Trích dịch từ tác phẩm “All Things in the Bible” của tác giả Nancy Tischler
TRUYỀN TIN
(Lc 1,28-32)
Truyền Tin là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả thời điểm khi thiên thần Gabriel đến với trinh nữ Maria để loan báo rằng Maria sẽ sinh một con trẻ, đặt tên là Giêsu, Người là Đấng Mêssia, và Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu vua Đavít. Khái niệm thần học của Mầu Nhiệm Nhập Thể (khi Thiên Chúa làm người), là điều cần thiết trong hầu hết các giáo hội Kitô giáo, và được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính của các Tông Đồ: “Tôi tin. . . Đức Giêsu Kitô, là Con Một Chúa Cha, Chúa chúng ta, là Đấng đã được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria”. Giáo hội thời trung cổ đã kỷ niệm các biến cố trong đời sống của Mẹ và đã đến kính viếng Đức Trinh Nữ Maria, các nghệ sĩ như Fra Angelico đã vẽ những bức chân dung nổi tiếng của sự kiện này. Cuối cùng, giáo lý về Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, và ý tưởng Đức Mẹ, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ, đã trở thành một tín điều của Giáo Hội Công Giáo Rôma.
LỜI CHÚC DỮ
(Lv 27,28; Lc 21,5; 1Cr 16,22)
“Lời chúc dữ” có nguồn gốc từ Hy Lạp giống như tiếng Do Thái là “sự lên án” hoặc “lời nguyền rủa”. Khái niệm gốc là việc “thiết lập một cái gì đó” trong một đền thờ, giống như một sự dâng hiến. Sau đó nó lại đi đến ý nghĩa là một người hay một vật bị nguyền rủa. Ý định là để bàn giao cho Thiên Chúa một người bị xem thường hoặc vật trong tình trạng bị tiêu hủy hoàn toàn. Theo sách Lê-vi, một người đã bị nguyền rủa không thể chuộc lại. Thánh Phaolô nguyền rủa những ai rao giảng Tin Mừng lệch lạc (Gl 1,8-9). Kitô hữu đôi khi còn bị thử thách để “chúc dữ” Đức Giêsu “hoặc nguyền rủa Ngài”, như một hành động báng bổ. Lời chúc dữ là một từ đồng nghĩa với vạ tuyệt thông. Bởi vì người hoặc sự vật đã được thánh hiến, lời chúc dữ là một phán quyết mong muốn xóa sạch. Lời chúc dữ là một yếu tố chung trong lời thề, nó phát sinh bởi những người lấy bản thân mình để thề trong trường hợp họ thất bại việc thực hiện những lời hứa được tuyên bố trong bản tuyên thệ.
Sr. Maria Ngô Liên