. Các nơi đó tuy là chốn dưỡng sinh nhưng đồng thời cũng là chỗ vui chơi theo thói đời, trái với lễ tiết và tinh thần Tu sĩ. Muốn năng lui tới những bãi biển và lưu lại lâu ngoài Tu viện để trị bịnh bằng suối nước ấm, các Linh mục phải cẩn thận giữ đúng những quy tắc các Vị Bản quyền đã định. Ở đây cũng xác định những quy tắc về các bãi tắm mà Thánh Bộ Tu sĩ đã ban bố cho các Bề trên chung và cũng lại khuyến cáo: hãy thiết lập các trụ sở Dòng ở những nơi khí hậu tốt để những kẻ cần tĩnh dưỡng và điều trị có thể ở lại đây sống đời Tu sĩ.

VIỆC ĐỌC CHỈ DỤ NÀY

52. Giáo Hội rất lấy làm quan trọng mong cho những nguyên tắc và những quy luật đã ban bố trong CHỈ DỤ này, được mọi người biết rõ, và được năng nhắc đi nhắc lại cùng đem thực hành. Điều không kém phần quan trọng nữa là: Trong các Tu viện phải noi theo các tiêu chuẩn đồng nhất, nhất là những kẻ có bổn phận đào luyện các thanh niên trong cùng một Tu viện, hãy nhất trí thi hành theo các tiêu chuẩn nhật thống.

Vậy các Bề trên hãy ân cần truyền đọc Chỉ dụ này thay cho Chỉ dụ: QUANTUM RELIGIONES mỗi đầu niên học, hay ít ra, hãy lệnh cho các vị Gám đốc, Giáo tập, Linh hướng, và các trợ tá của các Linh hướng, các Vị giải tội, các Giáo sư, cũng như các Hội nghị từng Tu viện, Hội nghị toàn dòng, hay Hội nghị Tỉnh dòng phải biết những chương chính yếu của Chỉ dụ này.

Cũng đầu mỗi niên học, hãy đọc và giải thích cho các thanh niên những quy tắc liên quan đến chúng trực tiếp như là sự tự do và những điều kiện để nhập đời Tu sĩ và Giáo sĩ, việc phải tuyên thệ như đã nói trong số 42, và các điểm khác giống như thế.

Tất cả những điều ấy tuy đã được thi hành trung tín nhưng theo lẽ thích đáng sẽ còn phải điều tra xem các hiến sinh có đủ tư cách theo Giáo luật để chịu các Chức thánh chăng. Ngay từ đầu, hãy loại những kẻ bất xứng kịp thời. Chỉ nhận những kẻ có năng khiếu xứng đáng được chịu các Chức bậc thượng thôi; một khi họ được giáo huấn, đào luyện đàng hoàng, tất họ sẽ có thể làm cho Giáo Hội, Tu viện được hãnh diện và làm vinh danh Chúa cùng lo phần rỗi các linh hồn một cách hữu hiệu.

Ngày 23 tháng Giêng năm 1961, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã ban triều yết cho Đức Hồng Y Bộ Trưởng Thánh Bộ Tu sĩ, Ngài đã vui lòng chuẩn y và truyền thông đạt Chỉ Dụ này tới các Bề trên các Hội Dòng.

Roma, ngày 2 tháng 2 năm 1961

Ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Hài Nhi trong Đền thờ.

Valerio Veleri, Hồng Y – Bộ Trưởng.

Fr. Paul Philippe, O.P – Bí thư.

 Châu Sơn lược dịch

Trích báo Sacerdos số 29 tháng 5 năm 1964.

Comments are closed.

phone-icon